Nghệ thuật tổ chức trình bày tác phẩm mang tính phản biện xã hội ở hai tờ báo

Một phần của tài liệu Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam (Khảo sát qua hai báo Tuổi trẻ TP.HCM và Thanh niên các năm 2006-2008 (Trang 96 - 103)

báo

Tính phản biện xã hội còn có thể được chuyển tải qua cách sắp xếp các bài báo trên trang báo với một ý đồ nhất định, hay là layout. Layout có nghĩa là cách bố trí, xếp đặt. Trong ấn loát văn phòng và xử lý từ, đây là quá trình tổ chức văn bản và đồ hoạ trên một trang. Trong các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu, thì đây là sự sắp xếp của các phần tử báo cáo, như các đầu trang và các trường chẳng hạn, trên một trang in. Layout của hai báo Tuổi trẻ và Thanh niên khá tinh tế và độc đáo. Cách sắp chữ tốt thể hiện sức nặng của những bài báo đơn lẻ. Các yếu tố phi văn tự được sử dụng để hỗ trợ phần chính văn và tít được bao quanh bởi những khoảng trống lớn, rất thoáng, layout tổng thể luôn sáng sủa, dễ đọc, dễ hiểu.

Layout của hai báo cũng luôn thể hiện những yếu tố sáng tạo và yếu tố phản biện xã hội, đặc biệt trong những sự kiện lớn và thu hút sự quan tâm của độc giả, thể hiện qua một số điểm sau:

Những bài mang tính phản biện xã hội mạnh mẽ, rõ nét nhất của một số báo luôn có vị trí trang trọng trên trang nhất. Đây là điều có thể thấy rõ ở báo Tuổi trẻ. Những vị trí quan trọng nhất trên trang nhất, trang báo đập vào mắt người mua báo, trang báo quyết định người đọc có chọn Tuổi trẻ không, luôn là những bài viết mang đậm dấu ấn của tờ báo.

Đó có thể là những đề tài đang nóng nhất, được dư luận quan tâm nhất, như vụ PMU18 năm 2006, vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ năm 2007 hay vụ Vedan “giết” sông Thị Vải năm 2008; hoặc các cơn bão, trận lụt lớn… Đó có thể là những đề tài

93

riêng có mà mỗi báo đang triển khai, là đặc sản không trùng lặp với báo nào khác, là sản phẩm sẽ đóng dấu thương hiệu của tờ báo.

Xuất hiện trên trang nhất không những phải là những thông tin mới và gây chú ý nhất, mà còn phải là những thông tin hấp dẫn, gây tò mò nhất. Việc chọn lựa các sự kiện để đưa lên trang nhất mỗi số báo thể hiện tư duy của ban biên tập và tòa soạn trong việc nhấn mạnh những điểm độc đáo và riêng có của báo mình.

Ảnh trang nhất là một điểm nhấn không thể thiếu trong việc thể hiện tính phản biện xã hội của mỗi số báo. Ảnh trang nhất luôn được lựa chọn cẩn thận, có thông tin và gây ấn tượng, điển hình là sự kiện sập cầu Cần Thơ.

Các ảnh trang nhất thông thường là ảnh lớn, nhưng cũng chỉ chiếm một tỉ lệ nhất định và cân đối với các yếu tố văn tự khác. Nhưng ở sự kiện sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, cả hai tờ báo đã thay đổi cách làm hàng ngày một cách ấn tượng khi đưa lên trang nhất bức ảnh hiện trường thảm họa, lớn, rõ nét, trang hết cả trang báo, không bị bó trong khung. Bởi vì bản thân các bức ảnh ấy đã chứa đựng đầy đủ thông tin cần thông báo, ngoài ra còn có tác động thị giác mạnh mẽ. Cách làm này không những không phá vỡ cấu trúc của trang nhất mà còn đặc biệt hiệu quả trong chuyển tải thông tin và tình cảm.

Việc sắp xếp các bài báo ở các trang trong cũng rất được coi trọng, nhưng không phải là không có những ngoại lệ. Thông thường, các trang báo có số thứ tự nhất định sẽ là những mảng, những lĩnh vực, những mục nhất định. Nhưng trong những sự kiện lớn, thu hút sự quan tâm của dư luận, Tuổi trẻ và Thanh niên có thể đẩy những sự kiện đó, ví dụ những bão lũ, lụt lội… dù thuộc lĩnh vực hay mục nào, lên ngay những trang đầu tiên sau trang nhất, không câu nệ thứ tự. Đó là cách để độc giả được tiếp cận ngay với những thông tin cập nhật của sự kiện, vừa nhấn mạnh tầm quan trọng và thái độ của tòa soạn đối với sự kiện.

Ngoài ra còn phải kể đến những chuyên mục, những trang chuyên đề đã thành quen thuộc đối với bạn đọc trung thành của báo, luôn được đặt “đúng hẹn” với độc giả ở những trang nhất định. Độc giả yêu thích một chuyên mục hay chuyên đề nhất định

94

của báo có thể ngay lập tức mở trang đó ra để đọc trước khi đọc tiếp các nội dung khác. Lượng độc giả có thói quen đọc báo như vậy không phải nhỏ.

