Ngân sách cấp xã có đầy đủ những đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa phương như: Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật; được điều hành ngân s
Trang 1HÓA, TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thanh Bình
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Trang
Mã số sinh viên : 5014021047 Khóa : 1
Ngành : Tài chính – Ngân hàng Chuyên ngành : Tài chính công
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH CẤP XÃ 4
1.1 Một số vấn đề lý luận về ngân sách cấp xã 4
1.1.1 Ngân sách cấp xã, đặc điểm, vai trò của ngân sách cấp xã 4
1.1.2 Nội dung (quy trình) ngân sách xã 17
1.1.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện ngân sách cấp xã 26
1.2 Thực tiễn ngân sách xã ở một số huyện của Việt Nam 28
1.2.1 Thực tiễn một số đơn vị 28
1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân sách xã ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÂN SÁCH XÃ Ở HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN (2008-2012) 29
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH liên quan đến NS cấp xã trên địa bàn huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá 30
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 30
2.1.2 Về kinh tế 31
2.1.3 Về chính trị 33
2.1.4 Về văn hóa – xã hội 34
2.1.5 Văn hóa, thông tin – thể dục, thể thao 34
2.1.6 Công tác xã hội và giải quyết việc làm 35
2.2 Thực trạng bộ máy quản lý tài chính ngân sách cấp xã 35
2.2.1 Phòng Tài chính kế hoạch và bộ phận quản lý tài chính ngân sách ở các xã, thị trấn 35
2.2.2 Đội ngũ làm công tác tài chính NS cấp xã ở các xã, thị trấn 36
2.3 Thực trạng công tác quản lý NSX tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 38
2.3.1 Về thu Ngân sách nhà nước 38
2.3.2Về chi Ngân sách địa phương 39
2.4 Thực trạng Ngân sách xã trên địa bàn huyện Hoằng Hóa 39
2.4.1 Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn (2011-2015) 39
2.4.2 Thực trạng công tác lập dự toán 42
Trang 42.4.4 Thực trạng công tác kế toán, quyết toán Ngân sách 57
2.4.5 Thực trạng công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra 59
2.5 Đánh giá chung về ngân sách xã ở huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa 60
2.5.1 Ưu điểm 60
2.5.2 Hạn chế 62
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU NSX TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOẰNG HÓA TRONG NHỮNG NĂM TỚI 67
3.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoằng Hoá trong thời gian tới đến 2020 67
3.1.1 Định hướng chung 67
3.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ 68
3.1.3 Các chỉ tiêu cụ thể phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 69
3.2 Phương hướng chủ yếu hoàn thiện ngân sách xã 71
3.2.1 Nâng cao nhận thức của chính quyền cấp xã về ngân sách xã 71
3.2.2 Động viên hợp lý ở mức cao nhất các nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội 73
3.2.3 Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý trong thu, chi ngân sách cấp xã 73
3.2.4 Từng bước chuẩn hoá đội ngũ làm công tác quản lý NS cấp xã 74
3.2.5 Định hướng phát triển nguồn thu ổn định, lâu dài nhằm tạo tính chủ động và tự cân đối cho NS cấp xã 74
3.3 Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Hoằng Hoá 75
3.3.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật 75
3.3.2 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quy trình về ngân sách xã 75
3.3.3 Công tác nuôi dưỡng phát triển nguồn thu ổn định, lâu dài 83
3.3.4 Công tác thanh tra, kiểm tra 84
3.4 Kiến nghị của tác giả 85
3.4.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về ngân sách cấp xã 85
3.4.2 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động ngân sách cấp xã 86
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NSX : Ngân sách xã NSNN : Ngân sách Nhà nước
KT-XH : Kinh tế- Xã hội TC-KH : Tài chính- Kế hoạch TC-KT : Tài chính- Kế toán CNH-HĐH : Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa MLNSNN : Mục lục Ngân sách nhà nước
Trang 6I DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
Bảng 2.2: Tình hình đầu tư thực hiện qua các năm (từ năm 2009- 2013)
II DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tổng hợp thu NSNN, chi ngân sách địa phương huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá (năm 2011 - 2013)
Phụ lục 2: Tổng hợp dự toán thu NSX theo đơn vị (từ năm 2011-2013)
Phụ lục 3: Tổng hợp dự toán chi NSX theo đơn vị (từ năm 2011-2013)
Phụ lục 4 : Bảng tổng hợp thu NSX theo nội dung kinh tế trên địa bàn huyện Hoằng Hoá - Thanh Hoá
Phụ lục 5: Bảng tổng hợp chi NSX theo nội dung kinh tế trên địa bàn huyện Hoằng Hoá - Thanh Hoá
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách cấp xã là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước, có tầm quan trọng đặc biệt Ngân sách cấp xã vừa là phương tiện vật chất vừa là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cơ sở thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa phương
Ngân sách cấp xã có đầy đủ những đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa phương như: Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật; được điều hành ngân sách theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định; hoạt động của ngân sách xã gắn với với hoạt động của chính quyền Nhà nước cấp xã Bên cạnh các đặc điểm chung của cấp ngân sách, ngân sách xã còn có những đặc điểm riêng đó là: Xã vừa
là cấp ngân sách vừa là đơn vị sử dụng ngân sách, đặc điểm riêng này ảnh hưởng và chi phối lớn đến công tác lãnh đạo, quản lý và quá trình tổ chức lập, chấp hành, kế toán và quyết toán ngân sách
Cùng với tiến trình đổi mới của đất nước, NS cấp xã đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và có những bước tiến đáng kể, luật NSNN ra đời năm 1996 có hiệu lực thi hành năm 1997, sửa đổi năm 1998 và gần đây luật NSNN do Quốc hội khoá
IX thông qua ngày 26 tháng 12 năm 2002 có hiệu lực thi hành năm 2004 đã khẳng định NS cấp xã trở thành một cấp ngân sách độc lập, được Luật quy định từ khâu lập, chấp hành đến quyết toán ngân sách Nguồn thu và nhiệm vụ chi đã được quy định khá rõ ràng, tạo tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình điều hành ngân sách, từ đó ngân sách xã không ngừng tăng cả về quy mô và tốc độ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết có hiệu quả các vấn đề KT-XH ở cơ sở
Trong những năm qua, NS cấp xã ở huyện Hoằng Hoá có nhiều đổi mới Thu ngân sách cấp xã hàng năm đều tăng, nguồn thu ngân sách được đảm bảo, thu đúng, thu đủ và huy động tốt được các nguồn lực toàn xã hội, đồng thời chi NS cấp xã cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đảm bảo các mục tiêu phát triển KT-XH, phát huy hiệu quả của ngân sách cấp xã, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thúc đẩy tiến trình xây dựng Nông thôn mới góp phần hiện đại hoá Nông nghiệp nông thôn Tuy nhiên tiếp cận NS cấp xã từ góc độ kinh tế chính trị thì còn không ít khó khăn
Trang 8vướng mắc và bất cập: một mặt là Nhà nước và nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ; mặt khác, lại là Thu và Chi theo Luật NSNN Hai yếu tố này nếu không nhìn nhận một cách thấu đáo, biện chứng thì sẽ dẫn tới kìm hãm lẫn nhau
Để đảm bảo tính cơ bản và toàn diện, phù hợp với các quy định, tôi lựa chọn
đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cấp xã ở huyện Hoằng
Hóa, tỉnh Thanh Hóa hiện nay” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình, nhằm làm
sáng tỏ cơ sở lý luận, mối quan hệ giữa NS cấp xã với tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: NS của chính quyền cấp xã, cơ quan tài chính huyện
Hoằng Hoá và KBNN đóng trên địa bàn
- Mục đích: Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận và tìm hiểu kinh
nghiệm thực tiễn, đánh giá thực trạng NS cấp xã ở huyện Hoằng Hóa từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện NS cấp xã ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa từ nay đến năm 2015 và 2020
