1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập ngân hàng đông á- chi nhánh hà nội

25 2,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 367,5 KB

Nội dung

Khái quát về ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội - Tên doanh nghiệp : ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Hà Nội - Tên giao dịch : DONG A COMMERCIAL JOIN STOCK BANK - Tên viế

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HÀ

NỘI 2

1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2

1.1.1 Khái quát về ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội 2

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 2

1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban 3

1.2.1 Cơ cấu tổ chức 3

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận 3

PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI 6

2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh 6

2.1.1 Hoạt động huy động vốn 6

2.1.2 Hoạt động sử dụng vốn 6

2.1.3 Hoạt động trung gian 6

2.1.4 Hoạt động khác 6

2.2 Quy trình của hoạt động tín dụng tại ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội 7

2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội 10

2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản 16

2.4.1 Nhóm tỷ số phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động 16

2.4.2 Nhóm tỷ số đánh giá khả năng thanh toán 17

2.4.3 Nhóm tỷ số phản ánh chất lượng tín dụng 18

2.4.4 Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời 19

2.5 Tình hình sử dụng lao động 20

2.5.1 Cơ cấu nhân sự của ngân hàng Đông Á Hà Nội 20

2.5.2 Chính sách lương thưởng, phúc lợi, đãi ngộ, đào tạo người lao động 21

PHẦN 3 NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 21

3.1 Nhận xét về môi trường kinh doanh 21

3.2 Đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng Đông Á Hà Nội 22

3.2.1 Ưu điểm 22

3.2.2 Tồn tại 22

3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng 22

3.3.1 Đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng 23

3.3.2 Tăng cường kiểm soát nợ và hạn chế nợ quá hạn 23

3.4 Định hướng phát triển 24

Trang 2

PHẦN 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI

1.1 Quá trình hình thành và phát triển

1.1.1 Khái quát về ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội

- Tên doanh nghiệp : ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Hà Nội

- Tên giao dịch : DONG A COMMERCIAL JOIN STOCK BANK

- Tên viết tắt : EAB

sở tại thành phố Hồ Chí Minh dần dần mở rộng địa bàn hoạt động của mình trên Hà Nội cũng như toàn quốc

Kể từ ngày thành lập, ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội đã không ngừng phát triển và mở rộng Cho đến nay, hoạt động chi nhánh ngân hàng Đông Á Hà Nội

đã dần ổn định và đang trên đà phát triển, lần lượt thành lập được 10 chi nhánh cấp 2 trực thuộc và đã chuyển thành phòng giao dịch trực thuộc phân bố đều khắp địa bàn

Hà Nội

Trang 3

1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốcPhó giám đốc

Phòng hành chính

Trang 4

các chính sách hoạt động và đề ra chiến lược kinh doanh, đại diện chi nhánh ký hợp đồng với khách hàng.

- Phó giám đốc:

Phó giám đốc phụ trách công tác kinh doanh, công tác kế hoạch và được giám đốc ủy quyền, ký duyệt mức cho vay theo quy định Đồng thời, tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính, kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh

- Phòng giao dịch trực thuộc ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội:

Chi nhánh ngân hàng Đông Á Hà Nội bao gồm tất cả 10 phòng giao dịch trực thuộc bao gồm: PGD Bạch Mai, PGD Kim Liên, PGD Hồ Gươm, PGD Hưng Yên, PGD Thanh Xuân, PGD Minh Khai, PGD Cầu Giấy, PGD Ba Đình, PGD Hà Đông, PGD Long Biên Các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh ngân hàng Đông Á

Hà Nội là đơn vị hạch toán báo sổ, có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước và trực thuộc sự quản lý của chi nhánh ngân hàng Đông Á TP Hà Nội Thực hiện các nghiệp vụ do chi nhánh Hà Nội uỷ quyền bao gồm:

+ Huy động tiết kiệm bằng VND, vàng và ngoại tệ

+ Mở tài khoản tiền gửi và thực hiện các hình thức thanh toán qua NH

+ Chuyển tiền nhanh, thu chi hộ và các dịch vụ khác về ngân quỹ;

+ Thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối

+ Cho vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá trị và các khoản vay theo uỷ quyền của chi nhánh Hà Nội

