Cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước, việc hình thành và phát triển KKT Vũng Áng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh Hà Tĩnh đồng thờ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận này hoàn toàn trung thực và khách quan Các thông tin tài liệu trích dẫn trong khóa luận đã được ghi rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Trần Thuý Hằng
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và sâu sắc, tôi xin cảm ơn TS Lê Kim Chi đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Tôi chân thành cảm ơn Ban giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển đã tạo mọi điều kiện giúp chúng tôi có môi trường học hỏi và trau dồi kiến thức Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Quy hoạch phát triển, cùng toàn thể các thầy cô Học viện, đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến phòng Tổng hợp - Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh, phòng Quản lý doanh nghiệp - Ban quản lý KKT Vũng Áng đã cung cấp cho tôi các số liệu liên quan để em hoàn thành khóa luận này
Mặc dù đã rất cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để khoá luận của tôi được hoàn chỉnh hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2014
Tác giả
Trần Thuý Hằng
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phạm vi nghiên cứu 3
6 Quan điểm nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp 5
Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ VEN BIỂN 6
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1.1 Quan niệm chung về KTT và KKT ven biển 6
1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của KKT ven biển 13
1.1.3 Các nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của các KKT 13
1.2 THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÁC KKT VEN BIỂN CỦA VIỆT NAM VÀ VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA 15
1.2.1 Khái quát chung về sự phát triển KKT của cả nước 15
1.2.2 Thực tiễn sự phát triển KKT trong vùng Duyên hải Miền Trung 18
1.2.3 Các tác động của KKT đến sự phát triển kinh tế - Xã hội của đất nước 19
Chương II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KKT VŨNG ÁNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KT - XH CỦA TỈNH HÀ TĨNH 21
2.1 KHÁI QUÁT KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG: 21
2.2 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KKT VŨNG ÁNG 21
2.2.1 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên 21
2.2.2 Nguồn lao động 22
2.2.3 Nguồn vốn đầu tư 22
2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA KKT VŨNG ÁNG TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA 23
Trang 42.3.1 Thực trạng về thu hút đầu tư 23
2.3.2 Thực trạng phát triển các ngành trong KKT Vũng Áng và Hà Tĩnh 26
2.3.3 Thực trạng kết cấu hạ tầng KKT Vũng Áng 35
2.3.4 Thực trạng về lao động, việc làm 39
2.4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KKT VŨNG ÁNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ TĨNH 41
2.4.1 Về mặt kinh tế: 41
2.4.2 Về mặt xã hội 52
Chương III MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KKT VŨNG ÁNG NHẰM NÂNG CAO ĐÓNG GÓP KKT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KT- XH TỈNH 57
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KKT VŨNG ÁNG 57
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KKT VŨNG ÁNG NHẰM NÂNG CAO ĐÓNG GÓP CỦA KKT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ TĨNH 58
3.2.1 Giải pháp về thu hút vốn đầu tư 58
3.2.2.Về hoạt động thu ngân sách nhà nước 59
3.2.3 Giải pháp phát triển các ngành Kinh tế 59
3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực 63
3.2.5 Giải pháp về chế độ chính sách 65
3.2.6 Giải pháp về môi trường 66
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 71
Trang 5Kinh tế - xã hội
Uỷ ban nhân dân Giá trị sản xuất Hội đồng nhân dân Nông – Lâm – Ngư nghiệp Ngân sách nhà nước
Lao động Thương mại - dịch vụ Công nghiệp - xây dựng Sản xuất kinh doanh
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Danh sách các KKT ở ven biển Miền Trung tính đến tháng 11/2011 19