3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: khóa luận này chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi
NS cấp xã, các nội dung khác của NSNN được đề cập chỉ nhằm làm rõ thêm các nội dung nghiên cứu
- Giới hạn trong thời gian 3 năm: 2011, 2012 và năm 2013trên địa bàn huyện Hoằng Hoá
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp như: phân tích , tổng hợp, thống kê, so sánh
5 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ngân sách cấp xã
Trang 9Chương 2: Thực trạng ngân sách cấp xã ở huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh
Hoá giai đoạn (2011-2013)
Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường và hoàn thiện ngân sách
cấp xã trên địa bàn huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Trang 10CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ NGÂN SÁCH CẤP XÃ
1.1 Một số vấn đề lý luận về ngân sách cấp xã
1.1.1 Ngân sách cấp xã, đặc điểm, vai trò của ngân sách cấp xã
1.1.1.1 Ngân sách cấp xã trong hệ thống ngân sách nhà nước
NSNN nước là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử Sự hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát triển kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước
Trong giai đoạn nền kinh tế nước ta là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, NSNN ta được tổ chức thành hai cấp đó là: Cấp NSTW và cấp Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Việc phân cấp đó là phù hợp với lịch sử và đảm bảo nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền trong việc huy động tối đa các nguồn lực tài chính
Đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá IX khẳng định huyện là một cấp chính quyền có ngân sách, NS cấp huyện là một bộ phận hợp thành Ngân sách địa phương thuộc hệ thống NSNN còn hoạt động thu chi tài chính ở xã vẫn chưa được tổng hợp vào hệ thống NSNN
Sau đó đến năm 1996, Quốc hội tiếp tục khẳng định xã là một cấp ngân sách
và ngân sách cấp xã cùng với ngân sách cấp huyện, tỉnh hợp thành ngân sách địa phương thuộc hế thống NSNN và mang đầy đủ bản chất của NSNN Bên cạnh đó,
NS cấp xã cũng đã thể hiện được bản chất chính trị của Nhà nước thông qua việc thực hiện đúng đắn, hiệu quả, năng động các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần điều chỉnh phù hợp với bản chất Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa Đó là là nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
Hệ thống NSNN Việt nam gồm: NSTW và NSĐP NSĐP bao gồm NS cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh), NS cấp
Trang 11huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện) và ngân sách cấp xã, phường, thị trấn ( gọi chung là ngân sách cấp xã) với cơ cấu này phù hợp với mô hình tổ chức các cấp chính quyền nhà nước ta hiện nay
HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngân sách cấp huyện là cấp ngân sách trung gian có nhiệm vụ thu, chi theo luật ngân sách, đồng thời thực hiện quản lý, cấp phát theo chức năng nhiệm vụ được phân cấp
Trang 12Ngân sách cấp xã vừa là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN vừa là đơn vị dự toán đặc biệt, nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước cơ sở
1.1.1.2 Khái niệm về ngân sách cấp xã
Nước ta cũng như một số nước trên thế giới, từ xa xưa ở cấp xã đều có ngân quỹ (bây giờ gọi là NS cấp xã) Tuy sự hình thành và nhận thức về NS cấp xã mỗi thời kỳ là khác nhau nhưng đều coi NS cấp xã là một bộ phận của hệ thống tài chính quốc gia
Xét về nguồn gốc xuất hiện NSNN nói chung và NS cấp xã nói riêng thì các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng sự xuất hiện và tồn tại của Nhà nước và nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ đã tạo ra những điều kiện cần và đủ cho NSNN ra đời và tồn tại Chừng nào còn tồn tại cả hai điều kiện trên thì khi đó NSNN vẫn tồn tại, và đáng lưu ý là tổ chức bộ máy của nhà nước ở mọi quốc gia đều có sự phân công, phân cấp quản lý kinh tế xã hội cho mỗi cấp quản lý hành chính nên hệ thống NSNN bao giờ cũng bao gồm một số cấp khác nhau Số cấp ngân sách ở mỗi quốc gia nhiều hay ít khác nhau đều tuỳ thuộc vào tổ chức bộ máy quản lý hành chính và sự phân cấp quản lý kinh tế, tài chính cho mỗi cấp đó Song bao giờ cũng có cấp ngân sách gắn liền với cấp quản lý hành chính ở cơ sở và được gọi chung là NS cấp xã
Trong hệ thống chính quyền hiện nay của nước ta gồm 4 cấp, chính quyền cấp xã, phường, thị trấn là cấp cuối cùng thường được gọi là cấp chính quyền cơ sở hoặc gọi là cấp xã Cấp chính quyền này là cấp trực tiếp triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước Theo Luật tổ chức HĐND các cấp, Pháp lệnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND mỗi cấp quy định HĐND, UBND cấp xã có trên 52 nhiệm vụ
cụ thể thuộc các lĩnh vực: kinh tế; văn hoá, giáo dục, xã hội và đời sống; quốc phòng, an ninh trật tự an toàn xã hội; thi hành pháp luật; kế hoạch, ngân sách, tài chính; nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi; tiểu thủ công nghiệp; giao thông; thương mại dịch vụ; thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo
Để thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ đó, chính quyền cấp xã phải có phương tiện tài chính đủ mạnh Luật NSNN đã quy định cụ thể các khoản thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp xã, phường, thị trấn Ngân sách xã là bộ phận của
Trang 13NSNN, nó vừa là kế hoạch Tài chính, vừa là quỹ tiền tệ của xã được hình thành từ các nguồn thu và các khoản chi được phân chia theo quy định Chính vì vậy, ta có thể hiểu ngân sách cấp xã như sau:
Xét về hình thức biểu hiện bên ngoài: Quá trình vận động của quỹ NS cấp xã cũng được nhìn nhận trên hai giác độ: quá trình huy động nguồn thu; và quá trình phân phối, sử dụng NS cấp xã (thường gọi tắt là chi) Sự nhìn nhận về hình thức của NS cấp xã còn được thể hiện thông qua chu trình với các khâu: Lập, chấp hành, quyết toán NS cấp xã mà chính quyền cơ sở ở mọi nơi đều phải tuân thủ Hay NS cấp xã là toàn bộ các khoản thu, chi trong dự toán đã được HĐND xã quyết nghị và được thực hiện trong một năm nhằm đảm bảo bảo nguồn tài chính cho chính quyền Nhà nước cấp xã trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, xã hội, anh ninh quốc phòng trên địa bàn
Xét về bản chất: NS cấp xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác, phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý
1.1.1.3 Đặc điểm của ngân sách cấp xã
Ngân sách cấp xã là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước,
đã được luật NSNN quy định, nó có đầy đủ những đặc điểm chung của NSNN, ngoài ra còn có đặc điểm riêng tạo nên sự khác biệt căn bản với các cấp ngân sách
* Đặc điểm chung
- Ngân sách cấp xã được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quyền lực Nhà nước
- Ngân sách cấp xã được quản lý và điều hành theo dự toán, theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền quy định
- Phần lớn các khoản thu, chi ngân sách cấp xã được thực hiện theo hình thức phân phối lại và không hoàn trả trực tiếp
* Đặc điểm riêng
Trang 14NS cấp xã vừa là một cấp trong hệ thống NSNN, lại vừa như một đơn vị dự toán NS NS cấp xã đóng vai một cấp NS vì nó cũng được phân cấp quản lý nguồn thu và thực hiện các nhiệm vụ chi như một cấp NS thực thụ, đóng vai như một đơn
vị dự toán NS, bởi xã cũng phải chi trả thanh toán cho các đầu vào để đảm bảo hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã về quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; nhưng các khoản này cũng đều do chính chủ tài khoản NS cấp xã ký lệnh chuẩn chi Chính yếu tố “lưỡng tính” này của NS cấp xã lại tạo nên những trở ngại không nhỏ cho quá trình quản lý NS cấp xã ở nước ta thời gian qua
1.1.1.4 Vị trí, vai trò của NS cấp xã đối với phát triển kinh tế xã hội
