7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
1.3.1.4.3 Doanh lợi vốn tự có
Chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có (ROE: Return on equity) phản ánh hiệu quả của vốn tự có hay chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn hủ sở hữu. Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này bởi vì họ quan tâm đến khả năng thu nhận được lợi nhuận so với vốn do họ bỏ ra để đầu tư.
Công thức:
Ý nghĩa: tỷ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thì trình độ sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng cao.
Doanh lợi tài sản
Lợi tức sau thuế Tổng tài sản
Doanh lợi vốn tự có
Lợi tức sau thuế Vốn tự có
Trang 27 1.3.1.5 Các chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu
1.3.1.5.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu
Khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, nhà xuất khẩu sẽ thu về ngoại tệ, lượng ngoại tệ này được gọi là kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu càng cao thì kinh tế càng phát triển. Kim ngạch xuất khẩu là số tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa được tính trong một thời kỳ nhất định
1.3.1.5.2 Tỷ suất lợi nhuận theo kim ngạch suất khẩu
Tỷ suất lợi nhuận theo kim ngạch xuất khẩu phản ánh mức sinh lời trên kim ngạch xuất khẩu. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.
Công thức: I = P/D
Trong đó: P: Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh D: Kim ngạch xuất khẩu
1.3.1.5.3 Tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu
Chỉ tiêu tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu là chỉ tiêu phản ánh tố độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu của năm hiện tại so với năm trước thể hiện sự phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty qua các năm.
Công thức:
Tốc độ gia tăng kim ngạch XK
Kim ngạch XKnăm i Kim ngạch XKnăm i-1
Trang 28
1.3.2 Chỉ tiêu xã hội
1.3.2.1 Về môi trường
Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của phát triển công nghiệp, và việc ra đời các khu công nghiệp tập trung là nhằm khắc phục những hạn chế về vùng nguyên liệu nhân lực cũng như hạ tầng giao thông, nên những vấn đề phát sinh, trong đó có vấn đề môi trường là khó tránh khỏi. Ở các nước có trình độ sản xuất phát triển họ không có khái niệm về khu công nghiệp công nghệ cao, hay khu công nghiệp tập trung bởi họ có cơ sở hạ tầng đồng bộ, khi đã sản xuất thì bắt buộc các nhà máy phải tuân thủ các chỉ tiêu về môi trường cũng như an toàn vệ sinh lao động.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không những được đánh giá bởi các chỉ tiêu về lợi nhuận mà còn thể hiện ở sự quan tâm của doanh nghiệp với các vấn đề về môi trường, xử lý chất thải…
1.3.2.2 Thu nhập và quyền lợi người lao động
Nâng cao thu nhập người lao động là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, điều này xuất phát từ mục đích của nền kinh tế xã hội nước ta. Chú ý rằng, tăng thu nhập bình quân của người lao động đánh giá tích cực khi tốc độ tăng của nó phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Bởi vì, chỉ đảm bảo tốt nguyên tắc đó mới đảm bảo tái sản xuất mở rộng và việc nâng cao thu nhập người lao động mới bền vững.
Thực hiện các quy định mới của Nhà nước về công tác bảo hộ lao động; hướng dẫn về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và các văn bản của Nhà nước và Tổng LĐLĐVN mới ban hành về quy chế dân chủ ở cơ sở; hướng dẫn và triển khai thực hiện NQ 04/NQ - ĐCT của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức công đoàn trong tình hình mới.
Trang 29 1.3.2.3 Đóng góp vào ngân sách nhà nước
Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả chính là mức nộp ngân sách cho Nhà nước, tức khoản thuế đã nộp cho Nhà nước. Các doanh nghiệp chứng minh được sự lành mạnh trong kinh doanh, không vi phạm các quy định về tài chính, kế toán, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả cao.
Trang 30
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU NHÂN ĐIỀU TẠI CÔNG TY CP CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN LAFOOCO
2.1 Khái quát về công ty
2.1.1 Lịch sử hình thành công ty Lafooco
Công Ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Long An (LAFOOCO) tiền thân là doanh nghiệp nhà nước được thí điểm cổ phần hóa theo quyết định 4206/QĐUB ngày 1/7/1995 của UBND tỉnh Long An.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059380, cấp lần đầu ngày 01/11/2000 và đăng ký thay đổi lần 8 số 1100107301 ngày 20/07/2010 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Long An cấp.
Vốn điều lệ: 133.894.140.000 VNĐ
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN.
Tên tiếng Anh: LONG AN FOOD PROCESSING EXPORT JOINT STOCK COMPANY.
Biểu tượng công ty: Trụ sở đăng ký:
Địa chỉ: 81B, quốc lộ 62, phường 2, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Điện thoại: (072)3823900- 3821501-3829255-3524534
Fax: (072)3826735-3821936-3829637
Trang 31
Ngành nghề kinh doanh:
Đầu tư, gia công, sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu và dịch vụ trong ngành hàng nông thủy sản, lương thực thực phẩm, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.