Bảng 2.1: Số vốn đầu tư thu hút được theo loại hình vốn đầu tư giai đoạn 2007 – 2011 24
Bảng 2.2: Số dự án đầu tư theo lĩnh vực Giai đoạn 2007-2011 25
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất trên địa bàn khu kinh tế Vũng Áng trong giai đoạn 2007- 2011 32
Bảng 2.4: Số lượng lao động làm việc trong Khu kinh tế 39
Bảng 2.5: Bảng thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế trong tỉnh Hà Tĩnh 42
Bảng 2.6: Kết quả đạt được trong ngành N- L -NN trong 2011-2013 45
Bảng 2.7: Bảng giá trị đạt được của ngành Thương mại - dịch vụ 47
Bảng 2.8: Bảng cơ cấu vốn đầu tư trong giai đoạn 2011-2013 của Tỉnh Hà Tĩnh 49
Bảng 2.9: Bảng thể hiện số tiền đóng góp cho NSNN tỉnh Hà Tĩnh theo lĩnh vực giai đoạn 2011-2013 50
Bảng 2.10: Bảng hiện trạng và dự báo dân số 52
Bảng 2.11: Dự báo lao động trong khu kinh tế 54
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện kinh tế thị trường việc xây dựng và phát triển các KKT có
ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương, thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ cũng như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Sự phát triển các KKT cũng góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm mới, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân Qua nhiều năm triển khai hoạt động các KKT đã giúp cho các địa phương khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của mình về cả điều kiện tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội, bước đầu tạo nên các tổ hợp phát triển kinh tế vùng, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế ngành như: công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng, thương mại, dịch vụ ) chính vì vậy đã dần thay đổi bộ mặt từng địa phương Mặt khác việc xây dựng và phát triển các KKT ở Việt Nam trong thời gian qua là một bước đi đúng hướng và phù hợp với chủ trương chung của Đảng, Nhà nước ta, là chìa khoá để thúc đẩy quá trình CNH-HĐH cũng như hội nhập kinh tế quốc tế thành công ở nước ta
Cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước, việc hình thành và phát triển KKT Vũng Áng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh Hà Tĩnh đồng thời tác động mạnh mẽ đến quá trình CNH – HĐH đất nước, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước Sau 8 năm xây dựng và phát triển, KKT Vũng Áng đã đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng và trở thành một điểm sáng trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài với các dự án đầu tư công nghiệp quy mô lớn với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, hàng tỷ USD Tiến tới đưa KKT Vũng Áng trở thành một trong những KKT năng động nhất cả nước, có vai trò là vùng kinh tế động lực, tạo bước phát triển đột phá về công nghiệp, dịch vụ, đưa nền kinh tế Hà Tĩnh lên một tầm cao mới Mặc dù KKT Vũng Áng đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng việc phát triển KKT Vũng Áng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại Đánh giá đầy
Trang 9đủ các tác động của KKT Vũng Áng đến sự phát triển chung của tỉnh Hà Tĩnh, từ
đó đưa ra những giải pháp giải quyết những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao khả năng đóng góp cho sự phát triển kinh tế- xã hội của KKT Vũng Áng nói chung và của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng trong giai đọan từ nay đến năm 2020 thực sự là một việc làm cần thiết Nhận thấy được tầm quan trọng của KKT Vũng Áng đến sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà và qua một quá trình tìm hiểu thực tế tại KKT Vũng Áng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Tác động của Khu kinh tế Vũng Áng đến sự phát triển KT- XH trong Quy hoạch tổng thể phát triển
KT – XH tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn đến năm 2020” để làm đề tài nghiên
cứu trong khóa luận tốt nghiệp này
2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá tác động của Khu kinh tế Vũng Áng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển nhằm nâng cao khả năng đóng góp của Khu kinh tế Vũng Áng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh trong tương lai
