1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tại công ty cổ phần xây dựng hacisco

33 2,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 344 KB

Nội dung

Các doanh nghiệp đang ngày càng khẳng định vị trí của mình, đóng một vai trò ngày càng to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế.. Môi trường đầu tư kinh doanh hiện nay c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Chuyên nghành : Tài chính – Ngân Hàng

Trang 2

MỤC LỤC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA

CÔNG TY HACISCO 6

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần HACISCO 6

1.1.1 Khái quát về Công ty cổ phần HACISCO 6

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 6

1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty CP HACISCO 7

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 8

1.3.1 Đại hội đồng cổ đông: 8

1.3.2 Hội đồng quản trị: 8

1.3.3 Ban kiểm soát: 8

1.3.4 Ban giám đốc: 8

1.3.5 Phòng kế hoạch- kỹ thuật: 8

1.3.6 Phòng tài chính- kế toán: 8

1.3.7 Phòng tổ chức- hành chính: 9

THỰC TRẠNG HOAT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP HACISCO 10

1.4 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty CP HACISCO 10

1.5 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP HACISCO 11

1.5.1 Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty CP HACISCO 11

1.5.2 Mô tả quy trình thi công cụ thể tại phòng kỹ thuật 12

1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP HACISCO năm 2011 và 2012 14 1.6.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2011 và 2012 của công ty CP HACISCO 14

1.6.2 Tình hình sản xuất tài sản – nguồn vốn năm 2012 và 2011 của công ty CP HACISCO 17

1.7 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của Công ty CP HACISCO 21

1.7.1 Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn 21

1.7.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán 23

1.7.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản 24

1.7.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 25

1.8 Tình hình lao động tại Công ty CP HACISCO 27

1.8.1 Cơ cấu lao động và thu nhập 27

1.8.2 Công tác đào tạo và các chính sách phúc lợi 27

1.8.3 Định hướng phát triển nhân sự 28

NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 29

1.9 Môi trường kinh doanh 29

1.9.1 Thuận lợi 29

Trang 3

1.9.2 Khó khăn 29

1.10 Những ưu điểm, tồn tại của công ty và biện pháp khắc phục 30

1.10.1 Ưu điểm: 30

1.10.2 Tồn tại: 30

1.11 Biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 30

1.12 Định hướng phát triển của Công ty CP HACISCO 31

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

GTGT Giá trị gia tăng

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 – 2012 14

Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán 17

Bảng 2.3 Các chỉ tiêu về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty 21

Bảng 2.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty 23

Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn của công ty 24

Bảng 2.6 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của công ty 25

Bảng 2.7 Trình độ lao động 27

Bảng 2.8 Thu nhập bình quân 27

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường các nhà đầu tư, doanh nghiệp đóng góp một vai trò rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Các doanh nghiệp đang ngày càng khẳng định vị trí của mình, đóng một vai trò ngày càng to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh

tế Gia nhập WTO mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, khi mối quan hệ giao thương giờ đây được mở rộng không chỉ trong nước, mà còn là các thị trường lớn của các nước trên thế giới Môi trường đầu tư kinh doanh hiện nay của Việt Nam đang được cải thiện dần, tạo ra nhiều thuận lợi hơn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước.Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải đối diện với những khó khăn thách thức là cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp, các đơn vị cạnh tranh cùng tham gia hoạt động như công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài với phong cách làm việc chuyên nghiệp và nguồn lực tài chính mạnh Vì vậy, để đạt được vị thế vững chắc trên thị trường và tối đa hóa lợi nhuận của mình, các doanh nghiệp phải phát huy hết tiềm năng, tận dụng tối đa nguồn lực của chính mình

Với mong muốn được tìm hiểu công việc kinh doanh thực tế bằng những kiến thức

đã được học trong trường em đã tham gia thực tập tại Công ty cổ phần HACISCO Trong khoảng thời gian thực tập ở công ty em đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích phục vụ rất tốt cho quá trình làm việc sau này khi ra trường Trên cơ sở đó em đã tổng hợp và viết nên bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này Báo cáo của em bao gồm 3 phần chính:

Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần HACISCO.

Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần HACISCO.

Phần 3: Nhận xét và kết luận.

Trang 6

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY HACISCO

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần HACISCO

1.1.1 Khái quát về Công ty cổ phần HACISCO

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần HACISCO

Tên giao dịch quốc tế: HACISCO JOINT STOCK COMPANY

Tên gọi tắt là: HACISCO

Số cổ phần được quyền chào bán: 0+Vốn pháp định: 6.000.000.000 VND

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần HACISCO tiền thân là một đội xây dựng của Bưu điện Hà Nội với tên gọi là Đội công trình, được giao nhiệm vụ lắp đặt cáp viễn thong, sửa chữa và vận hành máy móc thông tin trực thuộc Bưu điện Hà Nội

Năm 1979 Đội công trình được đổi tên thành Công ty Xây dựng Bưu Điện Hà Nội Sau khi được đổi tên, Công ty bắt đầu thực hiện them chức năng xây dựng và từng bước phát triển chuyên môn trong lĩnh vực xây lắp bưu chính viễn thông

Ngày 18 tháng 12 năm 1996, Công ty Xây lắp Bưu Điện Hà Nội chính thức thành lập theo quyết định số 4351/QĐ-TCCB của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam thay thế cho Công ty Xây dựng Bưu Điện Hà Nội

Năm 2000, Công ty Xây lắp Bưu Điện Hà Nội đã được cổ phần hóa và chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu Điện Hà Nội kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2000 theo quyết định số 950/QĐ-TCBĐ ngày 13/10/2000 của Tổng cục Bưu điện

Trang 7

Năm 2011 Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu Điện Hà Nội được đổi tên thành Công ty Cổ phần HACISCO kể từ ngày 1/9/2011 theo Quyết định số 209/QĐ-HAS ngày 1/9/2011 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty và Nghị quyết của Đại hội cổ đông ngày 10/5/2011.HACISCO là Công ty đầu tiên thuộc khối xây lắp của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam được cổ phần hóa Là một trong những đơn vị thi công xây lắp có quy mô hoạt động lớn trong ngành bưu chính viễn thông, thời gian qua HACISCO đã giành được tín nhiệm của các đơn vị trong và ngoài ngành, đặc biệt là từ sau khi chuyển đổi sở hữu Từ phạm vi hoạt động và phạm vi khách hàng chủ yếu tại khu vực Hà Nội, đến nay HACISCO

đã vươn ra cung cấp dịch vụ cho các đơn vị tại các tỉnh, thành phố của cả nước Nhiều công trình được các Chủ đầu tư đánh giá rất cao nhờ vào chất lượng, thời gian thi công và phương thức phục vụ khách hàng

1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty CP HACISCO

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty CP HACISCO

(Nguồn: Phòng hành chính)

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban giám đốcBan kiểm soát

Các phòng ban chức

năng

Phòng

kế hoạch

kỹ thuật

Phòng tài chính

kế toán

Phòng

tổ chức hành chính

Trang 8

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

1.3.1 Đại hội đồng cổ đông:

Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, với các nghĩa vụ như: Quyết định loại, số lượng cổ phần được chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty… Đại hội đồng

cổ đông họp thường niên và bất thường ít nhất một năm một lần

1.3.2 Hội đồng quản trị:

Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quản quản lý mọi hoạt động của công ty Nhiệm

vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị trước Đại hội đồng cổ đông là: Trình báo quyết toán tài chính hàng năm, đưa ra các kiến nghị… Hội đồng quản trị họp thường kỳ 1 quý 1 lần, trường hợp đặc biệt có thể họp phiên bất thường

1.3.3 Ban kiểm soát:

Do các cổ đông bầu ra thông qua Đại hội cổ đông có trách nhiện trước cổ đông và pháp luật về việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty và việc chấp hành điều lệ Công ty cũng như nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông trong quá trình sản xuất kinh doanh

