1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco

102 692 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 734,58 KB

Nội dung

Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco

Trang 1

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau khi gia nhập vào tổ chức thương mại Thế Giới WTO, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, các doanh nghiệp ngày càng trưởng thành hơn trong quá trình hội nhập, liên kết tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được với công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến trên thế giới Cùng với chính sách khuyến khích xuất khẩu và mở cửa nền kinh tế của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản xuất khẩu phát triển

Trong nhiều năm qua, bên cạnh những mặt hàng nông sản truyền thống như: gạo, cà phê, tiêu… thì ngành chế biến xuất khẩu hạt điều cũng là một ngành có thế mạnh của Việt Nam.Theo đánh giá thì vài năm gần đây Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều, việc xuất khẩu đã đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, giải quyết được việc làm cho hàng ngàn lao động, đồng thời đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội từ chính sách mở cửa kinh tế mang lại thì các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều cũng gặp không ít khó khăn: không còn sự bảo hộ từ nhà nước, đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên trường quốc tế Chính vì thế các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển thì việc tìm “giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân điều” là vấn đề tất yếu

Lafooco với lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến nhân điều xuất khẩu Một công ty được đánh giá là làm ăn có hiệu quả và tạo được uy tín trên thị trường trong nước và thế giới Song, những thách thức và khó khăn chung của nền kinh tế cũng

đã ảnh hưởng đến không nhỏ đến hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty Do đó

“Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty CP chế biến hàng xuất khẩu Long An Lafooco” là đề tài tôi chọn cho bài báo cáo tốt nghiệp của mình

Trang 2

Trang 2

2 Tình hình nghiên cứu

Được nghiên cứu trong quá trình đi thực tập và tiếp xúc thực tế hoạt động xuất khẩu tại phòng xuất nhập khẩu của công ty Lafooco

3 Mục tiêu ngiên cứu

Nghiên cứu tình hình xuất khẩu nhân điều tìm ra những hạn chế và khó khăn của công ty từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu nhân điều tại công ty Đưa

ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty

5 Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng những kiến thức đã học tại trường kết hợp với quan sát thực tiễn, thực tế tại công ty kết hợp các phương pháp sau:

trữ của công ty trong những năm gần đây, báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty … Bên cạnh đó

em ;còn thu thập thông tin, số liệu trên các trang web và các sách tham khảo có liên quan

-Phương pháp phân tích: dựa trên các số liệu thu thập được tiến hành xử lý, phân tích theo mục đích, yêu cầu của đề tài để có số liệu phù hợp

-Phương pháp so sánh: dựa trên các số liệu đã xử lý tiến hành so sánh số liệu thực tiễn giữa các năm từ đó đánh giá những gì đạt và chưa đạt

Trang 3

Trang 3

6 Các kết quả đạt đƣợc

Qua thời gian nghiên cứu thực tế tại công ty Cp chế biến hàng xuất khẩu Long An Lafooco Đối với bản thân em đã được học hỏi rất nhiều từ những kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp, năng động của công ty

Đồng thời được sự hỗ trợ từ phía công ty cũng như sự giúp đỡ từ GVHD đã giúp em đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty

7 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có các phần sau :

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Thực trạng hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty CP chế biến hàng xuất khẩu Long An Lafooco

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty CP chế biến hàng xuất khẩu Long An Lafooco

Trang 4

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu

1.1.1 Xuất khẩu là gì?

Hoạt động xuất khẩu là quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia và lấy ngoại tệ làm phương tiện thanh toán

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ

mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức ở cả bên trong và bên ngoài đất nước nhằm thu ngoại tệ, những lợi ích kinh tế xã hội thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa trong nước phát triển góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế

và từng bước nâng cao đời sống nhân dân Các mối quan hệ này xuất hiện có sự phân công lao động quốc tế và chuyên môn hóa sản xuất

1.1.2 Khái niệm về xuất khẩu

Có nhiều khái niệm về xuất khẩu được đưa ra như sau:

Theo cách tính toán trong cán cân thanh toán quốc tế IMF là việc bán hàng hóa ra nước ngoài

Theo lý luận thương mại quốc tế: xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài

Theo từ điển Tiếng Việt nhà xuất bản từ điển Bách Khoa đưa ra định nghĩa: xuất khẩu là đưa hàng hóa ra bán ở nước ngoài

 Vậy: xuất khẩu là việc đưa các loại hàng hóa mà pháp luật cho phép từ đất nước mình sang các quốc gia khác để buôn bán kinh doanh nhằm mục đích mang lợi về cho đơn vị xuất khẩu

Trang 5

Trang 5

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu

1.1.3.1 Đối với nền kinh tế Thế Giới

Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới Trước hết, xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên giữa các nước, nên chuyên môn hóa một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế hơn thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn, điều này được thể hiện bằng lý thuyết sau: theo quan điểm về lợi thế tuyệt đối của nhà kinh tế học Adam Smith, một quốc gia chỉ sản xuất các loại hàng hóa, mà việc sản xuất này sử dụng tốt nhất, hiệu quả nhất các tài nguyên sẵn có của quốc gia đó Đây là một trong những giải thích đơn giản về lợi ích của thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng Nhưng trên thực tế việc tiến hành trao đổi phải dưa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi Nếu trong trường hợp một quốc gia có lợi và một quốc gia khác bị thiệt thì họ sẽ từ chối tham gia vào hợp đồng trao đổi này

1.1.3.2 Đối với nền kinh tế Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối với nước ta Với một nền kinh tế đang phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, không đồng bộ, dân số phát triển nhanh việc đẩy mạnh xuất khẩu để tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế là một chiến lược lâu dài Để thực hiện được chiến lược lâu dài đó, chúng ta phải nhận thức được

ý nghĩa của hàng hóa xuất khẩu, nó được thể hiện:

- Xuất khẩu tạo được nguồn vốn, ngoại tệ lớn, góp phần quan trọng trong việc cải thiện cán cân thanh toán, tăng lượng dự trữ ngoại tệ, qua đó tăng khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ phát triển kinh tế, phục vụ quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

