Là hai tờ báo ngày nổi bật nhất trong giai đoạn 2006 – 2008 với tính chiến đấu cao và đậm đặc hơi thở của cuộc sống, Tuổi trẻ và Thanh niên không chỉ được biết đến với tư cách là các cơ quan báo chí có uy tín, mà còn biến tên tuổi của mình thành một giá trị. Nói cách khác, Tuổi trẻ và Thanh niên đã trở thành những thương hiệu mạnh.
Nhanh chóng đa dạng hóa sản phẩm để trở thành một tập đoàn truyền thông và nỗ lực vượt qua sự suy giảm ngày càng khốc liệt của báo in là 2 trong số 5 thách thức mà báo Tuổi Trẻ đặt ra khi bước vào tuổi 36. Theo ông Phạm Đức Hải, Tổng Biên tập, các thách thức còn lại bao gồm việc ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin vào quy trình làm báo để tái cấu trúc bộ máy, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của bạn đọc và trở thành tờ báo hấp dẫn của thanh niên.
81
Ông Hải cho biết từ 5.000 bản/tuần, hiện lượng phát hành của Tuổi Trẻ lên gần 400.000 bản/ngày và ngoài tờ Tuổi Trẻ xuất bản hằng ngày, hiện báo có thêm các sản phẩm Tuổi Trẻ cuối tuần, Tuổi Trẻ Cười, Tuổi Trẻ Online, Truyền hình Tuổi Trẻ, Tủ sách Tuổi Trẻ, Tạp chí Áo trắng, Tuoitrenews, Tuoitremobile với đội ngũ cán bộ công nhân viên gần 500 người.
Báo Thanh niên cũng không thua kém, phát hành tất cả các ngày trong tuần với lượng khoảng 500.000 bản một ngày.
Hai tờ báo luôn cạnh tranh nhau sát sao trong từng sự kiện được tổ chức nhân danh báo, nhưng để có được thương hiệu đó, hai báo đã chọn phản biện xã hội làm con đường xây dựng thương hiệu.
Báo Thanh niên xác định báo chí có trách nhiệm tham gia phản biện xã hội và đó là một kênh hết sức quan trọng giúp Đảng, Nhà nước về hoạch định chính sách. Vì phản biện xã hội gắn với quá trình dân chủ hóa xã hội. Nếu dân chủ hóa xã hội phát triển thì phản biện xã hội cũng sẽ song hành phát triển.
Bản thân các nhà báo trước tiên phải nêu cao trách nhiệm, trách nhiệm chính trị và trách nhiệm công dân của mình. Vì nếu có hai trách nhiệm này nhà báo mới dám đề cập đến các vấn đề của đất nước, vì lợi ích của đất nước, vì lợi ích của nhân dân mà phản biện. Đặc biệt đối với nước ta rất cần xây dựng một cơ chế phản biện xã hội tốt để giúp Đảng, Nhà nước sâu sát đời sống thực tiễn, đưa ra các quyết định chính sách đúng đắn, phù hợp với lợi ích dân tộc cũng như tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Phản biện của báo chí góp phần làm cho hoạt động của Đảng, Chính phủ hiệu quả và thiết thực hơn, tránh được những sai lầm do chủ quan, duy ý chí khi đưa ra quyết sách lớn mà không có sự tham gia của phản biện xã hội.
Chế độ ta là chế độ chính trị một đảng cầm quyền thì cần tăng cường phản biện xã hội. Việc phản biện này cần thu hút nhiều giai tầng xã hội tham gia và báo chí là một kênh quan trọng, nếu không muốn nói là rất quan trọng.
Báo chí vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, nhưng đồng thời cũng là diễn đàn của nhân dân, phản ánh tâm
82
tư nguyện vọng của nhân dân. Từ đó giúp cho cơ quan hoạch định chính sách được đúng đắn, chính xác và sát thực tiễn hơn.
Vấn đề chính ở chỗ trình độ năng lực bản lĩnh chính trị của những người lãnh đạo báo chí. Nếu anh có bản lĩnh chính trị, trình độ năng lực nghiệp vụ và điều quan trọng hơn là phải có đạo đức, thiện chí và trách nhiệm. Phản biện xã hội, điều quan trọng nhất chính là ở lương tâm. Thứ hai là luật về quyền tiếp cận thông tin ở ta chưa có. Khách quan mà nói là khi nhà báo không có thông tin đầy đủ, kịp thời thì không thể đưa tin chính xác và cũng khó có thể phản biện. Muốn có phản biện xã hội tốt đòi hỏi nỗ lực từ rất nhiều phía. Một là nỗ lực của cơ quan quản lý, cơ quan chức năng, Hội Nhà báo trong việc tham mưu cho Đảng, Nhà nước đưa ra các quy chế hoạt động. Thứ hai là phải có sự minh bạch về thông tin, là điều hết sức quan trọng.
