Vẻ đẹp phản biện xã hội trong việc thông tin về các sự kiện lớn

Một phần của tài liệu Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam (Khảo sát qua hai báo Tuổi trẻ TP.HCM và Thanh niên các năm 2006-2008 (Trang 32)

Qua phân tích các bài viết và cách tổ chức của 10 sự kiện lớn mà hai báo cùng đưa tin và 2 chủ đề riêng của mỗi báo, tính phản biện xã hội được thể hiện nổi bật qua cách chọn lựa đề tài, chọn lựa góc nhìn và cách tổ chức bài vở để đẩy vấn đề lên.

2.1.1 Phân tích 10 sự kiện lớn mà hai báo cùng thông tin

1) Vụ án đánh bạc và tham nhũng của một số cán bộ lãnh đạo tại PMU18:

Bắt đầu từ thông tin ban đầu giống nhau là “một Tổng giám đốc của Bộ Giao thông – Vận tải cá độ bóng đá 1,8 triệu USD” (18/1/2006), cả Tuổi trẻ và Thanh niên cùng theo đuổi sự việc này với mức độ thông tin dày đặc và những góc khai thác sắc sảo. Ngay sau khi xác định danh tính ông Tổng Giám đốc Bùi Tiến Dũng của PMU18, Tuổi trẻ có ngay bài viết Những dự án tai tiếng (19/1/2006) để giúp độc giả hiểu bước đầu về ông Dũng và “hiệu quả làm việc” của đơn vị ông với những ví dụ cụ thể như cầu Hoàng Long vốn tăng 2,7 lần nhưng sụt lún, phà Minh Châu vừa chạy đã hư và quốc lộ 2 xuống cấp sau 3 tháng sử dụng.

Theo sát quá trình điều tra và bắt tạm giam nhân vật này, Tuổi trẻ cũng tận dụng diễn đàn của độc giả “Chúng tôi có ý kiến” để mở rộng vấn đề hơn với những câu hỏi như Trách nhiệm người đứng đầu ở đâu? (20/1/2006) khi tiền thuế của dân bị đem ra “chơi” vô tội vạ và yêu cầu các lãnh đạo của Bộ Giao thông – Vận tải không được phép thoái thác trách nhiệm trong vụ việc này. Bài Lại không nghe, không thấy, không biết (21/1/2006) thể hiện thái độ không đồng tình và thất vọng của công chúng đối với hành động né tránh và tìm cách đổ lỗi của Bộ trưởng Đào Đình Bình. Như vậy là Tuổi trẻ đã nhanh nhạy đẩy vấn đề từ sự kiện này để đề cập đến một chủ đề sau đó sẽ được bàn luận sâu hơn: trách nhiệm của người lãnh đạo, có nên từ chức khi để cấp dưới làm sai?

29

Thanh niên cũng khơi lên câu hỏi về những “trò ảo thuật”, “móc nối” rất có thể sẽ được phanh phui theo vụ án động trời này với bài viết thuộc chuyên mục “Chào buổi sáng” Giá mà lật được cả ngàn km đường đã thi công của PMU18 lên nhỉ!

(23/1/2006). Phát huy thế mạnh trong các bài phóng sự điều tra, Thanh niên tiếp tục đi sâu tìm hiểu những khuất tất đằng sau vụ án với bài viết Vì sao 4 vụ hình sự liên quan đến PMU18 trước đây bị rơi vào quên lãng? (15/3/2006).

