Thực trạng công tác lập dự toán

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã ở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 48)

Dự toán NS cấp xã thực chất là bản dự trù các khoản thu, chi ngân sách theo các chỉ tiêu xác định trong 1 năm, đƣợc các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và là căn cứ để thực hiện thu,chi ngân sách, đáp ứng nhu cầu chi tiêu, phát triển KT- XH trong năm kế hoạch đồng thời tạo căn cứ cho việc điều hành thu, chi ngân sách một cách khoa học và hợp lý.

Các bƣớc của quy trình lập dự toán NS cấp xã nhƣ sau:

Bước 1. Phòng TC-KH hƣớng dẫn và giao số kiểm tra dự toán NS cho các xã. Hàng năm, để lập và phân bổ dự toán NS cho năm sau, căn cứ vào Thông tƣ hƣớng dẫn xây dựng dự toán của Bộ Tài chính; căn cứ và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện về xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NS của địa phƣơng, Phòng TC-KH huyện hƣớng dẫn lập dự toán NS và giao số kiểm tra cho các xã.

Bước 2. UBND xã tổ chức triển khai xây dựng dự toán NS cấp xã và giao số kiểm tra cho các bộ phận, tổ chức thuộc UBND xã. Hội nghị triển khai xây dựng dự

43

toán NS cấp xã nhằm mục đích đánh giá tình hình thực hiện NS cấp xã 6 tháng đầu năm NS báo cáo, chia sẻ thông tin về định hƣớng ƣu tiên phát triển KT-XH của xã, cơ chế, chính sách, chế độ thu, chi NSNN; đồng thời hƣớng dẫn nội dung, phƣơng pháp lập dự toán NS cấp xã cho các bộ phận liên quan.

Bước 3. Các bộ phận, tổ chức lập dự toán của đơn vị mình; kế toán xã lập dự toán NS cấp xã. Để đảm bảo dự toán thực sự đƣợc tổng hợp từ dƣới lên và từ các bên liên quan, các bộ phận liên quan đến NS cấp xã trên cơ sở kế hoạch hoạt động phải lập dự toán sau đó gửi cho bộ phận TC-KT xã tổng hợp.

Bước 4. UBND xã thảo luận với các ban, tổ chức về dự toán NS; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NS xã.

Bước 5. UBND xã báo cáo thƣờng trực HĐND xã xem xét dự toán NS xã.

Bước 6. Căn cứ vào ý kiến của Thƣờng trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NS và gửi Phòng TC-KH huyện.

Bước 7. Phòng TC-KH huyện tổ chức làm việc về dự toán NS. Phòng TC- KH huyện làm việc với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND xã có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định NS;

Bước 8. UBND huyện giao dự toán NS chính thức cho các xã. Sau khi có Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện quyết định giao dự toán cho các xã, đây là cơ sở pháp lý để các HĐND xã ra Nghị quyết phân bổ dự toán NS cấp xã cho các bộ phận, tổ chức của xã.

Bước 9. UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán trình HĐND quyết định. HĐND xã tổ chức thảo luận và quyết định về dự toán NS cấp xã. Trong quá trình thảo luận, quyết định dự toán NS, nếu HĐND quyết định tăng các khoản chi hoặc bổ sung khoản chi mới thì phải đồng thời xem xét, quyết định các giải pháp để đảm bảo cân đối NS.

Bước 10. UBND xã giao dự toán bộ phận, đoàn thể, đồng gửi Phòng TC-KH huyện, Kho bạc nhà nƣớc huyện; thực hiện công khai dự toán NS cấp xã.

44

Dự toán thu đƣợc lập trên cơ sở xác định các nguồn thu theo quy định, thƣờng là 3 nhóm nguồn thu chủ yếu đó là: Thu điều tiết, thu tại xã và thu trợ cấp ngân sách cấp trên.

- Đối với thu điều tiết các loại thuế, khoản thu này hàng năm hội đồng tƣ vấn thuế của xã cùng với chi cục thuế xây dựng kế hoạch thu trên cơ sở các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán chuyển nhƣợng, thuế đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Các khoản thu này tuy lập dự toán đơn giản hơn nhƣng thực tế còn rất nhiều sai sót trong nội bộ xã cũng nhƣ các xã với nhau, do công tác đấu mối giữa đội tƣ vấn thuế và cán bộ chi cục thuế để xác định thuế GTGT và TNDN của các công ty đóng trên địa bàn hoặc về thực hiện các nhiệm vụ trên địa bàn, một số các khoản thu khi lập dự toán rất có tính toán một cách cụ thể nhƣ thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trƣớc bạ...nên rất dễ dẫn đến tình trạng lập dự toán thiếu chính xác.

- Đối với các khoản thu tại xã, trên cơ sở các nguồn thu tại xã nhƣ quỹ đất công ích 5%, chợ, đò, bến bãi, mặt nƣớc, ao hồ, đầm, đồi, núi, nuôi trồng thuỷ hải sản vv....các khoản huy động đóng mục tiêu theo Pháp lệnh dân chủ. Nhóm thu này chiếm khoảng từ 15 - 20% trong tổng thu NS cấp xã hàng năm, là nhóm chỉ tiêu xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và tính ổn định lâu dài của NS cấp xã. Tuy nhiên nhóm thu này công tác lập dự toán hàng năm chƣa chính xác, thƣờng là thấp so với thực tế và đƣợc lý giải là đất công ích dùng cho sản xuất nông nghiệp giá trị mang lại thấp, hàng năm lấy từ quỹ đất này để chuyển đổi mục đích sử dụng khác, kết quả thì thƣờng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh vv.. ngƣợc lại có những khoản thu thƣờng không đạt kế hoạch nhƣ thu từ các khoản huy động đóng góp vì khoản thu này thu theo Pháp lệnh dân chủ cơ sở và khi lập dự toán chƣa dự báo hết đƣợc khả năng và mức độ đóng góp, điều kiện, hoàn cảnh, thu nhập của từng hộ nhất là các hộ thuần nông, thuần ngƣ nên thƣờng là không đạt kế hoạch đề ra.

- Khoản thu bổ sung ngân sách cấp trên: Khoản thu này các xã, thị trấn khi lập dự toán thƣờng không chính xác, vì tâm lý xã nào cũng muốn nhận trợ cấp nhiều nên trong quá trình lập dự toán thƣờng thì thu lập ở mức tối thiểu, chi lập ở mức tối đa dẫn đến tình trạng dự toán thiếu chính xác, thƣờng khoản thu này phòng

45

tài chính - KH phải thẩm tra cụ thể lại các khoản thu thƣờng xuyên và chi thƣờng xuyên để tính ra số phải cân đối thƣờng xuyên về cho NS cấp xã. Còn đối với khoản trợ cấp mục tiêu thƣờng đƣợc bổ sung khi có chƣơng trình mục tiêu cụ thể trong phát triển kinh tế - xã hội, đầu tƣ XDCB, các chƣơng trình dự án....

* Đối với lập dự toán chi

Dự toán chi đƣợc xây dựng trên cơ sở các nguồn thu đã đƣợc dự toán, căn cứ và nhiệm vụ chi đƣợc phân cấp và các nhiệm vụ phát triển KT- XH, quốc phòng - an ninh của địa phƣơng, các tiêu chuẩn định mức quy định của nhà nƣớc ... các xã tiến hành lập dự toán chi.

- Đối với chi đầu tư phát triển: Dự toán đƣợc lập trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm có chia ra hàng năm đƣợc HĐND xã Nghị quyết. Thực tế cho thấy công tác lập dự toán chi của các xã thị trấn mới chỉ dừng lại ở chỗ là dành nguồn vốn theo quy định cho chi đầu tƣ chƣa chƣa phân bổ chi tiết đến từng dự án công trình đƣợc. Đây là vấn đề bất cập nhƣng cũng là rất khó khăn cho cấp xã vì nguồn dành cho chi đầu tƣ hoàn toàn phụ thuộc và nguồn cấp quyền sử dụng đất và huy động đóng góp của nhân dân. Thƣờng kế hoạch này hay phải bổ sung điều chỉnh nhiều lần trong năm.

- Đối với chi thường xuyên: Trên cơ sở nguồn thu, nhiệm vụ chi đƣợc quy định và tình hình thực tế tại địa phƣơng, các xã, thị trấn xây dựng dự toán chi tiết tƣơng đối đầy đủ, sát đúng với yêu cầu nhiệm vụ. Đối với các khoản chi nhƣ lƣơng, các khoản phụ cấp, đóng góp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản chinh hành chính đảng, đoàn thể, các tổ chức xã hội khi lập dự toán đều đƣợc đảm bảo đầy đủ theo quy định. Tuy nhiên trên thực tế khâu lập dự toán ở cấp xã còn rất yếu, thƣờng là lập cao so với chế độ nhà nƣớc quy định và mang tính chất liệt kê tất cả các công việc để rồi phân bổ kinh phí, từ đó khi tổ chức thực hiện dự toán còn lúng túng, nhiều các khoản chi thực tế phát sinh ở các xã thị trấn mà chính sách, chế độ nhà nƣớc chƣa kịp điều chỉnh dẫn đến khó khăn cho việc giải trình với các cơ quan chức năng.

46

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã ở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 48)