LỜI KẾTQua quá trình học tập chuyên ngành Kế toán tại khoa Kinh tế - Quản lí trườngĐại học Thăng Long và thời gian thực tập tại Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ, cùngvới sự giúp đỡ của các p
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Tường Minh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hải Yến
Mã sinh viên : A17872
Chuyên ngành : Kế toán
HÀ NỘI - 2013
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA CHI NHÁNH THƯƠNG MẠI ĐỒNG HỶ 1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ 2
1.1.1 Tên và địa chỉ doanh nghiệp 2
1.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng của doanh nghiệp 2
1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ 2
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 2
1.3.1 Ban giám đốc 2
1.3.2 Phòng nghiệp vụ SXKD 2
1.3.3 Phòng tổ chức hành chính 2
1.3.4 Phòng kế toán tài chính 2
PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2
CỦA CHI NHÁNH THƯƠNG MẠI ĐỒNG HỶ 2
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ 2
2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh 2
2.2.1 Mô tả hoạt động kinh doanh chung của công ty 2
2.2.2 Mô tả công tác hạch toán kế toán tại phòng kế toán tài chính 2
2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ năm 2010 và năm 2011 2
2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2010 và năm 2011 của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ 2
2.3.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2010 và 2011 của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ 2
2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ 2
2.4.1 Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn 2
2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán 2
2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản 2
2.4.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 2
2.5 Tình hình lao động tại Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ 2
PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 2
3.1 Môi trường kình doanh 2
Trang 33.1.1 Thuận lợi 2
3.1.2 Khó khăn 2
3.2 Những ưu điểm, tồn tại của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ và biện pháp khắc phục 2
3.2.1 Ưu điểm 2
3.2.2 Tồn tại 2
3.3 Biện pháp khắc phục 2
3.4 Định hướng phát triển của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ 2
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Trang
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh 2
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh chung 2
Sơ đồ 2.2: Quy trình hạch toán thuế GTGT 2
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh 2
Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán 2
Bảng 2.3 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ 2
Bảng 2.4 Khả năng thanh toán của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ 2
Bảng 2.5 Hiệu suất sử dụng tài sản của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ 2
Bảng 2.6 Đánh giá khả năng sinh lời tại Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ 2
Bảng 2.7 Tình hình lao động tại Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ 2
Bảng 2.8 Thống kê thu nhập của người lao động 2
tại Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ 2
Trang 5PHỤ LỤC
1 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ
2 Cân đối kế toán năm 2011 của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp
dù bán hay mua về tất cả đều là để tiêu thụ trên hiện trường Nhờ giai đoạn tiêu thụdoanh nghiệp mới bù đắp được các chi phí bỏ ra và thực hiện mục tiêu cuối cùng là tối
đa hóa lợi nhuận Do đó công tác tiêu thụ hàng hóa là một khâu rất quan trọng quyếtđịnh đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua,thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và các thành phần kinh tế
đã được bình đẳng với nhau trong quá trình phát triển và đã tạo ra sự cạnh tranh Cạnhtranh vừa là thách thức vừa là cơ hội để các doanh nghiệp tự đổi mới và tăng hiệu quảkinh doanh Để có thể đứng vững, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chấtlượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã và mở rộng thị trường Vì vậy để làm được điều nàythì cần quan tâm đặc biệt đến hàng hóa và công tác tiêu thụ hàng hóa
Trong thời gian được thực tập tại Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ, em đã đượchọc nhiều điều bổ ích thực tế, rút ra những bài học cho bản thân Từ những điều đượctìm hiểu và tiếp thu trong thời gian thực tập em đã viết bản báo cáo này Bản báo cáogồm 3 phần:
Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ.
