Mặc dù NS cấp xã đã ra đời, tồn tại cùng với chính quyền xã và nó trở thành công cụ tài chính quan trọng. Song chính quyền cấp xã chƣa đánh giá và nhận thức đầy đủ và xứng tầm của nó nên hoạt động của chính quyền nhà nƣớc ở cấp xã phần lớn còn bị rơi vào tình trạng: hoặc không hoàn thành đƣợc nhiệm vụ quản lý KT-XH và quốc phòng - an ninh trên địa bàn; hoặc các nhiệm vụ đó coi nhƣ đã hoàn thành nhƣng chất lƣợng không cao và kém bền vững. Nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do chủ thể của NS cấp xã không hiểu đúng và phát huy một cách tốt nhất những tiềm năng mà thứ công cụ mình đang chiếm giữ để biến nó thành sức mạnh cho mình.
3.2.1.1. Đối với HĐND.
Nâng cao năng lực thực tế của các đại biểu HĐND xã trong quá trình từ khâu xem xét dự toán, giám sát quá tình thực hiện dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách.
Theo luật định, HĐND là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong quản lý NS cấp xã. Quyết định dự toán NS cấp xã hàng năm là trách nhiệm và quyền hạn của HĐND xã. Muốn quyết định dự toán NS cấp xã khoa học, hợp lý thì nhất thiết các đại biểu HĐND xã phải hiểu rõ từng chỉ tiêu đã đƣợc phản ánh trong hồ sơ dự toán đó để mà thảo luận, để mà chất vấn Chủ tịch UBND xã. Và chỉ khi nào nhận rõ tính khả thi của mỗi chỉ tiêu trong dự toán, thì các đại biểu HĐND xã mới nhất trí thông qua.
Giám sát UBND trong quá trình chấp hành NS cấp xã cũng là trách nhiệm, quyền hạn của HĐND xã. Muốn làm tốt chức năng này, các đại biểu HĐND xã phải hiểu rõ những yêu cầu, những nhiệm vụ, và những thao tác nghiệp vụ thƣờng xảy ra trong quá trình chấp hành NS mà chuyển nó thành các kỹ năng cần thiết cho mình trong quá trình thực hiện giám sát.
72
Phê chuẩn quyết toán NS cấp xã cũng là trách nhiệm, quyền hạn của HĐND xã. Về mặt pháp lý, các số liệu thu, chi NS cấp xã sau khi đã đƣợc HĐND xã phê chuẩn phải đảm bảo hợp pháp; và kể từ đó HĐND xã phải chịu trách nhiệm giải trình với ngƣời dân và các cơ quan chức năng về các số liệu này. Muốn vậy, từng đại biểu HĐND xã phải có khả năng phân tích đánh giá tính hợp pháp của các số liệu thu, chi đã đƣợc phản ánh trong hồ sơ quyết toán NS cấp xã hàng năm.
3.2.1.2. Đối với UBND.
Là cơ quan chấp hành của HĐND, trong lĩnh vực ngân sách, UBND xã phải hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với NS cấp xã.
UBND phải lập dự toán NS xã trình HĐND xã thảo luận và quyết định. Muốn lập đƣợc dự toán NS xã, một loạt vần đề đòi hỏi từng cán bộ, công chức của UBND phải hiểu và làm tốt chức phận của mình trong quá trình lập dự toán NS xã, thì công việc này mới tiến hành trôi chảy và mới là sản phẩm từ tập trung trí tuệ của tập thể UBND xã.
UBND xã phải tổ chức chấp hành NS cấp xã trong suốt cả năm NS đó. Thực tế trong quá trình thực hiện có rất nhiều các yếu tố tác động làm ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện dự toán đã đƣợc HĐND xã thông qua. Làm nhƣ thế nào để UBND xã vừa hoàn thành đƣợc nhiệm vụ trong quá trình chấp hành, vừa đảm bảo sự tuân thủ kỷ cƣơng pháp luật trong quản lý ngân sách. Tất cả những vấn đề đó phải trở thành kỹ năng của mỗi cán bộ công chức UBND trên các mảng công việc mà họ đƣợc phân công lãnh đạo. Song các kỹ năng đó chỉ có thể đạt đƣợc trên nền tảng kiến thức về quản lý tài chính công mà mỗi ngƣời đã đƣợc trau dồi đầy đủ, đồng bộ. UBND xã phải lập báo cáo quyết toán NS xã để trình HĐND thảo luận và phê chuẩn. Báo cáo quyết toán NS cấp xã cả năm phải là bản tổng hợp tất cả các hoạt động mà UBND đã thực hiện sau 1 năm; Vì vậy các thành viên UBND phải nắm chắc những hoạt động thuộc lĩnh vực liên quan để lập báo cáo quyết toán NS xã thì mới cho ra một hồ sơ quyết toán NS cấp xã đầy đủ nhất, hoàn chỉnh nhất.
3.2.1.3. Công chức chuyên môn và tổ chức liên quan.
Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn, phát huy tối đa các tổ chức đoàn thể chính trị tham gia vào hoạt động ngân sách xã.
73
Mặc dù về danh nghĩa công chức tài chính này đã đƣợc đào tạo, đã đƣợc tuyển dụng; nhƣng năng lực chuyên môn đủ để tham mƣu cho UBND về NS cấp xã thì vẫn còn hẫng hụt rất nhiều.
Những ngƣời có liên quan đến quản lý tài chính – NS ở cấp xã nhƣ: Thủ quỹ, cũng rất cần có những kiến thức nhất định về tài chính công để có thể phát huy vai trò kiểm soát nội bộ trƣớc những nghiệp vụ phải nhập, xuất quỹ tiền tệ. Thông qua đó góp phần làm cho công tác quản lý tài chính – NS ở cấp xã càng đƣợc củng cố chắc chắn hơn.
Ngoài những đối tƣợng bắt buộc phải nâng cao nhận thức về NS cấp xã và quản lý NS cấp xã nhƣ đã nêu trên, còn có thể mở rộng cho các đối tƣợng khác có điều kiện tham gia để nâng cao nhận thức về lĩnh vực này, nhƣ: thành viên của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, và ngƣời dân vì sức mạnh của mỗi xã chỉ có thể nhân lên khi có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của ngƣời dân.