Trang 6

Trang 6

- Thông qua việc xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh chúng ta có thể phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng các lợi thế nguồn lực trao đổi thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến Đây là yếu tố then chốt trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hay xuất khẩu có tính cạnh tranh ngày càng cao hơn

- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người lao động

- Hoạt động xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta Thông qua hoạt động xuất khẩu môi trường kinh tế được mở rộng tính cạnh tranh ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp luôn có sự đổi mới để thích nghi, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Hoạt động xuất khẩu góp phần hoàn thiện các cơ chế quản lý xuất khẩu của nhà nước và của từng địa phương phù hợp với yêu cầu chính đáng của doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu

- Mặt khác, hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt ngành sản xuất phát triển, đồng thời cũng thúc đẩy các ngành dịch vụ hổ trợ hoạt động xuất khẩu phát triển như ngành bảo hiểm, hàng hải, thông tin liên lạc quốc tế, dịch vụ tài chính quốc tế đầu tư, xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện tiền đề kinh tế kỹ thuật đồng thời nâng cao năng lực sản xuất trong nước Điều đó chứng tỏ xuất khẩu là phương tiện quan trọng trong tạo vốn, đưa kỹ thuật công nghệ nước ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước

1.1.3.3 Đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng Những yếu tố đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường

Trang 7

Xuất khẩu khuyến khích việc phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển hoạt động sản xuất, marketing… cũng như sự phân phối và mở rộng trong việc cấp giấy phép

1.1.4 Các hình thức xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu hàng hoá được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, điều này căn cứ vào đặc điểm sở hữu hàng hoá trước khi xuất khẩu, căn cứ vào nguồn hàng xuất khẩu Hiện nay, các doanh nghiệp ngoại thương thường tiến hành một số hình thức xuất khẩu sau:

1.1.4.1 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu, trong đó người bán (người sản xuất, người cung cấp) và người mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác

1.1.4.2 Xuất khẩu ủy thác

Hoạt động xuất khẩu uỷ thác là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại thương đứng ra với vai trò là trung gian thực hiện việc xuất khẩu hàng hoá cho các đơn vị có hàng hoá uỷ thác Trong hình thức này, hàng hoá trước khi kết thúc quá trình xuất khẩu vẫn thuộc sở hữu của đơn vị uỷ thác Doanh nghiệp ngoại thương chỉ có nhiệm vụ làm các thủ tục về xuất khẩu hàng hoá, kể cả

Trang 8

Trang 8

việc vận chuyển hàng hoá và được hưởng một khoản tiền gọi là phí uỷ thác mà đơn

vị uỷ thác trả

1.1.4.3 Hoạt động gia công xuất khẩu quốc tế

Gia công quốc tế đó là một hoạt động mà một bên - gọi là bên đặt hàng - giao nguyên vật liệu, có khi cả máy móc, thiết bị và chuyên gia cho bên kia gọi là bên nhận gia công Để sản xuất ra một mặt hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng Hàng hoá sau khi sản xuất xong được giao cho bên đặt gia công Bên nhận gia công được trả tiền công Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì được gọi là gia công quốc tế

 Phân loại gia công hàng hóa:

- Hình thức nhận nguyên liệu giao thành phẩm: bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công

- Hình thức mua đứt bán đoạn: dựa trên hợp đồng mua bán hàng dài hạn với nước ngoài Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất chế tạo sẽ mua lại thành phẩm Trong trường hợp này quyền sở hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công

- Hình thức kết hợp: trong đó bên đặt gia công chỉ giao nguyên vật liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên phụ liệu

1.1.4.4 Hoạt động xuất nhập khẩu theo hình thức buôn bán đối lưu

Theo hình thức này, mục đích của hoạt động xuất khẩu không phải nhằm thu

về một khoản ngoại tệ mà là thu về một lượng hàng hoá khác tương đương với trị

Trang 9

Trang 9

giá của lô hàng xuất khẩu Doanh nghiệp ngoại thương có thể sử dụng hình thức xuất khẩu này để nhập khẩu những loại hàng hoá mà thị trường trong nước đang rất cần hoặc có thể xuất khẩu sang một nước thứ ba

1.1.4.5 Hoạt động xuất khẩu theo Nghị định thư

Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá thường là hàng trả nợ được thực hiện theo Nghị định thư giữa hai Chính phủ của hai nước Xuất khẩu theo hình thức này

có nhiều ưu điểm như: Khả năng thanh toán chắc chắn (vì Nhà nước thanh toán cho doanh nghiệp), giá cả hàng hoá dễ chấp nhận, tiết kiệm được chi phí trong nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng

1.1.4.6 Một số loại hình xuất khẩu khác

 Tạm nhập tái xuất

Tạm nhập tái xuất được hiểu là việc mua hàng hoá của một nước để bán cho một nước khác (nước thứ ba) trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương có làm các thủ tục nhập khẩu rồi lại làm các thủ tục xuất khẩu không qua gia công chế biến

Đối với những hàng hoá nhập nhẩu nhằm mục đích sử dụng trong nước nhưng một thời gian sau, vì một lý do nào đó nó không được sử dụng nữa mà được xuất ra nước ngoài thì không được coi là hàng hoá kinh doanh theo hình thức tạm nhập tái xuất

Thời gian hàng hoá kinh doanh theo hình thức tạm nhập tái xuất được lưu chuyển ở Việt Nam là 60 ngày

 Chuyển khẩu hàng hóa

Chuyển khẩu hàng hoá là việc mua hàng của một nước (nước xuất khẩu) để bán cho một nước khác (nước nhập khẩu) nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam cũng như thủ tục xuất khẩu từ Việt Nam

Trang 10

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

1.1.5.1 Các nhân tố bên ngoài

Ngoài ra yếu tố chính trị tại các nước có quan hệ xuất nhập khẩu với nhau cũng tác động rất lớn Sự ổn định về chính trị giữa các nước giúp quan hệ mua bán, trao đổi ổn định và hạn chế được nhiều rủi ro