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ
Phần 3: Nhận xét và kết luận.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo thực tập của em khôngtránh khỏi những thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô
và sự góp ý của các bạn để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn
Em xin chân trọng cảm ơn thầy giáo Nguyễn Tường Minh cùng các thầy cô trongkhoa Kinh tế - Quản lí trường đại học Thăng Long, ban giám đốc cùng các cán bộcông nhân viên trong phòng tài chính kế toán và các phòng ban của Chi nhánh thươngmại Đồng Hỷ đã hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập này
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2013
Sinh viên thực hiện Nguyễn Hải Yến
Trang 7LỜI KẾT
Qua quá trình học tập chuyên ngành Kế toán tại khoa Kinh tế - Quản lí trườngĐại học Thăng Long và thời gian thực tập tại Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ, cùngvới sự giúp đỡ của các phòng ban của Chi nhánh, em đã hiểu rõ hơn những kiến thức
về kế toán, với những kiến thức em đã được học tại trường đã giúp em thấy được sựcần thiết và tầm quan trọng của công tác kế toán Mặt khác, với trình độ hiểu biết của bản thân về công tác kế toán còn hạn chế nênnhững nội dung nghiên cứu và các biện pháp khắc phục đưa ra không tránh khỏinhững sai sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo, các côchú trong phòng kế toán để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn
Em xin trân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng của Chinhánh thương mại Đồng Hỷ, cùng với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trongkhoa Kinh tế - Quản lí đã giúp đỡ em hoàn thiện báo cáo thực tập này
Ngày 04 tháng 04 năm 2013
Sinh viênNguyễn Hải Yến
Trang 8PHẦN 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA CHI NHÁNH THƯƠNG MẠI ĐỒNG HỶ 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ
1.1.1 Tên và địa chỉ doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ
- Địa chỉ: Tổ 20 – Thị trấn Chùa Hang – Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên
1.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng của doanh nghiệp
- Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Thái Nguyên (trước đây là Công tythương nghiệp II Thái Nguyên) được thành lập theo quyết định số 99/QĐ ngày 01tháng 07 năm 1992 của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên)
- Ngày 04 tháng 12 năm 1992 UBND tỉnh Bắc Thái có quyết định số 642/UB-QĐthành lập doanh nghiệp Nhà nước có tên Công ty thương nghiệp II Bắc Thái
- Thực hiện nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ II của BCH Trung ương VII vớinội dung "Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành Công ty cổphần" Ngày 20 tháng 1 năm 2004 UBND tỉnh Thái Nguyên có quyết định số 161/QĐ-
UB về việc sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước của Công ty thương nghiệp IIThái Nguyên thành Công ty cổ phần
- Ngày 04 tháng 6 năm 2004 Công ty tiến hành đại hội cổ đông sáng lập Công ty
cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên và cũng chính từ đây Chi nhánh thươngmại Đồng Hỷ trực thuộc Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Thái Nguyên ra đời
và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 07 năm 2004
- Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ là một đơn vị thành viên của Công ty cổ phầnphát triển thương mại Thái Nguyên có trụ sở hoạt động riêng, có con dấu riêng, được
mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, được vay vốn qua Công ty, kinh doanh một sốmặt hàng do Công ty quản lý, ngoài ra được chủ động kinh doanh một số mặt hàngkhác trong phạm vi giấy phép kinh doanh của đơn vị Chi nhánh thực hiện SXKD theo
kế hoạch được giao và các định mức của Công ty, tự chịu trách nhiệm về hoạt độngSXKD và quản lý tài sản tiền vốn tại đơn vị, tự chịu trách nhiệm về thực hiện chínhsách và pháp luật
Trang 91.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ
Bộ máy tổ chức quản lý của Chi nhánh có cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến,chức năng Người thủ trưởng được sự giúp sức của các phòng chức năng, các phòngchức năng nghiên cứu, đề xuất, khi được thủ trưởng thông qua được chuyển từ trênxuống dưới
1.3.2 Phòng nghiệp vụ SXKD
Phòng có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong Chi nhánh định hướng hoạt
động sản xuất kinh doanh trong ngắn, trung và dài hạn Lập kế hoạch SXKD cho Chinhánh, lập các hợp đồng kinh tế giúp lãnh đạo Chi nhánh chỉ đạo đôn đốc và tổ chứcthực hiện nhiệm vụ SXKD theo đúng pháp luật, đạt hiệu quả kinh tế cao Sau đây lànhững nhiệm vụ chính của phòng