+ Dịch vụ thanh toán thẻ DONGACARD

+ Quản lý, theo dõi, thu nợ, thu lãi hồ sơ tín dụng do chi nhánh Hà Nội chuyển cho chi nhánh thực hiện

+ Tiếp nhận hồ sơ thanh toán quốc tế, tín dụng TCKT chuyển về chi nhánh Hà Nội thực hiện

+ Thực hiện các hoạt động nhằm phát triển mở rộng thị trường thẻ của ngân hàng Đông Á tại địa bàn Hà Nội

Trang 5

- Phòng ngân quỹ:

+ Quản lý quỹ nghiệp vụ của chi nhánh

+ Chuyển ,nhận tiền từ ngân hàng Nhà nước, các chi nhánh cấp 2 trực thuộc và các quỹ phụ

+ Phòng thực hiện xuất-nhập tiền mặt , bảo đảm đầy đủ lượng tiền mặt , ngoại tệ cho hoạt động của toàn chi nhánh

- Phòng kế toán:

+ Cung cấp các thông tin về tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của chi nhánh + Tổ chức, phổ biến, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ việc thực hiện nghiệp vụ kế toán, tài chính, thanh toán, thực hiện các chính sách và chế độ kế toán

+ Phòng có nhiệm vụ lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán, đánh giá tài chính và hiệu quả kinh doanh của toàn chi nhánh

- Phòng tín dụng và kinh doanh:

Phòng Tín dụng phục vụ cho vay vơi đối tượng là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các thành phần kinh tế tư nhân ,cá thể, hộ gia đình Tham mưu cho Giám đốc trong các vấn đề :

+ Tổ chức kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng ,

+ Thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại như : trình mở L/C vay vốn, bảo lãnh ngân hàng

+ Tham mưu cho giám đốc tổ chức thực hiện, áp dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới các khách hàng theo sự phân công của chi nhánh

+ Tham mưu cho giám đốcvề thực hiện thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại theo hướng dẫn và chỉ đạo của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

Trang 6

PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh

- Huy động kỳ phiếu, trái phiếu với kỳ hạn khác nhau

- Mượn vốn của tổ chức tài chính trung gian trên thị trường tiện tệ

- Ngoài ra, khi cần vốn cho nhu cầu thanh toán hay cho vay, đầu tư khác ngân hàng có thể vay vốn từ các ngân hàng khác, vay trên thị trường tài chính hay vay của ngân hàng Trung ương

2.1.2 Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội cũng rất đa dạng bao gồm nhiều hình thức :

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh

- Trực tiếp thực hiện hoặc làm đại ly cho thuê tài chính

- Thực hiện nghiệp vụ chuyển đổi ngoại hối

- Chiết khấu các chứng từ có giá

- Thanh toán trong và ngoái nước giữa các khách hàng

- Tư vấn tài chính

- Ngân hàng đại lý

2.1.3 Hoạt động trung gian

Khi thực hiện hoạt động này, ngân hàng đóng vai trò trung gian, cung cấp dịch

vụ tài chính cho khách hàng Bao gồm: cung cấp các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, dịch vụ tư vấn, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ uỷ thác, dịch vụ đại lý Những hoạt động này khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản phí giúp tăng thêm thu nhập cho ngân hàng

2.1.4 Hoạt động khác

Ngoài các hoạt động cơ bản trên, ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ khác như: bảo quản tài sản hộ, cho thuê thiết bị,…

Trang 7

2.2 Quy trình của hoạt động tín dụng tại ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội Giai đoạn 1: Quy trình xét duyệt cho vay, bao gồm 3 bước

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, phân công giải quyết hồ sơ vay

- Hướng dẫn thủ tục cho khách hàng

+ Khi khách hàng (KH) có nhu cầu vay vốn sẽ liên hệ với phòng tín dụng tại Hội

sở, các chi nhánh, phòng giao dịch để được hướng dẫn thủ tục

+ Nhân viên tín dụng (NVTD) hướng dẫn đầy đủ, chi tiết các thủ tục, điều kiện

và giấy tờ cần thiết về việc vay vốn

+ Khách hàng vay vốn, NVTD sử dụng mẫu “Phiếu tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh” đánh dấu vào những khoản mục KH cần nộp, ghi ngày giao dịch, ký tên giao cho khách hàng

