Báo Hànộimới là tờ báo Đảng địa phương có lịch sử lâu đời nhất

Một phần của tài liệu Báo Hà nội mới và công chúng thủ đô (Trang 36 - 38)

Ở Việt Nam, báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị và tổ chức xã hội, nghề nghiệp…, là diễn đàn của người dân. Báo chí có vai trò quan trọng trong việc định hướng, tuyên truyền đường lối chính trị của Đảng, Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời, báo chí là diễn đàn phản ánh tâm tư, tình cảm nguyện vọng của quần chúng đến các cấp chính quyền, các tổ chức Đảng.

Hànộimới ra đời là kết quả của quá trình thực hiện Nghị quyết số 93 –

NQ/ĐBHN “Về việc xuất bản báo hàng ngày ở Thủ đô” được Hội nghị Thành ủy thành phố Hà Nội nhất trí thông qua ngày 26/2/1957, trong đó vạch rõ sự cần thiết của việc ra một tờ báo hàng ngày cho thành phố dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy: “Ngày nay và cũng về sau, sinh hoạt của nhân dân ngày càng phong phú, phức tạp với đà phát triển của thành phố và của tình hình đấu tranh trong toàn quốc, việc ra một tờ báo hàng ngày dành riêng cho thành phố Hà Nội là một vấn đề cần thiết.” [2, tr.25]

Nghị quyết 93 xác định nội dung, tính chất, nhiệm vụ, đối tượng… của tờ báo như sau: “Là công cụ đấu tranh của Đảng bộ, có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng bộ và chính quyền Hà Nội trong quần chúng nhân dân Thủ đô, chủ yếu là trong giai cấp công nhân và nhân

dân lao động… Tờ báo còn phải phản ánh các ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân Thủ đô trong công cuộc xây dựng Thủ đô, phản ánh sinh hoạt của nhân dân, thông tin tin tức cho quần chúng… Tờ báo còn phải biểu dương những gương tốt, phê bình những khuyết điểm trong nhân dân và cán bộ để thúc đẩy công tác của thành phố ngày càng thêm tiến bộ.”[2, tr.26]

Tờ báo đầu tiên của Thành ủy thành phố Hà Nội có tên Thủ đô, ra số 1 ngày 24/10/1957. Tiếp đó, Thông tư số 22/TTĐBHN của Thành ủy Hà Nội đã hợp nhất báo Thủ đô với tờ Hà Nội Hằng Ngày là một tờ báo tư nhân có tiếng trong giai đoạn Thủ đô mới giải phóng. Bác Hồ trực tiếp xem xét vấn đề hợp nhất hai tờ báo và thống nhất tên chung của tờ báo mới là Thủ đô Hà Nội.

Xuất hiện cùng thời với tờ Hà Nội Hằng Ngày là tờ Thời Mới, một tờ báo tư nhân có những ảnh hưởng nhất định. Đầu năm 1961, báo được sang tay cơ quan chủ quản mới là Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Quá trình hợp nhất Thủ đô Hà Nội, tờ báo của Thành ủy với Thời Mới bắt đầu diễn ra vào cuối năm 1967. Báo Hànộimới ra đời như một sự kiện quan trọng có tính chất bước ngoặt đối với lịch sử báo chí Hà Nội (Bác Hồ, một lần nữa là người đặt tên cho tờ báo). “Báo Hànộimới ra đời, có cả một nguồn lực từ một tờ báo tư nhân, lại có thể hòa nhập thực sự vào dòng báo Đảng ở Thủ đô, điều đó cũng là một kinh nghiệm lịch sử quý báu và độc đáo.” [2, tr.180]

Hànộimới ra số 1 vào ngày 25/1/1968 trong mùa xuân quyết thắng của dân

tộc (tổng tiến công và nổi dậy ở chiến trường miền Nam). Tòa soạn và trị sự của báo tiếp tục đặt tại 44 Lê Thái Tổ, trụ sở của tờ Thủ đô Hà Nội cho đến hiện giờ. Cũng từ năm 1968, Hànộimới là một trong ba tờ nhật báo của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, bên cạnh Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân.

Những phương hướng, nhiệm vụ mà Nghị quyết 93 đã vạch ra như nói ở trên cũng chính là tôn chỉ, mục đích hoạt động cho tờ báo của Thành ủy và cho đến nay là báo Hànộimới với ấn phẩm truyền thống là báo Hànộimới

Bước vào thời kì đổi mới, Hànộimới có nhiều nỗ lực để cải tiến cả về nội dung và hình thức, tổ chức hoạt động cũng như lề lối làm việc. Báo liên tục ra các ấn phẩm mới: Hànộimới Cuối tuần, Hànộimới Chủ nhật, nguyệt

san Hà Nội Ngày nay (sau đổi tên thành Hà Nội Ngàn Năm), Hànộimới Tin chiều. Báo Cuối tuần mang sắc thái mượt mà, hợp phong vị “đọc chậm” của

nguời Hà Nội. Báo Chủ nhật lại có phong cách thô mộc, hướng vào thế mạnh sự kiện. Hànộimới Tin chiều (ra mắt 10/ 2004) giữ được nhịp độ xuất hiện

đều đặn, qua trưa thì đến tay bạn đọc. Với đội ngũ làm báo trẻ, năng động, sẵn sàng lao vào công việc, Hànộimới Tin chiều thể hiện những nét riêng, bám

thời sự , lối viết thiên về đời thường, có nhiều khẩu ngữ… 21/6/2003,

Hànộimới điện tử chính thức hòa mạng với ba nhiệm vụ chủ yếu: giới thiệu Thủ đô (văn hiến, tinh hoa văn hóa, anh hùng, vì hòa bình…) giới thiệu môi trường đầu tư, kêu gọi từ thiện cho các đối tượng chính sách, xã hội. [1]

Ngày 1/8/2008, địa giới hành chính của Thủ đô chính thức được mở rộng thì báo Hànộimới và báo Hà Tây (cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây cũ) sát nhập làm một, lấy tên chung là báo Hànộimới. Tổng biên tập báo Hànộimới, Hồ Quang Lợi cho biết lượng phát hành Hànộimới (hàng ngày) hiện là 7 vạn bản/số (ôm gọn độc giả của báo Hà Tây cũ với lượng phát hành là 2,6 vạn bản/số).Với con số nói trên, Hànộimới (hàng ngày) hiện đứng hàng đầu trong các báo phát hành tại Thủ đô, vượt qua cả báo Nhân Dân và báo Thanh Niên là những tờ báo có được lượng phát hành vào loại lớn nhất trong cả nước. Nhưng cũng chính vai trò mới lại đặt ra cho Hànộimới những yêu cầu và nhiệm vụ to lớn hơn.

Một phần của tài liệu Báo Hà nội mới và công chúng thủ đô (Trang 36 - 38)