Hợp tác, liên doanh, liên kết trong các lĩnh vực kho bãi cầu cảng cao ốc văn phòng siêu thị.
Đầu tư tài chính đại lý chứng khoán. * Công ty là thành viên của các hiệp hội:
+ Hiệp hội công nghiệp thực phẩm Hoa Kỳ (AFI) + Hiệp hội hạt ăn được Châu Âu (CENTA)
+ Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) + Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS)
+ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) + Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Long An (LUBA)
+ Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam (VBC)
+ Hội khoa học kĩ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam (VINAFOSA) + Thành viên vàng cổng thương mại điện tử quốc gia ECVN.com
* Các Chi nhánh của công ty:
- Chi nhánh Công Ty Cổ phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Long An – nhà máy Điều Long An.
Địa chỉ: 81B, quốc lộ 62, phường 2, Thành phố Tân An, tỉnh Long An. Điện thoại: 072.3825301-3524534
Fax: 072.3829637
Email: lafooco_cnla@vnn.vn
- Chi nhánh Công Ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Long An tại tỉnh Bình Phước.
Trang 32
Điện thoại: 0651.3870496 Fax: 0651.3896113
- Chi nhánh Công Ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Long An tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Địa chỉ: xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu. Điện Thoại: 064.3982289
Fax: 064.3982186
2.1.2 Quá trình phát triển của Lafooco trong thời gian qua
Tiền thân LAFOOCO là xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Long An , là doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 1985 với chức năng ngành nghề chính là kinh doanh chế biến xuất khẩu Hàng nông sản các loại.
Từ năm 1989 tập trung vào sản xuất kinh doanh hạt điều xuất khẩu. Đến ngày 01/01/1995 Công ty được chuyển thành công ty cổ phần theo quyết định số 4206/QĐUB ngày 01/01/1995 của UBND tỉnh Long An.
Quy mô hoạt động tăng mạnh mẽ: qua 15 năm hoạt động SXKD, Lafooco có những bước phát triển vượt bậc như:
- Vốn: với số điều lệ ban đầu (cũng là vốn sở hữu) là 3,539 tỷ đồng đến ngày 31/12/2010 vốn chủ sở hữu đã tăng lên trên 249,937 tỷ đồng, gấp 70,62 lần so với khi mới thành lập(1995). Tăng vốn chủ yếu từ nguồn tích lũy lợi nhuận của công ty.
- Công suất sản xuất: tăng từ 3000 tấn nguyên liệu/năm khi mới thành lập (1995) lên 30000 tấn nguyên liệu đưa vào sản xuất trong năm.
- Tổ chức: công ty phát triển 3 chi nhánh thu mua, sản xuất tại tỉnh Long An, Bình Phước Bà Rịa Vũng Tàu với tổng diện tích khoảng 15 ha. Từ tháng 3/2008 công ty liên doanh với công ty Caseamex thành lập công ty
Trang 33
TNHH XNK Thủy Sản Cần Thơ (Cafish-Việt Nam). Tổng số CBCNV là 2100 người (kể cả đơn vị thành viên) ngoài ra, công ty còn có mạng lưới các đơn vị gia công thường xuyên và ổn định.
- Lafooco còn là hội viên của nhiều hiệp hội trong và ngoài nước
- Từ ngày thành lập đến nay, công ty liên tục nhận được nhiều bằng khen của UBND Tỉnh Long An, cờ thi đua của Chính phủ năm 2000, nhiều bằng khen của Bộ Thương Mại, Bộ Công Nghiệp, Hiệp hội cây điều Việt Nam, đặc biệt năm 2003 công ty vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng Ba của Chủ tịch nước và năm 2008 đón nhận Huân chương lao động hạng Nhì
- Công ty hoạt động trên hai lĩnh vực chính là chế biến Nông sản (hạt điều nhân) và Thủy sản xuất khẩu.
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1.3.1 Chức năng
Đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh và dịch vụ trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm, nông sản, hải sản xuất khẩu.
Thu mua, chế biến cung ứng lương thực.
Kinh doanh vật tư, bao bì đóng gói, gỗ, máy móc, thiết bị và nguyên phụ liệu phục vụ các ngành sản xuất.
Tiến hành nghiên cứu mở rộng thị trường phục vụ ngày càng tốt cho nhu cầu xuất khẩu.
Mở rộng sản xuất để giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho công ty đồng thời ổn định, nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên.
2.1.3.2 Nhiệm vụ
Trang 34
Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký với cơ quan nhà nước.
Hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn, tuân thủ đúng các quy định về hoạt động kinh doanh của pháp luật Việt Nam.
Thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, thống kê, báo cáo theo đúng quy định. Thực hiện tốt các nghĩa vụ và quyền lợi đối với người lao động theo quy định của bộ luật lao động và sự ký kết với người lao động.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức
Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. Các hoạt động của Công ty tuân thủ luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ công ty được Đại hội cổ đông nhất trí thông qua.