- Chính quyền cấp xã là nơi giải quyết trực tiếp các lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và nhân dân, giữa các tổ chức, cá nhân Chính vì vậy ngân sách cấp xã là một công cụ, phương tiện vật chất để chính quyền thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua quá trình thu, chi ngân sách
- Bằng các hoạt động thu, chi ngân sách, chính quyền xã thực hiện chức năng điều tiết, điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoạt động xã hội trong phạm vi cho phép đi đúng hướng, theo đúng cơ chế, chính sách xã hội
- Ngân sách cấp xã là một cấp ngân sách đặc biệt, vừa là đơn vị chấp hành ngân sách đồng thời cũng là một đơn vị thụ hưởng ngân sách, chính vì vậy mà các khoản thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã được phân giao chỉ có thể thực hiện tại ngân sách cấp xã mới phát huy được hết khả năng, kịp thời và đạt hiệu quả Ngân sách cấp xã đồng thời là nơi vừa trực tiếp thực hiện các hoạt động thu, chi đồng thời cũng thực hiện các nghiệp vụ về tài chính, kế toán, quản lý thuế, quỹ, vật
tư, tài sản vv của xã
Trang 15* Vai trò
Sự thay đổi cơ chế quản lý nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước đã làm thay đổi căn bản cách nhìn nhận, sử dụng công cụ tài chính của nhà nước từ chỗ coi tài chính chỉ như
là phương tiện sẵn có sang vị thế là nguồn lực tài chính Do đó, tài chính luôn là nguồn lực khan hiếm nên phải cân nhắc và sử dụng nó một cách tiết kiệm nhất nhưng phải đạt hiệu quả một cách tốt nhất Đó chính là quan điểm xuyên suốt mà mỗi cấp chính quyền nhà nước luôn phải quán triệt mỗi khi bàn về vấn đề quản lý,
sử dụng tài chính phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của mình
- Ngân sách cấp xã đảm bảm bảo các phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước ở cơ sở
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng: Khi xã hội có
sự phân chia giai cấp thì tạo ra tiền đề cho sự xuất hiện nhà nước Nhà nước ra đời với tư cách là một bộ máy cai trị nhằm duy trì quyền lực và địa vị của giai cấp thống trị, nên hoạt động của nó hầu như không tạo ra của cải cho xã hội Ngược lại,
nó còn phải sử dụng một phần giá trị của cải xã hội để trang trải cho các chi phí của chính bộ máy đó
Nguồn để trang trải các khoản chi phí của bộ máy nhà nước chủ yếu được đảm bảo từ NSNN Ngoài ra, người ta có thể lấy từ các quỹ tài chính nhà nước khác ngoài NSNN để trang trải cho các nhu cầu của bộ máy nhà nước thông qua các chương trình chi tiêu khác nhau; song cách này là thứ yếu Trong điều kiện hình thành cấp NS xã trong hệ thống NSNN, thì đương nhiên NS cấp xã phải đảm nhận vai trò là nguồn cung cấp chủ yếu các nhu cầu về tài chính để chính quyền nhà nước cấp xã tồn tại, hoạt động và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình Thông qua chi NS cấp xã mà các nhu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư do chính quyền cấp
xã phải đảm nhận mới có nguồn để trang trải Vì vậy, muốn cho vai trò đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền cấp xã được phát huy tốt, thì không ai khác là chính quyền cấp xã lại phải có trách nhiệm bồi đắp các nguồn thu cho tài chính xã ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng nguồn thu ngày càng nhanh Nhờ đó mà chính quyền cấp xã mới có cơ hội hoàn thành và hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà mình đã được giao phó
Trang 16- Ngân sách cấp xã là một trong những công cụ quan trọng để chính quyền cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn
Xã là cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước ở nước
ta Chính quyền xã phải trực tiếp thực hiện các mối quan hệ giữa nhà nước với dân nên mọi chính sách, chế độ của nhà nước được thực thi ở mức độ nào; mọi sự quan tâm của nhà nước tới dân; mọi tâm tư, nguyện vọng của người dân như thế nào, đều được bộc lộ trong các hoạt động hàng giờ, hàng ngày trên địa bàn mỗi xã Điểm chung nhất là, để giải quyết các quan hệ đó trong quá trình hoạt động, chính quyền cấp xã rất cần sử dụng đến một trong 3 nguồn lực đầu vào là tài chính Bởi vậy, tài chính xã đã trở thành công cụ quan trọng được chính quyền xã sử dụng phục vụ cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn của mình Có thể nhìn nhận vai trò này thông qua hai mặt hoạt động thu, chi thuộc các quỹ tiền tệ của tài chính xã
Thông qua thu tài chính xã mà các nguồn thu được tập trung vào các quỹ tiền
tệ của chính quyền cấp xã; đồng thời giúp chính quyền cấp xã kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và các hoạt động khác trên địa bàn vận động, phát triển theo đúng hành lang pháp lý mà nhà nước đã quy định Việc kiểm tra, giám sát thông qua thu tài chính xã được thể hiện qua cơ cấu ngành nghề, qua số lượng các mặt hàng, qua tốc độ lưu chuyển hàng hóa và tốc độ lưu chuyển tiền tệ, v.v…, từ đó có những điều tiết, kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc tiêu dùng phát triển theo hướng tích cực Thông qua thu tài chính xã còn góp phần thực hiện các chính sách xã hội, như: Đảm bảo công bằng giữa những người có nghĩa vụ đóng góp cho NS cấp xã; có sự trợ giúp cho những đối tượng nộp khi họ gặp khó khăn; hoặc các đối tượng nộp thuộc diện ưu đãi theo chính sách của nhà nước nên được xét giảm, miễn một số khoản thu nào đó Ngoài ra, việc áp dụng các hình thức và mức thu phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về
an ninh trật tự và an toàn xã hội đã được coi như một liệu pháp kinh tế buộc họ phải nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ của mình trước nhà nước và tập thể
- Thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội
Trang 17Nền kinh tế thị trường mang lại nhiều thuận lợi, tuy nhiên nó luôn chứa đựng những khuyết tật tự thân không thể sửa chữa, đặc biệt về mặt xã hội như: tạo ra bất bình đẳng về thu nhập, chênh lệch mức sống và các tệ nạn xã hội… Trong bối cảnh
đó, NS cấp xã đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi công bằng và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh Vai trò đó được thể hiện thông qua các hoạt động thu chi của NS, việc điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giảm bớt những điều bất hợp lý trong phân phối, đảm bảo công bằng tương đối và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác
Với các khoản chi sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế từ NS cấp xã đã thiết thực góp phần vào việc nâng cao dân trí, nâng cao sức khỏe cho người dân ngay từ những bước ban đầu Mọi vấn đề phát sinh hàng ngày liên quan đến sức khỏe của người dân ở địa phương về cơ bản đã được giải quyết thông qua mạng lưới y tế cơ
sở này Hay vấn đề xóa mù chữ, chống tái mù chữ, phát triển giáo dục mầm non tại địa phương có cơ hội thực hiện đều đặn, toàn diện nhờ vào sự đảm bảo nguồn tài chính từ tài chính xã Các khoản chi nhằm thực hiện các chính sách xã hội, như: cứu đói, trợ giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; thăm hỏi các gia đình thuộc diện chính sách; … càng làm tăng thêm những thành tích tốt đẹp trong việc góp phần giải quyết an sinh xã hội
Với các khoản chi đầu tư nhằm không ngừng nâng cấp, làm mới các công trình thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội như: điện, đường, trường, trạm,
hệ thống kênh mương tưới tiêu nước, hệ thống các công trình phúc lợi công cộng,
…, đã từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn hướng tới mô hình nông thôn mới của một đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Từ các phân tích như trên, cho thấy NS cấp xã có vai trò tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, từng bước đô thị hóa nông thôn và giảm dần sự cách biệt về điều kiện sống giữa nông thôn và thành thị Mặt khác, xét trong mối quan hệ biện chứng giữa thu và chi, thì khi chi NS cấp xã tiết kiệm và hiệu quả sẽ là cơ sở kinh tế vững chắc cho bồi dưỡng phát triển nguồn thu ngay tại địa bàn trong thời gian trung và dài hạn Ngược lại, khi nguồn thu NS cấp