1.3.4 Ban giám đốc:

Tổng giám đốc: Là người đại diện pháp lý của Công ty là người điều hành hoạt động

hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền

và nghĩa vụ được giao, là người chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ với Nhà Nước

Phó tổng giám đốc: Giúp tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực của Công ty theo

sự phân công của tổng giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty và pháp luật về những công việc được giao Phó tổng giám đốc Công ty do tổng giám đốc Công

ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật

1.3.5 Phòng kế hoạch- kỹ thuật:

Khai thác công trình, làm hồ sơ dự thầu công trình Tổng hợp tình hình kinh doanh của công tác sản xuất kinh doanh của toàn bộ Công ty Giám sát kỹ thuật thi công các công trình, chịu trách nhiệm trước công ty về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ công trình Quản lý các hợp đồng xây lắp và các hoạt động kinh doanh, theo dõi thị trường và lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn cho Công ty

1.3.6 Phòng tài chính- kế toán:

Là bộ phận trợ giúp Ban giám đốc trong việc quản lý tài chính của Công ty Phòng trực tiếp tiếp nhận thông tin tài chính liên quan đến các công trình và toàn bộ hoạt động của doanh

Trang 9

nghiệp rồi xử lý và tổng hợp thành các báo cáo tài chính làm cơ sở để Ban giám đốc quản lý

và điều hành doanh nghiệp

1.3.7 Phòng tổ chức- hành chính:

Thực hiện các hoạt động liên quan đến tổ chức và quản lý nhân sự, điều động nguồn lực cho các công trình

Trang 10

THỰC TRẠNG HOAT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP HACISCO

1.4 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty CP HACISCO

Công ty hoạt động với nhiều ngành nghề như:

Xây dựng công trình công ích

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng

Phá dỡ

Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi phần mềm

Bán buôn kim loại và quặng kim loại

Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ

Hoạt động thiết kế chuyên dụng: Trang trí nội thất

Lắp đặt hệ thống điện

Hoàn thiện công trình xây dựng

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại

Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan

Trong đó, ngành kinh doanh chính là: Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng

Chi tiết:

+ Xây dựng công trình công nghiệp: Các nhà máy lọc dầu, xưởng hóa chất

+ Xây dựng công trình cửa như: Đường thủy, bến cảng và các công trình trên song, các cảng du lịch, cửa cống…, đập và đê

+ Xây dựng đường hầm

+ Các công việc xây dựng khác không phải nhà như: Các công trình thể thao ngoài trời

Trang 11

1.5 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP HACISCO

1.5.1 Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty CP

HACISCO

Sơ đồ 2.2 Quy trình hoạt động kinh doanh chung

(Nguồn: Phòng hành chính)

- Bước 1: Tìm kiếm thông tin

Phòng dự án trực tiếp lên kế hoạch tìm kiếm thông tin về các dự án sắp được triển khai Tiếp xúc gặp gỡ với các nhà chủ đầu tư tạo mối quan hệ Đưa ra các phương án lự chọn cho

dự án, lập kế hoạch chi tiết để Tổng giám đốc quyết định Chuẩn bị hồ sơ của công ty để tham gia đấu thầu

- Bước 2: Đấu thầu và ký kết hợp đồng

Sau khi gửi hồ sơ đấu thầu tới chủ đầu tư, công ty tiến hành tham gia đấu thầu Sau khi trúng thầu thì phòng phát triển dự án của công ty soạn thảo hợp đồng kèm theo dự trù về kinh phí với bên chủ đầu tư Tổng giám đốc xem xét và phê duyệt hợp đồng, sau đó tiến hành ký kết

- Bước 3: Lên kế hoạch thực hiện

Để một dự án có thể hoạt động tốt thì cần phải có bản kế hoạch thực hiện chi tiết cụ thể Phòng phát triển dự án cùng với phòng kỹ thuật bàn bạc để đưa ra lịch trình thi công cụ thể Phân chia theo từng giai đoạn, và phân bổ nguồn lực sao cho hợp lý

