7. Kết cấu của đề tài
2.1.2 Công cụ và kỹ thuật chế biến nguyên liệu
2.1.2.1 Dụng cụ chế biến nguyên liệu
Muốn có tấm vải, người Thái cần đến một loạt dụng cụ để làm việc theo một chu trình nhất định. Trong đó, quy trình đầu tiên là chế biến nguyên liệu với rất nhiều công đoạn.
* Đối với bông
Trước hết phải cán nhằm tách bỏ hạt (ít phải). Bông được phơi nắng hay hong cạnh bếp lửa cho khô để dễ cán. Dụng cụ cán bông gồm hai trục gỗ nằm gần sát nhau, khi trục quay thì bông đi qua khoảng trống hẹp giữa hai trục, còn hạt sẽ bị cản lại và rơi xuống một cái rỏ nhỏ. Sau đó, người ta dùng chiếc cung (công phải) để đánh tơi bông, làm cho bông xốp và phồng to. Thao tác lăn bông thành các thỏi nhỏ gọi là lọ phải. Dụng cụ để lăn bông gồm tấm gỗ mỏng hình chữ nhật (pẻn lọ) và que đũa. Tay trái lấy một ít bông, tay phải cầm chiếc đũa đặt vào khoảng giữa nhúm bông đó rồi úp bàn tay trái lên nhúm bông lăn về phía trước để bông quấn vào chiếc đũa tạo thành thỏi nhỏ, sau đó rút đũa ra.
Tiếp theo, người ta quay xa (la) để kéo và xe sợi từ các thỏi bông (pắn phải). Xa làm bằng gỗ, tre, dây và có trục quay bằng kim loại. Tay phải quay guồng xa làm cho kim xa có kẹp sẵn thỏi bông quay theo, trong khi tay trái kéo bông ra chầm chậm, nghĩa là kéo ra đến đâu thì được xe ngay đến đó.
Sợi được quấn vào cái khung hình hình chữ I gọi là pia để tạo thành cuộn. Thông thường, kết thúc công đoạn này, người ta tháo cuộn sợi ra cất
đi. Tuy nhiên, sợi để dùng làm dệt váy thì đem nhuộm chàm. Kế đó là việc ngoắc sợi. Trong tiếng Thái, thao tác này không có tên gọi, bởi chỉ là động tác ngoắc cuộn sợi vào một dụng cụ là công đoạn sẽ được kéo ra để cuộn vào chiếc suốt nhỏ lắp trên xã quay sợi. Thao tác kéo sợi ra để cuộn vào suốt như vậy gọi là xe sợi (phiến phải). Các sợi suốt này sẽ được cài vào lỗ đục của con thoi để dệt.
* Đối với tơ tằm
Công việc đầu tiên là luộc kén để kéo lấy sợi, thường tiến hành vào mùa đông hoặc những ngày không đi làm. Dụng cụ kéo sợi là nguông và thao tác kéo sợi là xao looc. Sau khi kéo thành sợi, các dụng cụ và thao tác tiếp theo là cũng tương tự như đối với sợi bông. Thường sau khi hoàn tất khâu guồng tơ vào khung chữ I thành từng con sợi (lực may), người ta tháo tơ ra và thao tác như đối với sợi bông, rồi cất đi để dùng dần hoặc nhuộm để làm chỉ thêu.
Cán bông (Ảnh: Vi Văn An)