Sử dụng biểu đồ, biểu bảng, bản đồ, hình ảnh…, nói chung là các yếu tố phi văn tự, cũng là điểm nhấn cho tính phản biện xã hội của hai tờ báo. Đặc biệt trong các thông tin về các trận bão hay vụ sập cầu Cần Thơ, các yếu tố này được sử dụng vô cùng hiệu quả và tạo phong cách hiện đại cho trang báo. Nhưng quan trọng hơn, chúng tối đa hóa hiệu quả chuyển tải thông tin, đặc biệt là những thông tin chuyên ngành, số liệu, miêu tả, đến độc giả.

Cách làm này biểu hiện rõ nhất qua các sự kiện có nhiều con số và khái niệm chuyên môn như việc đưa tin về các cơn bão (cần có hình ảnh chụp vệ tinh cơn bão, đồ hình cụ thể hoá đường đi dự kiến và thực tế của cơn bão), vụ việc sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ (cần có các bản thiết kế, các số liệu và thống kê kỹ thuật, hình ảnh hoá các vị trí tai nạn để độc giả dễ hình dung) hay chủ đề về chất lượng xăng dầu của báo Thanh niên (cần có hình ảnh thực tế về việc bán xăng, các thông số kỹ thuật về các loại xăng, thành phần tỉ lệ các chất hoá học có trong xăng, so sánh các tỉ lệ này để chỉ ra sự chênh lệch, làm căn cứ cho những kết luận của nhà báo về chất lượng xăng dầu trên thị trường)…

Sử dụng các yếu tố phi văn tự như một kênh chuyển tải thông tin độc lập đang là xu thế của báo chí, đặc biệt là báo in, hiện đại trên thế giới. Cùng với sự hội nhập quốc tế của truyền thông Việt Nam, xu thế này nhanh chóng được các tờ báo nổi bật áp dụng một cách khá hiệu quả, trong đó có Tuổi trẻ và Thanh niên.

Hai tờ báo này đồng thời cũng đi đầu trong việc hiện đại hoá diện mạo của tờ báo để thu hút công chúng trẻ tuổi, những người có điều kiện tiếp cận với công nghệ và những xu thế truyền thông hiện đại. Đây là cách để hai tờ báo cạnh tranh không chỉ với các tờ báo đối thủ khác, với các loại hình truyền thông khác, mà còn là để cạnh tranh với những hình thức truyền thông không phải là báo chí khác đang ngày càng nở rộ trên thế giới như các mạng xã hội, các diễn đàn, các blog…

95

Tiểu kết chương:

Phản biện xã hội là yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển của báo chí Việt Nam, và để có được một nền báo chí mang tính phản biện xã hội, người làm báo cần trang bị cho mình những phẩm chất như nhà báo lão thành Hữu Thọ đã từng tổng kết “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc”.

“Mắt sáng” là để nhà báo luôn nhìn ra được những vấn đề cần phản biện và hướng đi đúng đắn để phản biện có hiệu quả. Tỉnh táo và khách quan là hai yêu cầu quan trọng nhất trong việc lựa chọn các sự kiện và chủ đề phản biện, bởi phản biện xã hội cần sự vững chắc về căn cứ, kiến thức và lý lẽ. Điều này không chỉ đòi hỏi trình độ hiểu biết cùa người làm báo mà kinh nghiệm và bản lĩnh cũng quyết định rất nhiều. “Lòng trong” là để nhà báo luôn biết mình đứng về phía ai và bảo vệ lợi ích cho ai. Thực sự nghề báo là nghề dễ có “quyền”, có “lợi”, dễ tác động, dễ ảnh hưởng. Trong vòng xoáy của kinh tế thị trường, người làm báo càng phải đối mặt với nhiều cám dỗ và nguy cơ.

Khi đó, câu hỏi mà mỗi người làm báo phải đặt ra cho mình, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc rút súc tích “Viết cho ai?” càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nhà báo cần ý thức rõ rằng công chúng, người dân, những người thấp cổ bé họng đặt bao nhiêu niềm tin và sự trông cậy vào mỗi sản phẩm báo chí của mình. Quyền lợi của họ, những mong muốn nguyện vọng của họ, những bức xúc trăn trở của họ, đôi khi chỉ có cách nhờ báo chí lên tiếng giùm. Khi ấy, nhà báo gánh trên vai mình không chỉ trách nhiệm mà còn là cái nợ tình cảm với công chúng.

“Bút sắc” là để nhà báo truyền tải được nội dung chủ đề và thông điệp của mình một cách thuyết phục và hiệu quả nhất. Nghề báo rất xem trọng cách thức tác nghiệp, là một trong những nghề nghiệp có yêu cầu cao về những kỹ năng và cách thức lao động. Tác nghiệp báo chí một mặt cần kinh nghiệm để luôn chủ động và thành thạo trong mọi môi trường làm việc, đồng thời cũng cần sự linh hoạt và sáng tạo vì môi trường làm việc của người làm báo luôn phong phú, đa dạng và thay đổi không ngững.

