Nội dung thông tin trên báo Hànộimới (hàng ngày)

Một phần của tài liệu Báo Hà nội mới và công chúng thủ đô (Trang 38 - 42)

Ngoài hệ thống báo chí Thủ đô, nhiều báo của Trung ương cũng có trang tin riêng về Hà Nội: Lao Động, Thanh Niên… Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh phát hành ở khu vực miền Bắc đều có trang Hà Nội. Đây là cách thức mà các tờ báo lớn nhằm vào yêu cầu tính thiết thực, gần gũi của tin tức, đồng thời nhằm cạnh tranh với các tờ báo địa phương. Tuy nhiên, đương

nhiệm Tổng biên tập báo Hànộimới, ông Hồ Quang Lợi khẳng định: “Bao

quát mọi mặt về đời sống Thủ đô, có thuận lợi để đưa tin về Hà Nội nhanh nhất, chính xác nhất, toàn diện nhất, đó là điểm khác biệt của Hànộimới (hàng ngày) so với các báo khác.”

Theo dõi Hànộimới (hàng ngày), chúng tôi nhận thấy báo tập trung

thông tin về những vấn đề chính sau:

- Thông tin về các chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền thành phố, nhằm phổ biến, tuyên truyền, vận động nhân dân Thủ đô thực hiện theo các chủ trương, quyết sách đó với tinh thần đi trước, làm gương cho nhân dân cả nước.

- Là diễn đàn của nhân dân về các nghị quyết, quyết sách, công tác tổ chức quản lí của chính quyền… đồng thời phản ánh, hiệu quả của đường lối, chính sách… trong thực tế đời sống nhân dân.

- Báo đặc biệt quan tâm đến các vấn đề văn hóa của thủ đô Thăng Long – Hà Nội. (Cuộc thi viết “Cả nước cùng Thủ đô hướng tới 1000 năm Thăng Long – Hà Nội” do báo tổ chức kéo dài liên tục 10 năm từ năm 2000 tới năm 2010)

- Tin tức thế giới là một phần không thể thiếu trong mỗi số báo (tập trung vào các vấn đề chính trị và an ninh trật tự…). Trang “Thời sự Thế giới” là một trang có sức hút đối với công chúng, thông tin có chọn lọc, hấp dẫn, thường có những bài bình luận hay.

- Vấn đề lập lại trật tự kỉ cương trong xây dựng và quản lý đô thị cũng là một mảng quan trọng của báo Hànộimới (hàng ngày).

- Phản ánh mọi mặt đời sống của nhân dân Thủ đô: kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, giáo dục, y tế, an ninh trật tự…

Các nội dung nói trên được thể hiện qua hệ thống chuyên trang, chuyên mục của báo Hànộimới (hàng ngày), thường xuyên với 8 trang như sau (theo

Ngoài trang nhất của báo, trang 2 thường xuyên là chuyên trang “Thời sự”, thông tin về các sự kiện chính trị, các chính sách, nghị quyết… mới của Đảng, Nhà nước, Thành ủy thành phố, hoạt động của các quan chức chính quyền Trung ương và Thủ đô, vấn đề xây dựng Đảng nói chung và của thành phố nói riêng.

Với Hànộimới Chủ nhật, trang 2 thường xuyên là trang “Chính trị - Xã hội”. Trang 3: Tiếp tục là chuyên trang “Chính trị - Xã hội” (thường chiếm ½ diện tích trang báo, ½ còn lại dành cho quảng cáo).

Từ tháng 8 năm 2008, khi Hà Nội chính thức được mở rộng thì Hà nội mới cũng ngay lập tức có thêm chuyên trang “Nông nghiệp – Nông thôn” thay vào vị trí chuyên trang “Chính trị - Xã hội” ở trang 3 của báo (vào các số Thứ Hai và Thứ Năm hàng tuần).

Trang 4 thường xuyên là vị trí của chuyên trang Kinh tế với xu hướng nghiêng về đường lối, chính sách trong lĩnh vực kinh tế, quan tâm đến vấn đề quản lí kinh tế hơn là đi vào cụ thể các vấn đề, các hoạt động, sự việc, hiện tượng, diễn biến… của tình hình kinh tế thị trường.