Trong khi vẫn theo sát thời sự của cuộc điều tra, Tuổi trẻ đào sâu tìm hiểu về PMU18, nơi tạo điều kiện và dung túng cho những hành động sai trái của Bùi Tiến Dũng, và có một số bài điều tra như Quá nhiều khuất tất ở PMU 18 (17/2/2006),

PMU18 quá ưu ái công ty Hoa Việt (18/2/2006), Thêm một số vụ tai tiếng ở PMU18

(27/2/2006) và Làm rõ các “doanh nghiệp sân sau” của Bùi Tiến Dũng (1/3/2006). Đặc biệt là loạt 8 bài có tên chung Lật lại “Hồ sơ PMU18” cung cấp một bức tranh khá toàn diện về hoạt động của đơn vị này, phần nào lý giải tại sao nó có thể tạo ra môi trường cho những sai phạm nghiêm trọng và kéo dài như vậy, với các bài viết:

Vì sao PMU18 “hái” ra dự án? (20/3/2006), Những dự án đầy tai tiếng

(21/3/2006), Sai phạm nối tiếp… sai phạm! (22/3/2006), Ôtô công đã “cho mượn” như thế nào? (23/3/2006), Doanh nghiệp “sân sau” của Bùi Tiến Dũng

(24/3/2006), “Bảo kê” cho Công ty Bắc Nam (25/3/2006), Vẽ lại chân dung Bùi Tiến Dũng (27/3/2006), Lộ dần đường dây chạy án! (28/3/2006).

Trước những băn khoăn của công chúng liệu vụ án có thể được điều tra xử lý đến nơi đến chốn để những tiêu cực như đã xảy ra ở PMU18 không thể và không được phép lặp lại, Thanh niên có bài Không có “vùng cấm” trong xử lý tiêu cực liên quan đến PMU18 (23/3/2006) phỏng vấn Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương Vũ Quốc Hùng trong đó nêu lên thông điệp quan trọng: cá nhân sai phạm dù ở bất cứ cương vị nào đều sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật.

Không thua kém Tuổi trẻ trong các loạt bài điều tra, Thanh niên đem đến cho công chúng loạt bài “Liên minh ma quỷ” tại các dự án nghìn tỉ với các bài Đường đi của dự án (31/3/2006), Thế lực ngầm trong ngành giao thông; PMU là siêu quyền lực?

30

(1/4/2006), 1.001 cách làm tiền của PMU (2/4/2006), PMU, chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu cùng rút ruột công trình (3/4/2006), chỉ ra bản chất của các hoạt động sai trái của PMU18.

Bên cạnh những bài điều tra sâu, Tuổi trẻ cũng tận dụng thế mạnh chính luận để nhìn nhận sự việc từ những chiều hướng khác nhau như bài “PMU18” nhìn từ Tokyo (2/4/2006) của GS. Trần Văn Thọ, một trí thức người Việt đang sống và làm việc ở Nhật phân tích câu chuyện “buộc lòng vay nợ” nhưng “quyết tâm trả nợ” của nước Nhật để nhắc nhở Việt Nam đừng lãng phí vốn vay ODA để rồi đổ gánh nặng nợ nần lên các thế hệ con cháu. Bài báo cảnh tỉnh: thế giới đang nhìn xem Việt Nam sẽ xử lý sự kiện PMU18 như thế nào!

Bài viết tiếp theo PMU18 lũng đoạn từ chu trình khép kín (8/4/2006) phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Tá với những câu hỏi khó, khiến ông Tá phải đưa ra nhận định sai phạm xảy ra tại PMU18 chính là do đơn vị này đã được Bộ chủ quản giao cho quá nhiều quyền lực và hình thức tổ chức này cần phải được thay thế. Từ vụ việc cụ thể của PMU18, Thanh niên mở rộng tìm hiểu cả công tác điều tra phát hiện tham nhũng vốn đang bộc lộ những bất cập thông qua vụ án này với bài

Vì sao phát hiện sớm nhưng không ngăn chặn? (4/4/2006) phỏng vấn ông Phạm Văn Đa, Phó vụ trưởng Vụ thanh tra kinh tế 1, Thanh tra chính phủ, cho thấy những dấu hiệu tham nhũng đã bị phát hiện nhưng chưa được xem xét xử lý đúng mức để dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn.

