Hànộimới (ngoài tờ báo hàng ngày) và tập quán theo dõi thông tin trên báo Hànộimới điện tử
Với ý nghĩa tương tự như đã nói ở phần 2.2.1, chúng tôi đặt câu hỏi về tần suất đọc các ấn phẩm khác của báo Hànộimới và nhận được kết quả như trong bảng sau:
Bảng 2.2: Tần suất theo dõi các ấn phẩm (ngoài tờ báo hàng ngày) của báo Hànộimới của công chúng Thủ đô
Tên ấn phẩm Mức độ theo dõi (lƣợt lựa chọn)
Số nào cũng đọc Một tháng vài lần Hầu như không
HNM Cuối tuần 40 98 161
HN Ngàn năm 21 68 209
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 4 – 9/2009
Số lựa chọn “số nào cũng đọc” đối với Hànộimới Cuối tuần (40 lượt lựa chọn) bằng một nửa số lựa chọn “đọc hàng ngày” (83 lượt lựa chọn) đối với tờ báo ngày. Đây là một tỉ lệ đáng kể.
“Báo Cuối tuần cũng như báo Chủ Nhật (Hànộimới) có nhiều chuyên mục hay, câu chuyện, tác phẩm văn học, truyện ngắn… xúc động có tính định hướng thẩm mĩ, sâu sắc, lôi cuốn, hấp dẫn, hình ảnh đẹp…” (Nam, 48 tuổi, CBNN, trình độ đại học)
“Hànộimới Cuối tuần hay hơn Hànộimới (hàng ngày), có một số thông tin mới nghiên cứu về lịch sử hay, có cơ sở tin tưởng. Nhưng tôi cho rằng cách trình bày của Hànộimới Cuối tuần hơi… cũ.” (Nam, 57 tuổi, CBNN, trình độ
trên đại học)
Về đặc san Hà Nội ngàn năm, số lựa chọn đối với số nào cũng đọc không nhiều: 21 người, tương đương 7% mẫu điều tra. Lí do là đặc san Hà
Nội ngàn năm mang tính chuyên biệt cao. Ngoài ra, giá bán cao cũng là lí do hạn chế lượng phát hành của Hà Nội ngàn năm. Tuy nhiên, nhiều người đọc yêu thích ấn phẩm này vì theo ý kiến của công chúng:“Hà Nội ngàn năm nội dung phong phú, hình thức trình bày đẹp, hấp dẫn, nói nhiều về lịch sử Hà Nội.”
“Hà Nội ngàn năm đã xây dựng được những chuyên mục đặc thù: tản văn, truyện ngắn… có sức hút nhưng cần có những chuyên mục sâu hơn nữa, có được dấu ấn riêng” (Phỏng vấn ông Vũ Văn Viện, Phó Bí thư quận ủy quận Hoàn Kiếm)
Trên một nửa số người được hỏi hầu như không đọc hai ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần và Hà Nội ngàn năm. Mức lựa chọn tương đương với những tờ báo ngày thuộc hệ thống báo chí thủ đô (ngoại trừ tờ An ninh Thủ đô) mà chúng tôi có được kết quả từ Câu 3, Câu 5 Phiếu trưng cầu ý kiến (Bảng1, 2 – Phụ lục 2). Điều đó chứng tỏ cũng như các tờ báo thuộc hệ thống báo chí thủ đô, Hànộimới Cuối tuần và Hà Nội ngàn năm chưa phát huy được nét nổi bật, đặc sắc riêng có để thu hút công chúng Thủ đô.
Tập quán theo dõi thông tin của công chúng Thủ đô đối với báo
Hànộimới điện tử được chúng tôi đặt trong câu hỏi chung về tập quán theo
dõi thông tin của công chúng qua các kênh truyền thông (Câu 5 – Phiếu trưng cầu ý kiến). Kết quả là báo Hànộimới điện tử nằm trong nhóm các báo điện tử có số lựa chọn theo dõi thường xuyên thấp nhất, trên dưới 20 lượt lựa chọn (Bảng 2, Phụ lục 2). Báo Hànộimới điện tử có số lượt lựa chọn thấp nhất trong các báo điện tử, chỉ có 18 lượt lựa chọn, tương ứng với 6% mẫu điều tra, và chỉ gần bằng 1/5 số lựa chọn đối với các báo Vietnamnet, Dân trí điện tử, VnExpress. Ngoài lí do những người đọc báo in Hànộimới thì có thể không
xem báo điện tử, số lựa chọn theo dõi thường xuyên đối với báo Hànộimới điện tử nói lên rằng báo chưa thực sự thu hút công chúng báo mạng.
