Triển vọng cho các sản phẩm dệt

Một phần của tài liệu Sản phẩm dệt của một số nhóm Thái vùng Mê Kông (Trang 73)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.2Triển vọng cho các sản phẩm dệt

Mối quan tâm tới nghề dệt đang nổi lên đáng kể bởi ngày nay, phụ nữ không chỉ dệt vải để sử dụng cho riêng mình mà còn để bán ra thị trường. Ở hầu hết các vùng nông thôn, một trong những nguồn thu nhập chính của các gia đình nông dân là từ các sản phẩm dệt thủ công. Các cửa hiệu ở hầu hết các địa phương cũng như ở thành phố lớn đều bán sản phẩm thủ công. Nhưng câu hỏi đặt ra là người ta bán cái gì và liệu số lượng có được chú trọng hơn chất lượng hay không? Thách thức ở đây là làm sao để tiếp tục sản xuất những sản phẩm dệt truyền thống và cải thiện tình trạng đang có chiều hướng sa sút của những người làm ra sản phẩm này.

John Guy, tác giả của nhiều cuốn sách về nghệ thuật Châu Á, với tác phẩm ‘‘ Hàng dệt: Đồ vải Ấn Độ ở Phương Đông’’ (Guy, 1998) đã đưa ra câu hỏi mang tính thách đố rằng :‘‘ Truyền thống bắt đầu khi nào?’. Đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Tất nhiên mỗi cộng đồng đều có những phong tục và lễ hội bắt nguồn từ quá khứ xa xôi. Nhưng chúng ta đều biết, không điều gì là không thay đổi. Tương tự như vậy, đối với đồ dệt hàng thủ công, về bản chất, mỗi sản phẩm dệt đều là một tác phẩm nghệ thuật thể hiện cảm xúc của người dệt. Sự biến đổi và thích ứng không phải là điều gì mới mẻ, và nó diễn ra từ nhiều thế kỷ nay. Ví dụ như trong quá trình lịch sử,những ảnh hưởng phương Tây đã được tiếp nhận và thể hiện trên đồ vải Thái ở Lào. Những ảnh hưởng này có thể được thấy trong các kiểu mẫu trang trí, các loại sợi được sử dụng, các phương pháp trang trí vải cũng như trong các chi tiết của trang phục. Những thay đổi này là một phần trong sự phát triển mạnh mẽ của nền văn hóa, là sự phản ánh của sức sống văn hóa Lào và kỹ năng của những người thợ dệt Lào.

Vì vậy, hiện nay, thay vì tranh luận về sự thích ứng không thể tránh khỏi này, có lẽ tốt nhất không nên nói về vấn đề sản phẩm dệt truyền thống nữa mà bàn về hướng đi mới để có thể phát huy tiếp được các giá trị của sản phẩm dệt và duy trì nó trong cuộc sống thị trường hiện tại. Muốn như vậy thì cần phải có sự quan tâm đến nghề dệt và các chủ nhân tạo ra sản phẩm dệt, phải khuyến khích họ tiếp tục duy trì chất lượng vải dệt để sử dụng cũng như để bán. Đây cũng là một thách thức không dễ. Chìa khóa của vấn đề là làm thế nào để những sản phẩm chất lượng cao mà họ làm ra đó có thể cải thiện cuộc sống của họ. Người sản xuất và người tiêu thụ cần duy trì mối quan hệ liên kết để cả hai cùng đề cao giá trị của hàng dệt thủ công.

Việc phát triển nghề dệt truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa và các sản phẩm dệt trở thành các món đồ hàng hóa giao thương có lẽ là hướng đi phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là

các sản phẩm dệt làm ra để bán, mang tính thương mại thì đơn giản hóa, kém chất lượng và bỏ qua hết các yếu tố truyền thống. Trái lại, các sản phẩm dệt này phải vượt trội hơn về cả chất liệu, lẫn nội dung và hình thức. Để làm được điều đó thì cần phải giái quyết vấn đề giữa bảo tồn và phát huy, hay chính là vấn đề giữa truyền thống và hiện đại. Chúng ta cần đặt ra nguyên tắc là bảo tồn những giá trị văn hóa thể hiện trên các sản phẩm dệt song đồng thời có thể gắn công nghệ hiện đại với cách thức truyền thống để tăng năng suất lao động, từng bước cơ giới hóa các khâu, các công đoạn thủ công, giải phóng sức lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thực tế, các nước có người Thái cư trú trong khu vực sông Mê Kong đều có tiềm năng phát triển du lịch. Sản xuất đồ vải tiêu thụ trong lĩnh vực này và đồng thời xuất khẩu ra thị trường các nước cũng là một hướng phát triển. Hàng năm, một lượng lớn các du khách từ nhiều nước đến thăm quan, hầu hết họ đều muốn đem theo về những đồ lưu niệm. Đồ lưu niệm phổ biến nhất là những tấm vải dệt nhẹ, mềm và lại không bị vỡ. Khi du khách mua một thứ gì đó mang về nhà là họ mang theo hình ảnh của đất nước làm ra nó cũng như sự biểu thị về văn hóa con người. Những tấm vải dệt kém chất lượng sẽ mang lại hình ảnh xấu về những người thợ dệt tài hoa trên đất nước này. Cần phải khuyến khích những người thợ dệt tiếp tục làm ra những sản phẩm được dệt và thêu đẹp từ những sợi vải tốt để biểu thị hình ảnh đẹp về đất nước và văn hóa dân tộc mình.

Một phần của tài liệu Sản phẩm dệt của một số nhóm Thái vùng Mê Kông (Trang 73)