- Công tác xây dựng kế hoạch:
Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ là một đơn vị thành viên của Công ty Cổ phầnPhát triển Thương mại Thái Nguyên, vì vậy việc xây dựng kế hoạch tại Chi nhánh căn
cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được giao của năm trước, vào giữa quý
IV của năm thực hiện Chi nhánh sẽ xây dựng kế hoạch cho năm sau và trình Công ty
cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên Công ty sẽ căn cứ vào khả năng thực hiện
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh
Trang 10kế hoạch của Chi nhánh và căn cứ vào nhiệm vụ của Công ty do Đại hội cổ đông đề ra
để giao kế hoạch cụ thể cho Chi nhánh
- Các kế hoạch cần lập:
+ Kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận
+ Kế hoạch về nhân sự, tiền lương
+ Kế hoạch về vốn vay
+ Kế hoạch về mạng lưới kinh doanh
+ Kế hoạch về đầu tư, mua sắm, xây dựng TSCĐ…
- Các căn cứ để xây dựng kế hoạch:
+ Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch trong năm
+ Căn cứ vào những biến động về cung- cầu trên thị trường
+ Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Đầu năm 2011 nền kinh tế nước ta nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng có dấuhiệu phục hồi Nhưng sang đến quý 4 năm 2011 thị trường diễn biến phức tạp đã vàđang diễn ra những bất ổn như giá cả và lạm phát tăng cao, để ổn định nền kinh tếchính phủ đã có NQ số 11/NQCP, trong đó xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu làtập chung cho công tác chống lạm phát tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ,thận trọng, giảm đầu tư công, kiềm chế và giảm tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng.Lãi suất ngân hàng tăng cao Chính vì thế Chi nhánh sẽ phải chủ động hơn về nguồnvốn kinh doanh do đó kế hoạch về vốn vay cần phải thay đổi cho phù hợp với chủtrương của Nhà nước
- Lập hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế được lập trên mối quan hệ trao đổi, mua bán hàng hóa vì vậyphòng nghiệp vụ SXKD có nhiệm vụ tìm hiểu, soạn thảo và nghiên cứu kỹ các điềukhoản trong hợp đồng, tư vấn cho ban giám đốc trước khi đi đến ký kết các hợp đồngnhằm đem lại hiệu quả SXKD tối đa cho doanh nghiệp
1.3.3 Phòng tổ chức hành chính
- Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và
bố trí nhân sự phù hợp, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các chính sách với cán bộcông nhân viên Vì Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc nên mọi quyết định về tuyểndụng nhân sự hay chấm dứt hợp động lao động cũng như các chế độ hưu trí, thai sản…đều do Công ty quyết định và giải quyết dựa trên đề nghị của Chi nhánh
- Chịu trách nhiệm chuyển giao các quyết định công văn các thủ tục hành chính vàquản lý sử dụng con dấu của Chi nhánh
- Chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh
- Làm tốt công tác đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ của đơn vị, để thấy rõnhững mặt mạnh, yếu điểm để chủ động trong công tác bồi dưỡng đào tạo Gắn lợi ích
Trang 11trước mắt và lâu dài Quan tâm đánh giá tổng kết những mặt mạnh, những hạn chế của
mô hình tổ chức và quản lý hiện nay, để có chính sách điều chỉnh hợp lý cho kỳ tiếptheo
1.3.4 Phòng kế toán tài chính
Phòng có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Chi nhánh theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước, lập kế hoạch về sửdụng các nguồn lực về tiền vốn Giúp giám đốc thanh tra, giám sát và quản lý cácnguồn vốn theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, lập báo cáo tàichính phân tích hoạt động kinh doanh từ đó tham mưu cho ban lãnh đạo nhữngphương pháp điều hành về quản lý kinh doanh Chi nhánh có hiệu quả
Trang 12PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CHI NHÁNH THƯƠNG MẠI ĐỒNG HỶ 2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ
Chi nhánh kinh doanh những ngành nghề sau:
- Kinh doanh bán buôn, bán lẻ các mặt hàng chủ yếu là xăng dầu, vật liệu xâydựng, xi măng sắt thép
- Kinh doanh bán buôn, bán lẻ thực phẩm công nghệ
- Kinh doanh bán buôn, bán lẻ trang thiết bị nội thất văn phòng và gia đình
- Kinh doanh quần áo, bánh kẹo, tạp hóa, tạp phẩm…
Trong đó, xăng dầu, vật liệu xây dựng, thực phẩm công nghệ, trang thiết bị nộithất văn phòng là những mặt hàng được xác định là mặt hàng chủ lực mang lại nhiềudoanh thu cho đơn vị
2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh.