Chúng tôi lí giải nguyên nhân về sự chênh lệch mức lựa chọn giữa báo
Hànộimới điện tử với các báo điện tử nói trên ở ba tiêu chí đối với báo điện tử
đã được giới nghiên cứu truyền thông thế giới công nhận: độ tin cậy, tốc độ và sự tiện dụng. Xét theo ba tiêu chí của báo điện tử như nói trên thì
Hànộimới điện tử còn có nhiều điểm hạn chế: thông tin căn bản dựa vào
thông tin của báo giấy, chậm cập nhật, hình thức đơn giản, cách trình bày truyền thống, chưa bắt mắt (cho đến thời gian gần đây hình thức của
Hànộimới điện tử mới được cải thiện nhiều, hấp dẫn và sinh động hơn), chức
năng tra cứu chưa tốt, các kênh giao lưu với bạn đọc của báo còn ít…
“Báo Hànộimới điện tử truy cập dễ dàng, nhưng trình bày chưa hấp dẫn, nội dung chưa phong phú như một số báo điện tử khác, phân tích vấn đề chưa sâu sắc lắm.” (Nữ,22 tuổi, chưa có việc làm)
“Báo Hànộimới điện tử có hình thức bình thường, tốc độ cập nhật tin bài còn phụ thuộc vào báo giấy, có thể xem như phiên bản điện tử của báo giấy, chưa thực sự là báo điện tử theo đúng tính chất của nó là cả về kĩ thuật lẫn cách thức thông tin. Đó cũng là tình trạng chung của nhiều “báo điện tử” ở Việt Nam hiện nay.” (Nam, 35 tuổi, CBNN)
Như vậy, tờ báo in hàng ngày là kênh giao tiếp thường xuyên, chủ yếu
và quan trọng nhất của báo Hànộimới, đồng thời mức độ tham gia giao tiếp đại chúng của công chúng Thủ đô đối với báo Hànộimới vào loại cao nhất trong các báo phát hành tại Thủ đô.
2.2.3. Cách thức công chúng Thủ đô tiếp cận báo Hànộimới (hàng ngày)
Cách thức công chúng tiếp cận với tờ báo cho biết những “kênh” mà qua đó tờ báo có thể đến tay bạn đọc và được bạn đọc tiếp nhận. Tờ báo có thể được mua, được cấp, phát (hoặc là biếu, cho, tặng…), được cung cấp tại các thiết chế công cộng hoặc do đi mượn, được phát không… Thông qua việc nắm bắt các “kênh” nói trên, cơ quan truyền thông có thể tổ chức hoạt động
phân phối, phát hành tờ báo một cách hợp lí để tờ báo đến được với số đông công chúng hơn, qua đó nâng cao hiệu quả thông tin trên báo.