- Bước 4: Thực hiện thi công

Tìm kiếm

thông tin

Đấu thầu và

ký kết hợp đồng

Lên kế hoạch thực hiện

Thực hiện thi công

Nghiệm thu

và bàn giaoThanh lý

hợp đồng

Trang 12

Khi đã có kế hoạch thực hiện và phân bổ nguồn lực, sau đó các đội thi công tiến hành thi công Trong từng giai đoạn thi công ty luôn kiểm tra chất lượng, tiến độ giải quyết những thắc mắc của khách hàng

- Bước 5: Nghiệm thu và bàn giao

Trong từng giai đoạn thi công luôn có nhân viên đi nghiệm thu chất lượng của công trình, nhằm đảm bảo dự án có chất lượng tốt nhất Bên cạnh việc nghiệm thu chất lượng công trình còn nghiệm thu cả nguyên vật liệu đầu vào, sau khi hoàn thành sẽ tiến hành nghiệm thu toàn bộ dự án đã đạt chất lượng và đảm bảo đúng theo yêu cầu của chủ đầu tư thì Công ty sẽ bàn giao dự án cho bên chủ đầu tư Trong giai đoạn này tất cả các biên bản nghiệm thu hay biên bản bàn giao sẽ được giữ lại làm căn cứ sau này

- Bước 6: Thanh lý hợp đồng

Đây là bước cuối cùng trong 1 chu trình làm việc chung của Công ty Sau khi kết thúc

dự án, thường sẽ có khoảng thời gian từ 2 - 3 năm để thực hiện công tác bảo trì bảo dưỡng Sau đó công ty sẽ tiến hành thanh lý toàn bộ hợp đồng để thu phần tiền còn lại của dự án

1.5.2 Mô tả quy trình thi công cụ thể tại phòng kỹ thuật

Sơ đồ 2.3 Quy trình chung của quá trình xây dựng công trình

(Nguồn: Phòng kỹ thuật)

- Bước 1: Xây dựng phần móng

Với lĩnh vực xây dựng chủ yếu của Công ty là công trình dân dụng và công nghiệp do

đó phần nền móng được đánh giá rất quan trọng Phần xây dựng nền móng thường được thi công trong khoảng 30 - 60 ngày, tùy vào quy mô, hay đặc điểm địa hình của dự án

- Bước 2: Thi công phần ngầm

Các công trình có quy mô lớn thường mới sử dụng neo đất để đảm bảo độ vững chắc cho công trình của mình Phần ngầm này thường là phần dưới mặt đất, khi mà ta đã kết thức giai đoạn làm móng Những công trình thường thấy sẽ xây dựng phần ngầm thành tầng hầm

để tiết kiệm tối đa chi phí và tận dụng không gian

- Bước 3:Xây dựng phần thân

Sau khi hoàn thành phần nền móng cơ bản với phần ngầm, tiếp theo sẽ là xây dựng phần thân, bao gồm các công đoạn xây tường bao quanh, đổ bê tông tạo cột, đổ bê tông sàn Tùy vào mỗi dự án mà số lượng thi công phần thân sẽ khác nhau, hoặc vào bản thiết kế thì mỗi công trình sẽ có chút thay đổi

- Bước 4: Hoàn thiện và lắp đặt thiết bị

Xây dựng

phần móng

Thi công phần ngầm

Xây dựng phần thân

Hoàn thiện

và lắp đặt thiết bị

Trang 13

Phần xây thô cho công trình đã xong, Công ty tiến hành công tác hoàn thiện Bao gồm các công việc chát, sơn… luôn đảm bảo chất lượng của công trình đúng theo bản vẽ và theo yêu cầu của chủ đầu tư Trong quá trình hoàn thiện sẽ kèm cả công tác lắp đặt thiết bị, công việc lắp đặt thiết bị sẽ do một bên đơn vị thứ 3 làm việc Sau khi hoàn thành sẽ có những biên bản nghiệm thu công trình do tư vấn nghiệm thu, làm đầy đủ các thủ tục cần thiết thì công trình sẽ được bàn giao lại cho chủ đầu tư.