- Các yếu tố kinh tế thị trường:

Kinh tế tại các nước xuất khẩu phát triển sẽ tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Một khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân

sẽ tăng cao thì nhu cầu về thực phẩm có nguồn gốc nông sản nói riêng và nhu cầu

Trang 11

- Yếu tố văn hóa xã hội:

Hoạt động của con người luôn luôn tồn tại trong điều kiện xã hội nhất định Chính vì vậy các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người Các yếu tố xã hội là tương đối rộng, do vậy để làm sáng tỏ ảnh hưởng của các yếu này ta

có thể nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, đặc biệt là trong ký kết hợp đồng

Nền văn hóa tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng sẽ quyết định cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thõa mãn và cách thõa mãn của con người sống đó Chính vì vậy văn hóa là yếu tố chi phối lối sống nên các nhà xuất khẩu luôn luôn phải quan tâm tìm hiểu yếu tố văn hóa ở các thị trường mà mình tiến hành một hoạt động xuất khẩu

- Yếu tố tự nhiên và công nghệ:

Ngày nay khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội

và mang lại nhiều lợi ích, trong xuất khẩu cũng mang lại nhiều kết quả cao Nhờ sự phát triển của bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm phán với các bạn hàng qua điện thoại, fax, email… giảm bớt chi phí, rút ngắn thời gian Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt thông tin chính xác, kịp thời Yếu tố công nghệ cũng tác động đến quá trình sản xuất, gia công, chế biến hàng hóa xuất khẩu

Trang 12

Trang 12

Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, tới thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn cho thị trường và mặt hàng xuất khẩu

Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lưạ chọn nguồn hàng, thị trường tiêu thụ Ví dụ: việc mua bán hàng hóa với các nước có cảng biển có chi phí thấp hơn so với các nước không có cảng biển

Thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể bị kéo dài do bị thiên tai như bão, động đất…

- Cơ sở hạ tầng:

Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu, chẳng hạn như:

+ Hệ thống giao thông đặc biệt là hệ thống cảng biển: mức độ trang bị, kho hàng…

Hệ thống cảng biển nên hiện đại sẽ giảm bớt thời gian bốc dở, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuất khẩu

+ Hệ thống ngân hàng: sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép các nhà kinh doanh xuất khẩu thuận lợi trong việc thanh toán, huy động vốn Ngoài ra ngân hàng

là một nhân tố đảm bảo cho lợi ích nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng

+ Hệ thống bảo hiểm kiểm tra chất lượng hàng hóa cho phép các hoạt động xuất khẩu được thực hiện một các an toàn hơn, đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại khi có rủi ro xảy ra…

Trang 13

ra Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng của doanh nghiệp, vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Như vậy, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu theo nhiều hướng khác nhau, tốc độ và thời gian khác nhau… tạo nên một môi trường xuất khẩu phức tạp đối với doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt những thay đổi này để có những phản ứng kịp thời, tránh rủi ro đáng tiếc khi tiến hành hoạt động xuất khẩu

- Trình độ tổ chức quản lý:

Là sự tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống các cán bộ, công nhân viên đến hoạt động tổ chức sản xuất và xuất khẩu hàng hóa Việc thiết lập cơ cấu tổ chức của bộ máy điều hành cũng như cách thức điều hành cuả các cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định tính hiệu quả của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý các điều hành hoạt động kinh doanh sẽ quyết định đến tới hiệu quả kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng

- Quy trình sản xuất chế biến:

Trang 14

Trang 14

Đây là quá trình tạo ra sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp

Để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu đặc biệt là yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao, doanh nghiệp cần cải thiện thường xuyên quy trình sản xuất sản phẩm ngày càng hiện đại hơn, cho công suất cao hơn, tiết kiệm hơn

- Hoạt động Marketing:

Trong giai đoạn hội nhập ngày nay, để có thể cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp khác trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần thực hiện tốt các hoạt động marketing của mình để xây dựng thương hiệu vững mạnh, tạo lòng tin với người tiêu dùng trong lẫn ngoài nước Nếu thực hiện tốt các hoạt động marketing, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả hơn, khẳng định vị trí của mình trên thị trường

1982, cố Thủ tướng Phạm Hùng đã chỉ đạo cho ngành ngoại thương phải tổ chức chế biến và xuất khẩu hạt điều Tuy nhiên thời kỳ này Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hạt điều thô, giá trị kinh tế thấp, thường xuyên bị ép giá ở nước ngoài

Trang 15

Đặc biệt hơn là ngay từ khi Việt Nam – Hoa Kỳ chưa bình thường hoá quan

hệ về mặt ngoại giao thì chúng ta đã có những lô hàng xuất khẩu nhân điều xuất khẩu trực tiếp qua thị trường Hoa Kỳ - đó là năm 1994

Trong suốt 10 năm liền từ 1990 – 1999, cây điều Việt Nam từ chỗ chỉ có vài chục ngàn ha với sản lượng mấy chục ngàn tấn, xuất khẩu nhỏ lẻ, thì năm 1999 Việt Nam đã có sản lượng 100 ngàn tấn điều thô, sản lượng nhân xuất khẩu đạt 28 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 164 triệu USD Công nghiệp chế biến điều phát triển mạnh mẽ, sản lượng điều thô trong nước bắt đầu không đủ cung cấp cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu

Do vậy mà năm 1996, Việt Nam chính thức ghi tên mình vào danh sách các quốc gia nhập khẩu hạt điều thô từ châu Phi

Những năm gần đây mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, ngành điều Việt Nam vẫn kiên trì thực hiện các mục tiêu đã đề ra Diện tích cây điều được giữ vững, nhiều vùng, nhiều hộ nông dân trồng điều không những xoá được đói, giảm được nghèo mà còn khá hơn từ trồng điều Công nghiệp chế biến dần hoàn thiện, ngày càng đi vào công nghiệp hoá, thân thiện với môi trường hơn, chất lượng sản phẩm được nâng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo

Trang 16

Trang 16

Việt Nam là một trong những nước có diện tích và sản lượng điều đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Ấn Độ, là nước xuất khẩu hạt điều nhân hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua Bình Phước là tỉnh có diện tích điều lớn nhất cả nước Bình Phước được biết đến với năng suất và chất lượng hàng đầu Hiện tại ngành điều Việt Nam – ngành điều Bình Phước đang phát triển ngày càng hội nhập sâu rộng và

có vị thế quan trọng trong ngành điều thế giới

1.2.2 Ngành điều trên Thế Giới nói chung

Cây điều sinh trưởng và phát triển tốt ở những quốc gia thuộc khu vực cận xích đạo – nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao Hiện có 32 quốc gia trồng điều trên thế giới Ấn Độ là nước có diện tích cây điều lớn nhất thế giới và dẫn đầu thế giới về sản lượng điều thô và nhân điều chế biến Được biết tổng sản lượng điều thô toàn thế giới tại thời điểm từ 1,575 - 1,600 ngàn tấn, bao gồm Ấn Độ 400 - 500 ngàn tấn, chiếm 25 đến 30% tổng sản lượng Tiếp theo là Brazin, Việt Nam, các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania, Guinea Bissau, Benin, Nigeria, Mozambique, Senegal và Kenya – những quốc gia sản xuất điều nổi tiếng; mỗi năm các nước Châu Phi cũng đóng góp khoảng 500 ngàn tấn điều thô vào tổng sản lượng điều thế giới

Ở Ấn Độ cây điều được trồng rộng rãi ở các bang Maharashra, Andhra Pradesh, Orissa, Kerala,Tamil Nadu, Karnataka, Goa và West Bengal Ngoài những bang trồng điều truyền thống này, cây điều hiện còn được trồng ở các bang khác của

Ấn Độ như Gujarat và Assam - nơi mà diện tích cây điều có sự đột phá thời gian gần đây

Chế biến là một trong những khâu quan trọng của chuỗi giá trị hạt điều Mỗi quốc gia đều có những cách chế biến và công đoạn chế biến điều riêng Trong khi ở Braxin cơ giới hóa chế biến điều thì Ấn Độ vẫn phụ thuộc nhiều vào lao động thủ công, thậm chí ở Ấn Độ, mỗi vùng khác nhau có phương pháp chế biến khác nhau

Trang 17

Trang 17

Ví dụ: ở khu vực Mangalore của bang Karnataka sử dụng phương pháp hấp và những khu vực Orissa và Andhra Pradesh thì sử dụng phương pháp chiên

cỡ, hình dáng, màu sắc như nhân nguyên (wholes), nhân vỡ dọc (split), nhân bể (brokens), nhân vụn (butts), nhân vụn sém (scorched butts) Nhân nguyên sau đó được phân loại tiếp thành những loại W320, loại W180, loại W450… căn cứ số lượng hạt trên mỗi pound (tương đương 0,45 kg) Nhân điều được phân thành 23 đến 26 loại (grades) Nhân nguyên được bán như thực phẩm ăn nhanh (snack) trong khi nhân vỡ dọc thường được dùng làm nguyên liệu chế biến các thực phẩm khác

Trong số những nước sản xuất điều, Ấn Độ, Braxin và Việt Nam tiếp tục là những nước chế biến điều lớn nhất thế giới Những nước châu Phi chế biến rất ít và hơn 90% lượng điều thô của châu Phi được xuất khẩu sang Ấn Độ Ngày nay các quốc gia châu Phi đang có nhiều nỗ lực nhằm gia tăng năng lực chế biến của mình Trong số các nước kể trên, Ấn Độ là nước đứng đầu về sản lượng chế biến với khoảng 950 ngàn tấn điều mỗi năm mặc dù quốc gia này chỉ có khả năng tự thỏa mãn khoảng một nửa nhu cầu nguyên liệu Với năng lực chế biến lớn, Ấn Độ phải nhập khẩu điều thô từ các nước châu Phi và trước kia từ Việt Nam Việt Nam chế biến được 400 ngàn tấn điều thô mỗi năm trong khi đó Braxin chỉ chế biến được khoảng 250 ngàn tấn

Trong khi các nước Ấn Độ, Braxin, Việt Nam cùng nhau sản xuất khoảng 70% tổng sản lượng điều thế giới, thì chỉ riêng Bắc Mỹ đã tiêu thụ khoảng 50% tổng số lượng nhân điều thế giới, tiếp theo là Liên minh châu Âu (EU) chiếm 29%, còn lại là các nước châu Á, chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc chiếm 21%

Trang 18

Trang 18

1.2.3 Tình hình xuất khẩu nhân điều của Việt Nam trong thời gian qua

Năm 2010 là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam chạm mốc 1 tỷ USD Con số này đã giúp Việt Nam tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu thế giới trong năm thứ tư về xuất khẩu mặt hàng này

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn ước tính lượng điều xuất khẩu cả năm 2010 đạt khoảng 196 nghìn tấn, kim ngạch thu về là 1,14 tỷ USD, tăng 10,8%

về lượng và 34,8% về giá trị so với cùng kỳ Giá xuất khẩu bình quân 11 tháng đạt 5.737 USD/tấn tăng 21,5 % so với cùng kỳ năm 2009 Hiện nay, Mỹ vẫn tiếp tục giữ vị trí đầu bảng về tiêu thụ điều của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 32,6% về giá trị

Bộ NN&PTNT vừa đưa ra dự báo về tình hình xuất khẩu của ngành điều trong năm 2011 Theo đó, trong năm 2011, lượng điều xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ đạt 163.000 tấn, với giá trị kim ngạch ở mức 1,32 tỷ USD, giảm 17,6% về lượng nhưng tăng 16% về giá trị so với năm 2010.Cũng theo Bộ NN&PTNT, trong năm 2011, xuất khẩu điều tiếp tục được giá, theo tính toán, giá xuất khẩu nhân điều

cả năm 2011 dự báo sẽ ở mức 8.098 USD/tấn, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm

2010

Được biết, 7 tháng năm 2011 Việt Nam xuất khẩu 84.000 tấn điều, trị giá

656 triệu USD Giá xuất khẩu bình quân đạt 7.631 USD/tấn, tăng 43,9% so cùng kỳ năm trước

Hiện nay Việt Nam đang là nước xuất khẩu nhân điều số 1 thế giới Song để giữ được vị trí này là điều rất khó, bởi lẽ diện tích trồng điều của Việt Nam đang ngày càng giảm dần

Theo Bộ NN&PTNT trong thời gian qua diện tích và năng suất và sản lượng điều của Việt Nam đều giảm Sản lượng điều trong nước đã từng chiếm từ 70 - 80%

Trang 19

Có thể nói, sự sụt giảm của sản lượng điều trong nước thời gian qua đã làm cho xuất khẩu nhân điều của Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào điều thô nhập khẩu

Để khắc phục thực trạng này đòi hỏi ngành điều phải nỗ lực hơn nữa, tiếp tục mở rộng diện tích trồng điều Đồng thời, ngành nông nghiệp cũng cần có thêm những chính sách hỗ trợ cho người trồng và doanh nghiệp thu mua tạm trữ nguyên liệu, xuất khẩu điều có như vậy, mới tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng của ngành điều trong những năm tiếp theo

1.2.4 Xu hướng xuất khẩu nhân điều của Việt Nam trong thời gian tới

Định hướng chiến lược đến năm 2020 là phát triển bền vững ngành điều Việt Nam trong tất cả các khâu trồng, thu mua, chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đảm bảo kinh doanh điều theo hướng: uy tín, thương hiệu, chất lượng, năng suất, hiệu quả, cạnh tranh cao và môi trường bến vững

Phát triển sản suất, chế biến phải mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và bảo

vệ môi trường, đảm bảo 3 lợi ích: Người lao động, doanh nghiệp và nhà nước, phát triển cây điều hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ nâng cao năng suất lao động, sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng thiết bị hiện đại và tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực

Trang 20

phẩm chế biến sâu và dầu vỏ

hạt Điều

Triệu USD

trồng Điều, công nhân chế biến

Điều-tỷ lệ 50/50)

1.000 lao động

Trang 21

 Đến năm 2020:

Chế biến được: 220.000 tấn nhân Điều (trong đó có 100.000 tấn chế biến sâu); xuất khẩu 120.000 tấn nhân, tiêu dùng trong nước: 35.000 tấn; chế biến sâu 15% Đạt giá trị tiêu thụ: 2 tỷ Dola

-Sản phẩm nhân Điều chế biến sâu:

+ Điều rang muối, điều tẩm gia vị

+ Bánh kẹo điều, điều bọc sôcôla + Các sản phẩm khác

-Các sản phẩm phụ từ cây Điều:

+ Dầu vỏ hạt Điều + Ván ép từ vỏ hạt Điều + Các sản phẩm từ gỗ cây Điều + Các sản phẩm từ trái Điều

Trang 22

Trang 22

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu của công ty

1.3.1 Các chỉ tiêu kinh tế

1.3.1.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán

1.3.1.1.1 Khả năng thanh toán hiện thời

Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi các khoản nợ đến hạn, nó chỉ ra phạm vi, qui mô mà các yêu cầu của các chủ nợ được trang trải bằng những tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời hạn trả nợ

Công thức:

Ý nghĩa: tỷ số này cho biết trung bình một đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ

có bao nhiêu đồng tài sản lưu động sẵn sàng chi trả

1.3.1.1.2 Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn

Ngoài tỷ số thanh toán hiện thời và vốn lưu động người ta còn có nhiều phương pháp thử nghiệm tính chất thích hợp trong vị trí hiện tại của một doanh nghiệp Những tài sản nào là những tài sản quay vòng nhanh Đó là những tài sản

mà có thể nhanh chóng đưa đến ngân hàng khi cần, chúng là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt Nó không bao gồm hàng tồn kho, bởi vì người ta cần phải có thời gian bán chúng và có khả năng mất giá cao, nghĩa là nó có khả năng thanh toán kém nhất

Tỷ số thanh toán

hiện thời

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Trang 23

Các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải, tỷ số nợ càng thấp, món nợ càng được đảm bảo ở trường hợp doanh ngiệp bị phá sản Ngược lại các chủ sở hữu doanh nghiệp thường muốn một tỷ số nợ cao vì họ muốn giai tăng lợi nhuận nhanh

vì việc tăng thêm vốn tự có sẽ làm giảm quyền điều khiển hay kiểm soát của doanh nghiệp

Công thức:

Tỷ số nợ

Tổng nợ Tổng tài sản

Tỷ số thanh toán

nhanh

Tài sản lưu động – tồn kho

Nợ ngắn hạn

Trang 24

Trang 24

Ý nghĩa: tỷ số nợ cho thấy, tương ứng với mỗi 100 đồng vốn do chủ doanh nghiệp cung cấp, chủ nợ cung cấp sẽ có bao nhiêu đồng tài trợ

1.3.1.2.2 Khả năng thanh toán lãi vay

Lãi nợ vay hàng năm là một khoản chi phí cố định và chúng ta muốn biết công ty sẳn sàng trả tiền lãi đến mức nào Cụ thể hơn, chúng ta muốn biết rằng liệu vốn đi vay có thể được sử dụng tốt đến mức có thể đem lại những khoản lợi nhuận bao nhiêu và có đủ để bù đắp lại các chi phí về tiền lãi hay không

Tỷ số này được dùng để đo lường mức độ mà lợi nhuận phát sinh do việc sử dụng vốn để đảm bảo khả năng trả lãi vay như thế nào

Tổng lợi nhuận trước thuế + lãi vay

Chi phí lãi vay

Vòng quay tài

sản

Doanh thu thuần Tổng tài sản

Trang 25

Trang 25

Ý nghĩa: thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra

1.3.1.3.2 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu này được sử dụng để đo lường việc sử dụng tài sản cố định như thế nào, tỷ số này càng cao thì càng tốt Vì khi đó hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao cho thấy công suất sử dụng tài sản cố định cao

