1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam

67 578 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 281,68 KB

Nội dung

Đểlàm được điểu này các nhà đầu tư phải bỏ nguồn vốn, tìm hiểu và đưa ra giải pháp,chiến lược, chính sách đúng đắn, đặc biệt là hoạt động phân tích tài chính đòi hỏi phảiđược quan tâm đú

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Trang 2

và thực hiện Khóa luận này Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc công

ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợicho em hoàn thành Khóa luận của mình

Trong suốt quá trình thực hiện Khóa luận, dù đã rất cố gắng nhưng do còn nhiềuhạn chế về kiến thức cũng như thời gian nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Vìvậy, em kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô để bài Khóa luậnđược hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2014Sinh viên

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoán Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗtrợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngườikhác Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận có nguồn gốc và đượctrích dẫn rõ ràng

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Sinh viên

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến sâu sắcqua quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa… trở thành một nước đang phát triển trongnền kinh tế thị trường mở cửa thông thương với nhiều nước trên thế giới Điều này làmcho các nhà đầu tư phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi quyết định đầu tư vào một kênhkinh doanh nào đó và mong muốn sẽ đạt lợi nhuận cao nhất với doanh thu tốt nhất Đểlàm được điểu này các nhà đầu tư phải bỏ nguồn vốn, tìm hiểu và đưa ra giải pháp,chiến lược, chính sách đúng đắn, đặc biệt là hoạt động phân tích tài chính đòi hỏi phảiđược quan tâm đúng mức nhằm cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh từ

đó đưa doanh nghiệp đến thành công

Xuất phát từ nhu cầu quản lý kinh tế ngày càng cao, các doanh nghiệp đã có sựquan tâm thích đáng đến công tác phân tích tình hình tài chính Phân tích TCDN làviệc áp dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích thích hợp nhằm cung cấp chính xác vàđầy đủ cho các nhà quản trị doanh nghiệp thông tin về tình hình tài chính của doanhnghiệp, giúp nhà quản trị thấy được nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tốđến tình hình tài chính công ty Qua đó, đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhằm cảithiện tình hình tài chính, thiết lập các dự báo, kế hoạch tài chính phù hợp giúp doanhnghiệp đứng vững và phát triển trong giai đoạn khó khăn

Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của việc phân tích, đánh giá tình hình tàichính doanh nghiệp, bằng vốn kiến thức được tích lũy trong thời gian học tập vànghiên cứu tại trường kết hợp với những hiểu biết thực tế trong thời gian thực tập tại

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam, em quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài gồm 3 mục tiêu chính:

- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận chung về phân tích tình hình tài chính trong cácdoanh nghiệp

- Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ThànhNam dựa trên các cơ sở lý luận

- Đưa ra những đánh giá về khả năng tài chính cũng như chỉ ra những ưu điểm vàhạn chế của Công ty và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tạiCông ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và xâydựng Thành Nam

Trang 8

Phạm vi nghiên cứu: Tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựngThành Nam qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn từ năm

2011 đến năm 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong khóa luận là phương pháp thống kê, sosánh, phân tích và tổng hợp

5 Kết cấu khóa luận

Kết cấu khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

Chương 2: Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam.

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI

CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liềnvới quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quátrình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêunhất định

Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tài chính,tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi thuhút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính doanh nghiệp Tàichính doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đến sựphát triển hay suy thoái của nền sản xuất Toàn bộ các quan hệ kinh

tế được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong doanh nghiệp thể hiệnnội dung của tài chính doanh nghiệp, bao gồm các quan hệ tài chínhsau:

- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đó là các khía cạnh tài chínhliên quan đến vấn đề phân phối thu nhập và chính sách tài chính củadoanh nghiệp như vấn đề cơ cấu tài chính, chính sách tái đầu tư,chính sách lợi tức cổ phần, sử dụng ngân quỹ nội bộ doanh nghiệp

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và Nhà nước: Đây là mối quan

hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhànước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính và các tổ chức tàichính trung gian: Thể hiện cụ thể trong việc huy động các nguồn vốndài hạn và ngắn hạn cho nhu cầu kinh doanh như phát hành cổphiếu, trái phiếu, đầu tư chứng khoán…

- Quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau: Trong nền kinh tế doanhnghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thịtrường hàng hóa, dịch vụ, sức lao động Bên cạnh đó là các quan hệ

để thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trường đầu ra (đại lý, cơ quanxuất nhập khẩu …) và quan hệ với các đối thủ cạnh tranh

1.1.2 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm, phươngpháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác vềquản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức

độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó [1,tr.24]

Trang 10

Phân tích TCDN được dùng để xác định kinh tế, đánh giá các mặt mạnh yếu củadoanh nghiệp cũng như cơ hội và thách thức đặt ra với điều kiện hiện tài của doanhnghiệp Ngoài ra phân tích TCDN còn là tiền đề của việc lập dự báo và lập kế hoạchtài chính, xây dựng mục tiêu kinh doanh nhằm phân tích năng lực và vị thế tài chínhcủa doanh nghiệp trong tương lai Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tích cực nhằmnâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.3 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

Mục tiêu của phân tích TCDN là giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giáđúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp để từ đóđưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm Bên cạnh đó,phân tích TCDN còn cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình quản lý, hiệu quả

sử dụng vốn, khả năng thanh toán… nhằm phục vụ cho việc ra quyết định của các nhàquản trị, nhà đầu tư và những người sử dụng thông tin tài chính khác Mỗi đối tượng

sử dụng thông tin TCDN với mục đích khác nhau để đưa ra các quyết định phù hợp

Cụ thể:

- Phân tích TCDN đối với nhà quản lý doanh nghiệp: mối quan tâm hàng đầu của họ là

tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanhnghiệp Đồng thời tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý tronggiai đoạn đã qua và cung cấp thông tin cơ sở cho những dự đoán tài chính để từ đó nhàquản lý có định hướng khai thác hợp lý và đi đến quyết định thực hiện các phương ánkinh doanh trước mắt và lâu dài một cách hiệu quả

- Phân tích TCDN đối với nhà đầu tư:Các nhà đầu tư thường không hài lòng trước tiền

lời được tính toán trên sổ sách kế toán và cho rằng tiền lời này chênh lệch rất xa so vớitiền lời thực tế Cho nên,sự quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như rủi ro, thời gianhoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn… Vì vậy phân tích TCDN đốivới các nhà đầu tư là để tìm hiểu những thông tin về điều kiện tài chính, mức độ antoàn của đồng vốn bỏ ra, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lờihiện tại và tương lai… từ đó đưa ra quyết định

- Phân tích TCDN đối với các tổ chức tín dụng: Các nhà đầu tư tín dụng là những người

cho doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất - kinhdoanh Khi cho vay, mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ củadoanh nghiệp Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắnhạn đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp Hay nói cáchkhác là khả năng ứng phó của doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả Đối với các khoảncho vay dài hạn, nhà cung cấp tín dụng dài hạn phải tin chắc khả năng hoàn trả và khảnăng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi lại tuỳ thuộc vào khả năngsinh lời này Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cũng rất quan tâm tới

Trang 11

số vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họtrong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro Do đó, phân tích hoạt độngtài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ củakhách hàng để từ đó đưa ra các quyết định cho vay phù hợp

- Phân tích TCDN đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: các cơ quan quản lýNhà nước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểmsoát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của doanhnghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quyđịnh không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thựchiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng… Đồng thời có cơ sở đểhoạch định các chính sách vĩ mô phù hợp với tình hình chung củadoanh nghiệp

- Phân tích TCDN đối với người lao động: kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp

có tác động trực tiếp đến người lao động, quyết định các khoản thu nhập nhận đượccủa họ Vì vậy giúp người lao động biết được tình hình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp nhằm tạo lòng tin và sự an tâm làm việc

1.1.4 Ý nghĩa, vai trò và nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp

vụ công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như:đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính củaNhà nước, xem xét việc cho vay vốn…

Vai trò:

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, sosánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mụcđích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai

Do đó, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhómngười khác nhau như nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ

nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan chính phủ, người laođộng

Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính ở doanh nghiệp là việc cung cấpnhững thông tin chính xác về mọi mặt tài chính của doanh nghiệp, bao gồm:

Trang 12

- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn cho sản xuấtkinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh và kết quả tàichính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán

- Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hóa của các nhân tố ảnh hưởng đến tìnhhình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp có hiệu quả để khắcphục những điểm yếu kém và khai thác triệt để những năng lực tiềm tàng của doanhnghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.2 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Thông tin ngành kinh tế

Thông tin theo ngành kinh tế là những thông tin mà kết quả hoạt động của doanhnghiệp mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tế liên quanđến thực thể của sản phẩm, tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất có tácđộng đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế,

độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển

1.2.2 Thông tin tài chính doanh nghiệp

Thông tin tài chính doanh nghiệp là những thông tin về chiến lược, sách lượckinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, thông tin về tình hình và kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp, tình hình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn, tình hình và khảnăng thanh toán Nó được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài chính của doanhnghiệp Báo cáo tài chính gồm có: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính

1.2.2.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp dùng để khái quát toàn bộtài sản và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định nào đó Đây là mộtbáo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thờiđiểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản.Bảng CĐKT được lập phải dựa trên nguyên tắc:

- Phù hợp với những tiêu chuẩn đã được quy định, thống nhất về nội dung, kết cấu, thờihạn lập và nộp,…

- Phản ánh được những cân đối tất yếu giữa hai mặt của vốn với nguồn, của thu với chi

và kết quả lỗ - lãi, của công nợ và khả năng thanh toán…

- Thể hiện được tính minh bạch trong các báo cáo tài chính

Bảng CĐKT gồm hai phần: tài sản và nguồn vốn, theo phương trình kế toán:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

- Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểmbáo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, gồm:

Trang 13

+ Tài sản ngắn hạn: phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và cáctài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền… bao gồm: tiền và các khoảntương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn,hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.

+ Tài sản dài hạn: là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanhnghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong nhiều kỳ kinh doanh hoặchơn một năm tài chính Tài sản dài hạn gồm: tài sản cố định, các khoản phải thu dàihạn

- Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thờiđiểm báo cáo, gồm:

+ Nợ phải trả: bao gồm nợ ngắn và dài hạn, phản ánh toàn bộ số phải trả tại thờiđiểm báo cáo

+ Vốn chủ sở hữu: là lượng tiền được cổ đông đóng góp cộng với các khoản phảithu (hoặc trừ đi khoản bị mất) Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn kinh doanh, chênh lệchđánh giá lại tài sản, các quỹ của doanh nghiệp như: Quỹ phát triển, quỹ khen thưởng…Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp.Mỗi phần của bảng đều được phản ánh theo 3 cột: mã số, số đầu năm, số cuối kỳ