96

Ba yếu tố trên kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn sẽ tạo nên một người làm báo luôn sẵn sàng xông pha trên mọi mặt trận, luôn đấu tranh cho lợi ích của số đông, của quần chúng lao động, không nề hà khó khăn, vất vả, không non tay trong tác nghiệp. Những nhà báo như thế là nguồn nhân lực tao nên những tác phẩm đầy tính nhân văn và phản biện xã hội, những trang báo sục sôi sức nóng của thực tiễn đời sống và những loạt bài sắc sảo, có tác động xã hội lớn, góp phần thay đổi thực trạng đời sống.

97

KẾT LUẬN

Báo chí Việt Nam trên con đường phát triển đi lên của mình, đã trải qua những giai đoạn khác nhau, nhưng vào bất cứ thời điểm nào thì yêu cầu đối với báo chí vẫn không thay đổi: báo chí phải là diễn đàn của nhân dân, của dân tộc, phải đấu tranh vì lợi ích của công chúng và góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp. Trong thời đại mới, khi đất nước đang tiến nhanh về kinh tế, chính trị và xã hội cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ, vai trò của báo chí càng quan trọng trong việc phản ảnh trung thực khách quan toàn diện hiện thực cuộc sống, đồng thời phản biện những vấn đề xã hội để giúp ích cho việc hoạch định chính sách và xây dựng chiến lược.

Vai trò phản biện xã hội của báo chí ngày có nhiều thuận lợi khi nhận được sự đánh giá đúng mức và sự ủng hộ từ xã hội, từ công chúng. Thời đại bùng nổ thông tin càng làm cho vai trò của phản biện xã hội được khẳng định đối với các cơ quan báo chí truyền thông. Đó là khi thông tin nguồn, thông tin ban đầu không còn là độc quyền của các cơ quan báo chí truyền thông nữa, mà vai trò phát tin ngày càng được công chúng và xã hội dân sự đảm nhiệm nhiều hơn với sự trợ giúp của các công cụ kỹ thuật số hiện đại. Do đó, điều công chúng mong chờ ở các cơ quan báo chí truyền thông chính là việc phân tích, đánh giá, khai quát và phản biện đối với những thông tin thuần túy.

Từ đó, xã hội nảy sinh một nhu cầu đối với báo chí truyền thông là phải có góc nhìn riêng, có năng lực phân tích và có tư duy phản biện. Tờ báo nào thể hiện được điều này, đem lại cho công chúng những nhận thức sâu sắc và khoa học, sẽ được công chúng đánh giá cao và giành được sự trung thành của công chúng. Tờ báo nào không thể hiện được lập trường, chính kiến của mình, không có tiếng nói riêng thì sẽ nhanh chóng đánh mất sự quan tâm của công chúng và các lợi ích kinh tế khác. Trong rất nhiều tên tuổi các tờ báo đã xác định và theo đuổi hướng đi đúng đắn này, Tuổi trẻ và Thanh niên đã nổi lên như là hai tờ báo đi đầu và phản biện xã hội mạnh

98

mẽ và hiệu quả nhất. Đặc biệt trong giai đoạn 3 năm 2006-2008, giai đoạn của khá nhiều các sự kiện có ý nghĩa trong tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội, hai tờ báo đã phát huy được thế mạnh của mình trong tác nghiệp và triển khai các nội dung báo chí mang tính phản biện xã hội. Thành công bước đầu của hai tờ báo được chứng minh qua lượng phát hành lớn và khả năng thu hút các nhân sĩ trí thức có uy tín tham gia phản biện xã hội.

Tính phản biện xã hội thể hiện qua các loạt bài phản ánh các sự kiện lớn và các chủ đề riêng của mỗi đã trở thành thương hiệu và tạo nên vị thế xã hội của hai tờ báo, và quan trọng hơn là chỗ đứng của hai tờ báo trong lòng công chúng, những người đã tìm thấy ở hai tờ báo điều họ mong mỏi và đặt niềm tin vào sự trung thực và đạo đức làm báo của hai tờ báo.

Tính phản biện xã hội đã hình thành và phát triển trong báo chí Việt Nam và trở thành một xu thế không thể đảo ngược, thể hiện sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và công chúng đối với sự dân chủ và văn minh. Xu thế này sẽ chỉ ngày càng rõ nét và mạnh mẽ thêm chứ không thể yếu và mất đi, bởi đây là xu thế tất yếu, hợp quy luật của một xã hội ngày càng phát triển về kinh tế và trình độ dân trí ngày một nâng cao.

99

Một phần của tài liệu Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam (Khảo sát qua hai báo Tuổi trẻ TP.HCM và Thanh niên các năm 2006-2008 (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)