xã dồi dào sẽ làm cho phạm vi chi và quy mô của mỗi khoản chi ngày càng lớn lại trở thành tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả chi NSX
Trang 18nó được quản lý theo dự toán và được kiểm soát một cách chặt chẽ qua KBNN
1.1.1.6 Nội dung nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã
Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ quyền hạn theo luật định, đồng thời phù hợp với quá trình phát triển theo yêu cầu đổi mới KT - XH nông thôn hiện nay,
NS cấp xã phải có nguồn thu nhất định đủ đảm bảo nhu cầu chi tiêu của mình Nguồn thu của NS cấp xã do HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng
Nguồn thu và nhiệm vụ chi của NS cấp xã được hình thành trên cơ sở tiềm năng và nhu cầu phát triển KT - XH của địa phương kết hợp với các nhiệm vụ về quản lý KT - XH mà chính quyền xã được phân công, phân cấp thực hiện Đó chính
là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phân cấp quản lý về KT - XH với sự phân cấp về quản lý tài chính, ngân sách Và trên một phương diện nhất định, căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của NS cấp xã được phân giao, người ta có thể coi đó là nội dung của NS cấp xã
Trang 19Theo thông tư số 60/2008/ TT-BTC của Bộ Tài chính ra ngày 23/06/2008 về việc quy định quản lý NS cấp xã và các hoạt động tài chính ở xã, phường, thị trấn thì nguồn thu và nhiệm vụ chi của NS cấp xã được quy định như sau:
* Nội dung nguồn thu
- Các khoản thu 100%
Là các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã, do xã tổ chức huy động và tập trung quản lý các khoản thu, và dành cho NS cấp xã được hưởng 100% số thu từ các khoản này Cở sở để hình thành các khoản thu và cho phép xã được hưởng 100% xuất phát bởi nhiệm vụ cơ bản của một cấp chính quyền cơ sở và yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu
Dựa trên cơ sở kinh tế, người nào là chủ sở hữu (hoặc được giao quyền như chủ sở hữu) các tư liệu sản xuất, thì người đó được hưởng lợi ích từ khai thác, sử dụng các tư liệu sản xuất đó Nên, các khoản thu từ đấu thầu/khoán trên đất công ích của xã; các khoản thu do kết quả đầu tư của xã mang lại, như phí chợ đò, bến bãi; thu kết dư NS cấp xã;… Ngoài ra, một số khoản thu được hình thành từ quyền lựa chọn ưu tiên đầu tư của người dân hoặc người tài trợ cũng trở thành các khoản thu NS cấp xã được hưởng 100%, như: thu ủng hộ, đóng góp; và thu viện trợ trực tiếp cho xã
Dựa trên yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu, thông thường những khoản thu nhỏ lẻ, gắn liền với các hoạt động thường xuyên của chính quyền cấp xã, thì giao cho xã thu và hưởng 100%, như: các khoản phí, lệ phí và một số khoản thu khác
Từ những căn cứ đó mà nguồn thu ngân sách xã được hưởng 100% thường là những khoản như sau:
+ Các khoản phí, lệ phí thu vào NS cấp xã theo quy định
+ Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NSNN theo chế độ quy định
+ Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý
Trang 20+ Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào NS cấp xã quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác
+ Viện trợ không hoàn lại của các cá nhân và tổ chức ở ngoài nước trực tiếp cho NS cấp xã theo chế độ quy định
+ Thu kết dư Ngân sách cấp xã năm trước
+ Các khoản thu khác của NS cấp xã theo quy định của pháp luật
- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên
Cơ sở để hình thành các khoản thu này cũng dựa vào cơ sở kinh tế và yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu Khi dựa trên cơ sở kinh tế, những lợi ích gì thuộc
về quyền sở hữu của chính quyền nhà nước cấp trên phát sinh trên địa bàn xã, thì chính quyền nhà nước cấp trên được hưởng; song có phân chia cho cấp xã một phần để tạo sự phối hợp quản lý có hiệu quả Khi dựa trên yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu, những khoản thu lớn và tương đối ổn định thường dành cho NS cấp trên
Trong điều kiện hiện nay, Chính phủ đang khuyến khích chính quyền các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nâng cao tỷ lệ để lại cho NS cấp xã (có thể nâng tỷ lệ để lại cho NS cấp xã tới 100%) Thông qua đó nhằm phát huy quyền chủ động của chính quyền cấp xã trong quản lý KT - XH, quốc phòng, an ninh trên địa bàn ngày càng cao hơn
Thông thường thì các khoản thu này bao gồm:
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất
+ Thuế nhà đất
+ Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình
+ Lệ phí trước bạ nhà đất
Các khoản thu trên tỷ lệ NS cấp xã được hưởng tối thiểu là 70% Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn HĐND cấp tỉnh có thể quy định tỷ lệ
Trang 21Ngân sách xã, thị trấn được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100% Ngoài các khoản thu phân chia như trên NS cấp xã còn được HĐND các cấp tính bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, phí, lệ phí phân chia theo luật ngân sách nhà nước đã dành 100% cho NS cấp xã và các khoản thu NS cấp xã được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp xã
Trong hệ thống tổ chức NSNN, các cấp NS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, và mỗi cấp đều phải đảm bảo cân đối thu - chi của mình Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể nếu cấp NS (hay một bộ phận của cấp NS) nào không tự cân đối được, thì NS cấp trên có trách nhiệm cấp bổ sung nguồn thu cho cấp NS (hay bộ phận của cấp NS) đó, để đảm bảo cân đối thu - chi ngay từ khâu dự toán
Từ đó hình thành khoản thu bổ sung từ NS cấp trên cho NS cấp dưới Trong điều kiện nước ta hiện nay, phần lớn NS cấp xã chưa tự cân đối được thu – chi, nên NS cấp trên phải cấp bổ sung và hình thành nguồn thu thứ 3 cho NS cấp xã Cơ chế xác lập số thu bổ sung từ NS cấp trên cho NS cấp xã ở nước ta hiện hành như sau:
+ Thu bổ sung để cân đối NS được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa dự toán chi theo các nhiệm vụ được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp Số bổ sung này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm
+ Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản thu bổ sung theo từng năm để hỗ trợ
xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể
* Nội dung nhiệm vụ chi của Ngân sách cấp xã
Nhiệm vụ chi của Ngân cấp xã sách gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX Căn cứ vào chế
độ phân cấp quản lý KT - XH của nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã khi phân cấp nhiệm vụ chi cho NS cấp xã, HĐND tỉnh xem xét giao cho NS cấp xã thực hiện các nhiệm vụ thu, chi dưới đây
* Chi thường xuyên
- Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở cấp xã:
Trang 22+ Tiền lương, tiền công của cán bộ công chức cấp xã
+ Sinh hoạt phí đại biểu hội đồng nhân dân
+ Các khoản phụ cấp khác theo quy định của nhà nước
+ Công tác phí
+ Chi về các hoạt động văn phòng như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết…
+ Chi mua sắm sữa, chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc
+ Chi khác theo chế độ quy định
+ Kinh phí hoạt động của các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã
+ Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã - hội ở xã( Mặt trân tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam).Sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác( nếu có)
+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định
- Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự, an toàn xã hội:
+ Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự
vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của NS cấp xã theo quy định của pháp lệnh về dân quân tự vệ
+ Chi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của NS cấp xã theo quy định của pháp luật
+ Chi tuyên truyền, vận động tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn
+ Các khoản chi khác theo chế độ quy định
- Chi cho công tác xã hội và các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý: Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã việc theo chế độ quy định (không kể cả trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc một lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi), chi thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác xã hội khác
Trang 23- Chi cho hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh do xã quản lý
- Chi sự nghiệp giáo dục: hỗ trợ các lớp học bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên và cô nuôi dạy trẻ do xã quản lý, cho công tác giáo dục cộng đồng
- Chi cho sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã
- Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng
do xã quản lý như: Trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hoá, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp thoát nước công cộng…
- Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: Khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định
- Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật
* Chi đầu tư phát triển:
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã thông qua đưa vào NS cấp xã quản lý
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật
1.1.2 Nội dung (quy trình) ngân sách xã
1.1.2.1 Lập dự toán ngân sách cấp xã
* Mục tiêu, yêu cầu của lập dự toán NS cấp xã
Lập dự toán là khâu đầu tiên trong một chu trình NS xã và nó là công việc khởi đầu có tầm quan trọng đặc biệt trong một chu trình NS đó
Lập dự toán NS thực chất là lập kế hoạch thu - chi của NS cho một năm NS
kế tiếp Kết quả của khâu này là dự toán NS đã được cơ quan nhà nước có thẩm
Trang 24quyền quyết định Như ở nước ta hiện nay, kết quả của lập dự toán NS cấp xã phải được HĐND xã thảo luận và quyết định
Quá trình lập dự toán NS xã nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
- Huy động nguồn lực tài chính theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước
và bảo đảm kiểm soát chi tiêu tổng thể;
- Phân bổ NS phù hợp với ưu tiên trong kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã
và chính sách, chế độ Nhà nước;
- Là cơ sở cho việc quản lý thu, chi trong khâu chấp hành NS cũng như việc đánh giá, quyết toán NS cấp xã được công khai, minh bạch và bảo đảm trách nhiệm giải trình
Các yêu cầu lập dự toán NS cấp xã:
Thứ nhất, lập theo đúng nội dung, mẫu biểu, mục lục NSNN, và thời hạn qui
định Dự toán NS cấp xã phải lập theo đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn và phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Sở Tài chính
và Phòng Tài chính – Kế hoạch (TC-KH) huyện
Thứ hai, phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức Nhà
nước quy định Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức NS được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do các cấp có thẩm quyền ban hành Định mức phân bổ NS
là mức NS được phân bổ cho nhiệm vụ, lĩnh vực chi NS, làm căn cứ để xây dựng
dự toán chi NS cấp xã và phân bổ NS giữa các xã và cho các cơ quan, tổ chức đơn
vị thuộc xã Căn cứ vào định mức phân bổ NS do Thủ tướng Chính phủ ban hành, khả năng tài chính - NS và đặc điểm tình hình ở địa phương, HĐND cấp tỉnh quyết định định mức phân bổ NS làm căn cứ xây dựng dự toán và phân bổ NS ở địa phương (cấp tỉnh; cấp huyện và cấp xã)
Định mức chi tiêu là mức chi NS tính theo chế độ, tiêu chuẩn cho một công việc, nhiệm vụ cụ thể nào đó làm căn cứ để thực hiện chi và kiểm soát chi NS Về thẩm quyền ban hành định mức chi tiêu: Ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, trên cơ sở nguồn NS địa
Trang 25phương bảo đảm, HĐND cấp tỉnh được quyết định chế độ chi NS, phù hợp với đặc điểm thực tế ở địa phương Riêng những chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp, trước khi quyết định phải có ý kiến của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực HĐND cấp huyện và HĐND xã không có thẩm quyền ban hành định mức phân
bổ và định mức chi tiêu
Thứ ba, đảm bảo nguyên tắc cân đối NS “Về nguyên tắc, NS địa phương
được cân đối với tổng số chi không được vượt quá tổng số thu” Như vậy, NS cấp
xã hàng năm được cân đối theo nguyên tắc tổng số chi không được vượt tổng số thu các khoản thu được hưởng Nghĩa là tổng số dự toán chi cả năm không được vượt quá tổng số dự toán thu cả năm; và tổng số quyết toán chi không được vượt tổng số quyết toán thu cả năm
Thứ tư, phải có thuyết minh rõ ràng các cơ sở, căn cứ tính toán trong đó nêu
rõ: Căn cứ xác định các chỉ tiêu thu, chi trong dự toán; sự thay đổi dự toán thu, chi
NS cấp xã năm kế hoạch so với năm báo cáo; nguyên nhân của sự thay đổi Làm rõ các lý do ưu tiên trong phân bổ nguồn lực tài chính Đặc biệt phân tích rõ danh mục
ưu tiên các dự án đầu tư, các công trình và các hoạt động đề xuất trong kế hoạch phát triển KT-XH của xã nhưng chưa có nguồn lực tài chính đảm bảo Đây là cơ sở cho việc thảo luận lựa chọn có tiếp tục ưu tiên hay loại bỏ các nhu cầu này trong kế hoạch phát triển KT-XH của xã Giải quyết thiếu hụt về nguồn lực tài chính như thế nào? Dân đóng góp hay đề nghị cấp trên tài trợ? Lý do tại sao? các dự án đầu tư, các công trình và các hoạt động đề xuất đó liên hệ gì với các chỉ tiêu, mục tiêu của từng lĩnh vực đã phân tích trong kế hoạch phát triển KT-XH của xã Nêu các biện pháp
cơ bản để thực hiện tốt dự toán NS cấp xã nhằm ngăn chặn tình trạng mất cân đối
NS cấp xã có thể xảy ra trong quá trình chấp hành
Trang 26- Chính sách, chế độ thu NSNN, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của NS cấp xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND cấp tỉnh quy định;
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NS hiện hành như: chế độ tiền lương cán
bộ công chức xã, chi cho hoạt động của các ban ngành đoàn thể v.v
- Số kiểm tra (mức trần) về dự toán NS cấp xã do UBND huyện thông báo;
- Tình hình thực hiện dự toán NS cấp xã năm trước và một số năm liền kề, ước thực hiện NS năm báo cáo Phân tích làm rõ điểm mạnh, điểm yếu trong tổ chức thực hiện NS đặc biệt là năm hiện hành để tìm ra giải pháp khắc phục có tính khả thi
1.1.2.2 Chấp hành dự toán ngân sách cấp xã
Sau khi ngân sách được phê chuẩn và năm ngân sách bắt đầu thì việc thực hiện ngân sách được triển khai Nội dung của quá trình này là tổ chức thu ngân sách và bố trí cấp kinh phí ngân sách cho các nhu cầu đã được phê chuẩn
* Mục tiêu
Nhằm biến các chỉ tiêu của dự toán NS cấp xã thành hiện thực, căn cứ vào
dự toán đã được lập với những luận cứ khoa học và thực tiễn, các cơ quan hữu quan, trọng yếu là tài chính kế toán xã điều hành, kiểm tra thu, chi và cân đối thu, chi NS cấp xã theo thời gian (thường là tháng)
Thông qua quá trình chấp hành mà kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, hiệu lực của các chính sách, chế độ kinh tế, tài chính đang được thực thi Trên cơ sở đó có những biện pháp điều chỉnh, bổ sung các chính sách, chế độ này cho phù hợp với diễn biến thực tế
Thông qua quá trình chấp hành mà kiểm tra, đánh giá năng lực của các tổ chức,
cá nhân có liên quan trong việc sử dụng phối kết hợp các nguồn lực thuộc phạm vi thẩm quyền để có thể thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao
* Phân bổ NS cấp xã
Căn cứ dự toán và phương án phân bổ NS xã cả năm đã được HĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi NS xã theo Mục lục NSNN gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi NS cấp xã được
Trang 27phân bổ cho các nội dung chi thuộc nhiệm vụ chi chính quyền cấp xã như: Chi quản
lý Nhà nước, chi công tác đảng, đoàn thể, chi sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa thể thao,… Phân bổ NS cấp xã là một loại hình phân bổ NS đặc thù, không phân cấp theo ngành dự toán như các đơn vị dự toán thông thường, Chủ tịch xã ký quyết định phân bổ đồng thời là chủ tài khoản trong chi tiêu, vì vậy trong quản lý chi tiêu NS cấp xã cần được giám sát, kiểm tra theo chu trình một cách chặt chẽ