Trong nhiều cách thức để công chúng tiếp cận với tờ báo thì hành vi mua báo có ý nghĩa tích cực đáng kể.Hành vi mua báo in trước hết cho biết sự yêu thích và quan tâm của công chúng với tờ báo. Khi một người nào đó bỏ tiền ra để mua một tờ báo chứng tỏ anh ta cần tờ báo đó (cần thiết, yêu thích, quan tâm…) – hành động này khác với việc đọc báo (do được cấp phát, do đi mượn hoặc được cho, tặng… vì nó liên quan đến lợi ích của cá nhân người đọc. Tại sao một cá nhân bỏ tiền ra để mua tờ báo này chứ không phải tờ báo khác? Lí do: tờ báo có những thông tin mà cá nhân đó cần hoặc thấy hấp dẫn, trong khi một cá nhân khác mua một tờ báo khác vì tờ báo đó mới có những thông tin liên quan đến lợi ích hoặc đáp ứng nhu cầu, sở thích của anh ta khác với người kia. Ngược lại, một tờ báo được nhiều người mua chứng tỏ tờ báo đáp ứng được nhu cầu, sở thích của công chúng. Và do đó, nhu cầu, sở thích của công chúng, trở thành tiêu chí quan trọng để tòa soạn xây dựng, tổ chức thông tin, từ đó, phân ra những loại báo: thông tin chính trị - xã hội, thông tin kinh tế, giải trí, văn hóa nghệ thuật, thể thao, quảng cáo… Nhu cầu, sở thích của công chúng có liên quan mật thiết đến giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi ở, phong tục tập quán… từ đó, phân ra các loại báo tương ứng. (Chẳng hạn: báo Nhi đồng, Thiếu niên Tiền phong, Người cao tuổi, Phụ nữ, Tạp chí Thế giới đàn ông…). Những tờ báo có lượng phát hành lớn nhưng có tỉ lệ công chúng bỏ tiền túi ra mua thấp thì chưa chắc đã là tờ báo được công chúng yêu thích.
Về một mặt khác, việc mua báo thường xuyên và lâu dài của công chúng cho phép chỉ ra năng lực tiêu thụ đối với sản phẩm báo in. Năng lực mua báo của công chúng phần nào phản ánh mức sống của họ.
Để biết công chúng Thủ đô tiếp cận tờ báo như thế nào, chúng tôi đặt câu hỏi: “Tờ báo Hànộimới (hàng ngày) đến với ông bà bằng cách nào? (không giới hạn lựa chọn)”. Kết quả khảo sát được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% Nguồn có báo 35,0% 7,1% 28,4% 8,1% 3,2% 18,2%
NGUỒN CÓ BÁO Hànộimới hàng ngày
Do cơ quan làm việc, hoặc chính quyền địa phương phát, cấp
Đặt báo dài hạn
Mua lẻ ngoài sạp
Đọc tại thư viện, nhà văn hóa, CLB
Đọc tại các buổi sinh hoạt Đảng ở cơ quan hoặc địa phương
Mượn người khác
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 4 – 9/2009
Hình 2.2: Nguồn có báo Hànộimới hàng ngày của công chúng Thủ đô
Chiếm tỉ lệ cao nhất trong số lựa chọn đọc báo Hànộimới (hàng ngày)
do được cơ quan làm việc, hoặc chính quyền địa phương phát, cấp: 35%. Tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ công chúng tự bỏ tiền túi ra mua báo (đặt báo và mua lẻ). Điều đó cho thấy cơ chế bao cấp trong hoạt động báo chí, kể cả trong khâu phát hành báo chí, nhất là đối với báo Đảng. 53% nhóm CBNN được cấp, phát báo Hànộimới, tỉ lệ cao tuyệt đối trong mẫu điều tra. Mức mua báo in (đặt báo và mua lẻ) đối với nhóm CBNN do đó không có nhiều ý nghĩa, tổng cộng mức mua báo là 26,9% thấp nhất trong các nhóm nghề nghiệp.
Nhóm làm nghề tự do, công nhân kinh doanh, lần lượt tham gia cao nhất ở mức mua báo: 51,2%, 46,5%, 46%.
Hiển nhiên, nhóm CBNN có tỉ lệ đọc báo tại các buổi sinh hoạt Đảng cao nhất (4,3%). Không có sự tham gia của nhóm làm nghề tự do, nhóm học vấn từ THCS, tiểu học trong nguồn báo tại các buổi sinh hoạt Đảng.
Phân theo trình độ học vấn, nhóm công chúng có trình độ trên đại học có tỉ lệ được cấp, phát báo cao nhất (54,3%), sau đó là nhóm CĐ - ĐH (37,8%). Sự phù hợp ở chỗ đội ngũ có trình độ học vấn cao tập trung trong các cơ quan nhà nước. Do được cấp, phát báo với tỉ lệ cao nên tỉ lệ mượn báo (8,5%) và mua lẻ (25%) của nhóm này thấp hơn nhiều những nhóm khác.
