Chuẩn bị nguyên liệu

Một phần của tài liệu Sản phẩm dệt của một số nhóm Thái vùng Mê Kông (Trang 26)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.1Chuẩn bị nguyên liệu

2.1.1.1 Nguyên liệu dệt

Từ trước tới nay, các sản phẩm dệt của người Thái chủ yếu được sản xuất từ hai loại nguyên liệu chính là bông và tơ tằm.

* Nguyên liệu bông

Hầu hết các gia đình người Thái đều trồng bông. Các công việc chọn đất, phát, gieo, chăm sóc và thu hoạch bông đều do người vợ cùng các con gái trong gia đình đảm nhiệm, chồng thường chỉ giúp vợ phát và rào nương. Để có được sợi bông là nguyên liệu để dệt phải trải qua một quá trình rất vất vả, từ khâu chọn hạt giống, chọn đất đến gieo trồng và thu hoạch.

- Chọn hạt giống

Chọn hạt giống là khâu rất quan trọng, nếu hạt giống xấu cây bông sẽ không tốt ra ít quả và chất lượng bông thấp. Người Thái thường trồng bông trên nương hoặc trồng những bãi đất ven sông. Bông được trồng vào khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch và thường được thu hoạch vào tháng 6 âm lịch. Hạt bông được chọn làm giống phải là bông có quả to, mẩy, chắc. Hạt bông giống được đựng trong vỏ bầu khô hoặc gói vào vải treo trên giàn bếp, để khói bếp giữ cho hạt không bị mọt. Bông không được để mốc vì như vậy sẽ bị đen sợi. Thông thường vào những tháng cuối năm trước, người ta đã chọn đất để phát rẫy làm cỏ chờ sang đầu năm sau, khoảng tháng 2 - 3 âm lịch mới bắt đầu đốt rẫy và gieo hạt. Theo một số nhà nghiên cứu thực vật thì có một số loại bông mà người Thái nói riêng và một số đồng bào dân tộc khác hay trồng là bông cỏ và bông luồi. Bông luồi cho sản lượng quả ít, năng suất thấp nhưng lại cho sơ dài màu trắng thích hợp với việc chế biến bằng phương

pháp công nghiệp. Bông cỏ cho sản lượng quả cao hơn nhưng xơ bông lại ngắn, có hai màu trắng và nâu, thích hợp với chế biến theo phương pháp thủ công truyền thống

- Chọn đất trồng bông

Bông là loại cây trồng kén đất, do vậy nương bông phải là nương mới phát, đất tốt và được làm rất kỹ. Đất thích hợp thì cây bông mới mọc khỏe và cho nhiều sợi. Trước hoặc sau Tết nguyên đán, người ta chuẩn bị đất để trồng bông, thường chọn đất hơi cằn, ít dốc, có nhiều ánh sáng mặt trời.

- Gieo trồng và chăm sóc

Bông là cây ‘‘khó tính’’, khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh kém nên người Thái chú ý tới thời vụ gieo trồng và việc chăm sóc. Nương bông phải có hàng rào bảo vệ chắc chắn. Vì cây bông rất kén đất nên khi trước khi gieo trồng, khâu làm đất được thực hiện rất công phu, phải đập đất, cho tơi xốp và nhặt cỏ trên nương, với những nương bông cũ thời gian nhanh hơn còn đối với nương mới phát mất đến 3 - 4 ngày mới xong để chuẩn bị gieo hạt.

Trước khi gieo hạt người Thái thường tiến hành xem ngày, giờ cho thuận lợi. Họ quan niệm, ngày gieo hạt phải tránh ngày sâu bọ sinh sôi để chúng khỏi phá hoại cây bông. Những ngày kiêng kỵ đó cũng khác nhau trong những năm khác nhau. Hạt bông được phơi một lần nữa, sau đó trộn đều với tro bếp. Người Thái gieo hạt bông bằng cách thông thường đó là một người cuốc đất, một người tra hạt. Người cuốc hố dùng cào để bộ thành các rãnh nhỏ, người gieo hạt bỏ vào hố 4 - 5 hạt bông sau đó dùng chân gạt một lớp đất mỏng dày khoảng 0,5 - 1cm phủ lên trên hạt giống để giữ độ ẩm cho hạt nẩy mầm. Bông được trồng vào thời kỳ khoảng đầu tháng 2, tháng 3 âm lịch khí hậu mát mẻ, có mưa xuân nên rất thích hợp tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.[22; tr 37]

Trong quá trình từ lúc gieo hạt tới khi thu hoạch, người ta phải thường xuyên làm cỏ và chăm bón cho cây. Sau khi gieo được khoảng 20 ngày, lúc

này cây bông cao khoảng 10cm, đồng bào tiến hành làm cỏ, bón phân, vun gốc, tỉa bớt những gốc dày, những cây yếu. Từ khi trồng bông đến khi thu hoạch phải làm cỏ 3 lượt. Ngoài ra, trong suốt quá trình phát triển của cây, ngoài việc thường xuyên qua lại thăm nom chăm sóc cây phải ngắt ngọn cho cây ra nhiều nhánh, như vậy cây sẽ cho nhiều quả.

- Thu hoạch

Để có được chất lượng bông tốt, việc thu hoach cũng phải đảm bảo đúng quy trình, đó là phải kịp thời. Vào khoảng tháng 6 âm lịch, quả bông chín, tách vỏ nở khắp nương. Người ta chờ cho bông chín già, vỏ quả bông bắt đầu khô thì tiến hành thu hoạch. Trong thời gian thu hoạch, hàng ngày người phụ nữ Thái thường phải có mặt trên nương bông từ khi sớm tinh mơ. Khi hái bông, người ta hái quả to trước, quả nhỏ sau. Quả bông hái về được phơi nắng, pha sương cho nở hết sau đó tiến hành phân loại để chọn bông tốt, loại bỏ bông xấu, không đạt yêu cầu. Người Thái phân loại: lứa quả đầu (mác cốc) dùng để dệt vải mặc, lứa thứ hai (mác cang) để dệt vải làm chăn đệm, còn lứa sau cùng (mác pai) để làm bông nhồi chăn, gối. Bông được cất giữ, bảo quản trong các dậu, sọt khi có nhu cầu sử dụng mới đem chế biến.

* Nguyên liệu tơ tằm

Bên cạnh nguyên liệu dệt phổ biến là bông, người Thái còn sử dụng tơ tằm. Để đáp ứng nhu cầu một phần về dệt và một phần làm chỉ thêu, người Thái phải trồng dâu, nuôi tằm lấy tơ.

- Trồng dâu

Người Thái trồng dâu ở vườn bãi nơi có độ ẩm cao với hai loại giống là dâu lá to và dâu lá nhỏ. Dâu được trồng bằng cành, theo luống và được bón phân làm cỏ chu đáo. Đến cuối mùa đông, người ta đốn những cây dâu già để sang xuân những chồi non nhú lên cho mùa thu hoạch mới. Người ta trồng dâu để lấy thức ăn nuôi tằm và để lấy giống tằm.

- Nuôi tằm, ươm tơ

Nuôi tằm tốt nhất vào mùa thu và và mùa xuân, khi tiết trời mát mẻ. Nếu lạnh quá hoặc nóng quá, tằm dễ bị chết do khả năng chịu bệnh kém. Về kinh nghiệm nuôi tằm, tục ngữ Thái có câu ‘‘Liệng mọn nhàm nao khừ ín xao hu nuốc’’ (Nuôi tằm mùa đông chẳng khác gì tán gái tai điếc). [9; tr 78]

Công việc chăm tằm rất công phu và vất vả, đòi hỏi sự cần mẫn “làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”, luôn phải để mắt trông coi cái ăn, giấc ngủ của nó. Tằm được nuôi ở nơi rộng rãi, thoáng mát và phải tránh ruồi muỗi, kiến đốt, cho ăn bằng lá dâu khô ráo không có nước. Trong quá trình chăn tằm, theo tập quán, người chăn tằm phải kiêng kỵ một số điều như: không được xem người và vật đẻ, cả nhà không ai được đánh rắn, khi đi đưa đám ma về phải kiêng vài ngày mới được đến gần nong tằm. Khi tằm chuẩn bị lột da kéo kén thì người chăn tằm không được ăn măng, khoai nước, củ kiệu. Họ cho rằng nếu không kiêng cữ thì tằm sẽ hỏng và không nhả tơ được.

Khi tằm chín, thân ngả vàng, người ta chuyển tằm vào những cái rọ cho nửa hoặc những tấm phên cho tằm nhả kén. Kén tằm thường có hai loại: màu vàng và màu trắng, kén màu gì thì cho tơ màu ấy.

Tằm làm kén được 2-3 ngày là thời điểm đẹp nhất để kéo tơ. Trước khi kéo tơ, người ta buộc vào cạnh quai nồi nước sôi để thả kén một cột tre nhỏ. Trên cột tre đó, người ta buộc một thanh tre nhỏ bằng chiếc đũa vuông góc, nằm ngang miệng nồi, rồi lồng vào đó một ống tre hoặc ống trúc. Thả kén vào nồi nước sôi, tay phải khuấy đều, liên tục, tay trái kéo từng sợi tơ quấn qua ống tre và kéo dài tơ ra đựng vào nong hoặc dậu để ở bên cạnh. Nồi nước luộc kén phải luôn sôi đều tơ mới dễ kéo và có màu vàng. Cứ kéo đều tay được khoảng một lạng (1 nén), người ta lại gói riêng vào lá, dùng cối đá nén cho hết nước, mới buộc lên phơi ở chỗ râm mát cho tơ khỏi mất màu. Cứ kéo được 3 nén tơ, phải thay một nồi nước sôi khác thì sợi tơ mới vàng.

Những nén tơ sau khi phơi khô được cho vào guồng quấn thành từng con sợi. Vải tơ tằm rất bền, thường được dùng để dệt thổ cẩm, làm màn tơ, người Thái còn dùng để làm chỉ thêu.

Kén tằm (tô nang)

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

2.1.1.2 Nguyên liệu nhuộm và kỹ thuật nhuộm

* Nguyên liệu nhuộm

Mặc dù nhuộm hóa học (công nghiệp) hiện nay có bán trên thị trường, nhưng người Thái vẫn sử dụng nhiều chất liệu có sẵn trong tự nhiên để nhuộm sợi và vải. Một số loại như cây chàm, cà phê, trầu không, xoài được trồng xung quanh nhà hoặc vườn, một số khác được lấy trong rừng. Khi chế biến nguyên liệu nhuộm, người Thái có sử dụng vôi tôi và nước gio làm phụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gia. Vôi là một loại xút có tác dụng tẩy tạp chất, làm sạch sợi tơ, còn nước gio vị chua mặn, có tác dụng hãm giữ màu lâu bền sau khi nhuộm

Sợi bông và vải dệt từ sợi bông thường được nhuộm chàm với sắc màu từ xanh đậm đến đen. Chàm là loại cây thân mềm, có nhiều khúc. Có hai loại chàm: being là loại trồng trên đất khô, trồng bằng hạt, gieo mỗi hốc vài hạt; còn hòm là loại trồng nơi đất ẩm, trồng bằng hom, đặt vào các kẽ đá ở bờ lạch rồi lấy đá chèn lại. Một loại nguyên liệu nhuộm phổ biến khác là vỏ cây

thằng vì (năng co phay) lấy trong rừng, cho màu đen. Trong một số trường hợp, người Thái nhuộm màu đỏ bằng cây phang, nhưng loại này không phổ biến lắm. Ngoài nhuộm chàm, người ta còn nhuộn quần áo nam giới và túi đeo bằng củ nâu rừng (mác bau) cho màu nâu sẫm.

Sợi tơ tằm cũng thường được nhuộm bằng một số chế phẩm thực vật. Gỗ cây phang cho màu đỏ sẫm. Đây là loại cây thân cứng, mọc trong rừng hoặc trồng quanh nhà. Người ta chọn cây to, già, chặt thành từng khúc, rồi băm nhỏ, đun kỹ với nước để nhuộm sợi. Ngoài ra, cánh kiến (chặng), một loại nhựa do côn trùng tiết ra, đem tán nhỏ, đun sôi trong nước rồi nhuộm cũng được màu đỏ sẫm. Cây xét cho màu da cam, đào lấy cả gốc, đem rửa sạch, cạo lấy vỏ, giã vụn và đun sôi trong nước rồi nhuộm. Để có màu da cam, người ta cũng hay dùng hạt cây xum pu (mọc quanh rừng hoặc trồng trong nhà). Cây pui, hay còn gọi là hẹm, thường mọc trong rừng già hoặc ở núi đá vôi, chế biến giống như với cây xét để nhuộm màu vàng tươi. Có nơi, người Thái dùng cả củ nghệ tươi, giã nát, đun sôi để tạo ra màu vàng sẫm. Người Thái ở Việt Nam còn dùng cả lá trầu không (bơ pu) giã lẫn với quả cau hay cây mượt mọc trong rừng để nhuộm màu xanh lá cây. Người ta còn có thể tạo màu xanh lơ từ lá cây muỗm. Lá cà phê tươi, đun sôi với nước dùng nhuộm tơ tằm để có màu xanh nhat. Vỏ xơ dừa (năng pạo) băm nhỏ, đun sôi trong nước rồi nhuộm sẽ có màu nâu.

* Kỹ thuật nhuộm

Người Thái không có công thức nhuộm chung, việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để nhuộm đều tùy thuộc vào kinh nghiệm và hiểu biết của từng người. Có thể nhuộm ngay khi còn là sợi hoặc khi đã thành vải, riêng đối với tơ tằm thì chỉ nhuộm khi còn là sợi.

Đối với sợi bông, trước khi nhuộm chàm, bao giờ người ta cũng hồ bằng cách luộc sôi gạo trắng với con sợi rồi giặt kỹ trong nước lã, hồ nhiều lần cho sợi mịn và cứng chắc. Nếu muốn dệt vải đen, váy, khăn đội đầu thì sợi trắng đã hồ phải đem nhuộm chàm. Lá chàm hái về, ngâm vào nước trong vại, sau 2 – 3 ngày (mùa hè) hoặc 5 – 6 ngày (mùa đông) thì vắt khô lấy nước, bỏ phần xác lá, bột chàm sẽ lắng đọng thành cao dưới đáy vại. Trước khi nhuộm, cần hòa thêm vào đó một ít nước vôi tôi và nước gio, khuấy đều lên cho đến khi có cục bọt nổi lên. Việc khuấy đều cũng như cho thêm phụ gia nhiều hay ít tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng và thói quen của từng người. Cũng có khi, ngoài nước vôi và gio, có người còn đốt lá nạt

hơ đều lên bề mặt vại để làm cho cao chàm tan đều trong nước. Khi nhuộm, nhúng cả cuộn sợi vào vải, dùng tay bóp kỹ và đều, sau đó lấy ra vắt kiệt nước, giặt sạch rồi phơi; nhuộm nhiều lần cho vải bền màu. Để nhuộm chàm đạt trình độ cao và có được màu sắc mong muốn, người nhuộm phải có bí quyết và phải kiêng một số điều nhất định. Chính vì thế, trong một bản thường chỉ có vài người biết nhuộm đẹp.

Đối với nhuộm tơ tằm làm chỉ thêu, mỗi nguyên liệu lại có cách thức xử lý riêng: có khi dùng nguyên lá tươi (lá muoc, lá mượt, lá trầu), có khi cắt thành miếng nhỏ (phang hoặc xơ vỏ dừa) hoặc băm vụn (vỏ cây xét, pui/hẹm), giã nhỏ (cánh kiến), nghiền nát (hạt xum pu), nhưng tất cả đều cần được đun sôi. Thao tác nhuộm tơ cũng giống như nhuộm chàm, nghĩa là nhúng cả cuộn tơ vào nồi nước màu, dùng que hoặc tay đảo kỹ nhiều lần, sau

đó vắt nước và đem phơi khô. Tùy theo sở thích màu đậm hay nhạt của từng người mà có thể nhuộm 2 – 3 lần hay chỉ một lần.

Người Thái tạo được 5 màu cơ bản là đỏ, vàng, đen, da cam và xanh lá cây. Các sắc màu khác đều do pha trộn, hoặc thêm phụ gia. Người Thái không ưa chuộng việc sử dụng thuốc nhuộm hóa chất, chỉ trong trường hợp cần thiết họ mới mua sợi màu nhuộm sẵn về dùng.

Một phần của tài liệu Sản phẩm dệt của một số nhóm Thái vùng Mê Kông (Trang 26)