Trang 35
Sơ đồ 2.1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty
2.1.4.2 Trách nhiệm và quyền hạn từng phòng ban
Tổng giám đốc :
Trách nhiệm :
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động thường nhật của công ty.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH THỦY SẢN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH TÀI CHÍNH PHÓ TỔNG GĐ –ĐD LÃNH ĐẠO HTQLCL,PHỤ TRÁCH KD NỘ ĐỊA PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH SẢN XUẤT-TRƯỞNG NHÓM HACCP
BAN KIỂM SOÁT
CÔNG TY CAFISH VIỆT NAM PHÕNG KẾ TOÁN-TÀI VỤ PHÕNG TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH PHÒNG KINH DOANH PHÕNG XUẤT NHẬP KHẨU TRUNG TÂM CHĂM SÓC KH TỪ XA BẢO VIỆT- LAFOOCO CHI NHÁNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU CHI NHÁNH NHÀ MÁY ĐIỀU LONG AN CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC
Trang 36
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông về kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty.
- Tổ chức thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định của điều lệ.
Quyền hạn :
- Thực hiện các quyền của tổng giám đốc điều hành được quy định điều lệ công ty.
- Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có quyết nghị của hội đồng quản trị.
- Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý công ty.
Đại diện lãnh đạo thực hiện hệ thống quản lý chất lƣợng :
Trách nhiệm :
- Được tổng giám đốc phân công, ủy quyền giải quyết một số lĩnh vực công việc theo từng thời kỳ, chịu trách nhiệm trước pháp luật, tổng giám đốc về các công việc đã được phân công, ủy quyền.
- Đại diện lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng.
- Xây dựng, thực hiện, duy trì, các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng.
Quyền hạn:
- Có quyền đề xuất với tổng giám đốc về các công việc có liên quan.
- Ký đại diện lãnh đạo các hồ sơ có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, GMP/HACCP.
Trang 37
Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính:
Trách nhiệm :
- Giúp việc cho tổng giám đốc, được tổng giám đốc phân công, ủy quyền giải quyết một số lĩnh vực công việc theo từng thời kỳ và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật.
- Xây dựng các bản dự án dài hạn.
- Quản lý và có ý kiến chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ đối với lĩnh vực được phân công.
Quyền hạn:
- Đề xuất với tổng giám đốc về công việc liên quan.
- Tham mưu cho tổng giám đốc về các hợp đồng tài chính thương mại đầu tư và điều hành hoạt động tài chính, thị trường chứng khoán của công ty.
- Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động tài chính, kinh doanh với tổng giám đốc.
Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất –trƣởng nhóm HACCP:
Trách nhiệm:
- Giúp việc cho tổng giám đốc, được tổng giám đốc phân công ủy quyền giải quyết một số lĩnh vực công việc theo từng thời kỳ và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về các công việc đã được phân công ủy quyền.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc và các đơn vị gia công.
Trang 38
Quyền hạn:
- Xem xét quyết định toàn bộ lĩnh vực sản xuất và các vấn đề liên quan đến sản xuất theo phạm vi ủy quyền của tổng giám đốc.
- Tham mưu cho tổng giám đốc các vấn đề liên quan đến chất lượng sản xuất, kế hoạch sản xuất, cải tiến máy móc, thiết bị …
- Đề xuất với tổng giám đốc về các vấn đề được phân công.
Phó tổng giám phụ trách thủy sản:
Trách nhiệm :
- Giúp việc cho tổng giám đốc, được tổng giám đốc phân công ủy quyền giải quyết một số lĩnh vực công việc theo từng thời kỳ và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về các công việc đã được phân công ủy quyền.
- Tổ chức, thực hiện kế hoạch thu mua, chế biến mặt hàng thủy sản.
- Hướng dẫn, kiểm tra, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, đề xuất công nghệ mới
Quyền hạn:
- Được xem xét, quyết định toàn bộ lĩnh vực sản xuất và các vấn đề liên quan đến sản xuất theo phạm vi ủy quyền của tổng giám đốc.
- Tham mưu cho tổng giám đốc về các vấn đề có liên quan đến kế hoạch sản xuất, cải tiến kỹ thuật, quy trình công nghệ trong lĩnh vực thủy sản.
Phòng kế toán - tài vụ:
Trách nhiệm :
- Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong công ty. - Lập báo cáo tài chính, tổng hợp kết quả kinh doanh.
- Theo dõi các khoản nợ của công ty, đề xuất kế hoạch thu chi tiền mặt hoặc hình thức thanh toán.
Trang 39
Quyền hạn :
- Thực hiện các nghiệp vụ tài chính, kế toán tại công ty theo luật kế toán của nhà nước quy định.
Phòng tổ chức - hành chánh:
Trách nhiệm :
- Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, hành chánh, quản trị văn phòng.
Quyền hạn: