Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã ở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 36)

Hoằng Hóa là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa với diện tích tự nhiên 20.219,8 ha, dân số 221.837 ngƣời, có 49 xã, thị trấn (Năm 2012 sát nhập 5 xã, 1 thị trấn về thành phố Thanh Hoá, còn 43 xã, thị trấn). Trong đó có 42 xã và 01 thị trấn. Phía Đông giáp biển Đông, Nam giáp huyện Quảng Xƣơng, Thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn, Tây giáp huyện Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Bắc giáp huyện Hậu Lộc.

Địa bàn huyện Hoằng Hóa có hai con sông chính chảy qua là sông Mã và sông Tuần, hàng năm bồi đắp một lƣợng phù sa màu mỡ, ngoài ra huyện còn có nhiều con sông nhỏ khác nhƣ sông Cung, sông Gòng, sông Ấu, sông Đằng...

Huyện Hoằng Hóa có hai dãy núi chính là dãy Sơn Trang ở phía tây bắc và dãy Linh Trƣờng ở phía đông bắc huyện, ngoài ra còn có nhiều ngọn núi nhỏ khác. Đây là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp.

Cũng nhƣ một số địa phƣơng khác của tỉnh Thanh Hóa, Hoằng Hóa nằm trong vùng khí hậu đồng bằng, có nền nhiệt cao hơn trung bình cả nƣớc khoảng 0,5oC. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng giêng, cao nhất vào tháng 7. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 1.700mm, nhƣng phân bố theo mùa. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm không khí khoảng 80%. Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn và các quá trình biến động của địa chất đã tạo ra nhiều loại hình thổ nhƣỡng với nhiều loại đất, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Trong đó đất phù sa đƣợc bồi đắp hằng năm bởi con sông Mã. Đất này phù hợp với việc thâm canh, tăng vụ các loại cây lƣơng thực, cây công nghiệp nhƣ cây lạc, đậu, cây dâu tằm và rau màu...

Bờ biển Hoằng Hoá dài 12km, giáp 2 cửa lạch: Lạch Trƣờng rộng khoảng 300m, Lạch Trào rộng khoảng 450m, là vùng tiềm năng sinh sản tôm, cá nƣớc lợ, cua, riêng Lạch Trào còn có thêm rau câu. Hai cửa Lạch là chỗ thuyền bè ra vào thuận lợi, dễ dàng.

Đoạn đƣờng Quốc lộ 1A và đoạn đƣờng sắt Bắc Nam chạy qua với chiều dài 11km, là trục giao thông chính vào Nam ra Bắc thuận lợi... Đó là những thuận lợi lớn của huyện.

31

Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của Hoằng Hóa cũng có những khó khăn cơ bản là: 2/3 huyện là đất cát pha chủ yếu do cát biển tạo thành nên độ phì của đất không cao; có nhiều dải đất trũng nên hễ mƣa là lụt lớn, một số diện tích đất nông nghiệp thƣờng xuyên bị nhiễm mặn do thủy triều; huyện thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng nặng nề của bão lũ; do mật độ dân số cao nên việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động gặp nhiều khó khăn...

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã ở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 36)