Trang 14

1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP HACISCO năm 2011 và 2012

1.6.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2011 và 2012 của công ty

(%)

Doanh thu 127.893.884.35

4 57.741.663.749 70.152.220.605 121,49Giảm trừ doanh thu - - - -

Doanh thu thuần 127.893.884.35

Lợi nhuận thuần 2.016.084.876 (9.080.598.307) 11.096.683.183 (122,21)

Thu nhập khác 5.617.206.216 24.638.897.021 (19.021.690.805

) (77,21)Chi phí khác 1.127.008.347 11.123.681.423 (9.996.673.076) (89,86)

Lợi nhuận khác 4.490.197.869 13.515.215.598 (9.025.017.729) (66,77) Lợi nhuận trước thuế 6.506.282.745 4.434.617.291 2.017.665.454 (46,71)

Trang 15

lãnh đạo Công ty cũng như chính sách kinh doanh của Công ty phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay đã giúp Công ty có nhiều sự biến đổi theo chiều hướng tốt ở năm 2012 Cụ thể như sau:

Về doanh thu:

+ Doanh thu năm 2012 tăng 70.152.220.605 VND, tương ứng 121,49% so với năm

2011 Do đặc điểm của ngành xây dựng là thi công các công trình kéo dài trong thời gian dài, nhiều dự án lớn có thể mất vài năm để hoàn thành Trong năm 2012, nhiều hoạt động thiết kế, xây lắp các công trình nhỏ đã hoàn tất, các công trình lớn cũng đã hoàn thành và bàn giao lại cho các chủ đầu tư Đặc biệt là dự án xây lắp tuyến cáp quang từ trạm Bảo Lộc đến trạm Biên Hòa và hoàn trả giao thông thuộc công trình: Tuyến cáp quang Phan Rang – Đà lạt – Buôn

Ma Thuột và Đà Lạt – Biên Hòa đã hoàn thành vào khoảng giữa năm 2012 với chất lượng được đánh giá tốt đã giúp cho Công ty thu về hơn 20 tỷ đồng

+ Giảm trừ doanh thu: Trong cả hai năm 2011 và 2012 các khoản giảm trừ doanh thu đều bằng không Có được điều này là do trong cả hai năm Công ty đã hoàn thành các công trình với chất lượng tốt, không có ý kiến phản hồi tiêu cực về công trình cũng như không có những khoản bồi thường về chất lượng công trình

+ Doanh thu tài chính: Năm 2012 giảm 1.537.872.693 VND, tương ứng 32,06% so với năm 2011 Nguyên nhân sụt giảm doanh thu tài chính bắt nguồn từ việc sụt giảm khoản thu nhập từ chênh lệch tỷ giá do mua bán ngoại tệ Ngoài ra, Công ty sử dụng nguồn tiền hiện

có để phục vụ cho các hoạt động xây dựng, dẫn đến khoản tiền lãi thu nhập từ các hoạt động cho vay và gửi ngân hàng giảm xuống Bên cạnh đó khoản lãi từ đầu tư tài chính như trái phiếu, tín phiếu, thu nhập về mua bán chứng khoán ngắn hạn cũng giảm

Về chi phí:

+ Giá vốn hàng bán: Năm 2012 là 122.106.513.302 VND, tăng 68.585.009.551 VND, tương ứng 128,14% so với năm 2011 Năm 2012 là một năm kinh tế khó khăn đối với tất cả các ngành Lạm phát tăng làm cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng theo Bên cạnh

đó, trong năm 2012 Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng, dự án lớn, dẫn đến số lượng nguyên vật liệu đầu vào được mua nhiều hơn Đây là nguyên nhân chính làm cho giá vốn hàng bán năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 Vì vậy, Công ty cần phải chú trọng nhiều về giá cả đầu vào, ngoài ra Công ty cần phải tìm thêm các nguồn nhập nguyên vật liệu đầu vào mới để đảm bảo số lượng, chất lượng nguyên vật liệu cũng như hạ chi phí ở mức tối thiểu.+ Chi phí tài chính: Năm 2012 là -217.107.476 VND, giảm 5.272.113.138 VND, tương đương 104.29% so với năm 2011 Đây là mức giảm khá lớn, nguyên nhân là các khoản vay của Công ty giảm mạnh dẫn tới chi phí lãi vay giảm xuống, bên cạnh đó, việc trả cổ tức đúng

