7. Kết cấu của đề tài
2.1.3 Công cụ, quy trình dệt và kỹ thuật dệt
2.1.3.1 Công cụ dệt
Trong quá trình di cư từ nam Trung Quốc, người Thái đã đem theo những đóng góp về kỹ thuật dệt đến vùng Đông Nam Á lục địa, trong đó có các nước lưu vực sông Mê Kông. Có thể thứ quan trọng nhất là chiếc khung (ki) để giữ các hoạt động (húc) và hai phần đó tạo nên chiếc khung cửi của người Thái. Minh chứng cho nhận định này là vào thế kỉ thứ 13, Chou Ta – Kaun, một sứ thần Trung Quốc ở thành Ăng co đã quan sát thấy những người thợ dệt Thái có những chiếc khung dệt, trong khi người Khơme bản địa vẫn dùng lưng người làm một bộ phận để căng sợi (Chou Ta – Kuan 1987).[9; tr 9]
Chiếc khung dệt khi chưa dàn sợi gọi là ki, khi đã dàn sợi gọi là húc; vì thế thao tác dệt vải được gọi là tắm húc. Khung cửi của người Thái là kiểu khung đứng, liên kết cố định với nhiều chi tiết (4 cột, 2 thang trên, 2 thang dưới, thanh ngang, ván ngồi…), làm bằng gỗ hoặc tre, sử dụng lâu năm.
2.1.3.2 Quy trình dệt
*Dàn sợi
Muốn dệt phải dàn sợi trước. Việc dàn sợi ít hay nhiều tuỳ thuộc vào số lượng vải cần dệt. Thông thường, để dàn sợi lên một khung dệt, người ta thường đánh từ 50-100 ống suốt chỉ, sau đó sử dụng một cột nào bị lồi lõm, người ta sẽ xử lý cho thật bằng phẳng. Ngoài các cột nhà có sẵn, người ta còn đóng thêm một chiếc cọc tre để khi dàn xong xỏ thanh tre để giữ sợi vào thay thế chiếc cọc tre và bắt đầu cuộn sợi vào trục.
Công cụ để dàn sợi là một khung gỗ hình thang có tay cầm còn được gọi là khung thả chỉ. Có hai loại khung, một loại có 10 hàng suốt, một loại có 20 hàng suốt. Thông thường người ta hay dùng loại có 20 hàng suốt, vì dùng loại naỳ dàn sợi sẽ nhanh hơn.
Trước khi dàn sợi, người ta lắp các ống sợi vào khung dàn sợi, đầu sợi từ các ống sợi sẽ được buộc cố định ở một cột. Giả sử người ta ước tính độ dài của tấm vải vòng qua 5 chiếc cột nhà, sau đó lại vòng một lượt vào cột tre và lấy cột tre làm mốc. Cứ như vậy cho đến khi đủ các sợi dọc cho một khổ vải khoảng 350 - 400 sợi thì người ta bắt đầu cuộn sợi vào trục.
Đối với việc dệt vải mộc bình thường, không cần phải để ý đến số lượng sợi dọc, còn nếu dệt vải thổ cẩm, mỗi loại hoa văn họa tiết trang trí trên tấm vải, người thợ đã phải tính toán kỹ từng sợi ngay từ lúc dàn sợi, để khi dệt, các hoa văn câu đối, không bị thừa hoặc thiếu.
Công việc chạy bàn một người có thể làm được nhưng đến công đoạn cuộn sợi vào trục cuốn sợi càn phải 2-3 người mới có thể làm được.
* Cuộn sợi.
Sau khi đã dàn sợi xong, sợi được cuốn vào trục sợi để chuẩn bị đến công đoạn lên go. Đầu tiên, người ta dùng một thanh tre có chiều dài bằng chiều dài của trục cuộn sợi xỏ vào thay thế chiếc cọc tre được đóng khi dàn sợi, khi đó thanh tre đã giữ lại toàn bộ số sợi đã dàn. Dùng tay dàn đều sợi trên thanh tre. Tiếp đó, dùng thanh tre đặt cùng chiều và sép sát với trục cuộn sợi rồi bắt đầu cuộn. Công đoạn này cần ít nhất là hai người, một người giữ trục cuốn sợi và một người đi trước dàn sợi cho đều trước khi cuốn vào trục.
Sau khi đã cuốn hết số sợi đã dàn vào trục cuốn sợi, người ta lấy một thanh tre buộc ép chặt các sợi vào trục nhằm tránh trường hợp sợi bị rối và bung ra khi luồn vào go. Luồn sợi xong, người ta mới tháo bỏ thanh tre ra và lắp go vào khung cửu để dệt vải.
* Lên go.
Go là bộ phận quan trọng của khung dệt, có tác dụng quyết định trong quá trình dệt vải. Nó có tác dụng nâng lên, hạ xuống so le nhau, tách giữa nhịp trên và nhịp dưới của dàn sợi, tạo ra khe hở để lao thoi qua và đập sợi.
Lên go là công đoạn phức tạp, cầu kỳ, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và nhẫn nại của người phụ nữ. Để thực hiện công việc này ít nhất phải cần tới hai người phụ nữ cùng làm.
Lên go nhất thiết phải làm thật chính xác, tuyệt đối không làm lẫn giữa nhịp trên và nhịp dưới của tấm vải. Chỉ lẫn một sợi, công việc dệt vải đã khó có thể thực hiện được, khi đó chỉ còn tháo ra và lên go lại, rất mất thời gian.
Quy trình lên go bắt đầu từ việc cầm sợi trục cuộn sợi xỏ sợi qua lá go thứ nhất, sợi đầu tiên và sợi cuối cùng của hai bên nép ngoài cùng sau này sẽ là mép vải, cho nên bao giờ người ta cũng gấp sợi gấp đôi hoặc ba để mép vải cứng và không bị đứt khi dệt. Muốn dệt vải 400 sợi thì mỗi lá go phải có 200 sợi do vì khi mắc các sợi so le nhau để tạo nên nhịp trên và nhịp dưới của tấm vải.
Cách luồn lá go thứ nhất: Sợi dọc đầu tiên xỏ qua lỗ của sợi go thứ nhất. Sợi dọc thứ hai xỏ qua khe giữa sợi dọc thứ nhất và sợi go thứ hai. Sợi dọc thứ ba xỏ qua lỗ của sợi go thứ hai. Sợi dọc thứ tư xỏ qua khe giữa sợi go thứ hai và sợi thứ ba…Cứ như vậy, một sợi dọc đi qua khe của hai sợi go thì sợi dọc tiếp theo lại xỏ vào của sợi go.
Cách luồn lá go thứ hai: Cũng xỏ tương tự như đối với lá go thứ nhất nhưng làm ngược lại. Nếu sợi dọc nào chưa xỏ qua lỗ sợi go của lá go thứ nhất sẽ phải xỏ qua lỗ sợi go của lá go thứ hai.
Cách luồn sợi vào lược nén sợi: Cũng xỏ lần lượt từng sợi một nhưng phải đúng thứ tự để không bị lẫn, nếu không đúng thứ tự thì sẽ không dệt được. Tất cả các sợi đều phải đi qua các khe của lược nén sợi nhưng phải theo thứ tự: cứ một sợi dọc đã xỏ qua lỗ của sợi go thứ hai lại đến một sợi dọc xỏ qua khe của lá go thứ hai. Làm lần lượt như vậy cho đến hết.
* Mắc cửi.
Sau khi đã hoàn thiện phần mắc sợi, công đoạn cuối cùng là đưa dàn sợi lên khung dệt. Trục cuốn sợi được đặt phía đàu trên của khung, toàn bộ
làm sợi được thả xuống ngang tầm với tay của người dệt và được cố định bằng một thanh tre tròn bắc ngang đã buộc chặt vào khung. Cũng chính nhờ thanht re này mà phân cách được nhịp trên và nhịp dưới của dàn sợi. Bộ go ngắn được buộc treo lên bởi một thanh gỗ bắc ngang qua khung, bộ go dài treo cao hơn và được buộc với một thanh tre hình cánh cung vòng từ giữa khung dệt qua phía tên trục cuốn sợi rồi thả lỏng xuống dưới đất. Hai mép dưới của bộ go ngắn được buộc với hai guốc đạp dùng để tách sợi khi dệt.
Cuối cùng là trục cuốn vải sau khi dệt. Trục này kéo căng và đặt ngang qua khung trước mặt người dệt. Nó được đặt cố định vào hai khe giữa của thanh gỗ hình chữ Y đóng liền vào khung ở hai đầu trục.
Khung cửi, Sơn La, Bắc Việt Nam (Ảnh: Leedom Lefferts)
2.1.3.3 Kỹ thuật dệt
Người Thái có ba kiểu dệt là xan hăn/mạn (đan), khuýt (hay gọi là
khít)/kếp (cài) và cát mí (ikat)
Kiểu dệt thứ nhất, gọi là xan hặn, là kiểu dệt đơn giản nhất, có thể gọi là dệt trơn, chỉ là hình thức đan các sợi dọc và ngang theo kỹ thuật lóng mốt. Người ta thường sử dụng kỹ thuật này để dệt vải bông thô trắng, vải sọc, vải có ô vuông, hoặc dệt váy và màn bằng sợi bông nhuộm chàm.
Kiểu dệt thứ hai, được gọi là khuýt. Kiểu dệt này phức tạp hơn, bao gồm các thao tác cài que trực tiếp để tạo hoa văn trên tầng sợi theo công thức sẵn có, và được lặp đi lặp lại, dệt đên đâu thi rút bỏ que cài đến đó. Hoa văn chủ yếu là các đường gẫy khúc, hình thoi, tam giác và các biến thể của chúng.
Trong quá trình dệt khuýt, người ta dùng một con thoi (ăn xòi), sợi dọc mầu trắng, sợi ngang mầu đen hoặc xanh sẫm. Người dệt thường bắt sợi, cài que hay còn gọi là go (hừu han), tiếp theo dùng một thanh gỗ dẹt, mỏng luồn qua giữa để nâng chống tầng sợi thành hai phần trên và dưới rõ rệt, rồi luồn con thoi để dệt. Đây là cách phổ biến để dệt vải dùng làm vỏ chăn hay váy.
Người ta sử dụng kỹ thuật khuýt để dệt vỏ chăn sẽ tạo ra mặt chăn hoa, tiếng Thái gọi là pha khuýt, pha lai. Cách gọi các loại chăn của người Thái phụ thuộc vào chức năng sử dụng và mặt chăn được dệt theo môtíp hoa văn nào. Loại môtíp hoa văn phổ biến khi dệt các loại chăn (phà - pha) là hoa văn hình con rồng (pha tô ngược). Người Thái dệt được nhiều loại chăn: chăn hoa (pha bóoc), chăn hoa đen (pha bóoc đăm), chăn hoa đỏ (pha bóoc đeng), chăn đơn (pha còm), chăn đôi (pha cua), chăn khoác cho trẻ con (pha tùm), chăn dùng để phủ quan tài đám tang (pha phi)
Kiểu dệt thứ ba, gọi là cát mí. Kỹ thuật cát mí khó hơn, phức tạp hơn so với hai kiểu dệt trên, nên không phải ai cũng biết làm. Nó đòi hỏi sự công phu, tay nghề cao và cả sự kiên trì, chịu khó. Người ta làm sẵn một khung hình vuông, dàn tơ tằm theo lớp rồi dùng một loại lá (bơ chọong pa) đã rửa sạch,
luộc chín, tước nhỏ để buộc thắt sợi thành từng nút dựa theo bố cục của hoa văn dự định dệt. Sau đó, họ tháo sợi khỏi khung và nhuộm màu. Phần sợi được buộc thắt nút sẽ không bị ngấm màu thuốc nhuộm nên vẵn giữ được sắc trắng. Tiếp theo, sợi được dàn lên khung cửi làm thảm sợi dọc, dùng con sợi đã nhuộm cuộn vào thoi làm sợi ngang để dệt. Dệt đến đâu, hoa văn sẽ tự hiện lên đến đó.
Cát mí cũng chính là kỹ thuật chính dùng để dệt váy. Váy được dệt theo kiểu này người Thái gọi là xín cát mí. Tuy nhiên còn tùy mô típ hoa văn dệt trên váy, người Thái gọi theo tên của các con vật hay loài hoa như hình con rồng (mí lay), hình giàn hoa (ngoắc chiêng), hình quả cọ (xỉn cọ), hình bông hoa (xỉn boóc)... Với mỗi loại hoa văn như vậy sẽ có cách gọi khác nhau cho loại váy dệt theo kiểu này.
2.2 Sản phẩm dệt và nghệ thuật trang trí hoa văn trên sản phẩm dệt của người Thái vùng Mê Kông