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về sự phát triển khu kinh
4 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài khóa luận tốt nghiệp này là tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội của khu kinh tế Vũng Áng
Trang 105 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và tác động của KKT
Vũng Áng về mặt kinh tế, xã hội, nguồn lao động và kết cấu hạ tầng từ đó đưa ra định hướng cũng như đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng đóng góp của
KKT cho sự phát triển KT- XH toàn tỉnh
Về không gian: Địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, tập trung chủ yếu tại địa bàn KKT Vũng Áng thuộc Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ 2005 cho đến 2020
6 Quan điểm nghiên cứu
6.1 Quan điểm lãnh thổ
Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại và phát triển trong một không gian, lãnh thổ nhất định Do đó, khi nghiên cứu KKT Vũng Áng cần nhìn nhận tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và Kinh tế - Xã hội của KKT Vũng Áng với các khu vực trong tỉnh, trong vùng cũng như các KKT khác trong cả nước
6.2 Quan điểm hệ thống
KKT Vũng áng là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong hệ thống lãnh thổ kinh tế cũng như các KKT trên cả nước Dựa trên quá trình này, đề tài nghiên cứu tác động của KKT Vũng Áng phải đặt trong mối quan hệ với các lãnh thổ kinh tế khác trong tỉnh cũng như các KKT khác của cả nước
6.3 Quan điểm tổng hợp
Sự hình thành và phát triển KKT Vũng Áng diễn ra trong mối quan hệ chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội, hoàn cảnh lịch sử và các chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Trên cơ sở đó để có được những đánh giá mang tính tổng thể nhằm khai thác tổng hợp tiềm năng KKT Vũng Áng, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình CNH – HĐH đất nước
6.4 Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau, đáp ứng nhu cầu của họ Phát triển bền vững là phát triển cân bằng cả về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường Nghiên
Trang 11cứu tiềm năng phát triển KKT Vũng Áng cần chú ý đến quan điểm này để đề ra những giải pháp hướng đến một sự phát triển hài hoà và không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
6.5 Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Mọi sự vật - hiện tượng đều trải qua quá trình hình thành và biến đổi tuân theo quy luật chất và lượng, đều có quá khứ và hiện tại riêng Và KKT Vũng Áng cũng không là ngoại lệ, trải qua một quá trình hình thành và phát triển với bao thăng trầm trong quá khứ mới có được như ngày hôm nay Do đó, khi nghiên cứu tác động của KKT Vũng Áng cần phải xem xét các yếu tố có tính chất nguồn cội cũng như sự phát triển của những yếu tố đó Sự thay đổi về mức độ tác động của các yếu tố đó theo thời gian Từ đó, đánh giá chính xác tác động của KKT Vũng Áng đối với sự phát triển của tỉnh Hà Tĩnh, đồng thời nêu lên những định hướng hợp lý cho KKT Vũng Áng trong hiện tại và tương lai
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu
Phương pháp thu thập tài liệu được dùng khi bắt đầu nghiên cứu sâu vào
đề tài Các tài liệu, số liệu để phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau trong thực tế như: Các văn bản pháp lý của Chính phủ, các Bộ,
Sở liên quan đến việc hình thành, hoạt động của KKT Vũng Áng Từ webside của Tỉnh Hà Tĩnh và của KKT Vũng Áng…cùng các tài liệu khác Sau đó, các tài liệu
sẽ được tổng hợp, xử lý và phân tích
7.2 Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Đây là phương pháp rất quan trọng, cần thiết trong nghiên cứu các đề tài Bản đồ - Biểu đồ là phương tiện trực quan cho biết rõ về định tính, định lượng của đối tượng Phương pháp này góp phần làm sáng tỏ hơn nữa nội dung nghiên cứu của đề tài về thực trạng phát triển của KKT Vũng Áng qua việc sử dụng hình ảnh trực quan cụ thể: Phương pháp này được dùng khi thể hiện dự báo dân số trong độ tuổi lao động Về phương pháp bản đồ, được dùng khi thể hiện vị trí của KKT Vũng Áng trong Tỉnh, hệ thống giao thông trong khu kinh tế trong khoá luận tốt nghiệp này
