Tần suất đọc báo Hànộimới (hàng ngày) của công chúngThủ đô

Một phần của tài liệu Báo Hà nội mới và công chúng thủ đô (Trang 45 - 49)

Tần suất theo dõi tin tức trên báo phản ánh mức độ ổn định trong khả năng của tờ báo đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc. Việc công chúng thường xuyên theo dõi thông tin trên một tờ báo chứng tỏ tờ báo thường xuyên cung cấp được những thông tin mà bạn đọc cần, quan tâm, yêu thích… Tần suất theo dõi tin tức trên báo đồng thời phản ánh hiệu quả truyền thông của tờ báo. Bởi vì, trong quá trình truyền thông đại chúng, việc thông tin liên tục với tần suất nhất định có ý nghĩa quan trọng trong tác động thay đổi nhận thức của người tiếp nhận thông điệp. Tần suất thông tin thường xuyên, liên tục chính là ưu thế của tờ báo ngày so với báo tuần, báo tháng… Từ việc theo dõi tin tức thường xuyên trên báo dẫn đến quan hệ gắn bó giữa công chúng và tờ báo.

Để đánh giá mức độ theo dõi tin tức của công chúng đối với tờ báo, chúng tôi đặt câu hỏi: “Xin ông bà vui lòng cho biết, ông bà đọc tờ báo

Hànộimới (hàng ngày) như thế nào?” Kết quả được thể hiện qua biểu đồ dưới đây: 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% Tập quán đọc báo 27.7% 20.7% 14.7% 36.9%

TẬP QUÁN ĐỌC BÁO CỦA CÔNG CHÚNG

Đọc hàng ngày Một tuần vài lần Một tháng vài lần Rất ít khi

Nguồn: Cuộc điều tra tháng 4 – 9/2009

Công chúng Thủ đô đọc hàng ngày báo Hànộimới với tỉ lệ tương đối

cao: 27,7% mẫu điều tra (tương ứng 83 lượt lựa chọn), tuy nhiên, số người rất

ít khi đọc báo chiếm tỉ lệ cao nhất: 36,9% mẫu điều tra. Tần suất đọc một tuần vài lần là 20, 7% và một tháng vài lần thấp nhất (14,7%).

Để đánh giá mức độ theo dõi tin tức trên tờ báo này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi phụ (Câu 3, Câu 5 – Phiếu trưng cầu ý kiến) về thói quen theo dõi tin tức trên báo in và trên các kênh truyền thông đại chúng khác. Kết quả cho thấy: số lựa chọn “đọc hàng ngày” đối với báo Hànộimới (hàng ngày) cao hơn đối với nhiều tờ báo ngày khác, như Thanh Niên (37 lượt lựa chọn), Lao Động (41 lượt lựa chọn) An ninh Thủ đô (75 lượt lựa chọn), Kinh tế Đô Thị (18 lượt lựa chọn)… (Bảng1, 2 – Phụ lục 2)

Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa rằng Hànộimới là tờ báo được

công chúng Thủ đô đọc hàng ngày nhiều nhất; so sánh này chỉ có ý nghĩa

phản ánh đối với công chúng của báo. Chẳng hạn, trong so sánh với An ninh Thủ đô là tờ báo có tỉ lệ lựa chọn đứng đầu trong số 21 tờ báo phát hành tại Thủ đô (trong danh mục câu hỏi), mức lựa chọn vài số một lần (73lựa chọn) đối với An ninh Thủ đô nhiều hơn hẳn Hànộimới hàng ngày (62 lựa chọn), và số người hoàn toàn không đọc An ninh Thủ đô (76 lựa chọn) ít hơn nhiều so với những người rất ít khi đọc Hànộimới hàng ngày (111 lựa chọn).

So với nhóm báo trực thuộc Thủ đô (Phụ nữ Thủ đô, Lao động Thủ đô, Tuổi trẻ Thủ đô, Màn ảnh sân khấu, Người Hà Nội, Thể thao ngày nay, Pháp luật & Xã hội) thì Hànộimới (hàng ngày) có số lựa chọn về tần suất đọc thường xuyên (số nào cũng đọc và vài số đọc một lần) cao vượt trội.