Cùng số báo, mục “Chào buổi sáng” có bài Vụ PMU18, hệ thống tài chính nhà nước ở đâu? (4/4/2006) đặt ra câu hỏi liệu có phải có một sự bạc nhược, dung túng có tính hệ thống để “con voi” có thể chui lọt “lỗ kim”. Vấn đề PMU18 không còn là vấn đề của đơn vị này, hay của Bộ Giao thông – Vận tải, mà là vấn đề của toàn bộ hệ thống tài chính nhà nước, bài viết khẳng định.

Tuổi trẻ sau đó cũng có bài phỏng vấn Đại sứ Nhật Bản Norio Hattori, đại diện phía cung cấp vốn ODA với tiêu đề Chính phủ phải chịu trách nhiệm sử dụng viện trợ

31

quyết liệt, các nhà tài trợ sẽ mất lòng tin vào quyết tâm chống tham nhũng của Việt Nam. Bài báo góp thêm một tiếng nói cảnh tỉnh những hậu quả lâu dài và sâu rộng của những vụ việc kiểu như PMU18.

Để công chúng lên tiếng, Thanh niên có bài Vụ PMU 18 dưới mắt người dân

(7/4/2006) thể hiện thái độ của độc giả khi vụ việc đã được bóc tách và tương đối sáng tỏ. Bài tổng kết ý kiến độc giả cho thấy thái độ mạnh mẽ của công chúng phẩm chất và đạo đức của một số cán bộ lãnh đạo, những người bòn rút tiền mồ hôi công sức của dân để đánh bạc, ăn chơi, đã khiến người dân vô cùng mất lòng tin, họ yêu cầu vụ việc phải được điều tra và xử lý triệt để để noi gương và chặn đường tham nhũng.

Vụ việc càng được điều tra sâu rộng, các vấn đề đặt ra từ vụ việc càng nóng bỏng, hai tờ báo càng lên tiếng mạnh mẽ về những nguyên nhân sâu xa từ tổ chức, cơ cấu, tư duy quản lý. Tuổi trẻ có bài Không dám nhìn nhận sự thật là hư hỏng

(15/4/2006) phỏng vấn Đại tướng Chu Huy Mân, là một tiếng nói mạnh mẽ thẳng thắn nhận định PMU18 không phải trường hợp cá biệt và đây chính là thời điểm Đảng cần dũng cảm nhìn vào sự thật, không bao che ngụy biện mới có thể loại bỏ tận gốc những cái ung nhọt kiểu như PMU18.

Cùng ngày, Thanh niên có bài “Khối u” PMU18 chậm phát hiện vì có vỏ bọc quá chắc chắn phỏng vấn ông Trần Quốc Thuận, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề cập thẳng thắn trực diện đến sự yếu kém của công tác thanh tra, kiểm tra, tính chất nghiêm trọng của hiện tượng chạy án, chạy chức chạy quyền, là nguy cơ đối với đội ngũ cán bộ của Đảng.

Đến ngày 19/4/2006, thanh niên tiếp tục có bài viết Phân tích nguồn gốc tham nhũng của một độc giả gửi từ Mỹ như một ý kiến từ vụ PMU18, trong đó nhận định: “Tham nhũng hình thành bởi sự kém hiệu năng hành chính”. Sự yếu kém này dẫn đến nạn hối lộ, hối lộ dẫn đến tham nhũng. Để chống được tham nhũng từ gốc, cải thiện hiệu năng hành chính và phạt nặng hành động đưa và nhận hối lộ là hai cách song song cần tiến hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32

Tiếp tục đi sâu tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vụ việc tham nhũng tại PMU18, Thanh niên có loạt bài PMU – một tổ chức kỳ dị! phân tích các yếu tố khiến đơn vị này có thể tham nhũng một cách dễ dàng như vậy với các bài Cơ cấu tổ chức tiếp tay cho tiêu cực (27/4/2006), PMU – kẻ tiếm quyền chủ đầu tư (28/4/2006); Cần một cuộc “lột xác” (29/4/2006).