* Chấp hành thu
- Những căn cứ để tổ chức chấp hành thu
Phải dựa vào các văn bản pháp luật hiện hành như: Luật NSNN, luật quản lý thuế, pháp lệnh phí và lệ phí, các văn bản dưới luật về thu NSNN, các hợp đồng kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, các phương án, đề án đã được thông qua nhân dân theo Pháp lệnh dân chủ cơ sở Các văn bản pháp luật hiện hành là cơ sở pháp lý để tổ chức chấp hành thu NSX
- Nội dung chấp hành thu Ngân sách cấp xã
Các chỉ tiêu thu nộp đã được duyệt trong dự toán năm, mà trực tiếp là dự toán tháng, quý để tổ chức chấp hành thu NS cấp xã sao cho vừa đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thu được giao lại vừa thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách thu ngân sách của Nhà nước, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời nộp KBNN
Thông qua quá trình động viên tập trung nguồn thu mà thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế tài chính trên địa bàn nhằm điều chỉnh các hoạt động này theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước Đồng thời phát hiện và bồi dưỡng những ngành, những cơ sở có nhiều tiềm năng phát triển để vừa thúc đầy sự phát triển KT - XH, vừa bồi dưỡng nguồn thu cho NS cấp xã
* Chấp hành chi
- Những căn cứ để tổ chức chấp hành chi
+ Có trong dự toán được phê duyệt Có thể nói đây là căn cứ mang tính quyết định và toàn diện nhất trong chấp hành dự toán chi NS cấp xã Bởi vì hầu hết các
Trang 28nhu cầu chi tại xã cơ bản đã được xác định và có định mức, tiêu chuẩn đã được cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt và thông qua
+ Đúng các chính sách chế độ chi ngân sách hiện hành Đây là căn cứ mang tính pháp lý cho công tác tổ chức chấp hành dự toán chi NS cấp xã Bởi vì tính hợp
lệ, hợp lý của các khoản chi ngân sách sẽ được phán quyết trên cơ sở chính sách, chế độ chi của Nhà nước hiện đang có hiệu lực thi hành
- Nội dung chấp hành chi ngân sách cấp xã
+ Những nhu cầu chi nào đã được ghi trong dự toán chi đã được duyệt phải
cố gắng cấp đủ và đúng tiến độ đã xác định trong dự toán chi tháng, quý
+ Quan tâm đúng mức đến hiệu quả sử dụng vốn NS cấp xã, đồng thời tích cực kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn NS cấp xã sao cho mỗi đồng vốn cấp
ra đều được sử dụng đúng mục đích và tiết kiệm có hiệu quả
+ Chấp hành tốt chế độ tiêu chuẩn định mức và được kiểm soát chi NS cấp
xã của KBNN Từng bước mở rộng phạm vi thanh toán các khoản chi NS cấp xã trực tiếp qua KBNN
+ Mọi nghiệp vụ chi NS cấp xã đều phải được ghi nhận trên các chứng từ hợp lý, hợp lệ
+ Ưu tiên chi thường xuyên, dành nguồn vốn cho chi đầu tư phát triển
- Chấp hành chi thường xuyên
Số phát sinh về chi thường xuyên có thể thực hiện qua hai phương thức: chi tạm ứng, và chi thanh toán Chi tạm ứng là phương thức chi khi chưa đủ các điều kiện chi, nhưng cần thiết phải xuất quỹ thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên đảm bảo các hoạt động của xã, nội dung chi tạm ứng bao gồm: Chi quản lý hành chính; chi nghiệp vụ chuyên môn chưa đủ điều kiện thanh toán; chi mua sắm tài sản, sửa chữa, xây dựng nhỏ, sửa chữa lớn TSCĐ chưa đủ điều kiện cấp phát, thanh toán trực tiếp hoặc tạm ứng theo hợp đồng
Khi có đủ các điều kiện thanh toán, thì thực hiện theo phương thức chi thanh toán
Trang 29Các điều kiện để thực hiện thanh toán chi trả: Đã có trong dự toán được duyệt; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi; đã được quyết định chi; có đủ các hồ
sơ, chứng từ có liên quan
- Chấp hành chi đầu tư XDCB
Thông báo và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng năm:
Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư năm đã được HĐND xã thông qua, trên cơ
sở dự kiến các nguồn thu, và khối lượng dự kiến thực hiện của các dự án đầu tư, Chủ tịch UBND xã quyết định thông báo kế hoạch vốn đầu tư, đồng thời gửi KBNN
để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn cho các dự án đầu tư
Định kỳ, UBND xã rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự
án đầu tư trong năm để điều chỉnh kế hoạch theo thẩm quyền, chuyển vốn từ các dự
án đầu tư không có khả năng thực hiện sang các dự án đầu tư thực hiện vượt tiến độ, còn nợ khối lượng, các dự án đầu tư có khả năng hoàn thành vượt kế hoạch trong năm Thời hạn điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng năm kết thúc chậm nhất là ngày
31 tháng 12 năm NS hiện hành
Tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư:
Trong quá trình đầu tư XDCB, UBND xã có thể cho các nhà thầu tạm ứng vốn đầu tư và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư theo đúng quy định về quản lý vốn đầu tư XDCB của mỗi nguồn hiện đang có hiệu lực thi hành
Cấp phát thanh toán vốn đầu tư:
Tùy theo phương thức cấp phát thanh toán mà chủ đầu tư đã đăng ký, mà lựa chọn cách thức cấp phát vốn cho phù hợp Có 3 phương thức cấp phát thanh toán vốn đầu tư XDCB đang được áp dụng, đó là:
+ Thanh toán theo dự toán: Được áp dụng để thanh toán cho các khoản chi phí Ban quản lý dự án; đền bù, giải phóng mặt bằng
+ Thanh toán hợp đồng trọn gói: Được áp dụng để thanh toán cho các hợp đồng xây lắp, hợp đồng mua bán thiết bị, hợp đồng tư vấn có thời gian thực hiện dưới 12 tháng
Trang 30+ Thanh toán theo hợp đồng có điều chỉnh giá: Được áp dụng để thanh toán cho các hợp đồng xây lắp, mua bán thiết bị trên 12 tháng khi có biến động về giá
+ Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB là trách nhiệm của KBNN Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư do KBNN thiết lập; song phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán một cách nhanh gọn, chính xác
* Cân đối thu - chi ngân sách cấp xã
Để có thể thiết lập sự cân đối giữa thu và chi NS cấp xã trong quá trình chấp hành cần phải quan tâm và xử lý tốt các vấn đề sau:
Một là, luôn quán triệt quan điểm “có thu mới đảm bảo được nhiệm vụ chi”
trong quá trình tổ chức chấp hành NS cấp xã Đây là quan điểm xuyên suốt trong quá trình quản lý ngân sách đặc biệt là khâu chấp hành Biểu hiện cụ thể của việc quán triệt tư tưởng này là phải tích cực khai thác mọi nguồn thu và chỉ có trên cơ sở
số thu đã tập trung được mà phân phối cho các nhu cầu chi tiêu
Hai là, xử lý tốt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến tăng giảm
thu chi NS cấp xã (nếu tăng thu hoặc tiết kiệm chi so với dự toán được dùng để tăng mức trả nợ hoặc tăng chi cho một số khoản khác; nếu giảm thu so với dự toán được duyệt thì phải sắp xếp lại để giảm một số khoản chi tương ứng)
Ba là, trong dự toán chi NS cấp xã có bố trí khoản dự phòng tính bằng từ 3%
đến 5% dự toán chi NS cấp xã cả năm kế hoạch Khoản dự phòng này được sử dụng khi phát sinh các công việc đột xuất như khắc phục hậu quả thiên tai, địch họa và các nhu cầu chi cấp thiết khác chưa được bố trí hay bố trí chưa đủ trong dự toán được giao mà sau khi sắp xếp lại các khoản chi vẫn không xử lý được Việc sử dụng số dự phòng của NS cấp xã do UBND xã quyết định Khi sử dụng dự phòng NS cấp xã phải tuân thủ các điều kiện về chi và quy trình cấp phát giống như các khoản chi khác
Bốn là, khi xảy ra thiếu hụt tạm thời do nguồn thu trong kế hoạch chưa tập
trung kịp hoặc có nhiều nhu cầu chi phát sinh trong cùng thời điểm dẫn đến mất cân đối tạm thời về quỹ ngân sách, tùy từng trường hợp cụ thể để xử lý (có thể rút dự toán trợ cấp ngân sách cấp trên để xử lý tạm thời) Sau khi rút dự toán bổ sung phải tích cực tìm nguồn để bù đắp số rút đó
Trang 31Khi tổ chức chấp hành dự toán NS cấp xã trong một số trường hợp kế hoạch ngân sách đã được duyệt có thể phải điều chình từng phần (điều chỉnh các chỉ tiêu thu chi nhưng mang tính cục bộ, về căn bản không ảnh hưởng tới tổng thể kế hoạch ngân sách năm như: Nhà nước có thể thay đổi về chính sách chế độ, tình hình kinh
tế, xã hội có những biến động nhưng không lớn)
1.1.2.3 Quyết toán ngân sách cấp xã
