Sản phẩm dệt trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái

Một phần của tài liệu Sản phẩm dệt của một số nhóm Thái vùng Mê Kông (Trang 65)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.3Sản phẩm dệt trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái

3.1.3.1 Sản phẩm dệt gắn liền với vòng đời của người Thái

Sản phẩm dệt là vật dùng trong suốt cả cuộc đời người Thái. Có thể nói chu trình vòng đời của một người Thái với các dấu mốc và sự kiện chính trong cuộc đời luôn có sự gắn bó của các sản phẩm dệt. Lọt lòng mẹ đã cần ngay vải để làm áo, tã... Lớn lên, cần đến quần, váy, áo, chăn, đệm...Khi gả chồng, của hồi môn cha mẹ cho con gái cũng là vải vóc. Trong phong tục cúng, lễ bao giờ cũng phải bầy hai mâm thóc gạo và vải vóc. Trong tín ngưỡng phồn thực, tiếng Thái gọi là “dệt hịt chựa phăn” (làm tục nòi giống) thì hạt thóc và hạt bông là hai vật được chọn làm tượng trưng. Khi về nhà chồng chia cho gói hạt bông, thóc... về làm giống. Vải vóc đóng vai trò quan trọng trong đám ma. Vải trắng làm khăn, áo tang và cùng với rất nhiều vải thổ cẩm khít pe làm các cờ phướn (co heo) - của thân nhân chia phần cho người chết về với thế giới bên kia...

3.1.3.2 Sản phẩm dệt là các vật dụng gần gũi trong gia đình và trong đời sống hàng ngày

Trước khi có sự du nhập của đồ gia dụng phương Tây, người Thái sử dụng rất nhiều đồ dệt làm đồ gia dụng trong nhà như: chăn, màn, gối, đệm… Người Thái thường ngủ trên đệm (sa lí) trải trên sàn nhà. Đệm được nhồi bông gạo, bọc ngoài bằng vải bông nhuộm chàm, mảng hoa văn hình học ở giữa mặt đệm được dệt sợi ngang bổ sung (khít) màu đỏ, đen và trắng. Khi không dùng đến, người ta gập đệm cất đi. Vải bọc đệm (pha lốp) dệt bằng sợi bông xe tay, dệt trơn, với viền ngoài trang trí những hoa văn sọc và hình học, còn hình voi, ngựa, cây cách điệu thì dệt sợi ngang bổ sung và sợi dọc thắt nút một đầu. Chăn làm từ sợi bông nhẹ (pha hôm), đủ ấm trong điều kiện khí hậu nhiệt đới; còn vào mùa lạnh, tấm chăn dài được gập đôi thành hai lớp. Đối với đồ cưới, vải trải giường được trang trí đặc biệt bằng sợi nhiều màu, nhà giàu thường chọn lụa tơ tằm. Ở nông thôn Thái Lan, người dân ngồi trên sàn nhà, trên những chiếc đệm ngồi và sử dụng gối 3 cạnh để dựa lưng. Khi ngủ họ dùng gối hình chữ nhật thuôn, vỏ gối có dệt những mảng hoa văn sợi ngang bổ sung và trang trí ở giữa.

Ngoài ra, những vật dụng hàng ngày là các sản phẩm dệt được người Thái sử dụng thường xuyên như: túi đeo, mặt địu, khăn v.v…

3.1.3.3 Sản phẩm dệt là biểu tượng của sự bảo vệ

Đối với người Thái vùng Mê Kông, đồ vải dệt bằng tay cũng chính là sự bảo vệ. Trẻ em được quấn trong tấm địu bằng vải bông và chăn dệt bằng tay như là một lá chắn ngăn chặn những vị thần ác. Một chàng trai trẻ đi xa nhà mang theo chiếc váy của mẹ làm tấm băng quấn quanh tay, khăn tay, hay đặt nó trong chiếc túi đeo ở cổ. Chiếc váy đặc biệt có hiệu nghiệm nếu nó đã được bà mẹ mặc khi sinh ra anh. Điều đó chứng tỏ vị thần bảo hộ tốt bụng (khoăn) đã giúp cho sự vượt cạn của bà được an toàn. Đối với người Thái ở

