Giải pháp bảo tồn và phát triển các sản phẩm dệt – kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Sản phẩm dệt của một số nhóm Thái vùng Mê Kông (Trang 75)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.3Giải pháp bảo tồn và phát triển các sản phẩm dệt – kinh nghiệm

mô hình của Lào

Bộ Công nghiệp và Thủ công ở Lào gần đây rất quan tâm đến ngành nghề thủ công và đã có những sáng kiến để phát triển ngành này phù hợp với xu thế hiện nay. Chính phủ Lào đóng vai trò nối kết nguồn nhân lực sản xuất ở địa phương và các trung tâm buôn bán tiêu thụ sản phẩm.

Ở Viêng Chăn, thủ đô của Lào, những chủ nhân của một số phòng trưng bày cộng tác chặt chẽ với những thợ dệt ở địa phương để thúc đẩy họ duy trì nghề dệt và tự hào về danh tiếng đã có của sản phẩm dệt Lào. Ngoài ra, những người chủ này cũng thường xuyên liên hệ với khách hàng và nhận được những phản hồi nhanh chóng về những điều khách hàng thích hay không thích. Hầu hết các chủ gian hàng đều tham gia triển lãm quốc tế về sản phẩm dệt, vì thế, họ mở rộng thị trường ra toàn thế giới. Những người chủ này đã nỗ lực duy trì mối liên kết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Họ quảng bá hình ảnh sản phẩm dệt Lào qua cách giáo dục khách hàng về những gì họ có để bán ra trong cửa hiệu của mình. Chúng ta có thể tham khảo từ cách làm của một số đơn vị sản xuất và cung cấp đồ dệt ở Lào trong việc tiếp tục bảo tồn và phát triển các sản phẩm dệt.

- Gallery Phaeng Mai:

Phaeng Mai chuyên dệt những mảnh vải lụa nhỏ có trang trí, sử dụng chất liệu nhuộm tự nhiên và mô típ hoa văn truyền thống không chỉ là di sản của người Thay Đeng mà còn là những môtíp hoa văn và phong cách dệt của những người Lào – Thái khác. Khi mở rộng kinh doanh, các phương pháp sản xuất cũng thay đổi theo. Trước đây việc nhuộm sợi được làm ở các làng để dệt rồi mới đưa đến phòng trưng bày, dẫn đến sự không đồng nhất về màu sắc và chất lượng của sợi. Hiện nay, phòng trưng bày đảm nhận việc nhuộm sợi và đưa tới các làng lân cận để dệt. Điều này tạo ra một dây chuyền sản xuất ổn định, rất quan trọng cho việc sản xuất những đơn đặt hàng lớn. Mục tiêu kinh doanh của Phaeng Mai là thị trường ở địa phương Viêng Chăn dành cho khách du lịch và những người Lào sống ở xa quê hương, kèm theo xuất khẩu. Một số người ở cửa hàng lấy hàng của họ để bán ra nước ngoài. Tất cả các sản phẩm của họ đều có dán nhãn mác thông tin về loại thuốc nhuộm được sử dụng và cách bảo quản đối với vải. Để dạy cho người tiêu dùng,

chức những cuộc hội thảo về lĩnh vực dệt và nhuộm. Nhiều người ở rất xa như Nhật Bản, Canada vẫn thường xuyên tham dự hội thảo về dệt trong một tuần hoặc dài hơn. Việc phát triển sản phẩm của Phaeng Mai rất linh hoạt, dựa trên nhu cầu của khách hàng và những điều họ thấy khi đi các nơi hay trên tạp chí.

- Công ty Đồ vải Lào (Lao Textiles) của Carol Cassidy

Công ty Đồ vải Lào được Carol Cassidy thành lập năm 1990, là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên. Carol đã cải tiến khung cửi bằng cách kết hợp các bộ phận của khung cửi truyền thống Lào và khung cửi của Thụy Điển. Thời gian đầu, cô đã phải làm việc rất vất vả nhằm thuyết phục những người thợ dệt về ưu điểm của loại khung cửi mới như nó dệt được những tấm vải khổ rộng hơn và dài hơn so với loại khung cửi cũ. Cô còn kết hợp được những kiểu mẫu trang trí truyền thống và kỹ thuật dệt theo phương pháp trước đây chưa ai thực hiện được. Năm 1995, Carol tổ chức một triển lãm lớn tại Viện Công nghệ New York, khởi xướng cho sản phẩm dệt của Lào thâm nhập thị trường thế giới. Cuốn catalo của cuộc triển lãm mang tên Vượt xa truyền thống: Thăm lại đồ vải Lào là một công cụ mang tính quảng bá rất tốt với những bức ảnh và bài viết về các công đoạn sản xuất hàng dệt thủ công Lào. Tháng 1 năm 2004, Bảo tàng Nghệ thuật dân gian và thủ công ở San Francisco, California đã trưng bày về Truyền thống dệt vải: Carol Cassidy và dệt lụa Lào.