Quyết toán NS cấp xã là khâu cuối cùng của một chu trình NS, là việc tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện, chi tiết tình hình thực hiện thu, chi
và cân đối NS cấp xã; đánh giá tình hình thực hiện dự toán NS cấp xã trong năm NS
theo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Mục tiêu của quyết toán NS cấp xã là nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho việc kiểm tra, kiểm soát, phân tích, đánh giá hoạt động NS cấp xã và tổng hợp thu, chi NS cấp xã vào NSNN Trên cơ sở đó xem xét trách nhiệm pháp lý của chính quyền cấp xã trong việc huy động và sử dụng NS, cũng như đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch NS xã theo qui định của luật NSNN Đồng thời, quyết toán NS còn
là tài liệu thiết yếu làm căn cứ cho việc lập dự toán và chấp hành NS cấp xã trong những chu trình NS tiếp theo
Cuối niên độ, sau khi đã thực hiện xong việc khoá sổ kế toán và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NS cấp xã, kết thúc ngày 31 tháng 01 của năm sau kế toán xã phải tiến hành lập báo cáo quyết toán NS
xã của năm trước Để hoàn tất một chu trình quản lý NS xã và thể hiện được mục đích, ý nghĩa của công tác quyết toán thì việc lập báo cáo quyết toán NS xã phải đạt được các yêu cầu sau:
- Báo cáo quyết toán NS xã phải lập theo đúng mẫu biểu do Bộ Tài chính qui định, số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, rõ ràng dễ hiểu, cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho UBND xã, HĐND xã và các cơ quan nhà nước cấp trên theo qui định;
- Nội dung trong các báo cáo quyết toán NS xã phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và phải báo cáo quyết toán theo đúng mục lục NSNN (chương, loại, khoản, mục, tiểu mục);
Trang 32- Số liệu giải trình trong thuyết minh báo cáo quyết toán năm phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo quyết toán Thuyết minh quyết toán năm phải giải trình
rõ được nguyên nhân đạt hay không đạt dự toán hoặc vượt dự toán được giao theo từng chỉ tiêu thu, chi NS cấp xã Từ đó đưa ra được những giải pháp kiến nghị nếu
có
- Quyết toán chi NS cấp xã không được lớn hơn quyết toán thu NS cấp xã Kết dư NS cấp xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và thực chi NS cấp xã Toàn bộ kết dư năm trước (nếu có) được chuyển vào thu ngân sách năm sau
- Chỉ ghi vào báo cáo quyết toán NS cấp xã các khoản thu, chi NS cấp xã theo qui định Còn các quĩ tài chính khác, các khoản thu hộ, chi hộ do cơ quan cấp trên uỷ nhiệm cho UBND xã trực tiếp thực hiện, phải được quyết toán riêng
- Báo cáo quyết toán năm, trước khi gửi cho HĐND xã xét duyệt và gửi cho phòng TC-KH huyện phải có đối chiếu, xác nhận số liệu của KBNN huyện nơi giao dịch
Sau khi HĐND phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập làm 5 bản để gửi HĐND xã, UBND xã, phòng Tài chính huyện, KBNN nơi xã giao dịch, lưu ban Tài chính xã và thông báo công khai cho nhân dân trong xã biết
Phòng Tài chính - KH huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu chi NS cấp xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND
xã điều chỉnh
1.1.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện ngân sách cấp xã
1.1.3.1 Khắc phục những hạn chế, phát huy vai trò của NS cấp xã trong hệ thống ngân sách nhà nước
Ngân sách cấp xã trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2004 có rất nhiều đổi mới cả về nội dung cũng như phương pháp quản lý để phù hợp với thực tiễn và hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên nhìn từ thực trạng hiện nay thì NS xã cần phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo tính chủ động để làm cho ngân sách cấp xã ngang tầm với vị trí, vai trò đã được quy định bởi vì:
- Cấp xã là cơ sở trực tiếp với dân, tất cả các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật nhà nước đến với dân đều do cấp xã triển khai thực hiện trực tiếp Là
Trang 33cấp ngân sách quan hệ trực tiếp với dân mang lại lợi ích về mặt vật chất, tinh thần cho dân, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn do đó phải đặc biệt được coi trọng
- Việc huy động đóng góp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng địa phương, xây dựng nông thôn mới là cần thiết, tuy nhiên còn nhiều tình trạng huy động cùng một thời điểm quá nhiều các khoản thu, không phù hợp với thu nhập của người dân, quy trình huy động không tuân theo Pháp lệnh dân chủ, sử dụng nguồn thu không đúng mục đích, công khai chưa minh bạch rõ ràng gây nghi kỵ trong nội
bộ, dẫn đến mất ổn định chính trị trên địa bàn
- Tiềm năng ở nhiều xã dồi dào phong phú, như diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản, đất công ích 5%, đất lâm nghiệp, các quỹ đất khác, bãi bồi, đồi núi, sông ngòi, chợ đò, bến bãi chưa được tổ chức đầu tư khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài một cách hợp lý
- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, đội ngũ kế toán từ huyện đến xã còn nhiều bất cập về chuyên môn cũng như bố trí sử dụng cán bộ
- Thực hiện cơ chế quản lý NS cấp xã theo luật NSNN: Như các nội dung thu, chi, các khâu từ lập, chấp hành đến quyết toán ngân sách, thực hiện chế độ kế toán, việc áp dụng các chế độ định mức chi tiêu vv còn nhiều bất cập chưa sát với thực tiễn và còn khó khăn nhiều cho cơ sở Đây là những vấn đề cần phải quan tâm
để tiếp tục đổi mới hoàn thiện
1.1.3.2 Thực hiện mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, xây dựng thành công đề án xây dựng Nông thôn mới phù hợp với từng địa phương
Xuất phát từ những biến đổi KT- XH của nông thôn hiện nay, muốn thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, chính quyền Nhà nước cấp xã phải có phương tiện tài chính NS cấp xã chính là phương tiện tài chính, là kênh chính thống cho việc huy động sức dân, là công cụ không thể thiếu được để đảm bảo cho chính quyền cấp xã thực hiện có kế hoạch và có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình, xây dựng thành công đề án xây dựng nông thôn mới góp phần quan trọng trong việc CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn
Trang 341.1.3.3 Tạo tính chủ động hơn nữa cho ngân sách cấp xã
- Cần làm rõ hơn phạm vi và giới hạn chức năng của chính quyền xã Trên cơ
sở đó xác định rõ phạm vi và giới hạn chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã từ
đó định hướng đúng cho nhiệm vụ chi tiêu NS cấp xã
- Tăng cường phân cấp, mở rộng quy mô nguồn thu ngân sách xã từ đó giảm phần bổ sung từ ngân sách cấp trên
- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, định mức tổng hợp và cơ chế quản lý phù hợp và thống nhất giữa các cấp, các ngành
1.1.3.4 Hoàn thiện ngân sách cấp xã không những góp phần vào việc hoàn thiện
hệ thống NSNN mà còn là vấn đề phát huy được vai trò của chính quyền cấp xã, trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước
1.2 Thực tiễn ngân sách xã ở một số huyện của Việt Nam
1.2.1 Thực tiễn một số đơn vị
Qua nghiên cứu một số luận văn liên quan đến NSNN, NS cấp huyện, NS cấp xã ở: Thanh Hoá, ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hài Nội, ở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, ở quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, huyện Văn Quán tỉnh Lạng Sơn tác giả nhận thấy như sau:
Đặc điểm chung: Về cơ sở lý luận cơ bản giống nhau và đều dựa trên các quy
định của Luật NSNN từ khâu lập, chấp hành đến quyết toán ngân sách, việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi các địa phương đều dựa và các hướng dẫn tại Theo thông tư
số 60/2008/ TT-BTC của Bộ Tài chính ra ngày 23/06/2008 về việc quy định quản lý NSX và các hoạt động tài chính ở xã, phường, thị trấn
Đặc điểm riêng:
Trên cơ sở các quy định của luật NSNN, về đến các địa phương HĐND tỉnh, Thành phố có các quy định riêng về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ điều tiết ở mỗi cấp ngân sách có sự khác nhau