- Tiếp nhận hồ sơ

+ Khi KH gởi hồ sơ, NVTD nhận và kiểm tra đối chiếu với “Phiếu tiếp nhận hồ

sơ vay, bảo lãnh”

+ NVTD ghi nhận hồ sơ vay ở “Sổ theo dõi hồ sơ KH”, chuyển toàn bộ hồ sơ vay cho lãnh đạo tín dụng phân công

- Phân công giải quyết hồ sơ vay

+ Căn cứ vào “Sổ theo dõi hồ sơ KH”, Lãnh đạo tín dụng lập “Phiếu phân công” phân công NVTD cụ thể giải quyết hồ sơ vay

+ NVTD được phân công hồ sơ vay phải chủ động liên hệ với khách hàng để xếp lịch thẩm định, đảm bảo qiải quyết hồ sơ vay đúng thời hạn quy định

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn

Đối với tín dụng ngắn hạn: Thời gian thẩm định tối đa 03 ngày làm việc kể từ

lúc nhận đầy đủ hồ sơ vay

Trang 8

+ NVTD kiểm tra xem mặt hàng kinh doanh của KH có phù hợp với Giấy đăng

ký kinh doanh không

+ Dựa trên phương án SXKD do KH xây dựng để đánh giá tính khả thi của phương án Việc đánh giá này nhằm ước lượng sự hợp lý của các chỉ tiêu: giá bán, giá mua, các loại chi phí như quản lý, giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, kho bãi, chứng từ, khấu hao, hoa hồng môi giới…

- Thẩm định tài sản thế chấp cầm cố

Đối với những KH có hồ sơ giao dịch thường xuyên và liên tục với ngân hàng (bình quân 30 ngày có một khoản vay) thì việc thẩm định thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của KH không nhất thiết phải thực hiện cho mỗi lần vay Tùy vào mức độ phát sinh hồ sơ, NVTD có thể kết hợp thẩm định và tái thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của KH 6 tháng/ 1lần

Đối với tín dụng trung – dài hạn :

- Thẩm định hồ sơ pháp lý

NVTD phải kiểm tra:

+ Bên đi vay phải có quyết định thành lập hợp pháp, giấp phép kinh doanh đang còn trong thời hạn cho phép Thời hạn hoạt động còn lại phải đảm bảo dài hơn thời gian xin vay ít nhất 1 năm

+ Bên vay hiện đang kinh doanh đúng với ngành nghề đã đăng ký, mục đích sử dụng vốn vay phải đúng cho hoạt động SXKD như đã đăng ký trong giấy phép.+ Kiểm tra người đại diện ký kết và thực hiện hồ sơ vay vốn phải là người đứng đầu doanh nghiệp Nếu là người được ủy quyền thì phải có các văn bản xác định thẩm quyền của những người này

- Thẩm định tình hình tài chính của KH - doanh nghiệp

- Thẩm định dự án đầu tư – phương án SXKD của KH

Dựa trên dự án đầu tư (phương án SXKD) do KH xây dựng, để đánh giá tính khả thi của phương án, NVTD sẽ đánh giá 2 vấn đề là phân tích phi tài chính và phân tích tài chính của dự án

- Thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố

Bước 3: Quyết định cho vay

- Trình duyệt hồ sơ vay

+ NVTD lập tờ trình hồ sơ vay ngắn hạn hoặc trung – dài hạn, nêu rõ ý kiến vay hay không cho vay

+ Thời gian NVTD trình hồ sơ vay cho lãnh đạo tín dụng xét duyệt:

Trang 9

Đối với vay ngắn hạn: tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vay

đầy đủ Sau đó tối đa 2 ngày, lãnh đạo tín dụng phải duyệt hồ sơ vay trong đó nêu rõ ý kiến cho vay hay không cho vay, 1 ngày sau khi LĐTD đã duyệt, NVTD sẽ thông báo cho KH bằng văn bản hay điện thoại

Đối với vay trung – dài hạn: tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ

sơ vay đầy đủ Sau đó tối đa 10 ngày, lãnh đạo tín dung phải duyệt hồ sơ vay trong đó nêu rõ ý kiến cho vay hay không cho vay Và tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ KH, NVTD phải thông báo kết quả về việc cho vay