Trang 5 thường xuyên được chia làm 2 nửa cho hai chuyên trang: “Văn hóa – Xã hội” và “Thể thao – Giải trí”.

Trang 6, tổ chức thông tin ít có tính ổn định hơn các trang khác. Trang được chia thành 2 nửa. Phần trang phía dưới thường xuyên là phần thông tin và kết nối thông tin với bạn đọc (“Điều tra qua thư bạn đọc”, “Hộp thư bạn đọc”, tin, bài của các cộng tác viên, “Qua đường dây nóng”…). Phần trang phía trên thay đổi các chuyên trang “Xã hội từ thiện”, “Nhịp sống thành phố Hồ Chí Minh”, “Đời sống quốc tế”… Số báo ngày Thứ Năm thì trang 6 được bố trí với 2 phần (mỗi phần cũng chiếm nửa diện tích trang báo): Lao động – Việc làm và Phóng sự - Kí sự.

Trang 7 của báo thường xuyên dành cho thông tin thời sự và quảng cáo, tin buồn, lời cảm ơn... Từ tháng 8/2008, trang 7 xuất hiện phần box giới thiệu chương trình truyền hình trong ngày, kết quả sổ số.

Trang 8 thường xuyên phần lớn phía trên của trang là mảng “Thời sự thế giới”. Trong mỗi số báo, mảng “Thời sự thế giới” thường có một bài đinh phân tích hoặc bình luận một vấn đề hoặc một sự kiện thời sự thế giới (thường là sự kiện chính trị, an ninh trật tự). Phần trên cùng của trang có các box nhỏ về giá vàng, tỉ giá hối đoái, thời tiết. Một cột tin văn hóa, thể thao phía bên phải. Phần phía dưới trang (chiếm 1/3 diện tích trang báo) có chuyên mục “Mỗi ngày một chuyện”, tin “An ninh – Trật tự” ở góc dưới bên phải trang.

Báo Hànộimới phản ánh đậm nét mối quan hệ giữa báo chí và tiến trình chính trị xã hội – một nét nổi trội trong lịch sử báo chí Việt Nam. Mối quan hệ này thể hiện ở tính chất của báo là cơ quan ngôn luận của Thành Ủy Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hà Nội, nội dung thông tin của báo luôn bám sát đường lối, chủ trương, nhiệm vụ của Thành ủy (trải suốt bề dày lịch sử hơn 50 năm của báo).

Tiểu kết chƣơng 1

Nghiên cứu về công chúng truyền thông là hướng nghiên cứu quan trọng hàng đầu của xã hội học truyền thông đại chúng. Nghiên cứu về công chúng truyền thông đòi hỏi chỉ ra những đặc điểm xã hội chi phối hoạt động tiếp nhận và sử dụng thông điệp của công chúng, đồng thời hoạt động tiếp nhận, sử dụng thông điệp, phản hồi của công chúng có ý nghĩa tác động trở lại đối với nguồn tin.

Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước. Đô thị Hà Nội mang những đặc điểm riêng có của truyền thống văn hóa lịch sử. Công chúng báo chí Hà Nội, do đó, cũng mang những đặc điểm riêng so với các địa phương khác trong cả nước. Những đặc điểm đó có ý nghĩa chi phối nhất định đến hoạt động giao tiếp đại chúng của công chúng Thủ đô đối với các phương tiện truyền thông nói chung và với báo Hànộimới nói riêng.

Việc vận dụng những nhận thức về mặt lí luận vào thực tiễn mối quan hệ giữa báo Hànộimới và công chúng Thủ đô sẽ được trình bày ở chương sau.

CHƢƠNG 2

CÔNG CHÚNG THỦ ĐÔ VỚI HOẠT ĐỘNG TIẾP NHẬN THÔNG TIN TRÊN BÁO HÀNỘIMỚI (HÀNG NGÀY)

Một phần của tài liệu Báo Hà nội mới và công chúng thủ đô (Trang 38 - 42)