Cơ sở dữ liệu để lập bảng là căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, bảng cân đối

kế toán kỳ trước Đọc bảng CĐKT ta có thể nhận định nhanh về quy mô của doanhnghiệp, tính tự chủ về mặt tài chính, cơ cấu sử dụng nguồn vốn,…

1.2.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát tình hình và kếtquả kinh doanh trong một niên độ kế toán, dưới hình thái tiền tệ Nội dung của báo cáokết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi nhưng phải phản ánh được 4 nội dung cơbản là: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp,lãi, lỗ Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phươngthức kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và chỉ ra rằng, các hoạt động kinhdoanh đó đem lại lợi nhuận hay lỗ vốn, đồng thời nó còn phản ánh tình hình sử dụngcác tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh củadoanh nghiệp

Biểu mẫu “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” có ba phần:

Phần I: Lãi, lỗ

Thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tàichính tại doanh nghiệp Bao gồm Doanh thu; Giá vốn hàng bán; Chi phí hoạt động sảnxuất kinh doanh; Lãi (hoặc lỗ)

Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

Trang 14

Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nghĩa vụ đối với nhà nước của doanh nghiệp vàcác khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí hoạt động công đoàn, cáckhoản chi phí và lệ phí.

Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm

1.2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Là báo cáo tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền trong kỳbáo cáo của doanh nghiệp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cơ sở để phân tích khả năngkinh doanh, tình hình ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và nhu cầu tài chính bằngtiền trong kỳ kinh doanh tới

Phương trình cân đối của dòng tiền trong doanh nghiệp:

Tiền tồn đầu kì + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kỳ + Tiền tồn cuối kỳ

Những luồng vào ra của tiền và các khoản coi như tiền được tổng hợp thành banhóm: lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạtđộng tài chính và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư

- Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là các dòng tiền ra và vào trực tiếp liênquan đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi nhận trên bảng thunhập Dòng tiền thu vào chủ yếu là từ hoạt động bán hàng hóa, thành phẩm hoặc cungcấp dịch vụ cho khách hàng Dòng tiền chi ra bao gồm tiền chi trả cho nhà cung cấphàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp, tiền chi trả lương cho người lao động,…

- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: là các dòng tiền ra và vào liên quan đến các nghiệp

vụ tiền tệ với các chủ thể ngoài doanh nghiệp (từ các chủ sở hữu và chủ nợ) tài trợ chodoanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp Dòng tiền vào ghi nhận các hoạtđộng tài chính nhận tiền từ chủ sở hữu và chủ nợ Dòng tiền ra ngược lại

- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Là các dòng tiền ra và vào liên quan đến việc mua vàthanh lý các tài sản sản xuất kinh doanh do công ty sử dụng hoặc đầu tư vào các chứngkhoán của công ty khác Dòng tiền ra phản ánh các khoản đầu tư tiền mặt toàn bộ để

có được các tài sản này Dòng tiền vào chỉ được ghi nhận khi nhận được tiền từ việcthanh lý các tài sản đầu tư trước

1.2.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính

Là tài liệu được sử dụng để giải trình khái quát những chỉ tiêu về tình hình và kếtquả sản xuất kinh doanh trong kỳ, giúp cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh của lãnhđạo doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát việc chấphành các chế độ tài chính kế toán

Thuyết minh báo cáo tài chính gồm những nội dung cơ bản sau: Đặc điểm hoạtđộng của doanh nghiệp, kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Chuẩn mực

kế toán và chế độ kế toán áp dụng Các chính sách kế toán áp dụng Thông tin bổ sungcho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán Thông tin bổ sung cho các

Trang 15

Thu thập dữ liệu Xử lý thông tin Dự đoán và ra quyết định

khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Thông tin bổ sungcho các khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Do vậy, để phân tích tài chính phát huy hiệu quả trong quản lý thì những thôngtin cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích phải được thu thập đầy đủ, thích hợp,phản ánh được độ chính xác, tính trung thực cao Đó chính là yêu cầu của thu thậpthông tin trong phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3 Quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp và các phương pháp

phân tích

1.3.1 Các bước tiến hành phân tích tài chính

Tiến hành phân tích tài chính là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đãghi trong kế hoạch Giai đoạn này thường bao gồm các công việc cụ thể sau:

Sơ đồ 1.1 Các bước tiến hành phân tích tài chính

- Thu thập dữ liệu:

Phân tích hoạt động tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin cókhả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính, hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình

dự đoán, đánh giá, lập kế hoạch Nó bao gồm với những thông tin nội

bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và thôngtin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị… Trong đócác thông tin kế toán là quan trọng nhất, được phản ánh tập trungtrong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là những nguồn thôngtin đặc biệt quan trọng Do vậy, phân tích hoạt động tài chính trênthực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp

- Xử lý thông tin:

Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở góc độ nghiêncứu, ứng dụng khác nhau phục vụ mục tiêu đề ra Xử lý thông tin làquá trình sắp xếp thông tin theo mục tiêu nhất định để tính toán, sosánh, xác định nguyên nhân của kết quả đạt được nhằm phục vụ choquá trình dự đoán và quyết định

- Dự đoán và ra quyết định:

Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điềukiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa racác quyết định hoạt động kinh doanh Đối với chủ doanh nghiệp,phân tích hoạt động tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan

Trang 16

tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển,tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu

1.3.2 Các phương pháp phân tích tài chính

Phương pháp phân tích TCDN bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằmnghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồngdịch chuyển và biến đổi tình hình tài chính và doanh nghiệp, các chỉ tiêu nhằm đánhgiá toàn diện thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp Có rất nhiều phươngpháp phân tích TCDN nhưng trong thực tế các nhà quản trị thường sử dụng cácphương pháp sau:

1.3.2.1 Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đốitrên từng chỉ tiêu của báo cáo tài chính Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãitrong phân tích tài chính để nhận biết được kết quả của việc thực hiện các mục tiêu đã

đề ra, cũng như nhận định xu hướng thay đổi tình hình tài chính

Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể sosánh được của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian, đơn

vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc sosánh Gốc so sánh có thể chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian Kỳ (điểm)được chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích (hoặc điểm phân tích) Các trị số của chỉtiêu tính ra ở từng kỳ tương ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích

Ngoài ra, còn có thể sử dụng các kỹ thuật phân tích của phương pháp so sánhnhư:

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thayđổi về tài chính của DN, thấy được sự cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện phápkhắc phục trong kỳ tới

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch đề ra để thấy được mức độ hoàn thiện chỉtiêu công việc của doanh nghiệp

- So sánh giữa số thực hiện trong kỳ với mức trung bình của ngành để thấy được tìnhhình tài chính của DN đang ở tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với các

DN cùng ngành

- So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệquan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kếtoán-tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều dọc (cùng cột củabáo cáo)

- So sánh chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ vàchiều hướng biến động các kỳ trên báo cáo kế toán tài chính, nó còngọi là phân tích theo chiều ngang (cùng hàng trên báo cáo)

Trang 17

+ Tỉ lệ về khả năng thanh toán: Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng cáckhoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

+ Tỉ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu này phảnánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính

+ Tỉ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc

sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp

+ Tỉ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

1.3.2.3 Phương pháp cân đối

Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn tạimối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng Phương pháp cân đối thường kếthợp với phương pháp so sánh để giúp người phân tích có được đánh giá toàn diện vềtình hình tài chính Phương pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tổng sốtài sản và tổng số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loạitài sản trong doanh nghiệp Do đó sự cân bằng về lượng dẫn đến sự cân bằng về sứcbiến động về lượng giữa các yếu tố và quá trình kinh doanh

1.3.2.4 Phương pháp loại trừ

Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởngcủa từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, bằng cách khi xác địnhmức độ ảnh hưởng của nhân tố này, thì loại trừ ảnh hưởng của cácnhân tố khác

Trong thực tế phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích kinh tế dưới 2dạng là: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch

- Phương pháp thay thế liên hoàn:

Là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế lần lượt

và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉtiêu khi nhân tố đó thay đổi Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị sốcủa chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnhhưởng của nhân tố đó

Trang 18

- Phương pháp số chênh lệch:

Phương pháp số chênh lệch thực chất là phương pháp rút gọn của phương phápthay thế liên hoàn Do vậy, nó cũng đòi hỏi những điều kiện và cũng có những ưuđiểm, hạn chế như thay thế liên hoàn

Theo phương pháp này, mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó đối với chỉ tiêutổng hợp được xác định bằng số chênh lệch của nhân tố đó nhân với các nhân tố khácđược cố định trong khi lập tích số

1.3.2.5 Phương pháp Dupont

Phương pháp phân tích tài chính Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tíchkhả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyềnthống Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối

kế toán để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính qua đó giúp phát hiện ranhững nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định Đây là

kỹ thuật mà các nhà quản lý nội bộ doanh nghiệp thường sử dụng để xác định các yếu

tố tạo nên điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, từ đó có cái nhìn cụ thểhơn, sâu sắc hơn trong việc ra quyết định

Bản chất của của phương pháp này là tách một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thànhtích của một chuỗi các tỷ số có quan hệ mật thiết với nhau Điều này cho phép phântích tác động của từng chỉ tiêu thành phần đến chỉ tiêu tổng hợp, từ đó ra quyết địnhphù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp Cụ thể, mô hình Dupont thực hiệnviệc tách các tỷ số ROA, ROE thành các bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tácđộng của từng bộ phận lên kết quả sau cùng

Tóm lại, phương pháp phân tích Dupont là một công cụ đơn giản nhưng vô cùnghiệu quả, cho phép nhà phân tích có thể nhìn khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ bảncủa doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn Điều này có ý nghĩa lớn đốivới quản trị DN thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tácđộng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản

lý của doanh nghiệp

1.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính

1.4.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Phân tích bảng cân đối kế toán hay chính là phân tích tình hình tài sản và nguồnvốn là hoạt động xem xét, đánh giá sự thay đổi của mỗi chỉ tiêu giữa đầu kỳ so vớicuối kỳ, đầu năm so với cuối năm, năm này so với năm khác để xác định cơ cấu vàtình hình tài sản, nguồn vốn Quá trình này đòi hỏi nhà phân tích cần phải phân tíchmối quan hệ giữa các khoản mục của bảng CĐKT dựa trên quan điểm luân chuyểnvốn trong doanh nghiệp

Trang 19

Tỷ suất đầu tư vào TSNH

=

1-= Tài sản ngắn hạnTổng tài sản

Tỷ suất đầu tư vào TSDH

= Tài sản dài hạnTổng tài sản

Việc đầu tên khi phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn của công ty là phải tínhđược chênh lệch tương đối cũng như tuyệt đối của mỗi chỉ tiêu trong bảng CĐKT.Công thức được sử dụng như sau:

Chênh lệch tương đối= Giá trị tài sản(NV) năm n – Giá trị sản(NV) năm n-1Chênh lệch tuyệt đối=