Mức mua lẻ chủ yếu do các nhóm học vấn thấp hơn: Nhóm tiểu học mua báo nhiều nhất với tỉ lệ trên 50%, sau đó là nhóm THPT (38,2%), nhóm THCS (27,3%).
Trong nguồn báo mang tính công cộng là thư viện, nhà văn hóa, câu
lạc bộ với tỉ lệ 8,1%, chúng tôi không thấy có sự tham gia của nhóm THCS
và nhóm tiểu học. Nhóm CĐ – ĐH có tỉ lệ đọc báo ở thư viện, NVH, CLB cao nhất (10,4%), sau đó là nhóm THPT (6,7%); tỉ lệ này rất thấp ở nhóm trên đại học (3%). Như thế có thể xem là thiết chế thư viện, NVH, CLB có ý nghĩa nhất định trong việc phổ biến ấn phẩm văn hóa này tới nhóm công chúng trình độ học vấn cao.
Bảng 2.3: Cách thức công chúng Thủ đô tiếp cận báo Hànộimới (hàng ngày) phân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Đƣợc cấp, phát (%) Đặt báo dài hạn (%) Mua lẻ (%) Đọc tại TV, NVH, CLB (%) Đọc báo tại các buổi sinh hoạt Đảng (%) Mƣợn (%) Tổng (%) 20 – 30 tuổi 34.3 5.9 24.5 13.7 2.0 19.6 100 31- 41 tuổi 41.4 4.6 32.2 3.4 3.4 14.9 100 42 – 52 tuổi 34.3 7.1 31.3 4.0 4.0 19.2 100 53 – 65 tuổi 30.4 10.9 26.1 10.9 3.3 18.5 100
Nhóm tuổi 31 – 41 có nguồn báo được cấp phát với tỉ lệ cao nhất(41,4%), đồng thời đây cũng là nhóm đứng đầu tỉ lệ mua báo lẻ (32,2%); xếp sau nhóm này là nhóm tuổi 42 - 52. Thiết chế thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ chủ yếu có ý nghĩa với nhóm tuổi 20 – 30 và nhóm tuổi 53 – 65. Nhóm tuổi 53 – 65 đặt báo nhiều nhất (10,9%).
Nam giới có báo được cấp phát nhiều hơn nữ giới với tỉ lệ là 6,6%. Nam giới đặt báo và đọc báo tại các buổi sinh hoạt Đảng nhiều hơn nữ giới chút ít nhưng nữ mua báo lẻ và đọc báo tại thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ nhiều hơn nam. Nữ giới cũng mượn báo để đọc nhiều hơn nam.
Nhóm công chúng công nhân đặt báo nhiều nhất, trong khi nhóm công chúng làm nghề tự do chủ yếu mua báo lẻ ngoài sạp. Nhóm ngành nghề khác đọc báo tại thư viện, NVH,CLB nhiều nhất.
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn báo Hànộimới (hàng ngày) của nhóm công chúng đảng viên Nguồn có báo Số lựa chọn Tỉ lệ (%)
Do cơ quan làm việc, hoặc chính quyền địa phương phát, cấp 49 45,4
Đặt báo dài hạn 2 1,9
Mua lẻ ngoài sạp 21 19,4
Đọc tại thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ 6 5,6 Đọc tại các buổi sinh hoạt Đảng ở cơ quan hoặc địa phương 9 8,3
Mượn người khác 21 19,4
Tổng 108 100
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 4 – 9/2009
Đối với nhóm công chúng đảng viên, nguồn báo được cấp, phát là chủ yếu (45,4%) cao hơn tỉ lệ cấp, phát báo trung bình của mẫu điều tra. Hiển nhiên, báo Hànộimới là một tài liệu tham khảo thường xuyên cần thiết đối với các cán bộ đảng viên và cần thiết là tài liệu thường xuyên trong sinh hoạt Đảng bộ đến các Chi bộ ở cơ sở. Tuy nhiên, con số 8,3%, chúng tôi đánh giá là tương đối thấp đối với công chúng đảng viên Hà Nội khi tiếp cận với tờ báo tại các buổi sinh hoạt Đảng ở cơ quan hoặc địa phương.