Trang 127.3 Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu, thực hiện
đề tài Đó là sự tham khảo ý kiến từ các nhà quản lý, các nhà quy hoạch KKT, ban quản lý KKT Vũng Áng Từ đó để hiểu rõ và bổ sung thêm những thông tin quan trọng về các vấn đề quản lý, chính sách phát triển của KKT Vũng Áng
trong tương lai
7.4 Phương pháp thực địa
Phương pháp này giúp đánh giá lại một cách đầy đủ, chính xác các tài liệu
đã có, đồng thời khắc phục những hạn chế của phương pháp nghiên cứu tài liệu trong phòng để đảm bảo sự thành công của đề tài Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài đòi hỏi phải tiến hành các đợt thực địa để gặp gỡ và làm việc với ban quản lý KKT Vũng Áng nhằm bổ sung tư liệu kiểm chứng tính chính xác của vấn
đề nghiên cứu
7.5 Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này được thực hiện dựa trên những tài liệu thu thập được và những kết quả phân tích để có được cách nhìn khái quát về vấn đề được nghiên cứu Với việc thống kê một số vấn đề như: Thống kê các dự án đầu tư vào KKT Vũng Áng, số lao động làm việc trong KKT, thu nhập bình quân đầu người, hệ thống cơ sở hạ tầng của KKT
8 Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận, các phụ lục, bảng biểu đi kèm thì nội dung khoá luận gồm có 3 chương, cụ thể:
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển các KKT ven biển Chương II: Thực trạng phát triển và những tác động của Khu kinh tế Vũng Áng đến sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh
Chương III: Một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng đóng góp của Khu kinh tế Vũng Áng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh
Trang 13Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
CÁC KHU KINH TẾ VEN BIỂN
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Quan niệm chung về KTT và KKT ven biển
1.1.1.1 Quan niệm chung về khu kinh tế
a) Quan niệm chung về khu kinh tế
Khu kinh tế (ECONOMIC ZONES) là một thuật ngữ kinh tế được hình thành cuối thập niên 70 của thế kỉ XX xuất phát từ Trung Quốc và KKT đầu tiên gọi là đặc khu kinh tế (đó là Thâm Quyến) Thực chất KKT là sự biến dạng của khu công nghiệp Tuy nhiên, về mặt tổ chức các khu chức năng bên trong đa dạng hơn các khu công nghiệp, trong đó các chính sách của nhà nước
có ưu tiên hơn, quy mô về lãnh thổ thường rộng lớn hơn Như vậy, lịch sử xây dựng các KKT đã có ở những thế kỉ trước với những loại hình rất khác nhau như KKT có tính chất thương mại với (cảng tự do, khu mậu dịch tự do…) hay KKT có tính chất công nghiệp như (Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao, đặc biệt là KKT có tính chất tổng hợp (KKT, đặc KKT, tam giác phát triển…) [1]
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về KKT Xét theo nghĩa rộng, KKT là tất cả các khu vực được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt Theo nghĩa hẹp, KKT là một loại hình riêng của KKT tự do Theo mô hình này, KKT được tổ chức theo một hình thức cao nhất như một xã hội thu nhỏ Đó là khu vực địa lý riêng biệt, được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ, kiến thức về quản lý kinh tế với một cơ cấu ngành nghề đầy đủ của một nền kinh tế quốc dân gồm: Công nghiệp, Nông - Lâm – Ngư nghiệp , Dịch vụ, y tế, giáo dục,… trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp
Trang 14hướng về xuất khẩu, song cũng không được sao nhãng với thị trường nội địa Tính chất tổ chức cao của KKT còn được thể hiện qua mô hình “Khu trong khu”, nghĩa là trong KKT bao gồm tất cả các loại hình khác nhau của KKT tự do như khu thương mại tự do, cảng tự do, khu công nghiệp, khu chế xuất, kho chứa hàng miễn thuế… Với cách tổ chức như vậy, sự liên kết hoàn chỉnh giữa các loại hình này tạo nên một bức tranh tổng thể thống nhất thúc đẩy sự phát triển của KKT, tạo nên một ưu thế vượt trội của KKT trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Như vậy, có thể hiểu được KKT một cách tổng quát là một bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia nhưng có không gian kinh tế - xã hội riêng, được vận hành bởi khung pháp lý riêng và điều kiện vật chất hiện đại hơn, thích hợp với phạm vi rộng, quy mô lớn, toàn diện cơ chế thị trường Hoạt động giao lưu kinh tế với nước ngoài hàng tháng, quản lý nhà nước với hoạt động đặc khu theo