Tiếp theo, cần phân tích một số chỉ tiêu tỷ trọng tài sản, nguồn vốn như:

Căn cứ vào số liệu của bảng cân đối kế toán chúng ta phân tích khái quát sự biếnđộng về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp như sau:

Cơ cấu và tình hình biến động tài sản:

Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản hàng năm của doanh nghiệp giúpcho doanh nghiệp thấy được mức độ đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất, kinh doanh

Cơ cấu tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Tỷ suất đầu tư vào TSNH và TSDH :

Hai tỷ suất này phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ rathì có bao nhiêu đồng được dùng để hình thành nên TSDH và TSNH

Cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn:

Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm so sánh cơ cấu nguồn vốn đầu năm và cuốinăm với tổng nguồn vốn, đánh giá mức độ huy động các nguồn vốn đảm bảo cho sảnxuất kinh doanh, tìm ra những giải pháp để tháo gỡ những khó khăn mà doanh nghiệpphải đối mặt Cơ cấu nguồn vốn gồm hai mục chính là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Hệ số cơ cấu nguồn vốn:

Trang 20

Hệ số nợ =

Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốncủa doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần trăm đượchình thành bằng nguồn nợ vay

Hệ số VCSH =

Hệ số này phản ánh VCSH chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn củadoanh nghiệp hay là mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanhcủa mình Hệ số này càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều VCSH, tính độclập về mặt tài chính cao, doanh nghiệp ít bị ràng buộc hay chịu sức ép từ nợ vay, tuynhiên nếu sử dụng quá nhiều VCSH thì khó khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận VCSH.Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của mỗi doanh nghiệp sẽ có nhữngđòi hỏi về tỉ trọng của từng chỉ tiêu tài sản và nguồn là khác nhau Do đó nhà phân tíchphải đặt các chỉ tiêu này trong mối quan hệ so sánh với mức trung bình ngành để thấyđược tình trạng và vị trí của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh Đây là cơ sở

để đưa ra nhận xét, tiến hành tìm hiểu và giải thích nguyên nhân, từ đó xây dựng cácphương án quản lý phù hợp

1.4.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, người sử dụng thông tin có thểkiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong kỳ, so sánhvới kỳ trước và với DN khác để nhận biết khái quát hoạt động sản xuất kinh doanhtrong kỳ và dự đoán xu hướng vận động trong tương lai

Xem xét sự biến động của các khoản mục chính và xác định tỷ trọng trên doanhthu thuần để đánh giá mức độ biến động của các khoản chi phí

có hiệu quả và ngược lại

Tỉ lệ CPQL trên DTT = x 100(%)

Chỉ tiêu này cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thuần thì DN phải chi baonhiêu chi phí QLDN Tỷ lệ chi phí QLDN trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏhiệu quả quản lý càng cao và ngược lại

Trang 21

1.4.3 Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp

Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là bảng tài trợ Nógiúp các nhà quản lý xác định rõ các nguồn cung ứng vốn và mục đích sử dụng cácnguồn vốn

Trong phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét sựthay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong mộtthời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán

Để lập được bảng này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi của các khoản mục trênbảng CĐKT từ đầu kỳ đến cuối kỳ Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở hai cột tạo vốn

và sử dụng vốn theo nguyên tắc:

Tạo vốn: Giảm tài sản hoặc tăng vốn

Sử dụng vốn: Tăng tài sản hoặc giảm vốn

Việc thiết lập bảng kê tạo và sử dụng vốn là cơ sở để tiến hành phân tích tìnhhình tăng giảm nguồn vốn, sử dụng vốn, chỉ ra những trọng điểm đầu tư vốn và nhữngnguồn chủ yếu được hình thành để tài trợ cho những đầu tư đó Từ đó có giải phápkhai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

1.4.4 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho nhà đầu tư biết thông tin về cáckhoản tiền mặt mà doanh nghiệp đã nhận được và chi ra trong năm tài chính, thông tin

cụ thể về các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp Thấy được sự tác động của các hoạt động của doanh nghiệp lêntiềm lực tài chính của chính nó

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn cho chúng ta biết:

+ Doanh nghiệp có tạo ra đủ lượng tiền mặt để tài trợ cho hoạt động thường kỳcủa nó không?

+ Lượng tiền mặt mà doanh nghiệp tạo ra có đủ để trả các khoản nợ khi chúngđến hạn hay không?

+ Doanh nghiệp hiện tại có cần thêm nguồn đầu tư nào không?

+ Doanh nghiệp có đủ tiểm lực tài chính để theo đuổi các cơ hội kinh doanhkhông?

Phân tích Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ được tiến hành bằng việc so sánh lượnglưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động cả về số tuyệt đối và tương đối để xác định

sự biến động, mức độ ảnh hưởng của tiền thu vào và chi ra ảnh hưởng đến lưu chuyểntiền thuần trong kỳ của từng hoạt động dựa vào công thức:

LCT thuần = LCT thuần từ + LCT thuần từ + LCT thuần từ

trong kỳ HĐKD HĐĐT HĐTC

Trang 22

Người phân tích cần xác định và so sánh giữa kỳ này với kỳ trước về tỷ trọng lưuchuyển tiền thuần của từng hoạt động trong tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ đểnghiên cứu và đánh giá tình hình lưu chuyển tiền trong mối liên hệ giữa các hoạt động.