2.2.1 Mô tả hoạt động kinh doanh chung của công ty
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh chung
Mô tả cụ thể quy trình:
Bước 1: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng và kí hợp đồng với khách hàng.
Chi nhánh tìm kiếm khách hàng, kí kết các hợp đồng với khách hàng tiềm năng
là yếu tố hết sức quan trọng và cũng là một trong những vấn đề nan giải đối với tất cảcác doanh nghiệp Phòng nghiệp vụ SXKD của Chi nhánh có nhiệm vụ tìm hiểu cáckhách hàng tiềm năng Công việc tìm hiểu khách hàng tiềm năng phải được thực hiệnbất cứ nơi nào trong mọi tình huống giao tiếp thông qua internet, báo chí, tham gia các
sự kiện cho rằng khách hàng tiềm năng có mặt, tranh thủ các mối quan hệ… Quy trìnhtìm kiếm và kí hợp đồng với khách hàng luôn được Chi nhánh chú trọng và quan tâm.Quy trình này thể hiện được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong Chi nhánh
Đặt hàng hóanhà cung cấp
Quyết toán hợpđồng và thu tiền
Kí kết hợpđồng
Làm thủ tục kê khai hàng hóa
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ sản xuất kinh doanh)
Trang 13và chất lượng sản phẩm, dịch vụ luôn được Chi nhánh quan tâm hàng đầu Giữ được
uy tín, lòng tin với khách hàng chính là mục tiêu mà Chi nhánh luôn nỗ lực hướng tới
Bước 2: Đặt hàng hóa nhà cung cấp.
Đây là một bước quan trọng để vừa có thể tìm được hàng hóa đạt chất lượng tốt,vừa giữ được uy tín với khách hàng Tùy theo từng yêu cầu khách hàng, Chi nhánh lựachọn nhà cung cấp với giá cả phù hợp, chất lượng hàng hóa ổn định nhất nhằm đápứng nhu cầu của khách hàng, tăng doanh thu, giảm chi phí đến mức tối đa Liên lạc vớinhà cung cấp về giá cả, đặt hàng và chất lượng hàng hóa theo quy trình đã được đưa
ra Giải quyết các vấn đề liên quan với nhà cung cấp Quản lý hàng hóa mua vào, hợptác với các bộ phận liên quan để đảm bảo kế hoạch đặt hàng và sản xuất đúng tiến độ.Thực hiện các công việc liên quan khác Chi nhánh thường xuyên quản lý tất cả cácđơn đặt hàng của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp Đơn mua hàng sẽ tuân theo mộtquy trình phê duyệt, xác nhận được định nghĩa an toàn bảo mật Khi có yêu cầu muahàng từ nhà cung cấp, người yêu cầu nhập hàng sẽ lập trước một đơn hàng, sau đóngười có quyền quyết định nhập hàng sẽ hoàn tất quá trình bằng cách xác nhận, phêduyệt đơn hàng đó trước khi chuyển thành phiếu nhập kho để nhập hàng về kho
Bước 3: Vận chuyển hàng hóa và làm thủ tục kê khai hàng hóa.