- Hoàn tất thủ tục pháp lý, công chứng, nhận và lưu giữ TSĐB, ĐKGDĐB, BH TSĐB

+ Nếu hồ sơ vay được LĐTD duyệt cho vay, NVTD lập hợp đồng thế chấp hoặc cầm cố TSĐB và chuẩn bị thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo

+ Khi KH đã hoàn tất thủ tục công chứng, NVTD tiến hành thủ tục nhận và lưu giữ TS thế chấp hoặc cầm cố

Giai đoạn 2: Phát tiền vay (Giải ngân)

Khi hồ sơ vay đã hoàn tất hết các thủ tục pháp lý, tiến hành giải ngân cho KH,

KH nhận tiền sẽ lập “Giấy nhận nợ” NVTD thực hiện các bước sau:

Đối với vay ngắn hạn:

+ Lập 3 bản hợp đồng tín dụng (HĐTD), và lập phiếu nhập ngoại bảng TS thế chấp hoặc cầm cố (nếu có)

+ Sau khi KH ký HĐTD, NVTD trình Lãnh đạo có thẩm quyền ký NVTD giao cho KH 1 bản hợp đồng vay, chuyển cho ngân quỹ 1 bản hợp đồng và phiếu chi

Bộ phận ngân quỹ thực hiện thủ tục giải ngân tiền mặt hoặc kế toán sẽ thực hiện chuyển khoản vào tài khoản KH

Đối với vay trung - dài hạn:

+ Lập 4 bản HĐTD, lập và ký phiếu nhập ngoại bảng TS thế chấp hoặc cầm cố (nếu có), phiếu đề xuất chi

+ Sau khi KH ký HĐTD, NVTD trình Lãnh đạo có thẩm quyền ký NVTD giao cho KH 1 bản hợp đồng vay, giao cho kế toán viên 2 bản HĐTD, phiếu đề xuất chi Bộ phận kế toán và ngân quỹ thực hiện thủ tục giải ngân cho KH

Giai đoạn 3: Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thu nợ

Bước 1: Theo dõi hồ sơ, thu nợ, thu lãi, tái thẩm định

- Theo dõi hồ sơ, thu nợ, thu lãi

Trang 10

+ NVTD phải thường xuyên theo dõi hồ sơ vay do mình phụ trách từ khi phát vay vốn cho đến khi hồ sơ vay thanh lý, thường xuyên cập nhật thông tin phát cho vay, thu nợ, thu lãi

- Tái thẩm định

- Sau khi giải ngân, NVTD sẽ tiến hành thẩm định:

Đối với vay ngắn hạn: Nếu KH có hồ sơ vay trên 6 tháng hoặc có hồ sơ vay phát

sinh thường xuyên, liên tục, NVTD tiến hành tái thẩm định ít nhất 6 tháng một lần trong năm

Đối với vay trung – dài hạn: thời gian thực hiện tái thẩm định định kỳ 12 tháng

và khi có yêu cầu

Bước 2: Cơ cấu lại thời gian trả nợ, chuyển và xử lý nợ quá hạn

- Cơ cấu lại thời gian trả nợ

+ NVTD nhận được công văn xin cơ cấu lại thời gian trả nợ hoặc khoanh nợ của

KH, sẽ tiến hành xem xét, trình LĐTD Sau đó NVTD sẽ thông báo cho KH bằng văn bản

- Chuyển và xử lý nợ quá hạn

+ Khi đến hạn mà KH không trả được nợ, và không được duyệt cơ cấu lại thời gian trả nợ hoặc khoanh nợ thì NVTD báo cáo với LĐTD xem xét chuyển sang

nợ quá hạn

+ Sau khi chuyển sang nợ quá hạn, NVTD phải tích cực đôn đốc KH thanh toán

nợ và thường xuyên kiểm tra hoạt động SXKD, tình hình tài chính, và công nợ của KH Tối đa 3 tháng kể từ ngày chuyển sang nợ quá hạn, sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi mà vẫn chưa thu hồi được đầy đủ nợ, Bộ phận TD sẽ tiến hành khởi kiện và báo cáo quá trình xử lý cho Ban Giám Đốc

