1.1.3.1. Khắc phục những hạn chế, phát huy vai trò của NS cấp xã trong hệ thống ngân sách nhà nước.
Ngân sách cấp xã trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2004 có rất nhiều đổi mới cả về nội dung cũng nhƣ phƣơng pháp quản lý để phù hợp với thực tiễn và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên nhìn từ thực trạng hiện nay thì NS xã cần phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo tính chủ động để làm cho ngân sách cấp xã ngang tầm với vị trí, vai trò đã đƣợc quy định bởi vì:
- Cấp xã là cơ sở trực tiếp với dân, tất cả các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách pháp luật nhà nƣớc đến với dân đều do cấp xã triển khai thực hiện trực tiếp. Là
27
cấp ngân sách quan hệ trực tiếp với dân mang lại lợi ích về mặt vật chất, tinh thần cho dân, ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn do đó phải đặc biệt đƣợc coi trọng.
- Việc huy động đóng góp đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng địa phƣơng, xây dựng nông thôn mới là cần thiết, tuy nhiên còn nhiều tình trạng huy động cùng một thời điểm quá nhiều các khoản thu, không phù hợp với thu nhập của ngƣời dân, quy trình huy động không tuân theo Pháp lệnh dân chủ, sử dụng nguồn thu không đúng mục đích, công khai chƣa minh bạch rõ ràng gây nghi kỵ trong nội bộ, dẫn đến mất ổn định chính trị trên địa bàn.
- Tiềm năng ở nhiều xã dồi dào phong phú, nhƣ diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản, đất công ích 5%, đất lâm nghiệp, các quỹ đất khác, bãi bồi, đồi núi, sông ngòi, chợ đò, bến bãi.... chƣa đƣợc tổ chức đầu tƣ khai thác và nuôi dƣỡng nguồn thu lâu dài một cách hợp lý.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, đội ngũ kế toán từ huyện đến xã còn nhiều bất cập về chuyên môn cũng nhƣ bố trí sử dụng cán bộ.
- Thực hiện cơ chế quản lý NS cấp xã theo luật NSNN: Nhƣ các nội dung thu, chi, các khâu từ lập, chấp hành đến quyết toán ngân sách, thực hiện chế độ kế toán, việc áp dụng các chế độ định mức chi tiêu vv... còn nhiều bất cập chƣa sát với thực tiễn và còn khó khăn nhiều cho cơ sở. Đây là những vấn đề cần phải quan tâm để tiếp tục đổi mới hoàn thiện.
1.1.3.2. Thực hiện mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, xây dựng thành công đề án xây dựng Nông thôn mới phù hợp với từng địa phương.
Xuất phát từ những biến đổi KT- XH của nông thôn hiện nay, muốn thực hiện đƣợc chức năng, nhiệm vụ của mình, chính quyền Nhà nƣớc cấp xã phải có phƣơng tiện tài chính. NS cấp xã chính là phƣơng tiện tài chính, là kênh chính thống cho việc huy động sức dân, là công cụ không thể thiếu đƣợc để đảm bảo cho chính quyền cấp xã thực hiện có kế hoạch và có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình, xây dựng thành công đề án xây dựng nông thôn mới góp phần quan trọng trong việc CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.
28
1.1.3.3. Tạo tính chủ động hơn nữa cho ngân sách cấp xã.
- Cần làm rõ hơn phạm vi và giới hạn chức năng của chính quyền xã. Trên cơ sở đó xác định rõ phạm vi và giới hạn chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã từ đó định hƣớng đúng cho nhiệm vụ chi tiêu NS cấp xã.
- Tăng cƣờng phân cấp, mở rộng quy mô nguồn thu ngân sách xã từ đó giảm phần bổ sung từ ngân sách cấp trên.
- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, định mức tổng hợp và cơ chế quản lý phù hợp và thống nhất giữa các cấp, các ngành.
1.1.3.4. Hoàn thiện ngân sách cấp xã không những góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống NSNN mà còn là vấn đề phát huy được vai trò của chính quyền cấp xã, trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước.
1.2. Thực tiễn ngân sách xã ở một số huyện của Việt Nam