cơ chế “một cửa” và “mở” Có khá nhiều loại hình KKT nhưng có thể phân thành
2 nhóm:
(1) KKT riêng biệt: Là các KKT có một chức năng riêng biệt như khu
thương mại tự do, khu cảng tự do, khu du lịch tự do, khu bảo thuế, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao Các KKT mang chức năng riêng biệt chủ yếu tập trung vào giải quyết một mục tiêu nhất định và các cơ chế chính sách áp dụng cho những khu đó cũng tập trung hướng tới thực hiện mục tiêu đó Chẳng hạn khu bảo thuế được áp dụng các thuế suất bằng không đối với hàng hoá ra vào khu vực Khu công nghiệp tập trung được áp dụng ưu đãi về đầu tư Khu chế xuất được ưu đãi và sản xuất gia công hàng cho xuất khẩu Khu công nghệ cao được ưu đãi về nghiên cứu, triển khai các công nghệ mới, công nghệ cao
(2) KKT tổng hợp: Là các KKT lớn, bao gồm nhiều KKT riêng biệt,
được hình thành nhằm giải quyết các mục tiêu tổng hợp KKT tổng hợp thường đóng vai trò cửa ngõ đối với đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế Các cơ chế chính sách trong khu công nghiệp tổng hợp do vậy cũng đa dạng và mang tính tổng hợp hơn
Trang 15KKT thường được tổ chức thành các phân khu cơ bản, theo mô hình chung, trong KKT có các khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng nước sâu và các ngành công nghiệp, dịch vụ gắn với cảng, khu phi thuế quan, khu đô thị, khu du lịch, khu dân cư và các công trình hạ tầng khác KKT là khu vực có ranh giới được xác định thuộc lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia, có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi và bình đẳng bao gồm: Các khu chức năng, các công trình hạ tầng kĩ thuật xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong khung pháp lý hiện hành và ngày càng hoàn thiện.[1]
b) Vai trò của các KKT trong quá trình CNH - HĐH và hội nhập quốc tế
Xã hội ngày càng phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế cũng có tác động rất lớn đến mỗi quốc gia Đối với các nước đang phát triển, để thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại ý nghĩa to lớn, mở ra cơ hội để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khoa học công nghệ tiên tiến và phương thức quản lý hiện đại nhưng cũng chịu không ít những thách thức cũng như những vấn đề mang tính toàn cầu Để khai thác, xây dựng tốt các yếu tố bên ngoài, đồng thời phát huy tối đa nội lực, kết hợp nội lực với ngoại lực tạo thành sức mạnh tổng hợp cho phát triển kinh tế nhanh, năng động, hiệu quả, bền vững, cần có những điều kiện nhất định Hay nói cách khác, sự thành lập các KKT đã tạo nên những địa bàn thuận lợi trong việc tạo điều kiện, thể chế và môi trường hấp dẫn cho quá trình thu hút, sử dụng vốn, công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến
từ bên ngoài Như vậy, KKT vừa có khả năng phát huy tối đa nội lực kết hợp huy động ngoại lực có hiệu quả, trên cơ sở đó đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể:
- Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
Để thực hiện quá trình CNH - HĐH thì bất kì một quốc gia nào cũng cần phải có vốn, hay vốn là chìa khoá, là nền tảng và là điều kiện hàng đầu để thực
Trang 16hiện CNH - HĐH Tuy vậy, để thu hút được nguồn vốn đầu tư thì cần tạo ra cơ chế pháp lý thông thoáng, môi trường đầu tư hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao Trong bối cảnh cơ sở hạ tầng của nền kinh tế còn thấp kém, môi trường đầu tư còn kém hấp dẫn và thể chế pháp lý chưa hoàn thiện thì việc hình thành và phát triển các KKT là địa bàn có tính trọng điểm tạo ra những điều kiện tiền đề quan
trọng để thu hút vốn đầu tư từ cả trong nước và ngoài nước
Với chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng, các KKT đã tạo ra được môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho nước chủ nhà có thêm nguồn vốn đầu tư, tiếp cận vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến, học được phong cách quản lý hiện đại, tác phong công nghiệp