Trang 16

ty không phải chịu những khoản lỗ từ việc bán ngoại tệ, mua bán chứng khoán hay các khoản phải trả chiết khấu thanh toán cho người mua.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2012 là 7.246.472.810 VND giảm 5.794.837.444 VND tương ứng 44,43% so với năm 2011 là do nền kinh tế hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, có nhiều biến động khó lường vì vậy, Công ty đã sử dụng chính sách thắt chặt chi tiêu Việc cắt giảm chi phí liên quan đến hoạt động quản lý là một phần của chính sách này, thể hiện rõ ở việc giảm xuống khá lớn của khoản mục phải trả người lao động

+ Chi phí khác: Chi phí khác năm 2012 là 1.127.008.347 VND, giảm 9.996.673.076 VND tương ứng 89,96% so với năm 2011 Nguyên nhân chính là do trong năm 2012, Công

ty không có hoạt động chuyển nhượng tài sản dẫn tới chi phí chuyển nhượng giảm cũng như không phải trả chi phí liên quan đến đất bị thu hồi Bên cạnh đó, Công ty cũng không phải chịu khoản tiền phạt do chậm nộp thuế GTGT

Về lợi nhuận:

+ Lợi nhuận khác: Lợi nhuận khác là khoản chêch lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác Năm 2012, lợi nhuận khác là 4.490.197.869 VND, giảm 9.025.017.729 VND, tương ứng 66,77% so với năm 2011 Mặc dù trong năm 2012, Công ty đã thanh lý nhiều máy móc thiết bị không còn đủ tiêu chuẩn sử dụng, mang về khoản doanh thu từ thanh lý TSCĐ nhưng các hoạt động như cho thuê tài sản, khoản thu chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết hầu như không có dẫn tới việc lợi nhuận khác bị sụt giảm

+ Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế năm 2012 là 4.953.117.595 VND, tăng 4.436.251.750 VND, tương ứng 858,29% so với năm 2011 Lợi nhuận sau thuế năm 2012 đã tăng vọt so với năm 2011, nguyên nhân chính là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty đã tăng mạnh so với năm 2011 Bên cạnh đó nhiều khoản nợ đã được thu hồi góp phần làm giảm chi phí quản lý của doanh nghiệp Mặc dù lợi nhuận khác của Công ty giảm nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận sau thuế của Công ty

Nhận xét:

Qua phân tích trên ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2012 so với năm 2011 đã có những chuyển biến rất tốt, nhiều hợp đồng được kí kết hơn, chất lượng công trình cũng được đảm bảo Điều này thể hiện rằng chính sách phát triển của ban lãnh đạo Công

ty rất đúng đắn Hy vọng rằng trong những năm tới ban lãnh đạo Công ty vẫn sẽ đưa ra được những chiến lược phát triển tốt hơn, đem lại những bước phát triển vượt bậc cho Công ty

Ngày đăng: 07/06/2014, 09:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP HACISCO - báo cáo thực tập tại công ty cổ phần xây dựng hacisco
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP HACISCO (Trang 7)
Sơ đồ 2.2. Quy trình hoạt động kinh doanh chung - báo cáo thực tập tại công ty cổ phần xây dựng hacisco
Sơ đồ 2.2. Quy trình hoạt động kinh doanh chung (Trang 11)
Bảng 2.1Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 – 2012 - báo cáo thực tập tại công ty cổ phần xây dựng hacisco
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 – 2012 (Trang 14)
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán - báo cáo thực tập tại công ty cổ phần xây dựng hacisco
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán (Trang 17)
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty - báo cáo thực tập tại công ty cổ phần xây dựng hacisco
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty (Trang 23)
Bảng 2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn của công ty - báo cáo thực tập tại công ty cổ phần xây dựng hacisco
Bảng 2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn của công ty (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w