1.4.5 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

1.4.5.1 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Một doanh nghiệp được đánh giá là có tình hình tài chính lành mạnh trước hếtphải được thể hiện ở khả năng chi trả, thanh toán các khoản nợ Nhóm chỉ tiêu về khảnăng thanh toán (KNTT) phản ánh mối quan hệ giữa các khoản có khả năng thanh toántrong kì với các khoản thanh toán trong kì, bao gồm:

- Khả năng thanh toán ngắn hạn: Phản ánh việc công ty có thể đáp ứng nghĩa

vụ trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hay không

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn,các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dàihạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác

Chỉ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện tỉ lệ tài sản ngắn hạn hiện thờicủa công ty có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán cho cáckhoản vay ngắn hạn khi đến hạn trả nợ, đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánhgiá năng lực tài chính của công ty Tỷ số này cao thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắnhạn tốt

- Khả năng thanh toán nhanh: Phản ánh việc công ty có thể thanh toán được

các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất

Khả năng thanh toán nhanh = Chỉ số này tương tự như thanh toán ngắn hạn, nếu chỉ số cao thể hiện khả năngthanh toán nhanh của công ty tốt, tuy nhiên nếu quá cao sẽ lại mang ý nghĩa như mộtbiểu hiện xấu khi đánh giá về khả năng sinh lời

- Khả năng thanh toán tức thời: Phản ánh việc công ty có thể đáp ứng nghĩa

vụ trả các khoản nợ tức thời bằng tiền mặt và các khoản tương đương tiền hay không.Khả năng thanh toán tức thời =

Trong đó, tiền bao gồm: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển Các khoản tương

đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn (dưới 3 tháng) có thể chuyển đổi thành tiềnbất kỳ lúc nào như: chứng khoán ngắn hạn, thương phiếu, nợ phải thu ngắn hạn và cáckhoản đầu tư ngắn hạn khác

Trang 23

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời >1 thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn củadoanh nghiệp đang trong tình trạng tốt Tuy nhiên, hệ số này quá cao sẽ không tốt vìkhi đó doanh nghiệp có thể tồn trữ tiền mặt quá nhiều, gây ứ đọng vốn.

- Khả năng thanh toán lãi vay: Phản ánh mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng

trả lãi của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán lãi vay =

Trong đó, lãi vay phải trả là khoản chi phí sử dụng vốn nợ vay mà doanh nghiệp

phải trả cho nhà cung cấp vốn và nguồn trả nợ là từ lợi nhuận trước lãi vay và thuế.Chỉ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp, đồng thờiphản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ Chỉ số này càng cao phản ánhcông ty làm ăn càng hiệu quả, mức sinh lời của đồng vốn cao đủ để đảm bảo thanhtoán lãi vay đúng hạn và ngược lại

1.4.5.2 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường một đồng tài sản tham gia vào quátrình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Hệ số này càng lớn thìcàng chứng tỏ công ty sử dụng tài sản trong quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao vàngược lại

- Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn:

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển TSNH hay số vòng quay của TSLĐthực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm)

Hiệu suất sử dụng TSNH =

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu,qua đó có thể đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Chỉ tiêuhiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao càng tốt, nó chứng tỏhiệu quả sử dụng TSNH trong việc sản xuất kinh doanh để đem về doanh thu thuầncho doanh nghiệp là càng cao

- Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn:

Hiệu suất sử dụng TSDH =

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thuthuần, qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty

- Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho là số lần hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ

Số vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức:

Số vòng quay hàng tồn kho =

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giánăng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm Khi phân tích cần lưu ýrằng lượng hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh riêng nên không

Trang 24

thể cứng nhắc luôn cho rằng doanh nghiệp có mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn khocao là biểu hiện xấu.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàngnhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi rohơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm Tuy nhiên, hệ

số này quá cao cũng không tốt vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong khothấp gây nguy cơ sẽ không đáp ứng đủ khi nhu cầu thị trường tăng đột ngột Vì vậy, hệ

số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứngđược nhu cầu khách hàng

Thời gian quay vòng hàng tồn kho =

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho, là nghịchđảo của chỉ tiêu vòng quay HTK, do đó chỉ tiêu này nhỏ là tốt vì số vốn vật tư hànghóa luân chuyển nhanh, không bị ứ đọng vốn và ngược lại

- Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu:

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thuthành tiền mặt và được xác định theo công thức:

Số vòng quay các khoản phải thu =

Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ củadoanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặtcao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trongviệc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì

số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày cànggiảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu độngtrong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm chonguồn vốn lưu động này

Thời gian quay = Thời gian quay + Thời gian thu - Thời gian trả

vòng tiềnvòng HTKtiền trung bình nợ trung bình

Trong đó: Thời gian trả nợ trung bình =

(Hệ số trả nợ = )

Thời gian quay vòng tiền càng cao, thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càngkhan hiếm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động khác như đầu tư

1.4.5.3 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ

Các chỉ tiêu nợ phản ánh mức độ vay nợ hay là tính ưu tiên đối với việc khai thác

nợ vay để tài trợ cho các tài sản của công ty

- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Trang 25

Hệ số nợ trên vốn CSH là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty Nó chobiết về tỷ lệ giữa hai nguồn vốn cơ bản là nợ và vốn CSH mà doanh nghiệp sử dụng đểchi trả cho hoạt động của mình.

