Báo Tuổi trẻ và báo Thanh niên là hai ví dụ tiêu biểu về tính phản biện xã hộ

Một phần của tài liệu Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam (Khảo sát qua hai báo Tuổi trẻ TP.HCM và Thanh niên các năm 2006-2008 (Trang 27 - 28)

chuyện làm ăn đời thường. Những nhà báo này được gọi dưới một thuật ngữ mới "nhà báo công dân".

Sự xuất hiện ngày càng đông các nhà báo không chuyên là biểu hiện rất đáng mừng của đất nước trên đà phát triển. Đó là dấu hiệu mặt bằng dân trí ngày càng cao lên, dân chủ xã hội ngày càng cởi mở, công dân ai cũng có cơ hội tự do biểu đạt ý kiến của mình trong khuôn khổ hiến pháp, đất nước hội nhập, giao lưu ngày càng sâu rộng vào cộng đồng quốc tế.

1.4 Báo Tuổi trẻ và báo Thanh niên là hai ví dụ tiêu biểu về tính phản biện xã hội hội

Báo Tuổi trẻ tiền thân là bản tin Ronéo của Thành đoàn TP.HCM, còn báo Thanh niên là diễn đàn của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, tuy ra đời trong hai khoảng thời gian khác nhau (Tuổi trẻ ra đời ngày 2/9/1975 còn Thanh niên ra đời ngày 3/1/1986) nhưng đến nay hai tờ báo đã phát triển nhanh chóng và có một lực lượng bạn đọc đông đảo.

Tạo thế mạnh riêng trong việc đóng góp sức mình cho xã hội là phương cách cạnh tranh khôn ngoan mà hai tờ báo đã chọn. Tuổi trẻ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng công chúng với những loạt bài và sự kiện thiết thực như thu thập hàng triệu chữ ký để “Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam”, lập diễn dàn phát huy sức sống của hai cuốn nhật ký của hai liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm, chương trình “Vì ngày mai phát triển”… Thanh niên lại khẳng định tên tuổi trong việc đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa lý lịch cho Nguyễn Mạnh Huy được học đại học, thành lập “Quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình”, liên tục tổ chức thành công chương trình văn hóa nghệ thuật “Duyên dáng Việt Nam”…

Ngoài ra Tuổi trẻ và Thanh niên còn tham gia nhiều hoạt động tự thiện và các chương trình xã hội khác. Qua những hoạt động, chương trình này, đẳng cấp và thương hiệu của hai tờ báo được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước biết đến.

24

Trong giai đoạn 2006 – 2008, Tuổi trẻ và Thanh niên có thể được coi là hai tờ nhật báo bán chạy nhất nước. Lượng phát hành của báo Tuổi trẻ đạt bình quân 450.000 bản, có thời điểm đạt hơn 500.000 bản một ngày. Từ ngày 2/4/2006, Tuổi trẻ phát hành số Chủ nhật đầu tiên và chính thức trở thành một tờ nhật báo đúng nghĩa. Từ ngày 10/9/2007, nhật báo Tuổi trẻ tăng thêm 4 trang lên thành 20 trang mà giá bán không đổi. Thanh niên cũng không thua kém, phát hành tất cả các ngày trong tuần với lượng khoảng 500.000 bản một ngày.

Bên cạnh ấn bản hảng ngày, phiên bản trực tuyến của Tuổi trẻ và Thanh niên cũng là những báo trực tuyến có lương truy cập lớn và có uy tín đối với công chúng. Báo điện tử Tuổi trẻ Online (website http://www.tuoitre.com.vn) thu hút khoảng 3 triệu lượt truy cập mỗi ngày. Báo điện tử Thanh niên (website http://www.thanhnien.com.vn) cũng có lượng truy cập tương tự.

Một trong những điều làm nên sự nổi bật của hai tờ báo này trong giai đoạn nói trên chính là tính phản biện xã hội được thể hiện mạnh mẽ trong cách làm báo mới năng động, hiện đại, hấp dẫn và hiệu quả hơn.

Trước các vấn đề nóng hổi trong xã hội, công chúng, thậm chí cả những người làm báo ở các cơ quan báo chí khác, trong giai đoạn này, dường như đã hình thành thói quen mỗi ngày đều mở hai tờ báo Tuổi trẻ và Thanh niên ra đầu tiên để xem “hôm nay hai tờ báo nói gì”. Hai tờ báo thực sự đã gây dựng được nền tảng lòng tin và lòng trung thành của độc giả trong giai đoạn này.

Điểm thú vị hơn cả là sự hình thành và khẳng định nhiệm vụ phản biện xã hội ở hai tờ báo còn diễn ra trong thế cạnh tranh rất sôi nổi, thậm chí gay gắt. Chính cuộc cạnh tranh này đã tạo nên một diện mạo báo chí Việt Nam giai đoạn 2006-2008 khá rực rỡ và sống động, phản ánh tương đối toàn diện bức tranh xã hội với nhiều biến chuyển và thay đổi, bằng chứng cho thất đất nước cũng đang tiến bước đi lên với những bước đi mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam (Khảo sát qua hai báo Tuổi trẻ TP.HCM và Thanh niên các năm 2006-2008 (Trang 27 - 28)