Công thức:

1.3.1.4 Các tỷ số về doanh lợi

1.3.1.4.1 Doanh lợi tiêu thụ

Chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ (ROS: Return on sale) phản ánh mức sinh lời trên doanh thu Chỉ tiêu này rất đáng quan tâm nhưng nó sẽ có ý nghĩa lớn hơn, nếu chúng ta so sánh nó với mức lợi tức sau thuế của năm trước

Sự thay đổi trong mức sinh lời phản ánh những thay đổi về hiệu quả, đường lối sản phẩm hoặc loại khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ

Công thức:

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và

cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ suất này càng lơn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt hơn

Doanh lợi tiêu

Trang 26

Trang 26

1.3.1.4.2 Doanh lợi tài sản

Chỉ tiêu doanh lợi tài sản (ROA: Return on asset) phản ánh kết quả hoạt động sản suất kinh doanh, phản ánh hiệu quả của các tài sản được đầu tư, hay còn được gọi là khả năng sinh lời của đầu tư (ROI: Return on investment)

Công thức:

Ý nghĩa: tỷ số này cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ số này càng cao thì trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao

1.3.1.4.3 Doanh lợi vốn tự có

Chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có (ROE: Return on equity) phản ánh hiệu quả của vốn tự có hay chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn hủ sở hữu Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này bởi vì họ quan tâm đến khả năng thu nhận được lợi nhuận so với vốn do họ bỏ ra để đầu tư

Công thức:

Ý nghĩa: tỷ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ số này càng cao thì trình độ sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng cao

Doanh lợi tài

Trang 27

Trang 27

1.3.1.5 Các chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu

1.3.1.5.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu

Khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, nhà xuất khẩu sẽ thu về ngoại tệ, lượng ngoại tệ này được gọi là kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu càng cao thì kinh tế càng phát triển Kim ngạch xuất khẩu là số tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa được tính trong một thời kỳ nhất định

1.3.1.5.2 Tỷ suất lợi nhuận theo kim ngạch suất khẩu

Tỷ suất lợi nhuận theo kim ngạch xuất khẩu phản ánh mức sinh lời trên kim ngạch xuất khẩu Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty

Công thức: I = P/D

Trong đó: P: Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

D: Kim ngạch xuất khẩu

1.3.1.5.3 Tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu

Chỉ tiêu tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu là chỉ tiêu phản ánh tố độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu của năm hiện tại so với năm trước thể hiện sự phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty qua các năm

Trang 28

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không những được đánh giá bởi các chỉ tiêu về lợi nhuận mà còn thể hiện ở sự quan tâm của doanh nghiệp với các vấn đề về môi trường, xử lý chất thải…

1.3.2.2 Thu nhập và quyền lợi người lao động

Nâng cao thu nhập người lao động là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, điều này xuất phát từ mục đích của nền kinh tế xã hội nước ta Chú ý rằng, tăng thu nhập bình quân của người lao động đánh giá tích cực khi tốc

độ tăng của nó phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động Bởi vì, chỉ đảm bảo tốt nguyên tắc đó mới đảm bảo tái sản xuất mở rộng và việc nâng cao thu nhập người lao động mới bền vững

Thực hiện các quy định mới của Nhà nước về công tác bảo hộ lao động; hướng dẫn về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và các văn bản của Nhà nước và Tổng LĐLĐVN mới ban hành về quy chế dân chủ ở cơ sở; hướng dẫn và triển khai thực hiện NQ 04/NQ - ĐCT của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức công đoàn trong tình hình mới

Trang 29

Trang 29

1.3.2.3 Đóng góp vào ngân sách nhà nước

Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả chính là mức nộp ngân sách cho Nhà nước, tức khoản thuế đã nộp cho Nhà nước Các doanh nghiệp chứng minh được sự lành mạnh trong kinh doanh, không vi phạm các quy định về tài chính, kế toán, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh

hiệu quả cao

Trang 30

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059380, cấp lần đầu ngày 01/11/2000 và đăng ký thay đổi lần 8 số 1100107301 ngày 20/07/2010 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Long An cấp

Trang 31

Trang 31

Ngành nghề kinh doanh:

Đầu tư, gia công, sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu và dịch vụ trong ngành hàng nông thủy sản, lương thực thực phẩm, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất

Hợp tác, liên doanh, liên kết trong các lĩnh vực kho bãi cầu cảng cao ốc văn phòng siêu thị

Đầu tư tài chính đại lý chứng khoán

* Công ty là thành viên của các hiệp hội:

+ Hiệp hội công nghiệp thực phẩm Hoa Kỳ (AFI)

+ Hiệp hội hạt ăn được Châu Âu (CENTA)

+ Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

+ Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS)

+ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)

+ Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Long An (LUBA)

+ Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam (VBC)

+ Hội khoa học kĩ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam (VINAFOSA)

+ Thành viên vàng cổng thương mại điện tử quốc gia ECVN.com

* Các Chi nhánh của công ty:

- Chi nhánh Công Ty Cổ phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Long An – nhà máy Điều Long An

Địa chỉ: 81B, quốc lộ 62, phường 2, Thành phố Tân An, tỉnh Long An

Trang 32

2.1.2 Quá trình phát triển của Lafooco trong thời gian qua

Tiền thân LAFOOCO là xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Long An , là doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 1985 với chức năng ngành nghề chính

là kinh doanh chế biến xuất khẩu Hàng nông sản các loại

Từ năm 1989 tập trung vào sản xuất kinh doanh hạt điều xuất khẩu Đến ngày 01/01/1995 Công ty được chuyển thành công ty cổ phần theo quyết định số 4206/QĐUB ngày 01/01/1995 của UBND tỉnh Long An

Quy mô hoạt động tăng mạnh mẽ: qua 15 năm hoạt động SXKD, Lafooco có những bước phát triển vượt bậc như:

- Vốn: với số điều lệ ban đầu (cũng là vốn sở hữu) là 3,539 tỷ đồng đến ngày 31/12/2010 vốn chủ sở hữu đã tăng lên trên 249,937 tỷ đồng, gấp 70,62 lần so với khi mới thành lập(1995) Tăng vốn chủ yếu từ nguồn tích lũy lợi nhuận của công ty

- Công suất sản xuất: tăng từ 3000 tấn nguyên liệu/năm khi mới thành lập (1995) lên 30000 tấn nguyên liệu đưa vào sản xuất trong năm

- Tổ chức: công ty phát triển 3 chi nhánh thu mua, sản xuất tại tỉnh Long

An, Bình Phước Bà Rịa Vũng Tàu với tổng diện tích khoảng 15 ha Từ tháng 3/2008 công ty liên doanh với công ty Caseamex thành lập công ty

Trang 33

Trang 33

TNHH XNK Thủy Sản Cần Thơ (Cafish-Việt Nam) Tổng số CBCNV là

2100 người (kể cả đơn vị thành viên) ngoài ra, công ty còn có mạng lưới các đơn vị gia công thường xuyên và ổn định

- Lafooco còn là hội viên của nhiều hiệp hội trong và ngoài nước

- Từ ngày thành lập đến nay, công ty liên tục nhận được nhiều bằng khen của UBND Tỉnh Long An, cờ thi đua của Chính phủ năm 2000, nhiều bằng khen của Bộ Thương Mại, Bộ Công Nghiệp, Hiệp hội cây điều Việt Nam, đặc biệt năm 2003 công ty vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng Ba của Chủ tịch nước và năm 2008 đón nhận Huân chương lao động hạng Nhì

- Công ty hoạt động trên hai lĩnh vực chính là chế biến Nông sản (hạt điều nhân) và Thủy sản xuất khẩu

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

2.1.3.1 Chức năng

Đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh và dịch vụ trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm, nông sản, hải sản xuất khẩu

Thu mua, chế biến cung ứng lương thực

Kinh doanh vật tư, bao bì đóng gói, gỗ, máy móc, thiết bị và nguyên phụ liệu phục vụ các ngành sản xuất

Tiến hành nghiên cứu mở rộng thị trường phục vụ ngày càng tốt cho nhu cầu xuất khẩu

Mở rộng sản xuất để giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho công ty đồng thời ổn định, nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên

2.1.3.2 Nhiệm vụ

Thực hiện đúng theo quy chế của công ty cổ phần

Trang 34

Trang 34

Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký với cơ quan nhà nước

thủ đúng các quy định về hoạt động kinh doanh của pháp luật Việt Nam

Thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, thống kê, báo cáo theo đúng quy định Thực hiện tốt các nghĩa vụ và quyền lợi đối với người lao động theo quy định của bộ luật lao động và sự ký kết với người lao động

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty

2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức

Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 Các hoạt động của Công ty tuân thủ luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ công ty được Đại hội cổ đông nhất trí thông qua

Trang 35

Trang 35

Sơ đồ 2.1.4 Sơ đồ tổ chức của công ty

2.1.4.2 Trách nhiệm và quyền hạn từng phòng ban

Tổng giám đốc :

 Trách nhiệm :

- Giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động thường nhật của công ty

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

PHÓ TỔNG GĐ –ĐD LÃNH ĐẠO HTQLCL,PHỤ TRÁCH

KD NỘ ĐỊA

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH SẢN XUẤT-TRƯỞNG NHÓM HACCP

BAN KIỂM SOÁT

CÔNG TY CAFISH

VIỆT NAM

PHÕNG KẾ TOÁN-TÀI VỤ

PHÕNG TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH

PHÒNG KINH DOANH

PHÕNG XUẤT NHẬP KHẨU

TRUNG TÂM CHĂM SÓC KH TỪ

XA BẢO

VIỆT-LAFOOCO

CHI NHÁNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

CHI NHÁNH NHÀ MÁY ĐIỀU LONG AN

CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC

Trang 36

- Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý công ty

Đại diện lãnh đạo thực hiện hệ thống quản lý chất lƣợng :

 Trách nhiệm :

việc theo từng thời kỳ, chịu trách nhiệm trước pháp luật, tổng giám đốc về các công việc đã được phân công, ủy quyền

chất lượng

 Quyền hạn:

- Có quyền đề xuất với tổng giám đốc về các công việc có liên quan

- Ký đại diện lãnh đạo các hồ sơ có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, GMP/HACCP

Trang 37

Trang 37

Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính:

 Trách nhiệm :

quyết một số lĩnh vực công việc theo từng thời kỳ và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật

- Xây dựng các bản dự án dài hạn

- Quản lý và có ý kiến chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ đối với lĩnh vực được phân công

 Quyền hạn:

- Đề xuất với tổng giám đốc về công việc liên quan

- Tham mưu cho tổng giám đốc về các hợp đồng tài chính thương mại đầu tư

và điều hành hoạt động tài chính, thị trường chứng khoán của công ty

- Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động tài chính, kinh doanh với tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất –trưởng nhóm HACCP:

 Trách nhiệm:

- Giúp việc cho tổng giám đốc, được tổng giám đốc phân công ủy quyền giải quyết một số lĩnh vực công việc theo từng thời kỳ và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về các công việc đã được phân công ủy quyền

- Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty

- Xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc và các đơn vị gia công

Trang 38

quyết một số lĩnh vực công việc theo từng thời kỳ và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về các công việc đã được phân công ủy quyền

- Tổ chức, thực hiện kế hoạch thu mua, chế biến mặt hàng thủy sản

- Hướng dẫn, kiểm tra, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, đề xuất công nghệ mới

- Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong công ty

- Lập báo cáo tài chính, tổng hợp kết quả kinh doanh

- Theo dõi các khoản nợ của công ty, đề xuất kế hoạch thu chi tiền mặt hoặc hình thức thanh toán