Khác với Gallery Phaeng Mai, Carol Cassidy chú trọng đến xuất khẩu hơn là thị trường khách du lịch. Cô đã làm việc không mệt mỏi nhằm phát triển hình ảnh của hàng dệt Lào ra thế giới và đã thành công. Có rất nhiều khách hàng nhiệt huyết không những ở Châu Á mà còn ở cả Châu Âu và Mỹ. Để duy trì uy tín của mình, cô không những rất sáng tạo mà còn hết sức cẩn trọng. Không phải lúc nào cũng có được vải lụa Lào chất lượng cao, nên cô đã tổ chức một mạng lưới những người trồng dâu nuôi tằm riêng. Carol

Cassidy và gian hàng Đồ vải Lào đã tác động lớn tới những sản phẩm đang bán tại các thị trường địa phương. Không những phụ nữ Lào bắt đầu dệt những tấm vải theo cách cải tiến từ những kiểu Lào truyền thống của cô mà họ còn bắt đầu mặc chúng. Carol Cassidy được coi là người mở đường cho cái mới, và hàng dệt có chất lượng cao, có lẽ sẽ trở thành loại hàng truyền thống mới. Những phương pháp của cô thành công đến nỗi cô đã trở thành nhà tư vấn được đánh giá cao ở các nhóm thợ địa phương của Lào cũng như các thợ dệt ở Campuchia, Việt Nam và một số vùng có nghề dệt lân cận.

- Gallery đồ vải Taykeo

Một trong những cách bảo tồn các sản phẩm dệt ở Lào là sao chép lại những đồ cổ. Đây cũng chính là mục đích của Gallery Taykeo. Gallery này làm việc với những thợ dệt và chuyên gia nhuộm tự nhiên để sao chép lại tất cả màu sắc cũng như các kiểu mẫu của những tấm vải cổ. Hầu hết khách hàng của Gallery là những người xa xứ sống ở Viêng Chăn, những khách hàng này rất thích chiêm ngưỡng những sản phẩm truyền thống mà hiện tại không còn nữa. Bằng cách làm ra các bản sao của những đồ dệt may cổ được dệt một cách tinh xảo, Gallery Taykeo mang tới một cơ hội cho việc bảo tồn di sản của Lào mà không làm mất đi tính hấp dẫn vốn có của nó.

- Doanh nghiệp Nikone Handicraft

Doanh nghiệp này đã tham gia vào nhiều dự án đào tạo cho phụ nữ của Liên hợp quốc và Chính phủ Lào, đặc biệt trong lĩnh vực dệt truyền thống. Những phụ nữ này đa phần ở các vùng nông thôn, họ đến Viêng Chăn làm việc cùng Nikone. Sau khi được đào tạo, những phụ nữ này có thể quay về vùng quê xa xôi của mình và tiếp tục công việc dệt, tuy nhiên họ lại gặp phải trở ngại trong vấn đề tiếp cận thị trường. Đây là vấn đề chính đối với họ. Sự trợ giúp của Chính phủ và Liên hiệp phụ nữ trong hoàn cảnh này đã chứng tỏ được sự hữu ích vô giá. Nhờ tổ chức theo hệ thống hình chop, từ đáy lên đỉnh, hàng hóa được ủy thác cho đại diện của Liên hiệp phụ nữ từ

các làng nhỏ mang tới văn phòng của Hội liên hiệp phụ nữ các thị trấn lớn, rồi tới cấp tỉnh, và cuối cùng tới Viêng Chăn hoặc các thành phố lớn, nơi có thị trường cho những đồ dệt này.

Bên cạnh đó, Chính phủ Lào cũng có những sáng kiến rất hữu ích trong việc tạo ra các điều kiện thuận lợi và yếu tố thúc đẩy cho sản phẩm dệt ngày càng phát triển.

Điều quan trọng đầu tiên là Chính phủ Lào đóng vai trò kết nối, phải có nguồn nhân lực cũng như mạng lưới tổ chức như Tổ chức Bông Lào, Hội liên hiệp phụ nữ Lào, phải đến với từng làng bản. Phụ nữ trong làng bản cần tuân theo nguyên tắc căn bản trong việc tuân thủ về tiêu chuẩn chất lượng và phát triển các sản phẩm thương mại mới.