tránh khỏi những lực lượng xấu. Đàn ông dùng khăn, áo bằng vải bông và áo choàng cho thầy cúng đề viết, đặc biệt khi họ bắt đầu một cuộc hành trình nguy hiểm hay lên đường ra trận. Thầy cúng vẽ những vòng tròn, hình vuông, hình tam giác và điền những con số, chữ và biểu tượng vào trong; yêu tinh, kẻ ăn thịt người, quỷ và những con vật dữ tợn tạo nên mảng hoa văn chính… Tất cả những cái đó đều nhằm giúp cho họ tránh đươc tà ma và những điều xui xẻo [9; tr 52]

3.1.3.4 Sản phẩm dệt biểu hiện sự hài hòa giữa tập quán xã hội và tôn giáo * Sản phẩm dệt và mùa lễ

Việc dệt vải của các nhóm Thái vùng Mê Kông dựa theo vụ lúa; mùa dệt bắt đầu sau mùa gặt lúa và kết thúc khi mùa mưa và mùa cấy tới. Đối với người Thái theo Đạo Phật, mùa ăn chay trùng với thời kỳ bắt đầu mùa mưa. Lễ tích phúc (Bun Phra vet) diễn ra sau vụ gặt. Chính trong thời gian này, đồ vải được dâng cho các nhà sư giúp người phụ nữ tích đức cho cuộc đời này và cho cả kiếp sau. Trong cung đình, những người thợ dệt và thợ thêu tài năng, gồm cả những thành viên nữ của hoàng gia, làm ra triều phục và đồ vải cung đình – vốn là biểu tượng của thanh thế cho nhà vua, hoàng tử và những người khác trong hoàng gia. Tại làng bản, người phụ nữ dệt quần áo và đồ dùng gia đình như một phần của công việc nội trợ. Một bài răn dạy ở nhóm Thái vùng I Sản (Đông Bắc Thái Lan) đã nêu rõ những quan niệm về nghề dệt và sản phẩm dệt rằng: ‘‘Một người vợ tốt giống như một lưỡi cày. Nếu cô ta khéo dệt thì chồng của cô sẽ được mặc đẹp. Một người vợ nói năng cay nghiệt và vụng về thì khi ngồi vào khung cửi sẽ làm cho gia đình trở nên ngheo túng và tồi tàn [9; tr 52]

* Sản phẩm dệt dành cho Phật giáo

Trong tín ngưỡng tôn giáo của người Thái hiện đại thì Phật giáo có quy mô lớn hơn tôn giáo nguyên thủy, ảnh hưởng của nó cũng rất sâu đậm, có quan hệ mật thiết với đời sống con người. Phật giáo của người Thái là chi

phái Phật giáo Tiểu thừa. Sản phẩm dệt dành cho Phật giáo có rất nhiều loại, tiêu biểu là: Phật phướn, áo cà sa, áo choàng và vải quấn cho lễ thụ giới,..

Phật phướn ra đời khi Phật giáo Tiều thừa được truyền vào khu vực người Thái, đó là vật dùng để lễ Phật bất kể khi kết hôn hay tang ma, hay trong nghi lễ đưa con trai vào chùa tu… Các ngày lễ lớn, nhỏ đều cần phướn để làm lễ, sau đó đưa vào chùa cúng. Phật phướn thường được treo ở bên phải hoặc bên trái phía trước tượng Phật ở đại điện chùa. Nó không chỉ có chức năng trang trí mà quan trọng hơn là “cầu thang để linh hồn đi lên Phật viên trên thiên đường”, nó có tác dụng thỏa mãn nhu cầu tinh thần của người Thái.

Hoa văn trên phật phướn mang sắc thái tôn giáo đậm nét. Có đồ án thú thần – vật may mắn như rồng, voi, sư tử, là sự đấu tranh lẫn nhau, dung nạp lẫn nhau, hấp dẫn lẫn nhau giữa tôn giáo nguyên thủy sùng bái tín ngưỡng vạn vật hữu linh với Phật giáo Tiểu thừa, và cuối cùng đã hòa vào sự phản ánh nghệ thuật của hệ thống tôn giáo, mà phần lớn hoa văn lại là động thực vật, kiến trúc, cảnh tượng như: cây bồ đề, hoa sen, tháp đình, voi múa, phật chú bằng chữ Thái, kinh Phật… đã trực tiếp thể hiện nội dung Phật giáo. Các loại hoa văn này phản ánh tấm lòng hướng về một cuộc sống hiện thực tốt đẹp và thế giới cửa Phật của con người.

