Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn RR cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị RR còn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Gíao viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Phong Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Hà Lớp: NH1 – K31
TP Hồ Chí Minh, 2009
LỜI CẢM ƠN
Trang 2Quãng thời gian 4 năm học tập và nghiên cứu dưới giảng đường trường ĐạiHọc Kinh Tế cũng như khoảng thời gian thực tập thiết thực, bổ ích tại Ngân HàngTMCP Sài Gòn đã trang bị cho tôi nhiều điều hay và kiến thức quý báu, góp phầnrất lớn để tôi có thể hoàn thành được Chuyên đề tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Ngân Hàng trường Đại học Kinh
tế, TP.HCM đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho tôi suốt 4 năm rèn luyện, đặcbiệt là sự quan tâm và hướng dẫn tận tình của Thầy Nguyễn Thanh Phong trongnhững tháng vừa qua
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân Hàng TMCP Sài Gòn-chi nhánhTân Định, các anh chị trong chi nhánh và đặc biệt là các anh chị Phòng KinhDoanh đã hướng dẫn nhiệt tình và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi thực hiện chuyên
đề tốt nghiệp
Tuy đã cố gắng, nhưng do còn thiếu kinh nghiệm cũng như chưa được tiếp xúc nhiều với môi trường ngân hàng, do đó, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết Tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý của quý giáo viên hướng dẫn và quý Ngân hàng
TP.HCM, ngày tháng năm
SV thực hiện
Nguyễn Thu Hà
Trang 3NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Trang 4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 5
MỤC LỤC
A/ PHẦN MỞ ĐẦU 1
1/ Lý do chọn đề tài 1
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
Trang 61.1.6/ Định hướng phát triển, mục tiêu của SCB trong giai đoạn tới
12
1.2/ Giới thiệu sơ lược về SCB chi nhánh Tân Định 13
1.2.1/ Thời gian hoạt động 13
1.2.2/ Cơ cấu tổ chức 13
1.2.3/ Kết quả hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤM ĐIỂM, XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG TẠI SCB – CHI NHÁNH TÂN ĐỊNH 16
2.1/ Sự cần thiết của nghiệp vụ chấm điểm và xếp hạng TD đối với
2.3.2 Vận dụng SUNRISE trong xếp hạng TD: 35
2.4/ Đánh giá ưu và nhược điểm quy trình chấm điểm và xếp hạng TD tại hệ thống NHTM nói chung và SCB nói riêng 46
Trang 72.4.1/ Đánh giá về hoạt động xếp hạng TD khách hàng tại hệ thống NHTM nói chung:46
2.4.1.1/ Những hạn chế phát sinh từ các yếu tố bên ngoài NH:
3.1.1/ Xây dựng hệ thống thông tin làm cơ sở phân tích: 50
3.1.2/ Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích: 51
3.1.3/ Xây dựng chính sách quản trị RR cụ thể và tổ chức bộ phận xử
lý thông tin và phân tích chuyên trách 54
3.1.4/ Nâng cao hiệu quả sử dụng trong khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin: 54
3.2/ Những kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm hoàn thiện hệ thống phân tích, xếp hạng TD nội bộ: 55
3.2.1/ Hoàn chỉnh hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Có những biện pháp tác động để phát triển nhanh, mạnh công ty kiểm toán độc lập 55
3.2.2/ Kiến nghị với tổng cục thống kê sớm xây dựng và công bố các chỉ tiêu trung bình ngành 56
3.2.3/ Nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin TD CIC và thiết lập hệ thống thông tin TD tư nhân 56
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 – Cơ cấu vốn góp SCB
Bảng 1.2 – Báo cáo tình hình huy động vốn của SCB-TĐ Bảng 1.3 – Báo cáo tình hình dư nợ và nợ quá hạn SCB-TĐ Bảng 2.1 – Xếp hạng và mức cấp TD khách hàng
Bảng 2.2 – HMTD khách hàng có TSĐB
Bảng 2.3 – HMTD với khách hàng không có TSĐB
Bảng 2.4 – Chi tiết ngành nghề Kinh doanh
Bảng 2.5 – Tiêu chí đánh giá quy mô DN
Bảng 2.6 – Đánh giá chỉ tiêu phi tài chính
Bảng 2.7 – Tỷ trọng nhóm chỉ tiêu phi tài chính
Bảng 2.8 – Tổng hợp điểm và xếp hạng TD
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 – Cơ cấu tổ chức SCB
Hình 1.2 – Cơ cấu tổ chức SCB-TĐ
Hình 2.1 – Dư nợ cho vay VNĐ theo khối TCTD
Hình 2.2 – Nợ cần cảnh báo theo khối TCTD
Hình 2.3 – Dư nợ nhóm 2 theo khối TCTD
Hình 2.4 – Dư nợ nhóm 3 theo khối TCTD
Hình 2.5 – Dư nợ nhóm 4 theo khối TCTD
Hình 2.6 – Dư nợ nhóm 5 theo khối TCTD
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TD: Tín dụng
CBTD: Cán bộ tín dụng
TCTD: Tổ chức tín dụng
SCB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
SCB-TĐ: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-chi nhánh Tân ĐịnhNHTM: Ngân hàng thương mại
Trang 12A/ PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài
Trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động TD chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn RR cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình
độ quản trị RR còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao… Nếu việc đánh giá này được thực hiện tốt và có hiệu quả, TCTD
có thể ngăn ngừa được RR ngay từ đầu bằng cách từ chối cho vay hay đề xuất các biện pháp bảo đảm an toàn Nếu việc đánh giá này không nghiêm túc, có
sự móc nối, câu kết vì tư lợi hay đơn giản là sự cẩu thả, thiếu thận trọng của CBTD sẽ dẫn đến nguy cơ không thu hồi lại được khoản nợ vay Do đó, yêu cầu xây dựng một mô hình quản lý RR, có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế RR trong hoạt động cấp TD, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị RR và phù hợp với môi trường hội nhập Trong đó, một hệ thống chấm điểm và xếp hạng TD nội
bộ là cấu phần quan trọng trong hệ thống quản lý RR đối với bất kỳ hệ thống ngânhàng, TCTD nào
Trong thời gian qua, NHNN đã ban hành một hệ thống các văn bản quy định,hướng dẫn về quản trị RR nói chung và quản trị RRTD nói riêng trong hệ thốngngân hàng: Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành Quyđịnh về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro TD trong hoạtđộng ngân hàng của TCTD, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 vềviệc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, trong đó,quy định phân loại nợ theo tiêu chuẩn định tính và lộ trình yêu cầu tất cả cácTCTD Việt Nam phải trình Hệ thống xếp hạng TD nội bộ để NHNN xem xét và
Trang 13phê duyệt đã thể hiện quyết tâm cao trong việc nâng cao chất lượng quản lý RRTDcủa các TCTD theo thông lệ quốc tế.
Với lý do trên, chúng tôi chọn đề tài : “Giải pháp hoàn thiện quy trình
chấm điểm và xếp hạng TD khách hàng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Tân Định” làm chuyên đề tốt nghiệp.
(SCB)-2/ Mục đích của đề tài
Nội dung của đề tài nhằm xác định tiền đề cơ bản của việc hình thành hệ thốngxếp hạng TD khách hàng Mục đích của việc phát triển mô hình lượng hóa rủiRRTD tại hệ thống các NHTM nói chung và SCB nói riêng, từ đó, đưa ra giảipháp nhằm hoàn thiện quy trình chấm điểm, xếp hạng TD khách hàng phù hợp vớithực tiễn Việt Nam và nhất là nâng cao hiệu quả công tác quản lý RRTD
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Xếp hạng TD là vấn đề không chỉ liên quan đến các NHTM và các DN mà còn liên quan đến các lĩnh vực khác, ở tầm vĩ mô và vi mô Do đó, chuyên đề tốt nghiệp chỉ tập trung chủ yếu vào các vấn đề mang tính tổng quát, cấp thiết cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ xếp hạng TD khách hàng vay vốn, chủ yếu dưới góc độ NHTM nói chung và SCB nói riêng Về thời gian tập trung chủ yếu vào thời kỳ SCB đổi mới, hoạt động có hiệu quả đến nay.4/ Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề vận dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng của Chủnghĩa Mác-Lênin kết hợp với những phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứutài liệu, phương pháp thống kê, phương pháp phỏng vấn, phương pháp phân tíchtổng hợp, phương pháp so sánh cũng như tham khảo từ websites, sách báo, tạp chítrong nước để làm rõ các vấn đề
Trang 14Cuối năm 2002, sau 10 năm hoạt động không hiệu quả, hiện trạng tài chínhthua lỗ trên 20 tỷ chưa có nguồn bù đắp, bộ máy quản trị điều hành suy sụp, nợquá hạn hơn 20 tỷ không có khả năng thu hồi, chịu sự giám sát thường xuyên củaNHNN Việt Nam…Trước những khó khăn đó, với sự tin tưởng của các cổ đông,Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc đã tiến hành cải cách toàn diện để giảiquyết những mâu thuẫn nội tại, kiện toàn bộ máy tổ chức, làm cơ sở để tháo gỡnhững khó khăn trong hoạt động Từ 08/04/2003, Ngân hàng TMCP Quế Đô chínhthức được NHNN Việt Nam cho phép đổi tên, đi vào hoạt động với thương hiệumới: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB Thương hiệu này đã dần định hình vàngày càng chiếm được sự tin tưởng của người dân cũng như DN khắp cả nước.Với quyết tâm và sự cố gắng phát triển kinh doanh trong năm 2003 (SCB bắtđầu có lãi từ quý II/2003), SCB đã có những giải pháp thực tế, mang tính đột phá,lành mạnh hoá tình hình tài chính, củng cố hệ thống quy trình, quy chế chuyênmôn nghiệp vụ trong toàn hàng Kết thúc năm 2006, SCB được NHNN đánh giáxếp thứ 6 trong hệ thống các NHTM trên địa bàn TP.HCM Mạng lưới hoạt động
từ 7 điểm (2002) tăng lên 32 điểm bao gồm Hội sở, Sở giao dịch, các chi nhánh vàphòng giao dịch tại Hà Nội, miền Trung, Tp.HCM, Miền Tây Nam Bộ
Trang 15Trong quá trình hoạt động, SCB đã vinh dự đón nhận nhiều giải thưởng nhưCúp vàng thương hiệu Việt (2005, 2006), Cúp vàng thương hiệu mạnh (2006), BaCúp vàng Sản phẩm uy tín chất lượng năm 2006 dành cho 3 sản phẩm: “Tiết kiệmtích lũy, tặng thêm lãi suất cho khách hàng từ 50 tuổi”; “TD dành cho doanhnghiệp vừa và nhỏ”; “TD tiêu dùng”, Danh hiệu “ Doanh nghiệp Việt Nam uy tín,chất lượng năm 2006”…
1.1.2/ Mô hình tổ chức và bộ máy quản lý SCB
Trang 16Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Ban thư ký Ban điều hành
P Tổ chức
nhân sự
Phó TGĐ khối Phó TGĐ khối KT trưởng P TGĐ kiêm P quản P.TGĐ
TD và đầu tư TG và dịch vụ kiêm GĐ GĐ các n/vụ lý RR GĐ khối
P đầu tư P tiền gửi và P CNTT P quản lý Trung tâm
Hình 1.1 – Cơ cấu tổ chức tại SCB
P giao dịch Qũy tiết kiệm (Nguồn: Báo cáo thường niên SCB 2008)
Trang 171.1.2.2/ Khái quát chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban:
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và điều lệ SCB quy định.
- Hội đồng quản trị: cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng SCB.
- Ban Tư Vấn: có trách nhiệm tham mưu cho Hộ đồng quản trị các vấn đề liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh, quản lý và điều hành ngân hàng.
- Ban Thư ký Hội đồng quản trị: có chức năng thư ký của Hội đồng quản trị, quản lý cổ đông, cổ phần, cổ phiếu.
- Ban Thư ký Ban Điều hành (BĐH): Tổng hợp chương trình, kế hoạch công tác của SCB Đôn đốc, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ do BĐH giao cho các cá nhân, đơn vị Hỗ trợ, tham mưu tư vấn pháp luật cho BĐH.
- Tổng Giám đốc: quản lý và điều hành hoạt động của Ngân hàng theo đúng pháp luật, tham mưu cho Hội đồng quản trị về hoạch định các mục tiêu, chính sách BĐH còn bao gồm các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và các
bộ máy chuyên môn nghiệp vụ là những người hỗ trợ Tổng Giám đốc về mặt điều hành.
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối: điều hành tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ của khối được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về mọi mặt hoạt đông của khối được phân công phụ trách.
- Bên cạnh đó, còn có các khối, phòng nghiệp vụ Hội sở:
Trang 18+ Khối bán lẻ: triển khai các sản phẩm huy động vốn, tham mưu cho BĐH
về việc xây dựng chính sách TD, quản lý các hoạt động Marketing, thiết kế các ấnphẩm quảng cáo, dịch vụ chăm sóc khách hàng…
+ Khối Kế toán tài chính: gồm P.Kế toán tài chính tổng hợp, P.Công nghệthông tin: quản lý hoạt động tài chính, kế toán, vận hành hệ thống CNTT, mua sắmcác thiết bị công nghệ tin học…
+ Khối các nghiệp vụ hỗ trợ: gồm P.hành chính quản trị, P.Pháp chế, P.pháttriển mạng lưới: chức năng hành chính văn phòng, tham mưu những vấn đề vềpháp lý, phát triển mạng lưới
+ Khối Quản trị rủi ro, P.Kinh doanh ngoại hối và nguồn vốn: tham mưuBĐH trong việc ra quyết định TD, quản lý các RR liên quan phát sinh
+ Trung tâm thanh toán: gồm P.Quản lý thẻ, P.Ngân quỹ, P.Nghiệp vụ ngânhàng quốc tế, P.tổ chức nhân sự, P.Kiểm soát nội bộ: Quản lý tác nghiệp về hoạtđộng tại Trung tâm thanh toán, làm đầu mối thanh toán, xử lý các giao dịch thanhtoán trong và ngoài nước
+ Sở giao dịch/Chi nhánh và đơn vị trực thuộc: Sở giao dịch/Chi nhánh và
hệ thống các P.Giao dịch trên toàn quốc
Trang 19+ Cho vay bổ sung vốn lưu động.
+ Cho vay sản xuất hàng hóa xuất khẩu
+ Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu
+ Bao thanh toán
- Cho vay trung và dài hạn:
+ Cho vay đầu tư dự án
+ Cho vay xây dựng nhà xưởng
+ Cho vay mua sắm máy móc thiết bị
- Cho vay mua xe ô tô
- Cho vay sửa chữa, mua sắm, xây dựng nhà ở
- Cho vay hỗ trợ học tập
- Cho vay tiêu dùng
- Bảo lãnh trong và ngoài nước
- Các chính sách hỗ trợ khách hàng vay vốn tại SCB:
+ Hỗ trợ lập dự án đầu tư, phương án kinh doanh
+ Miễn phí các dịch vụ thanh toán trong nước có liên quan
+ Hỗ trợ 50% phí bảo hiểm tài sản đảm bảo
- Kinh doanh bán sỉ:
+ Cho vay ủy thác
+ Cho vay đồng tài trợ, đồng bảo lãnh
+ Kinh doanh chứng khoán: cho vay thế chấp CK đã và chưa niêm yết
1.1.3.3/ Dịch vụ:
- Dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương…
- Dịch vụ thanh toán quốc tế (nhờ thu, thanh toán xuất/nhập khẩu theo L/C…)
- Dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước
- Dịch vụ kinh doanh ngoại hối và vàng
- Dịch vụ kiều hối
- Dịch vụ thẻ
Trang 20- Dịch vụ tư vấn nhà đất.
- Dịch vụ SMS Banking, Internet Banking
- Đầu tư trực tiếp
để phù hợp yêu cầu của NHNN), các ngân hàng còn tiếp cận với các chuẩn mựcquốc tế như: đầu tư vào quy trình xếp hạng tín nhiệm, niêm yết trên thị trườngchứng khoán tập trung, cải tiến công nghệ và phát triển dịch vụ ngân hàng hiệnđại Sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng cả về chất lẫn về lượng dẫn tới cổphiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng được giới đầu tư, nhất làcác nhà đầu tư nước ngoài có uy tín đặc biệt quan tâm
Thị trường chứng khoán hoạt động tốt là kênh thu hút vốn phục vụ phát triểnkinh tế, bên cạnh áp lực chia sẻ thị phần huy động vốn, đây còn là cơ hội để cácngân hàng đưa ra các sản phẩm hỗ trợ liên quan đến chứng khoán, cho vay cầm cốchứng khoán, cho vay đấu giá cổ phần và cả hoạt động đầu tư chứng khoán củachính ngân hàng Tuy đây là một lĩnh vực khá RR, nhưng đối với các ngân hàng
có quy trình quản lý RR tốt đều thực hiện dịch vụ này vì đây là một dịch vụ manglại lợi nhuận khá tốt cho các ngân hàng Việc hội nhập cũng tạo cơ hội giao thoakiến thức và nếp sống người dân, dẫn đến việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng pháttriển mạnh Đây là một cơ hội lớn cho sự bứt phá của ngành ngân hàng, không chỉtrong nước mà còn có cơ hội vươn tới thị trường thế giới Do đó, SCB nói riêng và
Trang 21khối ngân hàng TMCP nói chung cần nắm bắt kịp thời và tận dụng để biến cơ hộinày thành kết quả họat động thực tế.
1.1.4.2/ Thách thức
Để nắm bắt được những cơ hội lớn này khối ngân hàng TMCP cũng như toàn
hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phải đứng trước một loạt những thách thức mangtính tất yếu như: sự cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa và ngân hàng nướcngoài tại VN; Sự cảnh báo của các lọai RR: RR thị trường, RRTD, việc tiếp cậnkhoa học kỹ thuật mới về hệ thống quản lý và phát triển sản phẩm
Ngành ngân hàng cũng đứng trước thách thức lớn khi thị trường huy động vốn
bị chia sẻ bởi các kênh đầu tư khác Giá vàng những năm gần đây, nhất là trongkhoảng thời gian quý I/2009 có nhiều biến động do ảnh hưởng của giá dầu thô,tình hình an ninh thế giới bất ổn Giá vàng biến động mạnh (có xu hướng tăng), đãảnh hưởng đến tâm lý ưa chuộng phương tiện cất trữ, đầu tư vàng, một bộ phậnkhách hàng đã chuyển sang đầu cơ vàng, càng tăng thêm áp lực cho công tác huyđộng vốn của các NHTM nói chung và SCB nói riêng
1.1.4.3/ Lợi thế
Năng lực tài chính ở mức trung bình nhưng ngân hàng chú trọng công tác huyđộng vốn nên hiện nay vốn hoạt động của SCB được xếp vào loại bậc trung trongnhóm các NHTM cổ phần đô thị Lợi thế về năng lực tài chính cho phép SCB giữvững và nâng cao hệ số an toàn vốn, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn củakhách hàng và mở rộng các hoạt động dịch vụ khác
Bên cạnh đó, SCB có mạng lưới các chi nhánh và điểm giao dịch rộng khắp ởthành phố Hồ Chí Minh cũng như các địa phương khác Chất lượng kinh doanhcủa SCB khá tốt và được cải thiện, các nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh, khảnăng thanh toán và mức độ tăng trưởng đều đạt ở mức trên trung bình và đều có xuhướng biến động tích cực với tốc độ khả quan Hệ thống quản trị, điều hành và bộmáy kiểm soát luôn được cải tiến phù hợp các qui định, chính sách và chuẩn mực
Trang 22của ngành ngân hàng cũng như phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.Đội ngũ cán bộ điều hành của SCB giàu kinh nghiệm, nhạy bén trong kinh doanhcũng như công tác quản lý, độ tuổi bình quân là 26 Kết quả hoạt động kinh doanhtrong những năm gần đây của SCB là cơ sở, động lực để toàn thể cán bộ côngnhân viên nỗ lực vì sự phát triển của Ngân hàng trong môi trường mới.
1.1.5/ Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua của SCB Bảng 1.2 - Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB (ĐVT: triệu đồng)
Trang 23(Nguồn: Bản cáo bạch và báo cáo tài chính SCB 2007)
Trong năm 2008, thu nhập lãi thuần đạt 1.017.846 triệu đồng, tăng 574.168
triệu đồng (129,41%) so với năm 2007, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt
148.920 triệu đồng, tăng 12.682 triệu đồng (93%) so với năm 2007 Tuy nhiên
hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh của SCB gặp ít nhiều bất lợi (35.508)triệu đồng, do thị trường chứng khoán có những bất ổn chung
Lợi nhuận trước thuế năm 2008 đạt 646.423 triệu đồng, tăng 287.399 triệu
đồng (80%) so với năm 2007 Trong khi không ít NHTM giảm sút quy mô hoạtđộng thì SCB vẫn tăng trưởng khá mạnh cả về tổng tài sản và lợi nhuận, điều đócho thấy SCB đã có phương hướng và chính sách phát triển hiệu quả
1.1.6/ Định hướng phát triển, mục tiêu của SCB trong giai đoạn tới
Định hướng: Trong giai đoạn mới, khi Việt Nam đã là thành viên chính thứccủa WTO, áp lực cạnh tranh đối với hoạt động của ngành ngân hàng nói chung vàcủa SCB nói riêng sẽ ngày càng gay gắt hơn Tình hình đó đặt ra yêu cầu SCBphải luôn nổ lực trong mọi mặt hoạt động, tích cực phát huy những thành quả đạtđược trong những năm qua Tạo bước đột phá mới trong ổn định – tăng trưởng huyđộng vốn từ thị trường đồng thời nâng cao tính hiệu quả trong quản trị điều hành
sử dụng vốn theo tiêu thức ngân hàng hiện đại, đi đôi với việc phát triển đa dạng,
đa tiện ích các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại, phấn đấu đếnnăm 2010 hệ thống công nghệ dịch vụ ngân hàng SCB ngang tầm các ngân hànglớn tại Việt Nam và khu vực ASEAN Trong khi kiên trì thực hiện phương châm:
“SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”, phải đưa những hoạt độngcủa ngân hàng bám sát hiệu quả theo định hướng hành động của toàn ngành ngânhàng là “An toàn – Hiệu quả - Phát triển bền vững – Hội nhập quốc tế”
Mục tiêu: không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức kinh doanh theo hệ thốngSCB trên toàn lãnh thổ Việt Nam, lấy hoạt động kinh doanh NHTM đa năng, bán
lẻ làm trọng tâm đồng thời với việc đẩy mạnh các hoạt động đầu tư tài chính –thương mại liên doanh góp vốn đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận Từng bước tạo dựng
Trang 24các tổ chức, công ty kinh doanh độc lập, trực thuộc theo phương thức đa sở hữutrong mối quan hệ hợp tác liên kết chiến lược thị trường với các cổ đông và kháchhàng chiến lược là tổ chức kinh tế có tiềm lực mạnh cả trong nước và nước ngoài.Với định hướng, mục tiêu chiến lược trên, giai đoạn kế tiếp sau năm 2010, hệthống SCB sẽ dần hình thành một cách khách quan đáp ứng yêu cầu thực tiễn môhình tập đoàn tài chính – ngân hàng cỡ trung tại Việt Nam và khu vực ASEAN.
1.2/ Giới thiệu sơ lược về SCB chi nhánh Tân Định
1.2.1/ Thời gian hoạt động
SCB-Tân Định là đơn vị trực thuộc ngân hàng TMCP Sài Gòn, có con dấuriêng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định SCB và NHNN, chi nhánhđược thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch Hai Bà Trưng theo quyết định1800/QĐ-NHNN và quyết định 700/QĐ của HĐQT SCB, hoạt động theo giấychứng nhận ĐKKD chi nhánh 411302114 cấp ngày 02/10/2006 với nội dung:
- Tên gọi: Ngân Hàng TMCP SCB – chi nhánh Tân Định
- Trụ sở: 348 Hai Bà Trưng, P.Tân Định, Q.1, HCM
- Nội dung hoạt động chi nhánh:
+ Huy động vốn, ngắn, trung, dài hạn dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn,
có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốnTCTD khác
+ Cho vay ngắn, trung, dài hạn
+ Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá
+ Dịch vụ thanh toán trong nước, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, TTQT
- Mức uỷ quyền phán quyết cho vay của giám đốc chi nhánh tối đa 2 tỷ đối vớikhách hàng cá nhân, 5 tỷ với khách hàng DN
1.2.2/ Cơ cấu tổ chức
- Mô hình SCB-TĐ là mô hình chi nhánh hỗn hợp (vừa bán buôn vừa bán lẻ)
Trang 25- Cơ cấu lãnh đạo: Gíam đốc, Phó Gíam Đốc chịu trách nhiệm chung và quản lý vềmặt hành chính với chuyên viên quản lý RR, chuyên viên kiểm soát nội bộ,chuyên viên định giá tài sản.
- Các bộ phận chi nhánh chịu sự chỉ đạo trực tiếp phòng ban hội sở
Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức chi nhánh Tân Định
(Nguồn: Phòng hành chính chi nhánh Tân Định)
1.2.3/ Kết quả hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ
Tình hình hoạt động:
BAN GIÁM ĐỐC
P kinh doanh P.kế toán tài chính
Bộ phận quan hệ KH- thẩm định và phân tích TD
Trang 26Bảng 1.3 – Tình hình huy động vốn SCB-Tân Định (ĐVT: triệu đồng)
NV huy động Năm 2007 Năm 2008 +/-So sánh%
Tiền vàng gửi không kỳ hạn 18.811 14.335 (4.476) -23,8%
Tiền vàng gửi có kỳ hạn 960.311 1.849.882 889.571 92,6%
(Nguồn: thuyết minh BCTC SCB-Tân Định 31/12/2008)
So với năm 2007, vốn huy động SCB-TĐ năm 2008 tăng đáng kể 886.160 triệuđồng (90,5%), do lưu lượng tiền gửi ký quỹ để thanh toán của khách hàng và tiềngửi có kỳ hạn gia tăng Điều đó cho thấy chính sách huy động vốn và thu hút cánhân cũng như các DN với các loại hình tiền gửi đa dạng, hấp dẫn và hiệu quả
1.136,3 2.507,82 349,01 (1.371,52) -54,7%
(Nguồn: báo cáo phân nhóm nợ và trích lập DP RR 2007-2008)
Bên cạnh mở rộng quy mô hoạt động, SCB-TĐ cũng chú trọng đến công táckiểm soát và quản lý RRTD Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2008 là 0,187%,trong khi năm 2007 là 0,198%, trong đó nợ xấu nhóm 3 và nhóm 5 đã giảm đáng
kể Trong nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay, SCB luôn duy trì chính sách
Trang 27đảm bảo an toàn và trích lập DP đầy đủ, hợp lý, năm 2008 là 0,89%, năm 2007 là0,77% trên tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, đảm bảo sự ổn định cho hệ thống.
Trang 28CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤM ĐIỂM, XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG TẠI SCB – CHI NHÁNH TÂN ĐỊNH
2.1/ Sự cần thiết của nghiệp vụ chấm điểm và xếp hạng TD đối với khách hàng
2.1.1/ Một số khái niệm công cụ
- Tín dụng: là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho kháchhàng trong một khoảng thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định
- Rủi ro tín dụng: là RR phát sinh trong quá trình cấp TD của ngân hàng, biểu hiệntrên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạncho ngân hàng Rủi ro TD diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụchuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh và bao thanh toán
- Xếp hạng TD: Là việc xây dựng mô hình thích hợp nhằm lượng hóa mức độ RRcủa khách hàng, từ đó xác định phần bù RR và giới hạn TD an toàn đối với mộtkhách hàng cũng như để trích lập dự phòng RR
- Hệ thống xếp hạng TD nội bộ: là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện cácnghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với một ngân hàng như việc trả lãi vàtrả gốc nợ vay khi đến hạn hoặc các điều kiện tín dụng khác nhằm đánh giá, xácđịnh RR trong hoạt động TD của một ngân hàng Mức độ RRTD thay đổi theotừng đối tượng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằngthang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàngtại thời điểm chấm điểm TD và xếp hạng khách hàng
2.1.2 Sự cần thiết phải xếp hạng TD khách hàng:
2.1.2.1/ Đối với nền Kinh Tế:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN luôn xuất hiện RR, đó là những biến cốbất lợi tác động xấu tới quá trình hoạt động và kết quả là doanh thu, lợi nhuận
Trang 29giảm, có thể sẽ dẫn đến phá sản DN Đặc biệt trong kinh doanh tiền tệ, RR ấy sẽđược nhân đôi vì NHTM không những chịu RR nặng nề từ chính hoạt động củamình mà còn gánh chịu những RR từ phía khách hàng vay vốn.
Trong NHTM, TD là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn, cả về nguồn vốn sử dụng(80-90%) và lợi nhuận thu được (70% tổng lợi nhuận), RRTD xảy ra sẽ gây thiệthại đáng kể cho NH nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung
Hình 2.1 - Dư nợ cho vay VND theo khối TCTD (cuối
NN Nước ngoài
NH liên doanh NHTM cổ phần
(Nguồn: tạp chí thông tin TD CIC số 10-03/2009, trang bìa 1)
Theo thống kê dư nợ TD toàn hệ thống tăng đáng kể sau nhiều lần được điềuchỉnh lãi suất cho vay Tuy nhiên đây chưa là tín hiệu đáng mừng khi nhóm 5 vẫntiếp tục tăng với tốc độ nhanh gây không ít lo ngại cho hoạt động TD
Hình 2.2 - Nợ cần cảnh báo theo khối TCTD
864.4482 tỷ đồng (1%) 27587.637 tỷ đồng (26%)
73851.624 tỷ
đồng (69%)
875.1204 tỷ đồng (1%) 3532.4982 tỷ
đồng (3%)
NHTM Nhà Nước TCTD phi NH
NN Nước ngoài
NH liên doanh NHTM cổ phần
(Nguồn: tạp chí thông tin TD CIC số 07-02/2009, trang 15)
Trang 30Dư nợ xấu theo khối tại các TCTD trong 3 tháng cuối năm 2008
Hình 2.3 - Dư nợ nhóm 2 theo khối TCTD
48791
13632
2481 53197
627 529
15875 45889
NHTM cổ phần NH liên doanh NH nước ngoài TC phi NH
(Nguồn: tạp chí thông tin TD CIC số 07-02/2009, trang 2)
Hình 2.4 - Dư nợ nhóm 3 theo khối TCTD
(Nguồn: tạp chí thông tin TD CIC số 07-02/2009, trang 19)
Trang 31Hình 2.5 - Dư nợ nhóm 4 theo khối TCTD
2829
2348
404 4109
3590
3580 3027
(Nguồn: tạp chí thông tin TD CIC số 07-02/2009, trang 22)
Hình 2.6 - Dư nợ nhóm 5 theo khối TCTD
NHTM cổ phần NH liên doanh NH nước ngoài TC phi NH
(Nguồn: tạp chí thông tin TD CIC số 07-02/2009, trang 25)
Vì vậy, việc đưa ra giải pháp hạn chế RR nhằm đảm bảo an toàn và nâng caochất lượng TD là yêu cầu khách quan, vừa là sống còn, vừa là điều kiện để ổn
Trang 32định, tăng hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, trong đó, việc chấm điểm và xếphạng tín nhiệm khách hàng trước khi cấp TD là biện pháp khả thi và cần thiết.