Khi tiến hành việc xuất kho sản phẩm giao cho khách hàng, nhân viên bán hàng
sẽ dựa vào bản hợp đồng đã kí kết giữa Chi nhánh và khách hàng để xuất đủ số lượngcũng như mẫu mã phù hợp, đồng thời làm giấy xuất kho cho số lượng sản phẩm trên
và gửi phiếu xuất qua phòng kế toán Nhân viên vận chuyển chuyển hàng hóa lên xe
để giao đến địa điểm nhận hàng của khách hàng sau khi cho khách hàng kiểm tra chấtlượng, số lượng sản phẩm Khi có thông báo nhận hàng của khách hàng, nhân viên bánhàng sẽ nhận tiền thanh toán theo các điều khoản trong hợp đồng đã kí kết, đồng thờigửi hóa đơn thanh toán cho phòng kế toán
Bước 4: Giao hàng và nhận tiền thanh toán của khách hàng
Khi tiến hành việc xuất kho sản phẩm giao cho khách hàng, nhân viên bán hàng
sẽ dựa vào bản hợp đồng đã kí kết giữa Chi nhánh với khách hàng để xuất đủ số lượngcũng như mẫu mã phù hợp, đồng thời làm giấy xuất kho cho số lượng sản phẩm trên
và gửi phiếu xuất qua phòng kế toán Nhân viên vận chuyển chuyển hàng hóa lên xe
để giao đến địa điểm nhận hàng của khách hàng sau khi cho khách hàng kiểm tra chấtlượng, số lượng sản phẩm Khi có thông báo nhận hàng của khách hàng, nhân viên bánhàng sẽ nhận tiền thanh toán theo các điều khoản trong hợp đồng đã kí kết đồng thờigửi hóa đơn thanh toán cho phòng kế toán
Trang 142.2.2 Mô tả công tác hạch toán thuế GTGT tại phòng kế toán tài chính
Quy trình thực hiện công việc:
Sơ đồ 2.2: Quy trình hạch toán thuế GTGT
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Bước 1: Thu thập chứng từ đầu vào, đầu ra
Vai trò của nhân viên kế toán thuế đặc biệt quan trọng, có trách nhiệm trực tiếplàm việc cơ quan thuế khi có phát sinh, kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kêthuế đầu vào, đầu ra của từng cơ sở Kiểm tra hóa đơn đầu vào đánh số thứ tự để dễtruy tìm, phát hiện loại hóa đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan.Hàng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của Chi nhánh Kiểm tra báo cáo tình hình sửdụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế
Bước 2: Lập bảng kê mua vào, bán ra và tờ khai Thuế GTGT
Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT theo thời gian, thứ
tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng Kiểm tra đối chiếu biên bản trả, nhận hàng
để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh Cập nhật kịp thời cácthông tin về Luật thuế, soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của Luật thuế có liênquan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh để cơ sở biết thực hiện Lập kếhoạch thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách Yêu cầu chấp hànhnguyên tắc bảo mật Cập nhật thep dõi việc giao nhận hoá đơn (mở sổ giao và kýnhận) Theo dõi tình hình giao nhận hoá đơn các đơn vị cơ sở Hàng tháng, quý, năm,báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ Cập nhật và lập giấy báo công nợ các đơn
vị cơ sở
Bước 3: Khấu trừ thuế
Kế toán kê khai các loại thuế GTGT đầu vào, đầu ra Số thuế giá trị gia tăng đầuvào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng Số thuế giá trị gia tăng đầu rabằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trịgia tăng Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuếgiá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
Thu thập chứng từđầu vào, đầu ra
Trang 15Bước 4: Lập báo cáo thuế
Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn Chi nhánh, phânloại theo thuế suất, lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn Chi nhánh theo
tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọngngân sách, hoàn thuế của Chi nhánh, cùng phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu sốliệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán Lập hồ sơ ưu đãi đối với
dự án đầu tư mới, đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh.Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc độtxuất (nhóm thuế suất, đơn vị cơ sở) Quyền hạn đối với nhân viên kế toán thuế: đề xuấthướng xử lý các trường hợp hóa đơn cần điều chỉnh, hoặc thanh huỷ theo quy định củaLuật thuế hiện hành Nhận xét đánh giá khi có chênh lệch số liệu giữa báo cáo thuế vàquyết toán
2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ năm 2010
và năm 2011
2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2010 và năm 2011 của Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ
Trang 16Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: đồng
Tuyệt đối Tương đối
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Trang 17- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2011, doanh thu là