Tìm hiểu những hậu quả mà cung cách làm việc của PMU18 để lại cho những công trình và người dân sử dụng chúng, Tuổi trẻ có bài Tiền Giang: khổ vì công trình của PMU18 (20/5/2006) và bài “Dấu ấn PMU18”: xây tràn lan, thi công chậm, xuống cấp nhanh! (27/5/2006). Như để khẳng định lại nguyên nhân hàng đầu dẫn đến một tổ chức có thể tham nhũng dễ dàng chính là cách quản lý, cùng ngày Tuổi trẻ có bài phỏng vấn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An Đặng Văn Xướng với nhận định “Quản lý kiểu này PMU18 không tiêu cực mới lạ”.

Thanh niên cũng tiếp tục tìm ra những bằng chứng về cách làm việc “đầu tư nhiều mà hiệu quả thấp” của PMU18 với bài Những cây cầu “giãn” rất khó hiểu của PMU18 (31/5/2006).

Hai báo tiếp tục theo dõi và thông tin sát sao về vụ án này. Từ vụ án, cả hai tờ báo đã “gảy” ra được nhiều vấn đề lớn hơn như công tác cán bộ, tư duy quản lý, sử dụng vốn ODA… với những bài viết trực diện, thẳng thắn nhằm nêu vấn đề, làm đậm vấn đề và thu hút sự đóng góp ý kiến của công chúng.

2) Vụ chạy chức ở Cà Mau

Khi dư luận đang tạm thời lắng xuống xung quanh vụ PMU18, vấn nạn chạy chức, chạy quyền và những lo ngại về chất lượng cán bộ một lần nữa lại nóng lên với sự kiện bất ngờ Bí thư tỉnh ủy Cà Mau giao nộp 100 triệu đồng tiền… chạy chức

(22/4/2008) đăng trên báo Tuổi trẻ. Sau thông tin ban đầu này, Tuổi trẻ lập tức triển khai thành một loạt bài dày dặn, tập trung “đánh” nạn chạy chức chạy quyền một cách quyết liệt.

Ngày 23/4/2008, mục “Thời sự và Suy ngẫm” có bài Triệt đường chạy chức, cuộc chiến cam go nhấn mạnh một lần nữa sự bùng nổ của nạn chạy chức và nhiều thứ

33

“chạy” khác trong xã hội và khẳng định “phải coi đó là ổ phát tán vi trùng độc hại cần phải tiêu diệt trước tiên và phải có quyết tâm chính trị cao với bàn tay sắt, sạch”.

Tuổi trẻ tiếp tục thông tin về đại biểu vụ việc và yêu cầu Phải công khai danh tánh người chạy chức (24/4/2008). Thanh niên cũng cung cấp thêm thông tin với bài luận muốn công khai, Bí thư Tỉnh ủy… im lặngBộ Nội vụ sẽ làm rõ vụ chạy chức ở Cà Mau.

Tiếp tục “tấn công” nạn chạy chức, chạy quyền, ngày 27/4/2008, Tuổi trẻ có bài Trị “chạy” chức trên mục “Thời sự và Suy ngẫm” phân tích sâu hơn cái sự “chạy” và nguyên nhân của nó, cùng với nhận định: Nếu vấn nạn “chạy chức, chạy quyền” là câu chuyện muôn năm cũ, hy vọng những vấn đề xảy ra như ở Cà Mau sẽ góp phần giúp công tác cán bộ có bài học “cũ” để tạo ra đột phá “mới”.

Cùng ngày, Tuổi trẻ còn có bài Chạy chức, chạy quyền: phải làm rõ trách nhiệm từng người phỏng vấn ông Vũ Quốc Hùng, nguyễn Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương, phân tích sâu hơn về vấn nạn chạy, khẳng định “còn đưa, còn nhận là còn chạy” và phải trọng dụng hiền tài mới loại bỏ đươc “chạy”. Và đưa hai cách nhìn khác nhau về cùng một vụ việc trong bài Một sự việc, hai cách nhìn khác nhau, trong đó nêu lên hai quan điểm trái ngược: ông Vũ Quốc Hùng cho rằng không vụ lợi thì được, trong khi ông Nguyễn Việt Thành, phó chánh văn phòng ban chỉ đạo trung ương về chống tham nhũng, lại cho rằng không thể nhận tiền, quà rồi làm từ thiện.

