1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của người trưởng thành nhiễm HIV tại một số phòng khám ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2011

151 954 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Đại dịch HIV/AIDS đã và đang là một trong những vấn đề sức khỏe lớn trên toàn cầu và được coi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất và đang thử thách lớn với toàn nhân loại. HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của từng cá nhân mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, xã hội, nòi giống của mỗi quốc gia cũng như của cả loài ngừơi [20],[33]. Kể từ khi phát hiện (năm 1981) đến năm 2006, AIDS đã giết chết hơn 25 triệu người [44]. Bất chấp những nỗ lực của toàn thế giới, dịch HIV/AIDS vẫn không ngừng gia tăng. Theo báo cáo của UNAIDS năm 2010, toàn thế giới có 1,8 triệu người mắc bệnh AIDS giảm so với mức đỉnh cao năm 2004 là 2,1 triệu người; nhưng dịch vẫn chưa kết thúc ở bất kì nơi nào trên toàn thế giới và theo ước tính thế giới có khoảng 2,6 triệu người nhiễm mới HIV trong năm 2009 [45] và tổng số người sống với HIV trên toàn cầu đã tăng lên 33 triệu người với khoảng 14.000 trường hợp nhiễm mới mỗi ngày [32]. Tại Việt Nam, theo số liệu của cục phòng chống AIDS – Bộ Y tế, Tính đến ngày 30/9/2010, cả nước có 180.312 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống được báo cáo, trong đó có 42.339 bệnh nhân AIDS và tổng số người chết do AIDS đã được báo cáo là 48.368 người. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo cao nhất, chiếm khoảng 23% số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo của cả nước [5]. Bên cạnh việc phòng chống đại dịch HIV/AIDS thì việc chăm sóc toàn diện cho người nhiễm HIV cũng rất quan trọng. Dinh dưỡng là một phần không thể thiếu được trong việc chăm sóc toàn diện cho người nhiễm HIV. Do vi rút HIV tấn công vào các tế bào quan trọng của hệ miễn dịch của cơ thể như các lympho bào T có tính bổ trợ; cụ thể là tế bào T-CD4, đại thực bào và tế bào hình sao.. [14]; Nên nhiễm HIV tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm trùng cơ hội, các khối u..và các nhiễm trùng cơ hội sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng dinh dưỡng của người bệnh. Sớm nhận ra tầm quan trọng của thực phẩm, dinh dưỡng đối với người nhiễm HIV, năm 2005 WHO đã đưa ra bằng chứng về sự cần thiết của dinh dưỡng bao gồm cả chất đa lượng và vi lượng đối với người nhiễm HIV/AIDS [37], [43]. Tại Việt Nam, các dự án hỗ trợ các người nhiễm HIV vẫn còn lẻ tẻ, không hệ thống như tại HN, Thái Nguyên đã xây dựng thực đơn, nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi của phụ nữ trong thực hành dinh dưỡng tại cộng đồng nhằm cải thiện TTDD của người nhiễm HIV và những nghiên cứu về TTDD, khẩu phần của những người nhiễm HIV đã và chưa được điều trị ở Việt nam chưa có…[18],[27],[28],[29]. Vì vậy, nghiên cứu nhằm cung cấp các bằng chứng về khẩu phần thực tế và tình trạng dinh dưỡng để có những giải pháp hữu hiệu cho cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người có HIV, cung cấp sự chăm sóc toàn diện đặc biệt về thực phẩm và dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS và giúp họ có được hệ miễn dịch tốt hơn, khả năng sống lâu hơn. Đề tài: “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của người trưởng thành nhiễm HIV tại một số phòng khám ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2011” được thực hiện bởi các mục tiêu sau: Mục tiêu 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần thực tế của người trưởng thành nhiễm HIV tại hai phòng khám ngoại trú ở HN và TPHCM. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành nhiễm HIV tại hai phòng khám ngoại trú ở HN và TPHCM.

Ngày đăng: 05/03/2015, 20:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y tế, Viện Dinh Dưỡng (2007). Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. NXB Y học 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam
Tác giả: Bộ Y tế, Viện Dinh Dưỡng
Nhà XB: NXB Y học 2007
Năm: 2007
2. Bộ Y tế (2008). Cập nhật dịch HIV trên toàn cầu- tháng 12/2008 3. Bộ Y tế (2009). Hướng dẫn chấn đoán và điều trị HIV/AIDS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cập nhật dịch HIV trên toàn cầu- tháng 12/2008" 3. Bộ Y tế (2009)
Tác giả: Bộ Y tế (2008). Cập nhật dịch HIV trên toàn cầu- tháng 12/2008 3. Bộ Y tế
Năm: 2009
4. Bộ Y tế (2009), Mạng thông tin nghiên cứu HIV Việt Nam. Dự án Reach - Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạng thông tin nghiên cứu HIV Việt Nam
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2009
6. Bộ Môn Dinh Dưỡng – An Toàn Thực Phẩm, Trường Đại Học Y Hà Nội, (2006). Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng tại cộng đồng.Trang 15 – 55, 173 – 190 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng tại cộng đồng
Tác giả: Bộ Môn Dinh Dưỡng – An Toàn Thực Phẩm, Trường Đại Học Y Hà Nội
Năm: 2006
7. Bộ Môn Dinh Dưỡng – An Toàn Thực Phẩm ,Trường Đại Học Y Hà Nội (2004). Dinh Dưỡng & Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm. Trang 12 – 18, 173 – 190 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh Dưỡng & Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
Tác giả: Bộ Môn Dinh Dưỡng – An Toàn Thực Phẩm ,Trường Đại Học Y Hà Nội
Năm: 2004
8. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2007). Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam. NXB y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam
Tác giả: Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng
Nhà XB: NXB y học
Năm: 2007
9. Cục Phòng, chống HIV/AIDS (2007). Chăm sóc HIV/AIDS tại cộng đồng. Hà Nội.NXBYH, trang 16-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăm sóc HIV/AIDS tại cộng đồng
Tác giả: Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Nhà XB: NXBYH
Năm: 2007
5. Bộ Y Tế (2010). Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS 9 tháng năm 2010, Phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu năm 2011 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w