Yêu cầu nội tại của từng tờ báo đối với tính phản biện xã hộ

Một phần của tài liệu Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam (Khảo sát qua hai báo Tuổi trẻ TP.HCM và Thanh niên các năm 2006-2008 (Trang 28 - 32)

25

đăng trên báo Tuổi trẻ cuối tuần đã chỉ ra: Trước đây người ta sử dụng từ “phản biện” trong các hội đồng chấm luận văn thạc sĩ - tiến sĩ gồm nhiều vị giáo sư, trong đó có người phản biện “thật”, cũng có người phản biện “thuê” nhằm làm tăng trọng lượng (giá trị) của công trình nghiên cứu học thuật để phong học vị.

Thói quen xưa nay là các cụ hay bậc làm cha mẹ không ưa con trẻ cãi lại mình, tìm cách khống chế, rằng “trứng khôn hơn rận”, xem đây là một thái độ hỗn xược không thể chấp nhận, bịt tai hay nhắm mắt trước những lời phê phán (hay góp ý) thẳng thắn. Vì vậy mới có câu “trung ngôn nghịch nhĩ” (lời nói trung thành thường khó nghe). Đầu óc mang nặng tính gia trưởng vẫn còn lảng vảng đâu đây trong xã hội vốn chịu nhiều ảnh hưởng của Khổng - Mạnh. Thời đại thông tin đa chiều (chiều xuôi và ngược) đã làm xã hội bớt xơ cứng, cách “nói lấy được” dần dà đã trở nên lạ tai tuy rằng tư tưởng gia trưởng cầm trịch chưa hẳn đã suy yếu.

“Nói đi thì phải có nói lại” là lẽ thường tình, nâng cao nhận thức của cả hai bên, câu chuyện trao qua đổi lại sẽ giúp hai phía nhận chân được thực hư. Có lẽ người Việt Nam với phương pháp giáo dục “thầy giảng trò chép” tồn tại hàng bao thế kỷ đã ăn sâu trong tâm khảm và trở thành nếp trong tư duy, vì vậy học trò dễ trở nên thụ động, lên tiếng phản biện là chuyện hiếm có.

Chính vì lẽ đó mà nhiều quan chức “phụ mẫu chi dân” lẫn nhiều người thầy có tư duy bảo thủ thường khó chịu, thậm chí qui chụp hoặc phủ đầu người phản biện, cho rằng phản biện là “phản bội” hay “phản bác” để bôi đen, không xem đó là một thái độ tích cực hay có trách nhiệm của người khác, góp phần làm sáng tỏ chân lý hay tranh luận nhằm nâng cao sự đồng thuận trong xã hội (cũng như trong nghiên cứu học thuật).

Một chủ trương, chính sách và biện pháp sẽ không có tính khả thi nếu không thông qua sự trao đổi nhiều chiều, so sánh đối chiếu để cân nhắc thiệt hơn... thậm chí suy diễn thiên lệch một cách chủ quan hoặc chạy theo hình thức, hoặc áp đặt bằng được để rồi khi nhận ra sai lầm thì đã gây biết bao xáo trộn lẫn thiệt hại cho người dân. Chấp nhận phản biện tức là công nhận quyền tham gia của người dân, bảo vệ quyền

26

lợi chính đáng và tránh được sai lầm, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân: “Khó trăm lần không dân cũng chịu/Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Cuộc sống hàng ngày sản sinh ra vô số sự kiện chính trị - xã hội - kinh tế - xã hội, đối với những nhật báo như Tuổi trẻ và Thanh niên, yêu cầu cập nhật lại càng gay gao hơn. Tuy nhiên, không phải sự kiện hiện tượng nào cũng có thể trở thành đề tài “đắt” để phản biện.