1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân sách xã ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Thứ nhất, Phải thực hiện nghiêm túc về chu trình ngân sách, trong đó lập dự
toán ngân sách là khâu quan trọng nhất, chấp hành ngân sách là việc thực hiện dự toán ngân sách được duyệt và quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng để tổng hợp
Trang 35các khoản thu, chi NSNN phản ánh cả quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách
và là cơ sở cho việc lập dự toán ngân sách năm sau Việc lập dự toán ngân sách xã phải đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển KT- XH ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của địa phương
Thứ hai, Trong phân cấp quản lý ngân sách phải đảm bảo tính chủ động để
địa phương thuận lợi trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, hạn chế được tính ỷ lại ngân sách cấp trên
Thứ ba, Phải tăng cường vai trò của HĐND cấp xã trong việc quyết định dự
toán, giám sát quá trình thực hiện dự toán và phê chuẩn quyết toán NS cấp xã Tránh tình trạng HĐND mang nặng tính hình thức
Thứ tư, Phát huy tốt nội lực, đặc biệt là xã hội hoá công tác tài chính, động
viên kịp thời các nguồn vốn cho đầu tư phát triển nhất là các nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới
Thứ năm, Thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ cơ sở, kịp thời công khai minh
bạch các khoản thu, chi theo quy định, nhất là các khoản thu đóng góp của nhân dân
Những bài học kinh nghiệm nêu trên đối với công tác NS cấp xã là rất cần thiết Việc vận dụng những kinh nghiệm của các đơn vị cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương góp phần hoàn thiện NS cấp xã, nhằm ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tiến tới xây dựng thành công đề án xây dựng nông thôn mới góp phần vào việc CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGÂN SÁCH XÃ Ở HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH
THANH HOÁ GIAI ĐOẠN (2008-2012)
Trang 362.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH liên quan đến NS cấp xã trên địa bàn huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá
Địa bàn huyện Hoằng Hóa có hai con sông chính chảy qua là sông Mã và sông Tuần, hàng năm bồi đắp một lượng phù sa màu mỡ, ngoài ra huyện còn có nhiều con sông nhỏ khác như sông Cung, sông Gòng, sông Ấu, sông Đằng
Huyện Hoằng Hóa có hai dãy núi chính là dãy Sơn Trang ở phía tây bắc và dãy Linh Trường ở phía đông bắc huyện, ngoài ra còn có nhiều ngọn núi nhỏ khác Đây là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp
Cũng như một số địa phương khác của tỉnh Thanh Hóa, Hoằng Hóa nằm trong vùng khí hậu đồng bằng, có nền nhiệt cao hơn trung bình cả nước khoảng 0,5oC Nhiệt độ thấp nhất vào tháng giêng, cao nhất vào tháng 7 Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 1.700mm, nhưng phân bố theo mùa Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Độ ẩm không khí khoảng 80% Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn và các quá trình biến động của địa chất đã tạo ra nhiều loại hình thổ nhưỡng với nhiều loại đất, phù hợp với nhiều loại cây trồng Trong đó đất phù sa được bồi đắp hằng năm bởi con sông Mã Đất này phù hợp với việc thâm canh, tăng vụ các loại cây lương thực, cây công nghiệp như cây lạc, đậu, cây dâu tằm và rau màu
Bờ biển Hoằng Hoá dài 12km, giáp 2 cửa lạch: Lạch Trường rộng khoảng 300m, Lạch Trào rộng khoảng 450m, là vùng tiềm năng sinh sản tôm, cá nước lợ, cua, riêng Lạch Trào còn có thêm rau câu Hai cửa Lạch là chỗ thuyền bè ra vào thuận lợi, dễ dàng
Đoạn đường Quốc lộ 1A và đoạn đường sắt Bắc Nam chạy qua với chiều dài 11km, là trục giao thông chính vào Nam ra Bắc thuận lợi Đó là những thuận lợi lớn của huyện
Trang 37Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của Hoằng Hóa cũng có những khó khăn cơ bản là: 2/3 huyện là đất cát pha chủ yếu do cát biển tạo thành nên độ phì của đất không cao; có nhiều dải đất trũng nên hễ mưa là lụt lớn, một số diện tích đất nông nghiệp thường xuyên bị nhiễm mặn do thủy triều; huyện thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ; do mật độ dân số cao nên việc giải quyết việc làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn
Trang 38Bảng số 2.2 Tình hình đầu tƣ thực hiện qua các năm
Nguồn: Thống kê huyện Hoằng Hoá
Vốn đầu tƣ giai đoạn 2005 - 2010 có mức đầu tƣ bình quân/năm đạt khoảng 449.314 triệu đồng, năm thấp nhất 279.751 triệu đồng, năm cao nhất 2010 đạt 852.000 triệu đồng Cụ thể các nguồn nhƣ sau:
Trang 39- Nguồn vốn đầu tư được Trung ương quản lý trong giai đoạn là 324.650 triệu đồng trung bình 64.930 triệu đồng/năm (chiếm 11,51%)
- Nguồn vốn đầu tư do tỉnh, huyện quản lý trong giai đoạn là 1.921.922 triệu đồng trung bình 384.384 triệu đồng/năm (chiếm 88,49%)
Tuy nhiên, kinh tế phát triển còn chưa bền vững, giá trị và sức cạnh tranh của hàng hóa thấp, việc đầu tư cho phát triển kinh tế còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sử sụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch vùng sản xuất tập trung còn bất cập, kinh tế biển còn chưa mạnh
Thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, những năm vừa qua Đảng bộ huyện Hoằng Hoá đã lãnh đạo nhân dân trong huyện thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ KT- XH, quốc phòng - an ninh trên địa bàn toàn huyện được tỉnh Thanh Hoá đánh giá là một trong 5 huyện có phong trào dẫn đầu tỉnh
2.1.3 Về chính trị
Hệ thống chính trị ở cơ sở của huyện Hoằng Hóa hiện nay bao gồm: Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, có chức năng là đảm bảo cho mọi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính quyền cấp trên được thực hiện đúng đắn, sáng tạo ở cơ sở, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn
xã hội ở cơ sở Trong HTCT ở xã, thị trấn thì Đảng bộ giữ vai trò lãnh đạo toàn diện, chính quyền quản lý, điều hành, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện mọi chủ trương nhiệm vụ chính trị đặt ra
Trang 40của nhân dân, có nhiều chủ trương, chính sách sát hợp với tình hình, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu lợi ích chính đáng của nhân dân, mối quan hệ giữa tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể với nhân dân dân gắn bó mật thiết hơn, lòng tin của nhân dân với Đảng, chính quyền, đoàn thể không ngừng được củng cố
Tuy nhiên, một số cấp ủy Đảng còn lúng túng về phương thức lãnh đạo trong
cơ chế mới, chính quyền hoạt động chưa thực sự đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, hiện tượng trông chờ cấp trên, tham nhũng, lãng phí vẫn còn; tổ chức và phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể còn nhiều lúng túng, nặng tính
“hành chính”, nội dung hoạt động còn chồng chéo, trùng lắp nên chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả HTCT trong việc thực thi nhiệm vụ và xây dựng
nông thôn mới
2.1.4 Về văn hóa – xã hội
- Giáo dục
Hệ thống giáo dục toàn huyện được giữ ổn định ở tất cả các ngành học, cấp học từ mầm non đến THPT, với tổng số 138 trường Trong đó: Mầm non 43 trường; tiểu học 44 trường; THCS 43 trường; 01 trường dạy nghề, giáo dục thường xuyên; THPT 07 trường (6 trường công lập và 1 trường tư thục) Ngoài ra còn có 43 trung tâm học tập cộng đồng
- Y tế - dân số, gia đình và trẻ em
Toàn huyện có 43/43 = 100% số xã, thị trấn có trạm y tế và có nhân viên y tế hoạt động; Y tế thôn: Hiện nay toàn huyện có 372 thôn, khu Nhân viên y tế thôn toàn huyện hiện có 359, trung bình đạt 4,0 cán bộ/1 trạm y tế; tỷ lệ phát triển dân số
tự nhiên 0,64% cho cả giai đoạn 2005-2010
2.1.5 Văn hóa, thông tin – thể dục, thể thao
+ Tỷ lệ dân số được phủ sóng phát thanh, truyền hình là 100%
+ Đã khai trương 221/228 làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa
+ 98% các làng, phố văn hóa đã khai trương có nhà văn hóa, trong đó có nhiều làng đã có nhà văn hóa thôn Có 2 xã đạt tiêu chuẩn văn hóa