Đối với lễ thụ giới, khi một chàng trai được thụ giới trở thành tiểu (một nghi lễ được tiến hành trong hoặc trước mùa ăn chay của Đạo Phật), mẹ hay một người thân là nữ giới dệt cho anh ta chiếc áo choàng và những đồ vải cần thiết theo quy định chặt chẽ của nhà chùa. Màu sợi dệt áo theo quy định là vàng/nâu nhuộm gỗ mít.

Đến tuổi đi tu, chàng trai phải vào chùa. Người ta tổ chức đám rước có đủ mặt họ hàng và các vị sư. Chàng trai có thể ăn mặc như hoàng tử Sit- đat- đa, vận khăn kim tuyến, áo lụa thêu và sa rông lụa kẻ ô vuông hay dùng một tấm vải quấn quanh hông, choàng chéo qua vai chiếc khăn kẻ ô vuông hoặc

được trả lại cho mẹ anh ta. Tấm vải quấn quanh hông để về sau có thể được sử dụng làm tấm vải phủ quan tài khi anh ta chết. Trước lễ hỏa thiêu, tấm vải được lấy ra, đưa đến chùa để làm lễ cho tinh khiết rồi gửi trở lại gia đình.

Tiếp theo mùa ăn chay và mùa thu hoạch là đến các buổi dâng lễ vật cho sư, gồm áo choàng, những mảnh vải hình vuông nhỏ sử dụng khi tụng kinh và ngồi thiền, vải phủ giường, chăn và vải phủ đệm, gối, khăn tay, túi đeo và nhiều mảnh vải mới để phủ bát khất thực. Những nhà tài trợ cá nhân cũng cung tiến đồ vải cho nhà chùa để tưởng nhớ những người thân đã quá cố, hoặc có thể chỉ là làm phúc thông thường. Lễ vật là những chiếc phật phướn, cành phan và tấm vải bảo vệ cho các bản sớ viết trên lá cọ.

Vào mùa khô, sau khi mùa màng kết thúc và trước khi mùa mưa đến, người ta tổ chức một nghi lễ ca ngợi tiền kiếp của Đức Phật. Những truyền thuyết về mười kiếp luân hồi rất phổ biến nhằm ca ngợi công đức của Phật, như đức hy sinh, lòng vị tha và sự tận tâm. Những câu chuyện được thể hiện trên những tấm y môn bằng vải bông hình chữ nhật. Người ta rước tấm y môn qua bản, vòng quanh ngôi chùa ba lần trước khi đặt vào trong chùa.

3.2 Sản phẩm dệt Thái với vai trò là một biểu hiện cho văn hóa vùng Mê Kông

Như nhiều nhà nghiên cứu và học giả đã phân tích, có lẽ đặc trưng cho văn hóa vùng Mê Kông là văn hóa thung lũng kết hợp làm lúa nước. Đây cũng chính là đặc trưng của văn hóa Thái nói riêng. Như vậy, rõ ràng là trong văn hóa Thái có đặc trưng của văn hóa vùng Mê Kông và trong văn hóa vùng Mê Kông có những nét tiêu biểu của văn hóa Thái. Các sản phẩm dệt của người Thái vùng Mê Kông cũng cho thấy thấp thoáng “bóng dáng” của văn hóa thung lũng – lúa nước.

Sinh sống trong điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Mê Kông, với các bình nguyên thung lũng và sự ưu đãi dồi dào từ dòng sông và các chi lưu của nó, người Thái đã tạo ra một nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự

cấp. Trên nền tảng xã hội nông nghiệp như vậy, nghề trồng bông, dệt vải có điều kiện để phát triển.