Việc hình thành và phát triển các KKT hiện nay cũng phù hợp với chiến lược của các công ty đa quốc gia trong việc mở rộng phạm vi hoạt động trên cơ
sở tiết kiệm , tăng lợi nhuận, tranh thủ thuế quan ưu đãi của nước chủ nhà, khai thác thị trường rộng lớn ở các nước đang phát triển Vì vậy, số vốn đầu tư vào các địa bàn KKT này không ngừng tăng lên Cùng với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với những thuận lợi về vị trí, ưu đãi về chính sách và cơ chế, KKT còn khuyến khích thu hút các nhà đầu tư trong nước, đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng nhưng chưa được khai thác và sử dụng một cách xứng đáng KKT sẽ tạo môi trường và cơ hội phát huy năng lực về vốn cũng như sản xuất kinh doanh trong cùng một điều kiện ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài Thông qua việc thông thương, liên kết, các doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện cơ hội tốt để tiếp thu những kinh nghiệm quản lý quý báu, trình độ điều hành, sử dụng các trang thiết bị, công nghệ hiện đại… từng bước thúc đẩy doanh nghiệp phát triển năng động hơn, có khả năng cạnh tranh sản phẩm trên trường quốc tế.[ 1]
- Tiếp nhận kĩ thuật, công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý hiện đại
Khoa học – Công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt hiện nay, các quốc gia, doanh nghiệp
Trang 17cần phải làm chủ những thành tựu mới của KH - CN nhằm nâng cao hiệu quả đầu
tư, giảm chi phí, giá thành, tăng năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Bên cạnh đó sẽ tránh được nguy cơ tụt hậu, thua thiệt cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế Đối với các nước đang phát triển, khi nền kinh tế, khoa học kĩ thuật công nghệ còn hạn chế thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo cơ chế thông thoáng để tiếp nhận khoa học, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại từ các nước phát triển là cần thiết Thực tế cho thấy, sự ra đời, hoạt động của các KKT với những ưu thế đặc biệt của nó, đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về cơ sở hạ tầng cho việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ và gắn liền theo nó là trình độ quản lý tiên tiến từ nước ngoài
Sự phát triển ngày càng cao của các KKT sẽ góp phần tăng sự tiếp thu được khoa học kĩ thuật công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến của nước ngoài tư đó kéo theo sự thay đổi về cơ cấu sản xuất, chất lượng cơ cấu sản phẩm và nâng cao khả năng xuất khẩu, cạnh tranh trên trường quốc tế
- Khai thác hiệu quả các nguồn lực và lợi thế của đất nước, của khu vực
Việc hình thành và phát triển các KKT sẽ góp phần làm cho nền kinh tế đất nước sôi động hơn, biến tiềm năng đất đai, nguồn nước, tài nguyên môi trường thành của cải vật chất, biến những vùng đất nghèo nàn khô cằn thành các vùng có nền kinh tế sầm uất của đất nước Ngoài ra, sự ra đời và phát triển KKT còn góp phần khai thác được các tiềm năng sẵn có về lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên và phát huy lợi thế so sánh của đất nước để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH biến các vùng, khu vực thuần nông trở thành vùng kinh tế đa ngành với tỉ trọng chủ yếu là công nghiệp và
dịch vụ, nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hoá.[1]
- Tạo việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động
Việc hình thành và phát triển các KKT đòi hỏi một lượng lớn về nguồn lao động, bao gồm lao động chưa qua đào tạo tức lao động phổ thông và nguồn lao động
có tay nghề cao đã qua đào tạo Khi làm việc trong KKT các lao động được trực tiếp làm việc với các máy móc, trang thiết bị hiện đại, được đào tạo tại chỗ hoặc gửi qua
Trang 18nước ngoài để đào tạo, do đó một mặt nó tạo thêm cơ hội về việc làm cho người lao động, thu hút đông đảo lao động, mặt khác nó rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động và nâng cao tính kỉ luật trong lao động Nhờ vậy, góp phần đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động Đáp ứng cho sự phát triển các KKT nói riêng