Trước hết đó phải là những sự kiện có tác động sâu rộng đến đời sống của quần chúng, sau đó phải là những sự kiện có vấn đề, những sự kiện gây tranh cãi, những sự kiện mà nếu đi đến cùng để tìm được câu trả lời đúng đắn nhất, lợi ích mang lại đối với công chúng là rất có ý nghĩa, thúc đẩy sự phát triển và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Chọn được đề tài đúng để phản biện sẽ giúp tờ báo tiếp cận được đúng mối quan tâm của công chúng, thu hút sự chú ý và sự tham gia của họ, từ đó, tác động và ảnh hưởng của hành động phản biện xã hội cũng cao hơn.

Ba năm 2006 – 2008 là khoảng thời gian có nhiều sự kiện và vấn đề có dấu ấn được phản ánh trên báo chí Việt Nam, thuộc tất cả các lĩnh vực chính trị - xã hội - kinh tế - văn hoá, thu hút dư luận xã hội và tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều, nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trên mặt báo, tiêu biểu như vụ tham nhũng PMU18, sử dụng sai nhà công vụ, ngành giáo dục chống tiêu cực và bệnh thành tích, hiện tượng “Cánh đồng bất tận” và Nguyễn Ngọc Tư, sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, dịch tả - tiêu chảy cấp, mở rộng Hà Nội, làm phim về Thái Tổ Lý Công Uẩn nhằm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Vedan làm ô nhiễm sông Thị Vải…

Bám sát các sự kiện và vấn đề này, Tuổi trẻ và Thanh niên luôn cho thấy sự nhanh nhạy và tiên phong của mình trong việc tiếp cận và xử lý thông tin, luôn là những tờ báo được công chúng chờ đón để giúp họ cập nhật những diễn biến mới.

Chọn được đề tài tốt để phản biện cần được cụ thể hoá thành mạch bài, tuyến bài, chùm bài sao cho nổi bật được tính chất phản biện, đa chiều, tranh luận, xây dựng xung quanh một chủ đề đang thu hút sự quan tâm của công chúng.

27

Chính ở khâu này, các tác phẩm báo chí sẽ được thể hiện với nhiều thể loại phong phú đa dạng như phỏng vấn, phóng sự, bình luận, ký… để phát huy lợi thế của mỗi thể loại trong việc làm nổi bật tính phản biện xã hội của mạch bài, tuyến bài, chùm bài.

Tiểu kết chương:

Báo chí Việt Nam với tư cách là diễn đàn của văn hoá Việt Nam đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển với những đặc trưng riêng của mình. Bắt đầu từ khi công cuộc đổi mới vào guồng, báo chí đã đồng hành cũng những đổi thay quan trọng của đất nước.

Cùng lúc đó, bản thân báo chí cũng trưởng thành và phát triển. Một trong những đổi thay quan trọng của báo chí Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI chính là sự hình thành và vươn lên mạnh mẽ của tính phản biện xã hội - một dấu hiệu phát triển tất yếu của báo chí.

Trong sự phát triển chung đó, Tuổi trẻ và Thanh niên là hai tờ báo nổi lên như những người tiên phong can đảm trên mặt trận phản biện xã hội. Tính phản biện xã hội không chỉ tạo nên diện mạo hấp dẫn cho bản thân hai tờ báo, thu hút một lượng lớn độc giả trung thành, mà cuộc cạnh tranh giữa hai tờ báo trong việc đạt được vẻ đẹp phản biện xã hội trong từng tác phẩm báo chí cũng góp phần làm sôi động không khí báo chí của nước nhà, đặc biệt trong giai đoạn 2006 – 2008.

Tính phản biện xã hội của hai tờ báo được thể hiện rõ nét qua sự lựa chọn các sự kiện và chủ đề khai thác, mà sẽ được phân tích cụ thể hơn tại chương 2, cách tổ chức các tác phẩm báo chí phục vụ cho các sự kiện và chủ đề này, cách trình bày sáng tạo và hiệu quả các tác phẩm này trên mặt báo.

28

Chương 2: TÍNH PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRONG CUỘC CẠNH TRANH VỀ THƯƠNG HIỆU GIỮA HAI BÁO TUỔI TRẺTHANH NIÊN

Một phần của tài liệu Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam (Khảo sát qua hai báo Tuổi trẻ TP.HCM và Thanh niên các năm 2006-2008 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)