Thực trạng công tác chấp hành dự toán

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã ở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 52)

Thực chất của chấp hành dự toán NSX là quá trình sử dụng các biện pháp về kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán NSX thành hiện thực.

Chấp hành dự toán ngân sách xã là một khâu cơ bản của công tác điều hành NSX. Kế hoạch thu, chi ngân sách hàng năm đƣợc thực hiện có hiệu quả hay không, các mục tiêu kinh tế - xã hội có thực hiện đƣợc hay không, là do việc chấp hành ngân sách quy định. Chủ tịch cấp xã là ngƣời chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện việc điều hành thu, chi NSX, phải đăng ký mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của KBNN trong cả chu trình ngân sách từ lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán, hạch toán kế toán và quyết toán NSX.

Tại thông tƣ 60/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính nêu rõ: “Căn cứ dự toán ngân sách xã và phƣơng án phân bổ ngân sách xã đã đƣợc HĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo Mục lục NSNN gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi”. Trong những năm qua, các xã đều mở tài khoản tại KBNN, nguồn thu ngân sách xã đƣợc quản lý tại KBNN, chi ngân sách xã đã có sự kiểm soát chi của KBNN.

* Tổ chức thu NSX:

Căn cứ pháp lý để thực hiện thu NSX là Luật NSNN, Thông tƣ 60/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 và một số văn bản pháp lý liên quan. Quá trình thu NSX đƣợc thực hiện trên cơ sở căn cứ vào phân định nguồn thu theo quy định của HĐND thành phố và các chỉ tiêu đã đặt ra ở khâu lập dự toán, đồng thời kết hợp với các quy định về các khoản thu NSX để đảm bảo thu đúng, thu đủ, nghĩa là vừa đảm bảo các nguồn thu theo quy định của pháp luật, vừa triệt để khai thác các nguồn thu để hoàn thàn dự toán thu đã định.

* Tổ chức thực hiện nhiệm vu chi NSX:

Căn cứ pháp lý để thực hiện các chỉ tiêu NSX là Luật NSNN, Thông tƣ 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý NSX, Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lƣợng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phƣờng, thị trấn và những

47

ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Thông tƣ 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nƣớc và các đơn vị sự nghiệp công lập và một số văn bản pháp lý liên quan khác. Trên cơ sở dự toán cả năm, bộ phận Tài chính kế toán cấp xã lập dự toán chi tiết chi đến chƣơng, loại, khoản, mục từng quý và tháng gửi KBNN nơi giao dịch để làm cơ sở xác định nhu cầu chi. Tất cả các khoản chi của NSX đều phải đƣợc kiểm soát trƣớc, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán từ KBNN theo quy định hiện hành. Một khoản chi đƣợc xem là hợp lý khi đáp ứng các yêu cầu: đƣợc ghi trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định, đƣợc Chủ tịch UBND cấp xã hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định chi.

* Công tác chấp hành dự toán thu ngân sách cấp xã.

Trên cơ cơ sở các căn cứ thu theo quy định nhƣ: Luật NSNN, Luật Thuế, Luật quản lý thuế, Pháp lệnh về phí, lệ phí, các văn bản dƣới luật về thu NSNN, các chế độ chính sách, các định mức thu nộp, các Nghị quyết HĐND tỉnh, các văn bản quy định của tỉnh. ..vv. Trên cơ sở dự toán thu ngân sách đã đƣợc HĐND xã phê duyệt, các xã tổ chức thực hiện; việc thực hiện chấp hành thu NS cấp xã hiện nay của huyện Hoằng Hoá đƣợc thể hiện theo quy trình nhƣ sau:

- Bộ phận quản lý tài chính xã hàng năm phải xây dựng phƣơng án thu chi tiết đến từng đối tƣợng thu, chỉ đạo tổ uỷ nhiệm thu, hoặc kết hợp với thôn trƣởng thông báo trực tiếp đến từng đối tƣợng phải nộp.

- Đối tƣợng phải nộp tiền nộp trực tiếp vào KBNN nơi giao dịch hoặc nộp tiền cho uỷ nhiệm thu.

- Đối tƣợng phải nộp tiền nộp qua bộ phận tài chính NS cấp xã. - Đơn vị uỷ nhiệm thu nộp tiền vào KBNN.

- Bộ phận tài chính xã nộp tiền vào KBNN.

Căn cứ vào dự toán đã đƣợc HĐND Nghị quyết và tình hình thực tế tại địa phƣơng, bộ phận tài chính tham mƣu cho UBND xã xây dựng dự toán thu hàng quý, trong quý có chia ra tháng từ đó bộ phận tài chính, tổ tƣ vấn tu thuế xã thu nộp vào ngân sách thực hiện.

48

Theo quy định tất cả các khoản thu phải đƣợc thực hiện thu bằng biên lai thu tiền và đƣợc nộp vào KBNN.

Thực trạng chấp hành dự toán thu NS cấp xã đƣợc phản ánh một cách rõ nét nhất, sinh động nhất thông qua kết quả thực hiện của mỗi chỉ tiêu thu NS cấp xã đã đạt đƣợc ở những năm qua tại (Phụ lục 4): Bảng tổng hợp thu NS cấp xã theo nội dung kinh tế trên địa bàn huyện Hoằng Hoá - Thanh Hoá)

Số liệu của (Phụ lục 4) cho thấy: Trong tổng thu NS cấp xã, số thu bổ sung cân đối từ NS cấp trên cho NS cấp xã thƣờng chiếm tỷ trọng lớn (khoảng từ 66% đến 79%); số còn lại là thu phát sinh trên địa bàn. Qua đó cho thấy, 100% số xã chƣa tự cân đối đƣợc – xét trên giác độ cân đối NS cấp xã. Điều đáng lo ngại hơn khi nhìn theo góc độ tăng trƣởng nguồn thu, thì số thu thƣờng xuyên NS cấp xã phát sinh trên địa bàn không có đƣợc nhịp độ tăng trƣởng một cách rõ ràng

- Đối với các khoản thu ngân sách cấp xã hưởng 100%

Đây là nguồn thu ổn định, thƣờng xuyên, lâu dài và là nguồn thu để tạo tính chủ động trong việc điều hành ngân sách ở cấp xã, theo bảng số liệu tại (Phụ lục 2) ta thấy khoản thu này tăng dần qua các năm; năm 2012 là 141.864trđ đến năm 2013 là 149.204trđ.

Trên cơ sở dự toán năm, dự toán quý có chia ra tháng và phƣơng án thu chi tiết bộ phận quản lý tài chính xã báo cáo UBND xã, đồng thời thông báo công khai rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và thông báo thu đến từng hộ. Sau một thời gian nhất định bộ phận tài chính giải đáp những thắc mắc, sửa chữa những sai sót (nếu có) rồi tiến hành thu trực tiếp đến từng hộ, thu đến đâu bộ phận tài chính lập bảng kê và giấy nộp tiền nộp KBNN đến đó.

+ Đối với các khoản thu phí, lệ phí: Đây là khoản thu theo pháp lệnh phí và Nghị quyết của HĐND tỉnh, khoản thu này hàng năm tƣơng đối ổn định các khoản thuộc danh mục phí đƣợc ban hành đó là: Phí bến bãi, phí tài nguyên môi trƣờng, lệ phí hành chính, phí trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp, lệ phí địa chính....các khoản thu này thƣờng thu trực tiếp của các đối tƣợng nộp phí, khi thu phải thực hiện đúng quy trình thu và quản lý phí, lệ phí nhƣ khi thu phải xuất biên lai hoặc vé của cơ quan có thẩm quyền ban hành, khi sử dụng phải theo hƣớng dẫn. Các khoản thu lệ

49

phí thu đƣợc thì đƣợc phép sử dụng trực tiếp cho công tác thu là 80% số còn lại 20% nộp ngân sách nhà nƣớc.

Số thu này thực tế qua (Phụ lục 4) cho thấy số thu phí hàng năm là có tăng tuy nhiên không đáng kể và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu. Tuy nhiên công tác quản lý thu phí, lệ phí ở cấp xã còn lỏng lẻo chƣa khoa học, xem đây là khoản thu nhỏ lẻ không chú trọng dẫn đến tình trạng vô nguyên tắc và thất thoát nguồn thu.

+ Thu tại xã: Qua số liệu tại (Phụ lục 4) ta thấy, đây là nguồn thu ổn định nhất, thƣờng chiếm từ 6% - 9% tổng thu NS cấp xã các khoản thu nhƣ: quỹ đất công ích 5%, đất lâm nghiệp, mặt nƣớc ao hồ, đất nuôi trồng thuỷ hải sản, chợ đò bến bãi, danh lam thắng cảnh, các khoản thu này thƣờng là các xã, thị trấn hợp đồng trực tiếp và đứng ra thu theo năm có thể chia ra làm nhiều đợt thu nhƣng thƣờng là 1 năm 2 lần: năm 2011 thu đạt 10.500trđ; năm 2012 thu đạt 15.148trđ; năm 2013 thu đạt 14.179trđ;.

+ Thu đóng góp: Đây là khoản thu xã hội hoá công tác tài chính nhằm phát huy nội lực để đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng địa phƣơng. Trong những năm gần đây việc huy động đóng góp ở huyện Hoằng Hoá là tƣơng đối tốt. Đặc biệt là huy động đóng góp xây dựng nông thôn mới, các quy trình huy động đóng góp làm tƣơng đối chặt chẽ và đảm bảo quy trình theo Pháp lệnh 34. Theo (Phụ lục 4) ta thấy hàng năm huy động đƣợc một lƣợng vốn tƣơng đối lớn chiếm từ khoảng 10- 15% tổng thu nhƣ; năm 2011 huy động đƣợc 8.831trđ; năm 2012 huy động đƣợc 19.221trđ năm 2013 huy động đƣợc 9.304trđ. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc huy động đóng góp trên địa bàn còn nhiều bất cập nhƣ: Cùng một thời điểm huy động nhiều khoản đóng góp, không phù hợp với thu nhập của ngƣời dân, phƣơng án huy động đóng góp không sát, huy động nội dung này lại sử dụng cho nội dung khác, quy trình họp bàn để huy động đóng góp chƣa thực sự dân chủ bàn bạc, có nơi còn có biểu hiện áp đặt, cá biệt còn có những nơi mới chỉ bàn bạc đến bí thƣ chi bộ, thôn trƣởng là đã tiến hành thông báo thu; quá trình thu đƣợc các khoản thu chƣa kịp thời nộp KBNN, ứng ngang, chi ngang, tạm thu tạm chi trái nguyên tắc, bỏ ngoài sổ sách....

50

+ Thu kết dƣ và thu khác ngân sách: Khoản thu này thực chất là thu năm trƣớc chƣa sử dụng hết còn tồn lại, qua (Phụ lục 4) ta thấy năm 2011 kết dƣ là 8.456trđ, năm 2012 kết dƣ là 32.445trđ, năm 2013 kết dƣ là 20.447trđ. Thực tế cho thấy số kết dƣ lớn là do tiền đấu giá đất ở dồn vào cuối năm, đặc biệt là những xã xây dựng nông thôn mới đƣợc hƣởng chính sách điều tiết 100% tiền cấp quyền sử dụng đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ.

Khoản thu này đƣợc quản lý theo hệ thống ngành dọc từ trên xuống, ở chi cục thuế có đội thuế. Mỗi đội thuế thƣờng phân công cán bộ thuế phụ trách từ 3 đến 4 xã, ở các xã, thị trấn thƣờng bố trí đội tƣ vấn thuế trong đó có 1 cán bộ uỷ nhiệm thu.

Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch, đến thời điểm thu, uỷ nhiệm thu trực tiếp đi thu hoặc ra thông báo nộp thuế đến từng đơn vị, tổ chức, cá nhân phải nộp thuế nộp trực tiếp vào KBNN nơi giao dịch hoặc nộp cho cán bộ uỷ nhiệm thu, sau đó uỷ nhiệm thu nộp KBNN, trên cơ sở số tiền thu nộp KBNN tiến hành điều tiết ngân sách các cấp theo quy định của HĐND tỉnh, trong đó có điều tiết ngân sách xã.

Tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối đƣợc xác định trên cơ sở tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi theo phân cấp quản lý ngân sách; các chế độ thu ngân sách, các định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định tài chính hiện hành.

Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu ngân sách của các cấp phải đảm bảo tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho ngân sách cấp mình và ngân sách cấp dƣới không đƣợc vƣợt tỷ lệ phần trăm (%) phân chia quy định của cấp trên về từng khoản thu đƣợc phân chia.

Ngoài số thu ngân sách cấp dƣới đƣợc hƣởng 100% và số thu từ tỷ lệ phần trăm (%) phân chia theo phân cấp ngân sách, nếu ngân sách cấp dƣới chƣa đảm bảo cân đối tổng số chi đƣợc giao theo phân cấp ngân sách, thì sẽ đƣợc ngân sách cấp trên bổ sung cân đối nguồn ngân sách đối với ngân sách cấp dƣới để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đƣợc giao.

51

Căn cứ tỷ lệ phần trăm phân chia giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, thành phố (bao gồm ngân sách cấp huyện, thành phố Thanh Hóa và ngân sách xã, phƣờng, thị trấn), Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định tỷ lệ phần trăm phân chia cụ thể cho từng xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn, trong đó phải đảm bảo ngân sách cấp xã đƣợc phân chia tối thiểu 70% các khoản thu Thuế thu nhập cá nhân từ thuế chuyển quyền sử dụng đất (sắc thuế cũ); Thuế nhà, đất; Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; Lệ phí trƣớc bạ nhà, đất. Riêng ngân sách thành phố Thanh Hóa đƣợc hƣởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trƣớc bạ (không kể lệ phí trƣớc bạ nhà, đất).

Từ (Phụ lục 4) ta thấy năm 2011 là 53.777trđ, năm 2012 là 21.180trđ, năm 2013 là 34.902trđ. Trong đó: Thu điều tiết các loại thuế: Khoản thu này phản ánh tình hình buôn bán kinh doanh của các hộ cá thể, HTX trên địa bàn. Là một huyện đồng bằng ven biển, phần đa dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng đánh bắt hải sản. Do đó tình hình buôn bán kinh doanh trên địa bàn chƣa phát triển mạnh, nên thu từ thuế CTN ngoài quốc doanh còn chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng rất quan trọng vì nó là nguồn thu ổn định, lâu dài. Thực tế hàng năm số thu ở lĩnh vực này đều tăng năm 2011 thu đạt 2.466trđ, năm 2012 thu đạt 3.360trđ, năm 2013 thu đạt 2.957trđ qua số liệu trên phản ánh tình hình buôn bán kinh doanh ngày càng đƣợc mở rộng và phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng theo hƣớng tích cực giảm dần tỷ trọng trong nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng trong thƣơng mại, dịch vụ, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn.

Trong giai đoạn 2011-2013, khoản thu tiền cấp quyền sử dụng đất khá biến động ( năm 2011 là 47.075 trđ, năm 2012 là 12.269trđ, năm 2013 tăng lên 26.485trđ) và chiếm tỷ trọng lớn trong thu hƣởng phân chia theo tỷ lệ. Việc cấp quyền sử dụng đất này phải tực hiện theo nghị quyết của HĐND tỉnh, khoản thu từ tiền cấp quyền sử dụng đất này chỉ phục vụ cho chi đầu tƣ phát triển mà không sử dụng cho khoản chi thƣờng xuyên. Tiền cấp quyền sử dụng đất là khoản thu đƣợc để lại ngân sách cấp huyện 70%, 30% sẽ cấp cho ngân sách cấp xã trên tổng thu nên nó rất đƣợc khai thác triệt để. Trong thời gian vừa qua do định hƣớng phát triển và mục tiêu xây dựng nông thôn mới của địa bàn, dựa vào nghị quyết HĐND tỉnh nên

52

rất cần khoản đầu tƣ cho mục tiêu này, việc cấp quyền sử dụng đất này là việc khá hợp lý. Nhƣng bên cạnh đó Huyện cũng cần điều chỉnh hợp lý khoản thu này trong tỷ lệ thu hƣởng phân chia theo tỷ lệ vì khoản thu này không mang tinh chất bền vững.

- Đối với các khoản thu bổ sung từ NS cấp trên cho xã

Khoản thu này bao gồm:

+ Khoản thu bổ sung để cân đối NS là mức chênh lệch giữa dự toán chi đƣợc giao và dự toán thu từ các nguồn thu đƣợc phân cấp ( các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung cấn đối này đƣợc xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định Ns và đƣợc giao ổn định từ 3 đến 5 năm. Nhƣng bên cạnh đó hàng năm sẽ đƣợc bổ sung các khoản điều chỉnh này nếu chế độ chính sách nhà nƣớc thay đổi theo từng giai đoạn.

+ Khoản thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã ở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 52)