Ở thị trường, những người buôn bán được giáo dục, ở nơi buôn bán các sản phẩm dệt của Lào, cần có những bức ảnh lớn minh họa các công đoạn khác nhau trong sản xuất để quảng cáo. Hàng dệt để bán phải dán mác thông tin chỉ rõ xuất xứ của sản phẩm, nó được làm như thế nào và bằng chất liệu gì. Ở các cửa hiệu lớn nên trình diễn việc dệt vải trực tiếp trên khung cửi. Những hình ảnh video về đồ vải Lào cần được sản xuất và đưa ra thị trường, cùng với những cuốn catalo được phổ biến rộng rãi. Tất cả những công việc này sẽ đảm bảo được chất lượng nhất quán của sản phẩm và nâng cao sự hứng thú của những người mua bán hàng dệt.

Qua đây chúng ta có thể thấy sự sáng tạo trong các ý tưởng và mô hình kinh doanh sản phẩm dệt ở Lào. Điều này đang giúp họ bước đi vững vàng trên con đường bảo tồn và phát huy các sản phẩm dệt mang giá trị văn hóa dân tộc của mình. Từ những ví dụ điển hình của Lào, chúng ta có thể rút ra một số giải pháp cho việc bảo tồn và phát triển các sản phẩm dệt Thái ở các nước trong khu vực.

Thứ nhất, Chính phủ mỗi nước cần có sự quan tâm đến nghề dệt, phối hợp với chính quyền địa phương đóng vai trò kết nối nguồn nhân lực.

Thứ hai, tạo ra được thị trường tiêu thụ ổn định và đồng thời không ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu

Thứ ba, đầu tư kỹ thuật công nghệ và đào tạo con người, kết hợp ưu điểm của dệt truyền thống với phương tiện kỹ thuật hiện đại

Thứ tư, hỗ trợ và thành lập các phòng trưng bày mang phong cách riêng, tổ chức hội thảo, triển lãm những sản phẩm dệt truyền thống và thương mại nhằm thu hút sự tập trung chú ý, nắm bắt được tình trạng hiện tại của các sản phẩm dệt để có thể đưa ra được những chiến lược củng cố và phát triển.

Thứ năm, luôn tuân thủ đúng nguyên tắc về bảo đảm chất lượng sản phẩm dệt, sản phẩm dệt phải thể hiện được những giá trị văn hóa dân tộc tinh tế.

Thứ sáu, truyền cảm hứng và đào tạo cho thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng truyền thống và hiểu được tầm quan trọng của việc duy trì danh tiếng của những người thợ dệt Thái. Mỗi mảnh vải đều phản ánh bản sắc và hình ảnh của người dệt ra nó cũng nhu hình và bản sắc của mỗi dân tộc, của cả một quốc gia.

Tóm lại, trong tiến trình nhất thể hóa kinh tế - văn hóa toàn cầu của thế kỷ, sự tiếp xúc va chạm càng rõ nét. Nghệ thuật dệt của dân tộc Thái đã có hàng ngàn năm lịch sử với những sản phẩm hoa văn quý giá đẹp đẽ của nó, nhưng đứng trước sự tác động mạnh mẽ của văn hóa phương Tây và sự cạnh tranh của thị trường ngày nay, vận mệnh tương lai của nó sẽ thế nào, liệu nó có thể duy trì được sự hoàn chỉnh của mình trong tính đa dạng văn hóa không? Câu trả lời phụ thuộc vào sự nhìn nhận và quản lý, khuyến khích bảo tồn và phát triển các sản phẩm dệt của mỗi một chính phủ quốc gia.

Tiểu kết chương 3

Sản phẩm dệt đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng các tộc người Thái vùng Mê Kông với tư cách là một đặc trưng văn hóa tộc người. Sản phẩm dệt không chỉ dùng để đáp ứng nhu cầu vải mặc hay sử

Trước những thách thức to lớn của nền kinh tế thị trường, số phận của các sản phẩm dệt cũng bị ảnh hưởng và biến đổi. Sự biến đổi thể hiện ở quan niệm sản xuất và tiêu dùng, ở cách thức dệt và trang trí hoa văn. Tất cả những yếu tố này đang dần tách xa khỏi các yếu tố truyền thống dân tộc, mọi thứ đều được giản lược và vay mượn sao cho phù hợp với xu thế chung của thị trường.