Các phân tích và so sánh ở trên cho thấy Hànộimới (hàng ngày) đã có

công chúng riêng và có một vị trí đáng kể trong số các tờ báo in phát hành tại Hà Nội. Những ý kiến dưới đây cho biết vì sao công chúng Thủ đô lựa chọn tờ báo này:

“Là người Hà Nội thì phải hiểu biết về Hà Nội chứ, và đương nhiên phải chọn báo Hànộimới rồi.”(Nam, 45 tuổi, trình độ đại học, công tác tại

UBND phường Hàng Trống – Hoàn Kiếm)

“Báo đưa tin nhanh chóng, chính xác về những sự kiện trong ngày liên quan đến đời sống Thủ đô.” (Nữ, 61 tuổi,CBNN, nghỉ hưu, trình độ THPT)

“Đây là tờ báo nói lên tiếng nói của nhân dân và Đảng bộ thành phố Hà Nội. Báo đưa tin tương đối phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu thông tin của bạn đọc thành phố.” (Nam, 30 tuổi, THPT, làm việc cho doanh

nghiệp tư nhân)

Hànộimới (hàng ngày) là tờ báo được công chúng Thủ đô yêu thích vì

báo phản ánh thông tin nhanh chóng, kịp thời và tương đối toàn diện về đời sống thủ đô. Đánh giá của ông Phan Đăng Long, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội có thể xem là mang tính đại diện cho đánh giá của công chúng về tờ báo:

“Hànộimới là tờ báo tương đối tổng hợp toàn bộ các vấn đề kinh tế xã hội của Thủ đô… Một mặt, báo là một kênh thông tin quan trọng giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng, phát triển Thủ đô, giúp cơ quan chức năng nắm bắt việc được và chưa được. Mặt khác, báo phản ánh tâm tư, đời sống của người dân, hoạt động của các cấp cơ sở, giúp người dân tham gia vào quá trình đó. Báo Hànộimới góp phần giúp người dân thực hiện quyền làm chủ.” (Phỏng vấn ông Phan Đăng Long, Phó Ban Tuyên giáo thành ủy

Hà Nội)

Đi vào các chỉ báo về giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn chúng tôi nhận thấy: nam giới đọc báo Hànộimới (hàng ngày) thường xuyên hơn nữ giới (7%). Nhóm công chúng THCS (với 85% số này thuộc nhóm tuổi 42 – 65) đọc hàng ngày với tỉ lệ cao nhất (47,4%). Nhóm trên đại học cũng có tỉ lệ

khi đọc báo Hànộimới (hàng ngày). Nhóm CĐ – ĐH đứng đầu các nhóm trong tần suất đọc mỗi tuần vài lần và mỗi tháng vài lần.

Gần ½ nhóm tuổi 53 – 65 đọc hàng ngày báo Hànộimới, đây là tỉ lệ cao nhất trong các nhóm. Nhóm tuổi 42 – 52 đọc báo với tần suất thưa hơn (mỗi tuần vài lần và mỗi tháng vài lần). Nhóm tuổi 20 – 30 ít đọc báo Hànộimới

(hàng ngày) hơn cả (52,8%).

Bảng 2.1: Tần suất đọc báo Hànộimới (hàng ngày) của công chúng Thủ đô phân theo lĩnh vực nghề nghiệp

Nhóm Đọc hàng ngày (%) Tuần vài lần (%) Tháng vài lần (%) Rất ít khi (%) Tổng (%) CBNN 34.1 24.0 17.8 24.0 100 Công nhân 20.0 22.9 17.1 40.0 100 Kinh doanh 17.8 15.6 6.7 60.0 100 Làm nghề tự do 17.6 26.5 5.9 50.0 100 Khác 31.6 12.3 17.5 38.6 100

Nguồn: Cuộc điều tra tháng 4 – 9/2009

Công chúng CBNN đứng đầu ở tỉ lệ đọc hàng ngày (34,1%), sau đó là nhóm lĩnh vực khác (nhóm này chủ yếu gồm những người công tác trong đoàn thể xã hội, lực lượng vũ trang) với tỉ lệ 31,6%. Nhóm kinh doanh và nhóm làm nghề tự do ở tỉ lệ đọc hàng ngày thấp nhất cũng là hai nhóm có tỉ lệ rất ít khi đọc báo cao nhất.

Công chúng đảng viên đọc hàng ngày báo Hànộimới với tỉ lệ 42,5%

cao gấp 1,5 lần so với tần suất đọc báo trung bình của công chúng Thủ đô. Tuy nhiên, tỉ lệ công chúng đảng viên rất ít khi đọc báo cũng không nhỏ (17,5%), tỉ lệ đọc tuần vài lần tháng vài lần của nhóm này lần lượt là 22,5% và 17,5%.

Tổng hợp từ các góc độ phân nhóm chúng tôi thấy rằng, công chúng đảng viên và CBNN là đối tượng công chúng chủ yếu và thường xuyên của báo

tỉ lệ cao nhất. Nhóm học vấn THCS và nhóm học vấn từ trình độ cao đẳng trở lên cũng là một bộ phận công chúng thường xuyên quan trọng của báo.

Một phần của tài liệu Báo Hà nội mới và công chúng thủ đô (Trang 45 - 49)