7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.2.1.1 Nguồn nguyên liệu
Diện tích trồng điều ở Việt Nam hiện đang bị thu hẹp dần do người dân phá điều để trồng các loại cây mang lại giá trị kinh tế hơn như cao su, ca cao, sắn, … Tình hình thời tiết thay đổi bất thường cũng làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng vụ điều. Tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu nguyên liệu do sản lượng hạt điều thô nguyên liệu ở Việt Nam không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất cho các
Trang 51
nhà máy chế biến điều trong nước. Để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho sản xuất công ty đã tiến hành nhập khẩu. Năm 2010 công ty nhập khẩu trên 60% nguyên liệu, nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Campuchia, Bờ Biển Ngà và một số nước Châu Phi. Nguyên liệu tại các nước này có chất lượng cao. Trong nước ở khu vực phía nam thì vùng tập trung trồng điều là hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, ở 2 địa phương trên, công ty đã thành lập chi nhánh thu mua và có những bạn hàng cung cấp ổn định.
Lafooco là một trong những công ty sản xuất chế biến hạt điều xuất khẩu có thâm niên hoạt động và có uy tín trên thị trường chế biến nhân điều xuất khẩu. Trải qua nhiều thăng trầm trong ngành điều nhưng vẫn duy trì được hoạt động sản xuất ổn định. Sự ổn định trong hoạt động đã tạo sự tin tưởng cho các nhà cung cấp và biến họ trở thành những nhà cung ứng nguyên liệu truyền thống cho Lafooco. Ngoài ra, công ty luôn tìm kiếm thêm nhà cung ứng mới để đa dạng hóa giá đầu vào cho sản phẩm. Đặc biệt công ty đã có nhà cung ứng tại nước Bờ Biển Ngà, với nhà cung ứng nước ngoài, công ty có người thu mua trực tiếp nên có lợi thế về giá nguyên liệu nhập khẩu.
Trang 52
Tình hình thu mua nguyên liệu của công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2.1.1 Tình hình thu mua điều nguyên liệu
Chỉ Tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So Sánh Chênh Lệch 2009/2008 2010/2009
Mua trong nước
+Số lượng Kg 8.882.862 7.242.477 12.054.901 -1.640.385 4.812.424 +Đơn Giá đồng/kg 16.707,89 13.746,69 19.763,14 -2.961,2 6.061,45 Tỷ trọng số lượng nguyên liệu % 38,08 27,15 37,04 -10,93 9,89 Nhập khẩu +Số lượng Kg 14.445.148 19.429.596 20.488.654 4.984.448 1.059.058 +Đơn giá đồng/kg 14.486,16 11.861,42 15.901,24 -2.624,74 4.039,82 +Tỷ trọng số lượng nguyên liệu % 61,92 72,85 62,96 10,93 -9,89 Tổng số lượng Kg 23.328.010 26.672.043 32.543.555 3.344.033 5.871.512
Trang 53
Hình 2.2.1.1 Biểu đồ tình hình thu mua nguyên liệu từ năm 2008-2010
0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 2008 2009 2010 Trong nước Nhập khẩu
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Mua trong nƣớc: tỷ trọng hạt điều thô mua trong nước của công ty có sự biến động khá rõ rệt.
Năm 2008: công ty mua hạt điều thô trong nước là 8.882.360kg, chiếm tỷ trọng là 38,08 % với đơn giá là 16.707,89 đ/kg. Năm 2009, số lượng thu mua giảm về lượng và giảm về tỷ trọng, cụ thể là năm 2009 mua 7.242.477 kg hạt điều thô, chiếm tỷ trọng 27,15% giảm 1.640.385 kg về lượng, tỷ trọng giảm 10,93%, giá mua cũng giảm 2.961,20đ/kg so với năm 2008. Trong năm 2009, diện tích trồng điều trong nước có xu hướng “co” lại đó chính là nguyên nhân làm cho sản lượng và tỷ trọng nguyên liệu thu mua trong nước của công ty giảm xuống. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của thời tiết làm cho chất lượng điều cũng giảm xuống dẫn đến giá thu mua cũng giảm so với năm 2008. Sang năm 2010, hoạt động thu mua trong nước tăng khá mạnh về số lượng lẫn tỷ trọng, cụ thể số lượng mua tăng 4.812.424kg, tỷ trọng tăng lên 9,89% so với năm 2009. Sự cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu đã làm giá mua tăng cao, tăng 6.016,15 đ/kg so với năm 2009.
-Nhập khẩu: qua bảng số liệu ta thấy số lượng hạt điều thô nhập khẩu của công ty ngày càng cao qua các năm với giá nhập khẩu thấp hơn giá mua trong nước cụ thể:
Trang 54
Năm 2009: số lượng nhập khẩu tăng 4.584.448kg và giá nhập khẩu cũng thấp hơn giá mua trong nước là 1.885,27 đồng/kg. Năm 2010, số lượng nhập khẩu tăng 1.059.058kg. Giá nhập khẩu năm 2010 tăng 4.039,82 đồng/kg so với ăm 2009 nhưng vẫn thấp hơn giá mua trong nước 3.861,9 đồng/kg. Do công ty có nhà cung ứng ở nước ngoài nên tìm được nguồn nguyên liệu với giá thấp hơn so với trong nước.
Qua số liệu phân tích trên ta thấy trong 3 năm gần đây nguồn nguyên liệu của công ty chủ yếu là nhập khẩu giảm do diện tích đất trồng điều trong nước ngày càng bị thu hẹp, kéo theo việc cạnh tranh thu mua nguyên liệu dẫn đến mức giá tăng cao. Công tác thu mua nguyên liệu của công ty ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, điển hình là năm 2009 nguyên liệu nhập khẩu đã chiếm trên 70% trong tổng sản lượng thu mua của công ty.