Việc bảo tồn và phát triển các sản phẩm dệt của các nhóm Thái đang đứng trước một thách thức lớn. Vấn đề này đòi hỏi sự quan tâm, can thiệp của Chính phủ các nước trong chương trình giữ gìn và phát triển các sản phẩm mang tính truyền thống văn hóa dân tộc. Những mô hình kinh doanh các sản phẩm dệt ở Lào vừa đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của kinh tế thị trường lại vừa giúp duy trì được nghề dệt và các sản phẩm dệt của người Thái một cách hiệu quả. Đây có thể là kinh nghiệm học tập cho các nước trong lưu vực sông Mê Kông có người Thái sinh tụ và sáng tạo ra các sản phẩm dệt mang tính độc đáo của văn hóa tộc người.

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn được coi là tài nguyên văn hóa, sản phẩm dệt là một trong những biểu hiện độc đáo nhất của văn hóa. Sản phẩm dệt nói lên những mối quan hệ giữa con người với nhau và với thế giới mà họ tạo ra xung quanh mình.

Chính vì những linh hoạt trong việc chế tác và chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, sản phẩm dệt Thái là yếu tố quan trọng hiển nhiên của văn hóa và xã hội Thái. Chúng đưa đến nhận thức về tầm quan trọng của người phụ nữ Thái trong việc cấu trúc và đóng góp vào môi trường văn hóa của tất cả các thành viên trong xã hội. Chúng hệ thống hóa và cho thấy những mối quan hệ xã hội vững chắc. Sản phẩm dệt Thái chỉ ra những mối quan hệ giữa các nhóm Thái dù chưa rõ ràng nhưng lại có nhiều điểm tương đồng về quy trình và nghệ thuật tạo nên các sản phẩm. Chúng đưa ta đến bức tranh có biểu hiện đa dạng của các nhóm Thái trong sự thống nhất của văn hóa vùng Mê Kông.

Khu vực sông Mê Kông bao gồm sáu quốc gia của vùng Đông Nam Á, trong đó dòng sông có vai trò như một đường huyết mạch nối liền sự đa dạng của các vùng khác nhau bên sông thành một thể liên kết. Các cư dân Thái sinh sống ở lưu vực sông Mê Kông đã phản chiếu sự đa dạng mà thống nhất của một hệ văn hóa nông nghiệp phức hợp: thung lũng – lúa nước đặc trưng của vùng. Trong đó, sản phẩm Thái chính là những minh chứng đẹp và sinh động của sự liên tục , đa dạng của các cư dân Thái trong khu vực này. Khó có thể nghĩ đến cách thức nào thích hợp hơn để vượt qua ranh giới kinh tế, chính trị, qua đó thấy được sự liên tục trong cách sử dụng của sản phẩm dệt Thái.

Hiện nay, do ảnh hưởng của phong cách trang phục phương Tây cùng với tác động của kinh tế thị trường, sự phong phú và đa dạng về nghệ thuật dệt của các nhóm Thái được minh họa qua các sản phẩm dệt đang bị mất đi. Cùng với ngôn ngữ, sản phẩm dệt phản ánh sự thay đổi theo thời gian và sự

ngăn cách giữa các nhóm. Tuy nhiên, khác với ngôn ngữ, phần lớn những thứ có thể không nằm trong phạm vi phản ánh và kiểm soát của cư dân, sản phẩm dệt được con người làm ra với những lựa chọn về kỹ thuật, hoa văn, sự công phu và cách sử dụng. Vì vậy, đứng trước hiện trạng nghề dệt truyền thống và các sản phẩm dệt đang bị biến đổi, mai một đi thì cần phải có một chương trình vĩ mô về việc bảo tồn và phát huy giá trị của các sản phẩm dệt trong bối cảnh xã hội hiện đại bị tác động bởi quy luật kinh tế thị trường. Đây là vấn đề mà các quốc gia trong lưu vực có thể cùng ngồi lại với nhau để thảo luận vì một mục đích bảo vệ và phát huy các sản phẩm dệt Thái với tư cách là di sản văn hóa của vùng Mê Kông.

Với tất cả những ý nghĩa đó, nghiên cứu và tìm hiểu rõ giá trị các sản phẩm dệt của người Thái vùng Mê Kông là phần thưởng cho những người ngưỡng mộ về phong cảnh, con người, văn hóa khu vực. Luận văn được hoàn thành cùng với mong ước rằng sẽ góp phần giới thiệu những giá trị đẹp đẽ của sản phẩm dệt Thái như là một di sản văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu Sản phẩm dệt của một số nhóm Thái vùng Mê Kông (Trang 75)