36.594.057.184 đồng, tăng 6.084.791.600 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng19,94% so với năm 2010 Sự tăng lên này là sản lượng hàng hóa bán ra tăng, đồng thờităng việc cung ứng dịch vụ do Chi nhánh mở rộng quy mô kinh doanh các quầy bán lẻtrong khu vực huyện Đồng Hỷ, đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại quầy trung tâm.Thêm vào đó, doanh thu từ kinh doanh xăng dầu chiếm phần lớn nguồn thu do sự điềuchỉnh tăng giá xăng dầu 2 lần vào đầu năm với tổng biên độ giá tăng so với 2 lần giảmgiá vào cuối năm là: xăng 4.500, dầu Diezen 5.650, dầu hỏa 5.100 Ngoài mặt hàngxăng dầu, Chi nhánh còn có nguồn thu lớn từ kinh doanh vật liệu xây dựng như ximăng, sắt thép Đầu tháng 2 năm 2011, giá các mặt hàng xi măng tăng 60.000đồng/tấn Doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010 cũng cho thấy sự quản lý cáchoạt động kinh doanh của Chi nhánh khá tốt, làm tăng khả năng thanh toán và quayvòng vốn
- Giảm trừ doanh thu: Do Chi nhánh không thực hiện chính sách chiết khấu
thương mại và sản phẩm hàng hóa của Chi nhánh không gặp phải các sai sót hay hàngkém phẩm chất nên các khoản giảm trừ doanh thu của Chi nhánh trong 2 năm 2010 và
2011 bằng 0 Điều này chứng tỏ việc quản lý hàng hóa của Chi nhánh tốt dần qua cácnăm
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu thuần năm
2011 là 36.594.057.184 đồng, tăng 6.084.791.600 đồng so với năm 2010, tương ứngtăng 19,94% so với năm 2010
- Giá vốn hàng bán: Năm 2011, giá vốn hàng bán của Chi nhánh là
35.346.254.529 đồng, tăng 6.092.281.150 đồng so với năm 2010 Như vậy so với năm
2010, giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 20,83% Tốc độ tăng này cao hơn tốc độ tăngcủa doanh thu Điều này là do giá nguyên liệu đầu vào như xăng, điện, nước… tăng sẽkéo theo giá hàng hoá, dịch vụ khác bán ra trên thị trường cũng tăng giá Mặc dù nềnkinh tế nước ta trong giai đoạn khó khăn, các mặt hàng vật liệu xây dựng bị tồn khotương đối lớn, tình hình tiêu thụ bị giảm sút nhưng các mặt hàng kinh doanh thế mạnhcủa Chi nhánh là xăng dầu, xi măng, sắt thép cũng được điều chỉnh tăng với biên độtương đối lớn nên giá vốn hàng bán cũng bị ảnh hưởng không nhỏ Điều đó cho thấyChi nhánh chưa quản lí tốt yếu tố giá vốn hàng bán Bởi vậy, Chi nhánh cần có nhữngbiện pháp nhằm làm giảm bớt tốc độ tăng của giá vốn hàng bán trong kì
- Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ: Lợi nhuận gộp bán hàng và
cung cấp dịch vụ của Chi nhánh năm 2011 là 1.247.802.655 đồng, năm 2010 là1.255.292.210 đồng Năm 2011, lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng7.489.549 đồng, tương ứng là 0,6%
Trang 18- Doanh thu từ hoạt động tài chính: Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2011
là 24.237.483 đồng, năm 2010 là 23.575.120 đồng Như vậy, doanh thu từ hoạt độngtài chính năm 2011 tăng 662.363 đồng, tương ứng là tăng 2,81% so với năm 2010 Dođặc thù Chi nhánh kinh doanh thương mại nội địa nên không bị ảnh hưởng bởi chênhlệch tỷ giá hối đoái Năm 2011, doanh thu từ hoạt động tài chính chủ yếu đến từ lãitiền gửi ngân hàng và chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ
vì vậy mà đã làm tăng doanh thu từ hoạt động tài chính của Chi nhánh
- Chi phí tài chính: Với Chi nhánh công ty, chi phí tài chính 100% là chi phí lãi
vay, Chi nhánh không có hoạt động đầu tư tài chính trong lĩnh vực chứng khoán, nênkhông phát sinh các khoản chi phí nào trong lĩnh vực này Năm 2011, chi phí tài chính
là 369.558.600 đồng, năm 2010 là 380.214.500 đồng Tuy nhiên, năm 2011 vay ngânhàng tăng 900 triệu đồng, vay dài hạn không đổi nhưng chi phí lãi vay giảm, lí do bởilãi suất năm 2011 giảm từ 19% xuống còn 16% Thêm vào đó, Chi nhánh không cókhoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng Đây là khoản tiền người bán giảm trừcho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.Tuy nhiên, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên việc thanh toán của kháchhàng cũng chậm trễ hơn, biểu hiện rõ nhất ở khoản phải thu năm 2011 tăng1.213.977.211 đồng so với năm 2010
- Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng năm 2011 là 605.725.903 đồng, giảm
4.905.597 đồng so với năm 2010, tương ứng là 0,8% Do năm 2011 kinh doanh gặp rấtnhiều khó khăn, Chi nhánh buộc phải cắt giảm một số khoản không thực sự quan trọngliên quan đến chi phí bán hàng Việc cắt giảm này giúp hạn chế đến mức tối đa các chiphí bỏ ra, tránh bị thua lỗ cho Chi nhánh
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2011, chi phí quản lý doanh nghiệp của
Chi nhánh là 260.571.400 đồng, năm 2010 là 265.246.500 đồng, giảm 4.675.100 đồng,tương ứng giảm 1,76% Nguyên nhân tương tự chi phí bán hàng, năm 2011, Chi nhánh
đã hạn chế một số loại chi phí liên quan đến quản lí doanh nghiệp để giảm bớt gánhnặng chi phí cho Chi nhánh
- Các khoản chi phí khác, thu nhập khác, lợi nhuận khác có giá trị bằng 0.
Trong năm 2011, Chi nhánh không có các tài sản thanh lý, nhượng bán, không có cáckhoản chênh lệch hàng hoá, tài sản, vật tư đem đi góp vốn liên doanh,…
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
năm 2011 đạt 36.184.235 đồng tăng so với năm 2010 là 13.409.411, tương ứng tăng58,88% có được là do lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính cótrừ đi chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: Năm 2011, Chi nhánh hoạt động kinh
doanh tốt, lợi nhuận trước thuế tăng 58,88% so với năm 2010, dẫn tới việc thuế thu
Trang 19nhập doanh nghiệp phải nộp cũng tăng tương ứng từ 5.693.706 đồng năm 2010 lên9.046.058,75 đồng năm 2011, tương ứng 58,88%.
- Lợi nhuận sau thuế: Năm 2011, lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh là
27.138.176,25 đồng, năm 2010 là 17.081.118 đồng Như vậy lợi nhuận sau thuế củaChi nhánh năm 2011 tăng tương đối lớn so với năm 2010 là 17.081.118 đồng, tươngứng tăng 58,88% Tuy nhiên, mức lãi này rất nhỏ trong doanh thu, bởi vậy cần phải
xem xét lại khả năng quản lí chi phí của Chi nhánh.
Nhận xét:
Qua số liệu bản báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và những phântích trên, ta có thể khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh như sau:Doanh thu Chi nhánh năm 2011 có tăng hơn so với năm 2010 Vào thời điểm năm
2011, tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2011 tiếp tục gặp khó khăn là yếu
tố gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong cảnước nói chung và Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ nói riêng đang phải đối mặt vớinhiều khó khăn như lãi suất ngân hàng còn cao, khó tiếp cận vốn vay, chi phí cácnguyên vật liệu đầu vào tăng làm tăng giá thành sản phẩm, giảm năng lực cạnh tranh
và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để Chi nhánh vượt qua khó khăn,ban giám đốc đơn vị đã ráo riết thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, cảtrước mắt và lâu dài Trọng tâm là cắt giảm mọi chi phí không cần thiết để giảm giáthành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tăng hiệu quả kinh doanh Từ cácchi phí xã hội, chi phí điện nước, nhân công, phương tiện vận chuyển đều được tínhtoán kỹ, giảm đến mức tối đa trong quá trình thực hiện mà tập trung vào những hoạtđộng cần thiết của đơn vị Thậm chí, cả những dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinhdoanh cũng bị tạm dừng trong thời điểm này Với tình hình như vậy có thể kết luậntình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2011 có tăng nhưng không nhiều
so với năm ngoái do Chi nhánh cũng bị ảnh hưởng một phần từ những lý do kháchquan như tình hình tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn, nguồn cung lớn nhưnglượng cầu tiêu dùng bị giảm sút nghiêm trọng một phần là do diễn biến phức tạp củacuộc khủng hoảng kinh tế tới tâm lý và kinh tế người tiêu dùng