Hệ số nợ trên vốn CSH =

Hệ số này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty sẽ ứng với bao nhiêuđồng nợ phải trả Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1 thì tài sản của doanh nghiệpđược tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp đượctài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cũng phụ thuộc nhiều vào ngành, lĩnh vực mà công

ty hoạt động Đồng thời hệ số nợ trên vốn CSH cũng giúp các nhà đầu tư có một cáinhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thếnào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động tài chính

1.4.5.4 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Để đánh giá chính xác khả năng sinh lời của doanh nghiệp cần đặt lợi nhuậntrong mối quan hệ với doanh thu, tài sản và số vốn sử dụng trong kỳ Ta có các chỉ tiêuđược sử dụng để phân tích khả năng sinh lời:

- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): Là một chỉ tiêu tài chính đặc trưng

dùng để theo dõi tình hình sinh lợi Nó phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng vàdoanh thu của doanh nghiệp

- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Là một chỉ tiêu tài chính dùng để

đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản, cho biết hiệu quả quản lý và sử dụngtài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp

ROA =

Trang 26

Tỷ suất này phản ánh cứ một đồng tài sản trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận trước và sau thuế Tỷ suất này càng cao càng cho thấy doanh nghiệp đang sửdụng tài sản có hiệu quả.

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản còn được phân tích thông qua mô hìnhDupont Mục đích của mô hình Dupont là phân tích khả năng sinh lời của một đồng tàisản mà doanh nghiệp sử dụng dưới sự ảnh hưởng cụ thể của những bộ phận tài sản,doanh thu nào Thông qua đó, các nhà quản trị có thể đưa ra quyết định nhằm đạt đượckhả năng lợi nhuận cao

ROA =

Hay ROA = Tỷ suất sinh lời trên DT x Hiệu suất sử dụng tổng TS

Để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sửdụng thì cần có những biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của doanh thu và sự vậnđộng của tài sản Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến mức tăng của vốn CSH bởi hiệusuất sử dụng tổng tài sản và sức sinh lời của doanh thu thuần là hai nhân tố không phảilúc nào cũng tăng ổn định

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Là một chỉ tiêu tài chính đo

lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của doanh nghiệp

ROE =

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữucủa công ty sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệuquả sử dụng vốn của CSH tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư Ngược lại, nếu chỉtiêu này nhỏ thì hiệu quả kinh doanh thấp và có thể gặp khó khăn trong việc thu hútvốn

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của vốn CSH ta có thểbiến đổi chỉ tiêu ROE theo mô hình Dupont như sau:

ROE =

Muốn nâng cao khả năng sinh lời của vốn CSH khi nghiên cứu mô hình Dupont thì :+ Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm Từ đó tăng lợinhuận của doanh nghiệp

+ Tăng hiệu suất sử dụng tài sản

+ Điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn CSH cho phù hợp với năng lực hoạt động

- Tỷ suất sinh lời trên tiền vay:

Tỷ suất sinh lời trên tiền vay =

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích thì một đồng tiền vay tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn vay càng cao

1.4.6 Phân tích việc sử dụng đòn bẩy

Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợphải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chínhcủa doanh nghiệp Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh

Trang 27

nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn

tỷ trọng của vốn chủ sở hữu

Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sauthuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sựgia tăng đó Sự thành công hay thất bại này tuỳ thuộc vào sự khônngoan hay khờ dại khi lựa chọn cơ cấu tài chính Khả năng gia tănglợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩytài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng

Như vậy, độ lớn của đòn bẩy tài chính được xem như là tỷ lệ thayđổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phát sinh do

sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay, được xác định bằngcông thức:

DFL =

Do vậy, DFL được tính bằng công thức:

DFL =

Trong đó:

EBIT: Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay

I: Lãi vay phải trả hàng năm

t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp

1.5.1 Nhân tố khách quan

Là những nhân tố do bên ngoài tác động ảnh hưởng đến chấtlượng phân tích tài chính doanh nghiệp Ví dụ như hệ thống các chỉtiêu trung bình ngành, môi trường kinh tế, vốn nhân lực…

- Chỉ tiêu trung bình ngành

Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích.Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp làcao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứngcủa doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinhdoanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành

Trang 28

Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhàquản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánhgiá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

- Môi trường văn hóa xã hội

Trình độ văn hóa ảnh hưởng đến khả năng đào tạo cũng nhưchất lượng chuyên môn và khả năng tiếp thu kiến thức cần thiết củađội ngũ lao động, phong cách, lối sống, phong tục tập quán, tâm lý

xã hội…nó ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm của các doanh nghiệp

- Môi trường kinh tế

Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định củanền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giáhối đoái tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến phân tích tàichính doanh nghiệp Để đảm bảo thành công của hoạt động doanhnghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi,phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp,các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tậndụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đedọa

- Môi trường ngành

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành ảnhhưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp,ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ Ngoài ra, khả năng gia nhậpmới của doanh nghiệp với sản phẩm thay thế cũng là nhân tố trongmôi trường ngành ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp

1.5.2 Nhân tố chủ quan

Là những nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động trực tiếp đếnchất lượng phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Điển hình lànhân tố chất lượng thông tin sử dụng và trình độ cán bộ phân tích

- Chất lượng thông tin sử dụng

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phântích tài chính, bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, khôngphù hợp thì kết quả mà phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức,không có ý nghĩa gì Vì vậy, có thể nói thông tin sử dụng trong phântích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính

Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanhnghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt

Trang 29

động của doanh nghiệp, người phân tích có thể thấy được tình hìnhtài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướngphát triển trong tương lai.