Bước 3: Thanh lý và lưu hồ sơ vay KH

- Khi KH thanh toán đầy đủ vốn và lãi, NVTD tiến hành thanh lý hồ sơ vay, đồng thời giải chấp tài sản thế chấp/cầm cố NVTD đóng dấu thanh lý trên bìa hồ sơ vay

và trên HĐTD, ghi ngày thanh lý và ký tên kế bên dấu đóng

- Sau khi KH tất toán hồ sơ vay, NVTD lưu trữ hồ sơ tín dụng tại bộ phận

2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội

Sau đây là báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Hà Nội trong 2 năm gần đây là năm 2009 và 2010

Trang 11

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính : triệu đồng

Tuyệt đối

Tương đối ( % )

1.Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 901.721 665.011 236.710 35,592.Chi phí lãi và các chi phí tương tự -626.915 -443.645 -183.271 41,31

Thu nhập lãi thuần 274.806 221.366 53.439 24,14

5.Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 2.288 52.498 -50.211 -95,64 6.Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh

14.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

trước chi phi dự phòng rủi ro tín dụng 199.500 186.921 12.579 6,7315.Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng -27.997 -29.370 1.373 -4,67

16.Chi phí thuế thu nhâp doanh nghiệp hiện hành -43.797 -34.078 -9.719 28,5217.Chi phí/lợi ích thuế thu nhập doanh nghiệp

Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp -39.637 -40.022 384 -0,96

LỢI NHUẬN SAU THUẾ THU NHẬP

Trang 12

- Doanh thu.

+ Doanh thu của ngân hàng Đông Á Hà Nội năm 2010 đạt 1.026.993 triệu đồng, tăng 30,5% so với năm 2009 Thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn có tốc độ tăng cao, trong đó bao gồm thu từ lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi từ đầu tư chứng khoán, thu lãi cho thuê tài chính và các hoạt động tín dụng khác đem lại doanh thu là 901.721 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 87,8% trong tổng doanh thu

+ Trong năm 2010 ngân hàng Đông Á Hà Nội có sụt giảm lớn về thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, giảm tới 95,64% so với năm 2009, điều này là kết quả việc thị trường ngoại hối chịu những tác động của khủng hoảng kinh tế

và việc dòng tín dụng ngoại tệ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian này gây ra những rủi ro về tỷ giá trong những tháng cuối năm Mặc dù vậy, tổng thu nhập của ngân hàng Đông Á Hà Nội không bị giảm sút là một phần nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ (trong đó đặc biệt là dịch

vụ thanh toán), và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần mang lại

Á Hà Nội, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn, luôn là một hoạt động chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng Điều này là hợp lý với nhu cầu của các doanh nghiệp, họ tìm đến nguồn vốn ngắn hạn nhằm tài trợ, bổ sung vốn lưu động Bên cạnh đó, các chi phí khác như, chi phí quản lý, bao gồm chi phí tiền lương, chi phí khấu hao tăng 27,87% so với năm 2009, do việc đầu tư nâng câp các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh, lắp đặt máy ATM Nhìn chung, chi phí hoạt động của ngân hàng Đông Á Hà Nội đều tăng so với năm 2009, nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, tín dụng, dịch vụ của ngân hàng

Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán

Đơn vị tính : triệu đồng

Tuyệt đối

Tương đối ( % )

Ngày đăng: 27/05/2014, 10:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của  Đông Á Hà Nội và các phòng ban - báo cáo thực tập ngân hàng đông á- chi nhánh hà nội
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Đông Á Hà Nội và các phòng ban (Trang 3)
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - báo cáo thực tập ngân hàng đông á- chi nhánh hà nội
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 11)
Bảng 2.3. Nhóm tỷ số phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động - báo cáo thực tập ngân hàng đông á- chi nhánh hà nội
Bảng 2.3. Nhóm tỷ số phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động (Trang 16)
Bảng 2.4. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán - báo cáo thực tập ngân hàng đông á- chi nhánh hà nội
Bảng 2.4. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán (Trang 17)
Bảng 2.6. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời - báo cáo thực tập ngân hàng đông á- chi nhánh hà nội
Bảng 2.6. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời (Trang 19)
Bảng 2.7. Cơ cấu nhân sự của ngân hàng Đông Á Hà nội - báo cáo thực tập ngân hàng đông á- chi nhánh hà nội
Bảng 2.7. Cơ cấu nhân sự của ngân hàng Đông Á Hà nội (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w