Qua các kết quả ở trên có thể tổng kết về nguồn báo Hànộimới (hàng ngày) đối với các đối tượng công chúng Thủ đô như sau: Báo Hànộimới
(hàng ngày) được cấp, phát cho khá đông CBNN và đảng viên (45,4 – 53%). Đây là kênh phát hành quan trọng của báo. Điều đó cũng có nghĩa là đối tượng CBNN, đảng viên là công chúng thường xuyên và chủ yếu của tờ báo này. Tỉ lệ công chúng mua báo chưa cao, có phần do báo được cấp, phát nhiều nhưng cũng cho thấy hạn chế trong tính phổ thông của tờ báo.
Việc xem xét cách thức tiếp cận tờ báo (nguồn báo) của các nhóm công chúng còn cho biết có ảnh hưởng nhất định từ nguồn báo đối với tần suất đọc báo. 66,3%, một tỉ lệ rất cao trong số những người đọc hàng ngày đối với báo
Hànộimới có báo là do được cấp, phát. 45,4% công chúng đảng viên có báo Hànộimới (hàng ngày) được cấp, phát và 42,5% nhóm này đọc hàng ngày báo Hànộimới. Như vậy, nguồn báo được cấp, phát cũng là một điều kiện để bạn đọc
tiếp cận thường xuyên với thông tin trên báo. Nó chứng tỏ vai trò tham gia tích cực của kênh phát hành báo trong hệ thống tổ chức Đảng, trong các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên tương quan giữa nguồn báo cấp, phát và tỉ lệ công chúng đọc thường xuyên đối với tờ báo này lại cho thấy sự không tương xứng giữa tần suất đọc báo của công chúng với điều kiện báo được cấp, phát thường xuyên.
Bên cạnh kết quả định tính thu được, chúng tôi quan sát và thấy được
Hànộimới (hàng ngày) xuất hiện ở không nhiều các sạp báo.
Một chủ sạp báo ở đường Trần Quang Diệu (Đống Đa – Hà Nội) cho biết chỉ đến khoảng 8h sáng là họ hết báo Hànộimới (hàng ngày) và họ chỉ lấy báo Hànộimới (hàng ngày) nếu khách có nhu cầu đặt mua vì tờ báo “kén” người đọc, rất “khó bán”.
Một chủ sạp báo ở phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết mỗi ngày bán được khoảng 15 tờ Hànộimới (hàng ngày), tuy nhiên con số này chỉ bằng khoảng 1/6 – 1/8 các tờ như Bóng Đá, An ninh Thủ đô…
“Tôi cũng có để ý tờ Hànộimới (hàng ngày) nhưng không mấy khi đọc được vì Hànộimới (hàng ngày) không bán phổ biến như Lao Động, Thanh Niên,
An ninh Thủ đô hay các tờ báo thể thao… Báo thể thao, bóng đá thì hầu như ở đâu cũng thấy bán.” (Nam, 43 tuổi,CBNN, Hoàng Mai)
“Sở dĩ tôi ít đọc báo Hànộimới (hàng ngày)là do hệ thống phát hành, phân phối báo kém mặc dù đây là tờ báo mà tôi rất muốn đọc. Đặt báo đưa đến nhà thì người phát hành thường ném vào sân, tôi không thích. Đi ra sạp báo mua thì nhiều khi phải đi bộ gần 1km, ra đến nơi đã không còn báo.”
(Nam, 65 tuổi, công tác trong lực lượng vũ trang, đã nghỉ hưu, Thanh Xuân) Rõ ràng, hạn chế trong khâu phân phối, phát hành báo trên thị trường cũng là một lí do khiến tờ báo còn chưa đến được với nhiều bạn đọc thủ đô.
2.2.4. Thời điểm thường đọc báo Hànộimới (hàng ngày)
Thời điểm thường đọc báo là một chỉ báo góp phần làm đậm nét thêm thói quen (tập quán) theo dõi tin tức trên báo của công chúng. Thời điểm thường được công chúng sử dụng cho việc đọc báo phản ánh thói quen phân