Trang 39

- Kiến nghị tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức kỷ luật các cán

bộ công nhân viên trong công ty Trừ các chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm cách chức

- Ký giấy giới thiệu công tác, giấy nghỉ phép, giấy điều động xe đi công tác

và một số giấy tờ khác nếu được tổng giám đốc ủy quyền

Phòng kinh doanh:

 Trách nhiệm:

- Xây dựng phương án và chiến lược sản xuất kinh doanh theo kế hoạch hằng năm đã được đại hội đồng cổ đông thông qua

- Thống kê báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho toàn công ty

- Tổ chức thực hiện hoạt động marketing, mua bán hàng hóa trong nước, xuất khẩu

 Quyền hạn :

- Tham mưu cho ban giám đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty

Trang 40

- Cân đối kế hoạch sản xuất nhân điều do công ty sản xuất

- Lập thủ tục xuất, nhập khẩu vật tư, hàng hóa

- Tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng

 Quyền hạn :

của công ty

Giám đốc các đơn vị trực thuộc:

 Trách nhiệm :

kinh doanh của đơn vị

- Tổ chức thực hiện chức năng của đơn vị theo kế hoạch chỉ đạo của ban giám đốc và theo quy định thành lập đơn vị, thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch năm

- Thực hiện các nhiệm vụ theo ủy quyền của tổng giám đốc

- Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về mọi vấn đề có liên quan đến các hoạt động tại chi nhánh

Ngày đăng: 01/04/2013, 15:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Sơ đồ 2.1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty (Trang 35)
Bảng 2.1.5. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2010 - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.1.5. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2010 (Trang 42)
Bảng 2.1.5. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2010 - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.1.5. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2010 (Trang 42)
Bảng 2.2.1.1 Tình hình thu mua điều nguyên liệu - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.2.1.1 Tình hình thu mua điều nguyên liệu (Trang 52)
Bảng 2.2.1.1 Tình hình thu mua điều nguyên liệu - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.2.1.1 Tình hình thu mua điều nguyên liệu (Trang 52)
Hình 2.2.1.1 Biểu đồ tình hình thu mua nguyên liệu từ năm 2008-2010 - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Hình 2.2.1.1 Biểu đồ tình hình thu mua nguyên liệu từ năm 2008-2010 (Trang 53)
Hình 2.2.1.1 Biểu đồ tình hình thu mua nguyên liệu từ năm 2008-2010 - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Hình 2.2.1.1 Biểu đồ tình hình thu mua nguyên liệu từ năm 2008-2010 (Trang 53)
Hình 2.2.1.2 Quy trình chế biến hạt điều tại công ty Lafooco - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Hình 2.2.1.2 Quy trình chế biến hạt điều tại công ty Lafooco (Trang 55)
Hình 2.2.1.2 Quy trình chế biến hạt điều tại công ty Lafooco - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Hình 2.2.1.2 Quy trình chế biến hạt điều tại công ty Lafooco (Trang 55)
Bảng 2.2.2.2. Giá trị nguồn vốn qua các năm - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.2.2.2. Giá trị nguồn vốn qua các năm (Trang 64)
Bảng 2.3.1.1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.3.1.1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời (Trang 67)
Bảng 2.3.1.1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.3.1.1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời (Trang 67)
Bảng 2.3.1.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.3.1.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh (Trang 68)
Bảng 2.3.1.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.3.1.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh (Trang 68)
Bảng 2.3.1.2.1 Tỷ số nợ - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.3.1.2.1 Tỷ số nợ (Trang 69)
Qua bảng phân tích cho ta thấy tỷ số nợ đang có xu hướng giảm qua các năm 2008  –  2010 - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
ua bảng phân tích cho ta thấy tỷ số nợ đang có xu hướng giảm qua các năm 2008 – 2010 (Trang 70)
Bảng 2.3.1.2.2 Tỷ số thanh toán lãi vay - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.3.1.2.2 Tỷ số thanh toán lãi vay (Trang 70)
Bảng 2.3.1.3.1 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.3.1.3.1 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (Trang 72)
Bảng 2.3.1.3.1 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.3.1.3.1 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (Trang 72)
Bảng 2.3.1.3.2 Vòng quay tài sản - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.3.1.3.2 Vòng quay tài sản (Trang 73)
Bảng 2.3.1.3.2 Vòng quay tài sản - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.3.1.3.2 Vòng quay tài sản (Trang 73)
Bảng 2.3.1.4.1 Tỷ số doanh lợi tiêu thụ - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.3.1.4.1 Tỷ số doanh lợi tiêu thụ (Trang 74)
Bảng 2.3.1.4.1 Tỷ số doanh lợi tiêu thụ - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.3.1.4.1 Tỷ số doanh lợi tiêu thụ (Trang 74)
Bảng 2.3.1.4.2 Tỷ số doanh lợi tài sản - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.3.1.4.2 Tỷ số doanh lợi tài sản (Trang 75)
Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ số doanh lợi tài sản có xu hướng tăng lên từ năm 2008 – 2010 - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
ua bảng phân tích trên ta thấy tỷ số doanh lợi tài sản có xu hướng tăng lên từ năm 2008 – 2010 (Trang 75)
Bảng 2.3.1.4.2 Tỷ số doanh lợi tài sản - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.3.1.4.2 Tỷ số doanh lợi tài sản (Trang 75)
Bảng 2.3.1.4.3 Tỷ số doanh lợi vốn tự có - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.3.1.4.3 Tỷ số doanh lợi vốn tự có (Trang 75)
Tỷ số doanh lợi trên vốn tự có trong bảng phân tích trên chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao và phát triển vượt bậc kể từ năm 2008 trở đi - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
s ố doanh lợi trên vốn tự có trong bảng phân tích trên chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao và phát triển vượt bậc kể từ năm 2008 trở đi (Trang 76)
Bảng 2.3.1.5 Chỉ số kim ngạch xuất khẩu - Tình hình xuất khẩu và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cty Lafooco
Bảng 2.3.1.5 Chỉ số kim ngạch xuất khẩu (Trang 76)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w