Chúng ta thấy rằng phần lớn chất liệu của các sản phẩm dệt Thái được làm từ nguyên liệu bông và tơ tằm. Cây bông và cây dâu được trồng chủ yếu trên các sườn đất dốc hoặc các bãi đất ven sông, là loại cây trồng phù hợp với vùng đất thung lũng. Như vậy xét về mặt chất liệu, các đồ dệt Thái đã cho thấy chúng là sản phẩm của vùng thung lũng.

Yếu tố “thung lũng” và “nước” cũng được thể hiện trong các hoa văn trang trí trên sản phẩm dệt của người Thái ở đây. Từ những hình ảnh quen thuộc trong thực tiễn lao động sản xuất gắn với môi trường tự nhiên, người Thái đã khái quát hóa thành những hình tượng nghệ thuật là các hoa văn. Có thể thấy rất nhiều những mô típ hoa văn thực vật như hoa văn rau dớn, hoa hồi, hoa chuối, hoa phay, mo dừa… đều là những sản phẩm của vùng thung lũng. Hệ thống các hoa văn mô tip động vật lại cho thấy các hình ảnh của vùng sông nước như : hoa văn con cua, con rồng, thuồng luồng, cá…Bên cạnh đó cũng có cả các hoa văn biểu tượng vùng rừng như: hổ, voi, khỉ, chim cạn…; các hoa văn lấy hình tượng từ gia súc như: ngựa thồ, ngựa cưỡi,..

Ngoài ra, hoa văn trên các sản phẩm dệt Thái cũng phản ánh sự đa dạng về tín ngưỡng của các nhóm Thái vùng Mê Kông. Người Thái cư trú ở vùng sông Mê Kông đều là các cư dân trồng lúa nước, họ có các hình thức thờ thần nước, hồn lúa, có tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong đời sống sản xuất phải phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, họ thường nhờ cậy “thần” để xua đuổi tà ma, hoặc mượn thần để cầu phúc, cầu may. Họ coi động thực vật hoặc những vật thể tự nhiên có quan hệ mật thiết với con người trong tự nhiên chung quanh là tổ tiên của mình và sùng bái nó, dẫn đến quan niệm vật tô – tem và vật may mắn của dân tộc. Trong sản phẩm dệt của họ, các loại hoa văn cụ thể hoặc trừu tượng đều gắn với truyền thuyết thần thoại tô- tem

Hoa văn trên y phục của người Thái ở Xip xoong păn na là một ví dụ điển hình phản ánh sự sùng bái tô – tem, cụ thể ở đây là tô – tem đối với voi và chim. Có một câu chuyện nói về sự sinh sôi nảy nở ra các đời sau này, phản ánh sự sùng bái con voi của người Thái. Trong một câu chuyện thần thoại khác của người Thái về một loại chim công đầu người thân chim, sau khi hôn phối đã sinh ra các thế hệ sau này. Tổ tiên người Thái cho rằng loài chim thần này có quan hệ huyết thống với thị tộc cổ đại của dân tộc Thái, và do đó nảy sinh sự sùng bái đối với chim công – một loại chim thần.

Người Thái ở Ngọc Khê đến nay còn bảo lưu tàn dư của người Việt Điền cổ và theo tôn giáo nguyên thủy vạn vật hữu linh, sùng bái rồng và cá. Điều nay được thể hiện trên trang phục qua những hoa văn thêu hình vảy cá.

Người Thái ở Việt Nam hay Thái Lan cũng hay sử dụng họa tiết hoa văn hình thuồng luồng hay rồng nước trên các đồ vải. Với người Thái ở Việt Nam, mô hình thuồng luồng còn được sử dụng trong lễ cầu mưa.

Như vậy, có thể thấy sản phẩm dệt Thái chính là một hiện vật văn hóa mà ở đó chứa đựng các thông tin phong phú, ghi chép lại ký hiệu đặc hữu của truyền thống văn hóa dân tộc trong mối quan hệ với môi trường sinh thái thông qua các hoa văn, họa tiết. Nói cách khác,sản phẩm dệt Thái là kết quả sáng tạo của lao động trí óc kết hợp với lao động thủ công, là một giá trị văn hóa quan trọng của nền văn minh nông nghiệp, văn minh thực vật trong bối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sản phẩm dệt của một số nhóm Thái vùng Mê Kông (Trang 65)