Khi có các cơ chế về phản biện xã hội, các nhà báo sẽ phải nắm vững cơ chế đó để hoạt động. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm tạo thêm điều kiện cho các cơ quan báo chí, các nhà báo hoạt động phản biện. Đồng thời các cơ quan lãnh đạo cần ghi nhận, phân tích đánh giá sự phản biện ấy để tiếp thu những phản biện đúng đắn, hợp lý. Điều quan trọng hơn cả là nhà báo phải có trách nhiệm, thiện chí, tinh thần xây dựng trong các phản biện của mình. Nếu nhà báo có lương tâm, trách nhiệm thì tôi tin rằng dư luận xã hội sẽ đánh giá rất đúng về động cơ và bản chất của các phản biện xã hội.
Báo Tuổi trẻ thì cho rằng báo chí hiện nay thiên về phát triển công nghệ, phát triển theo chiều rộng hơn là tập trung vào nội dung. Ngày càng nhiều loại hình báo chí, báo online, các trang web… phát triển rất nhanh, tạo ra trong báo chí cuộc chạy đua với cái nhanh hơn là với sự bén về thông tin cũng như đánh giá, tìm hiểu vấn đề một cách sâu sắc. Khi có cuộc chạy đua về độ nhanh thì những yếu tố về độ sâu, độ nhạy, tính khách quan, trung thực dễ bị bỏ qua. Nếu bỏ qua những điều này sẽ thiệt thòi cho bạn đọc.
83
nhiều nguồn nhưng báo chí không thể chạy đua theo đó. Nhiệm vụ của báo chí dù báo in hay báo mạng là phải chắt lọc và bảo đảm thông tin mình đưa thực sự khách quan, trung thực, chính xác. Đó mới thực sự là món ăn bạn đọc cần.
Tiểu kết chương:
Qua phân tích các bài viết và cách tổ chức của 10 sự kiện lớn mà hai báo cùng đưa tin và 2chủ đề riêng của mỗi báo, tính phản biện xã hội được thể hiện nổi bật qua cách chọn lựa đề tài, chọn lựa góc nhìn và cách tổ chức bài vở để đẩy vấn đề lên. Trong các sự kiện lớn, phải cạnh tranh với các báo khác về thông tin, Tuổi trẻ và Thanh niên luôn tìm cách tạo dấu ấn riêng và phản biện mạnh mẽ bằng những thông tin độc đáo, thậm chí độc quyền, tốc độ và tính xác thực của thông tin, góc khai thác bất ngờ và những khái quát mang tính thời sự.
Các chủ đề riêng của mỗi thể hiện dấu ấn của tờ báo ngay từ việc chọn lựa đề tài không trùng lặp và quá trình triển khai bài bản, chuyên nghiệp, đến nơi đến chốn, chú trọng tác động xã hội và tính tương tác với công chúng.
Hai báo đã tận dụng rất tốt không khí xã hội sôi động của giai đoạn ba năm 2006- 2008 với rất nhiều những sự kiện, sự việc độc đáo, giàu thông tin và giàu tính phản biện xã hội. Những tác phẩm báo chí này đã góp phần đẩy lên những làn sóng dư luận xung quanh các sự kiện lớn có ý nghĩa chính trị và dân sinh lớn, có tác động đến đời sống của người dân, để từ đó tác động lại vào chính sách, chỉ đạo để có hiệu quả tích cực đối với thực tiễn.
Việc lựa chọn sự kiện và chủ đề đã khó, việc triển khai sao cho vừa đạt được hiệu quả về tính phản biện xã hội trong nội dung, vừa đạt được hiệu quả về tác động trong cách trình bày, đòi hỏi vai trò quan trọng của ban biên tập của hai tờ báo. Điều này sẽ được phân tích sâu hơn ở chương 3.
84
Chương 3: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC TÁC PHẨM MANG TÍNH PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO IN VIỆT NAM QUA HAI TRƯỜNG HỢP BÁO
TUỔI TRẺ VÀ THANH NIÊN