Ngày 28/4/2008, Tuổi trẻ có tiếp bài “Chạy chức” – con voi vẫn chui lọt lỗ kim

phỏng vấn đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông, chuyên gia chất vấn về nạn chạy chức, chạy quyền trên diễn đàn Quốc hội, thẳng thắn yêu cầu đưa vụ việc ra ánh sáng cũng như nhanh chóng sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan để hạn chế vấn nạn này.

Trong khi đó, ngày 25/4/2008, báo Thanh niên đã có bài viết toàn cảnh Vụ “chạy chức” ở Cà Mau, cung cấp đầy đủ thông tin về diễn biến vụ án. Cả hai báo đã

34

nhanh nhạy đẩy vấn đề từ một sự kiện cụ thể, tận dụng để khơi lại cuộc đấu tranh chống vấn nạn chạy chức, chạy quyền mà hai báo đã không ngừng hâm nóng trong nhiều thời điểm.

3) Góp ý cho Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X

Ngay sau khi đăng toàn văn Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, cùng với các cơ quan báo chí khác trong cả nước, Tuổi trẻ và Thanh niên bước vào một đợt vận động đóng góp ý kiến cho dự thảo này, một mặt thực hiện nhiệm vụ chính trị của tờ báo, mặt khác tận dụng cơ hội để đẩy mạnh lên những vấn đề chính trị lớn mà hai tờ báo đang theo đuổi.

Bắt đầu từ ngày 7/2/2006, Tuổi trẻ mở mục “Góp ý dự thảo văn kiện Đại hội X” và đều đặn đăng các ý kiến trong suốt hơn hai tháng cho đến khi khép lại diễn đàn này với bài cuối ngày 27/4/2006, thời điểm gần đến Đại hội Đảng lần thứ X. Mục này quy tụ những ý kiến đóng góp của các tầng lớn công chúng, từ những trí thức có tên tuổi đến những độc giả bình thường, từ những bài viết dài nhiều kỳ đến những mẩu ý kiến ngắn gọn.

Chất lượng đảng viên, cán bộ là một trong những chủ đề quan trọng được đề cập nhiều trong những ý kiến đóng góp. Mở đầu bằng bài Không thể quan trí lạc hậu hơn dân trí (7/2/2006) cho rằng ngày nay, trình độ của người dân, đặc biệt là giới doanh nhân đã nâng cao rất nhiều trong khi nhiều cán bộ vẫn lúng túng trước những câu hỏi của dân, và đề nghị cơ chế tuyển chọn người tài cho Đảng phải được thắt chặt, đồng thời thẳng tay loại bỏ những cán bộ thiếu năng lực.

Ngày 14/2/2006, bài viết Đừng kết nạp những con người không có lý tưởng kêu gọi không để có những người vào Đảng mà không yêu đảng, không có lý tưởng, tâm huyết vì dân vì nước mà chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mình, để có những “con sâu” như hiện nay. Các ý kiến trong bài Cải cách từ việc sử dụng con người cùng số cũng khẳng định tầm quan trọng và cần thiết phải đổi mới của công tác cán bộ, nhân sự. Bài Công minh trong chính sách cán bộ (15/2/2006) lại dẫn những nhận định của Bác Hồ từ xưa để nhắc nhở những hạn chế và sai lầm trong sử dụng cán bộ hiện

35

nay như dùng bà con, dùng người nịnh hót, dùng người hợp tính…

Bài viết Bình đẳng trong hoạt đồng nhân sự (24/2/2006) lại đề cập đến những vấn đề còn khúc mắc trong việc chiêu mộ kiều bào vào đội ngũ của Đảng. Bài Thăm dò

Một phần của tài liệu Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam (Khảo sát qua hai báo Tuổi trẻ TP.HCM và Thanh niên các năm 2006-2008 (Trang 32)