2.1.2.2/ Đối với NHTM
Xếp hạng TD là cơ sở quản trị RR Mục tiêu QTRR nhằm hạn chế và giới hạn
RR ở mức độ nhất định, đạt lợi nhuận tối đa và bảo vệ sự ổn định hệ thốngNHTM Muốn vậy, ngân hàng cần phân tích và xếp hạng TD khách hàng đi vay,đưa ra giải pháp kiểm soát nhằm xác định RR hiện có cũng như tiềm ẩn trong hoạtđộng kinh doanh của khách hàng
Xếp hạng TD còn cung cấp chuỗi thông tin có hệ thống của quá khứ, hiện tại
và tương lai, là cơ sở giúp nhà quản trị đưa ra quyết định chính xác, kịp thời vàhiệu quả Nhất là trong nền kinh tế thị trường, khi các NHTM cạnh tranh nhau gaygắt, đòi hỏi CBTD cần xử lý thông tin, ra quyết định TD nhanh, tương đối chínhxác và hiệu quả tối ưu, nếu không sẽ mất đi khách hàng cũng như cơ hội tăng thunhập, mở rộng quy mô
2.2/ Quy trình chấm điểm và xếp hạng TD tại SCB –Tân Định
2.2.1/ Chấm điểm và xếp hạng khách hàng cá nhân
2.2.1.1/ Mục đích việc xếp hạng
- Lượng hóa khái quát khả năng thanh toán và mức độ tín nhiệm khách hàng cánhân Góp phần giảm chi phí phân tích, giảm rủi ro và thời gian xét duyệt
- Hỗ trợ việc ra quyết định cấp TD Quản lý danh mục TD và trích lập dự phòng
- Chủ động đánh giá và giám sát khách hàng trong quá trình theo dõi nợ vay Loại
bỏ những đánh giá mang tính chủ quan, cá nhân, hạn chế cho vay theo cảm tính
- Xây dựng chiến lược marketing nhắm vào khách hàng có mức rủi ro thấp
2.2.1.2/ Nguyên tắc chấm điểm TD khách hàng
Trong quá trình chấm điểm, CBTD sẽ tính điểm ban đầu và điểm tổng hợp sau đódùng bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí chấm điểm TD theo nguyên tắc:
Trang 33- Đối với mỗi tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loạixếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì ưu tiên nghiêng về phía loại tốt nhất.
- Trong trường hợp khách hàng có bảo lãnh toàn phần của 1 tổ chức có năng lựctài chính mạnh hơn thì khách hàng đó có thể được xếp hạng TD tương đương hạng
TD của bên bảo lãnh Việc chấm điểm của bên bảo lãnh cũng tương tự như chấmđiểm áp dụng cho KH Trường hợp bảo lãnh một phần thì chỉ tiến hành chấm điểm
TD và xếp hạng cho chính KH
2.2.1.3/ Quy trình chấm điểm và xếp hạng
Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng: CBTD thu thập thông tin từ các nguồn
như hồ sơ khách hàng cung cấp, phỏng vấn trực tiếp khách hàng, kiểm tra thực tế, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, CIC, hay từ các nguồn khác.
Bước 2: Chọn thông tin Khách hàng để chấm điểm:
CBTD chọn thông tin trong bảng tiêu chí phù hợp với khách hàng để chấm điểm
Bước 3: Xác định điểm tổng hợp và xếp hạng khách hàng
Bảng 2.1: Xếp hạng và mức cấp TD khách hàng XẾP
LOẠI
MỨC ĐỘ
AA Rất thấp Đáp ứng tối đa nhu cầu TD
A Thấp Đáp ứng tối đa nhu cầu TD, tùy thuộc phương án, TSĐB
C Rất cao Từ chối cho vay
(Nguồn: Quyết định TGĐ SCB về quy trình chấm điểm và xếp hạng khách
hàng cá nhân số 133/QĐ-SCB-TGĐ.08)
Bảng 2.2: Hạn mức cho vay đối với khách hàng có TSĐB