- Trình độ cán bộ phân tích

Có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lýthông tin đó như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính cóchất lượng cao lại là điều không đơn giản Nó phụ thuộc rất nhiềuvào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích Từ các thông tin thuthập được, các cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lậpcác bảng biểu Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lậpmối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện,hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính củadoanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhândẫn đến điểm yếu trên

- Lao động tiền lương

Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó thamgia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệmcủa người lao động tác động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn cáckhâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến năngsuất, chất lượng sản phẩm, tác động đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm

- Môi trường văn hóa trong doanh nghiệp

Môi trường văn hóa doanh nghiệp xác lập và tạo thành sắc tháiriêng của từng doanh nghiệp Đó là bầu không khí, là tình cảm, sựgiao lưu,mối quan hệ, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác phốihợp trong thực hiện công việc

Kết luận chương 1

Chương 1 của khóa luận đã đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề về tài chính doanhnghiệp, các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp cũng như các chỉ tiêu đánhgiá khả năng thanh toán, khả năng quản lý nợ, khả năng sinh lời,… Dựa trên những cơ

sở lý thuyết khóa luận sẽ đi sâu phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đầu

tư và xây dựng Thành Nam

Trang 31

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH NAM

2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng

Thành Nam

Vài nét về công ty

- Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam

- Tên tiếng anh: THANH NAM CONSTRUCTION AND INVESTMENTJOINT STOCK COMPANY

- Tên công ty viết tắt: COTANA.,JSC

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam ( Cotana ) được thành lập ngày

1 tháng 6 năm 1993 Với đội ngũ cán bộ chuyên môn và công nhân lành nghề, giàukinh nghiệm, Công ty đã sớm nhận được sự tín nhiệm của các chủ đầu tư và nhà thầucông trình trong cả nước

Sau hơn 20 năm ( 1993 - 2014) xây dựng và phát triển, Cotana hiện nay đóng vai trò làcông ty mẹ trong Cotana Group – hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Con gồm 20công ty thành viên và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Nhằm chủ động tronghoạt động xây lắp cũng như đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng,Cotana đã thiết lập khu sản xuất vật liệu xây dựng tại Ngọc Liệp - Quốc Oai – Hà Nội;nhà máy kính an toàn và cửa nhựa nhãn hiệu TSG tại Tiên Sơn – Bắc Ninh… Những

cơ sở sản xuất này giúp Công ty luôn đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu về kỹ thuật, chấtlượng vật liệu xây dựng và dịch vụ của khách hàng

- Tầm nhìn: Xây dựng Cotana trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, hoạt động có hiệuquả, tăng trưởng bền vững của Việt Nam Với slogan “ Niềm tin cho ngôi nhà Việt ”

- Triết lý: Đặt lợi ích của người lao động lên hàng đầu, con người là nguồn tài sản vôgiá, là sức mạnh của Cotana.Đoàn kết trong công việc, tính kỷ luật cao là giá trị cốtlõi, là truyền thống văn hóa của Cotana Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm cao, dịch

Trang 32

Chủ tịch hội đồngquản trị

Đội xây lắp

Phòng kĩ thuật thi côngPhòng kinh tế thị trường

Phòng quản lý xây lắpPhòng hành chính nhân sự

Phó tổng giám đốc phụ trách kinh tếPhó tổng giám đốc phụ trách xây lắpPhó tổng giám đốc phụ trách kĩ thuật

Phòng kế hoạchPhòng tài chính – kếtoán

Đội sản xuất

vụ chuyên nghiệp và lợi nhuận là một trong những yêu cầu của sự tồn tại và phát triển

Cùng với đó thì trách nhiệm với xã hội là một trong những mục tiêu hàng đầu của

Cotana

- Nguyên tắc định hướng:Đào tạo nguồn nhân lực, không ngừng cải tiến và đổi

mới.Khách hàng là đối tượng phục vụ quan trọng nhất Đồng thời, quan hệ hợp tác

rộng rãi trên tất cả mọi lĩnh vực

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản

Trang 33

quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty.Bên cạnh đó,chủ tịch hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát giám đốc điều hành vàcác cán bộ quản lý khác.

- Tổng giám đốc:

Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạtđộng hàng ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghịquyết, quyết định của chủ tịch công ty, phù hợp với điều lệ công ty;chịu trách nhiệm trước chủ tịch công ty, chủ sở hữu và trước phápluật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao

- Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt đại hội đồng cổ đông giámsát, đánh giá công tác điều hành, quản lý của hội đồng quản trị vàtổng giám đốc theo đúng các quy định trong điều lệ công ty, cácnghị quyết, quyết định của đại hội đồng cổ đông

- Phòng hành chính nhân sự:

Là bộ phận thực hiện các công tác tổ chức, nhân sự, hành chính,pháp chế, truyền thông và quan hệ công chúng (PR) của Công ty.Phòng hành chính - nhân sự thực hiên các nhiệm vụ tổng hợp vềhành chính, văn thư, tiếp nhận, phân loại và lưu trữ văn bản đi vàđến, tham mưu cho ban giám đốc xử lý các văn bản hành chínhnhanh chóng, kịp thời; cấp phát văn phòng phẩm cho các phòng bantrong công ty; quản lý con dấu, chữ ký theo quy định; cấp giấy côngtác, giấy giới thiệu, sao lưu các văn bản do công ty ban hành và vănbản của cấp trên theo quy định của ban giám đốc

Ngoài ra phòng hành chính - nhân sự còn chịu trách nhiệm tổchức tuyển dụng nhân viên theo nhu cầu của công ty tuân theo quyđịnh pháp luật; tiến hành kiểm tra, nhận xét và đánh giá năng lực

Ngày đăng: 03/03/2015, 21:25

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w