và sự nghiệp CNH - HĐH nói chung
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực xuất khẩu
Sự hình thành và phát triển các KKT sẽ góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng trong ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP và trong cơ cấu lao động, làm cho cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lao động ở các khu vực có KKT thay đổi Đây là giải pháp tích cực, hiệu quả để tập trung nguồn lực trong và ngoài nước nhằm phát triển các ngành kinh tế nhất là công nghiệp và dịch vụ KKT là nơi tốt nhất tập trung nguồn vốn nhanh, hiệu quả nhằm phát triển kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, thực hiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đa dạng và phong phú
Sự phát triển các KKT sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước, đẩy nhanh tốc độ và kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp Hầu hết các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu Với các sản phẩm hàng hoá được sản xuất có số lượng chủng loại đa dạng, chất lượng cao, với trình độ quản lý hiệu quả là cơ sở cho các doanh nghiệp trong các KKT thực hiện tốt chiến lược kinh doanh hướng về xuất khẩu.[1]
- Góp phần đổi mới cơ chế quản lý, cải thiện môi trường đầu tư và mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các nước khác trên thế giới
Khi cơ chế quản lý mang tính khoa học, có tính khả thi cao cộng với nguồn nhân lực quản lý có năng lực, mang tính chuyên nghiệp thì sẽ tạo động lực cho sự phát triển Ngược lại, một cơ chế quản lý công kềnh, kém hiệu lực, đội ngũ cán
bộ quản lý thiếu trách nhiệm, kém năng lực sẽ cản trở cho sự phát triển.Với cơ chế mở cửa đã tạo môi trường đầu tư hấp dẫn đối với không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các doanh nghiệp nước ngoài Sự phát triển các KKT cũng
Trang 19góp phần làm thay đổi cơ chế quản lý và cải thiện môi trường đầu tư của toàn bộ nền kinh tế đất nước Ngoài ra, sự phát triển các KKT cũng góp phần mở rộng quan
hệ kinh tế thương mại với các nước trên thế giới Thực tế, các dự án đầu tư nước ngoài hoạt động phải liên kết với các doanh nghiệp trong nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm quen, có điều kiện thuận lợi để vươn ra thị trường thế giới Các doanh nghiệp trong nước cũng phải gắn với các KKT để hợp tác, phân công thực hiện để phục vụ cho những công đoạn cần thiết của các KKT Các KKT có các khu công nghiệp, khu chế xuất… tạo ra sản phẩm xuất khẩu đến các nước trên thế giới
1.1.1.2 Quan niệm chung về KKT ven biển:
KKT ven biển thường là KKT tổng hợp hay KKT chuyên ngành gắn với cảng biển hoặc một hải đảo có tiềm năng kinh tế lớn, có không gian kinh tế riêng biệt, với môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi và bình đẳng bao gồm: Các khu chức năng, các công trình hạ tầng cơ sở Kỹ thuật – Xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Ở Việt Nam, Khu kinh tế ven biển là khu kinh tế hình thành ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận khu vực ven biển, được thành lập theo các điều kiện, trình
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước:
Tạo tiền đề thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư nước ngoài Việc phát triển Khu kinh tế ven biển phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của địa phương và của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Lấy
Trang 20hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất và bảo đảm phát triển bền vững; hướng tới hiện đại, đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả cả quỹ đất, mặt nước và không gian của khu kinh tế ven biển Phát triển khu kinh tế ven biển phải hướng tới hình thành chức năng nòng cốt, chủ đạo và gắn kết chặt chẽ với phát triển vùng; phải theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện cụ thể và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, phải chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường và yêu cầu an ninh, quốc phòng
1.1.2 Các đặc trƣng cơ bản của KKT ven biển
KKT là một hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế được thiết lập với những sứ mệnh lịch sử đặc biệt, có ý nghĩa đòn bẩy đối với sự phát triển kinh tế toàn quốc
và các vùng kinh tế KKT có một số đặc trưng sau:
- Là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương với các khu vực khác
và hội tụ được những yếu tố phát triển cơ bản Đó là một bộ phận lãnh thổ của đất nước, được chính phủ cho phép xây dựng và phát triển, vận hành bởi khung pháp
lý có tính ưu đãi, mở cửa theo các thông lệ quốc tế
- Môi trường đầu tư, kinh doanh, buôn bán trong KKT phù hợp với cơ chế thị trường, được hưởng quy chế ưu đãi hơn các vùng khác
- Giao lưu kinh tế giữa KKT với nước ngoài thông thoáng, không bị hạn chế, ưu tiên hướng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Mục đích chung của việc xây dựng các KKT là tạo nên sự giao thương thông thoáng, nên thu hút mạnh đầu tư và công nghệ tiên tiến của nước ngoài và thông qua đó thúc đẩy kinh tế nước mình phát triển nhanh
Nhìn chung KKT được xem là mô hình phát triển mới và hiện đại bước đầu gặt hái được những thành công ở các quốc gia khác nhau, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển
1.1.3 Các nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của các KKT
- Tiềm năng, lợi thế nổi bật:
Việc lựa chọn xây dựng các khu kinh tế, trước hết đó phải là những nơi có thuận lợi về vị trí địa lý Vị trí của các KKT là nhân tố rất quan trọng, ngoài việc
Trang 21gắn với cảng biển, sân bay, KKT ở gần trung tâm kinh tế của vùng, của địa phương, gần khu dân cư sẽ là những điều kiện tốt cho giao lưu kinh tế, thương mại, dịch vụ, phát triển các nguồn lực sẵn có Nếu địa điểm đó có khả năng kết nối thuận lợi nhất với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia cũng như quốc
tế sẽ làm cho cho sự đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đối với KKT dễ dàng và nhanh chóng hơn, sẽ tận dụng phát huy được thế mạnh của địa phương mình và đóng góp cho việc tạo nên sức mạnh của cả nền kinh tế
- Khả năng thu hút đầu tư
Vốn đầu tư và thu hút đầu tư là nhân tố quyết định đến sự phát triển của KKT, ảnh hưởng tới quy mô của các KKT và có đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế Để thu hút vốn đầu tư hiệu quả, các KKT phải chiếm được lợi thế tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao Môi trường đầu tư ở một địa phương ảnh hưởng rất nhiều đến các ưu đãi, cơ hội và hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp Môi trường đó tạo ra nhiều cơ hội hơn để các doanh nghiệp phát triển một cách tốt nhất
- Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa
Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng mạnh và trở nên tất yếu Sự tham gia trao đổi hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam với các nước sẽ diễn ra mạnh
mẽ, các quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn có nhu cầu chuyển dịch vốn, kỹ thuật, công nghệ cần tìm môi trường đầu tư có lợi ở các nước đang phát triển có những tiềm năng về nguồn lao động KKT với những chính sách ưu đãi sẽ là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư lớn Để đứng vững trong hội nhập kinh tế Quốc tế cần có những biện pháp có tính đột phá để có thể tránh được thua thiệt trong cuộc cạnh tranh Việc từng bước hình thành và hoàn thiện mô hình KKT là giải pháp quan trọng để nâng cao vị thế của các doanh nghiệp Các khu kinh tế hình thành được xem là những “hạt nhân” tạo bước nhảy vọt cho việc phát triển nhanh nền kinh tế bởi sức lan tỏa của nó, từ khả năng thu hút vốn đầu tư, lao động, đến nâng cao đời sống người dân địa phương, tạo bước đi nhanh trong tiến trình hội nhập quốc tế
- Môi trường tự nhiên và tài nguyên nhân văn
Trang 22Vấn đề môi trường là nhân tố quan trọng để đánh giá các KKT có hoạt
động hiệu quả hay không Tỉ lệ ô nhiễm môi trường phải ở mức thấp và có xu
hướng được duy trì ở ngưỡng cho phép như trước khi xây dựng KKT tại lãnh thổ
đó KKT hình thành và phát triển không được gây ảnh hưởng xấu và làm tổn hại
đến môi trường tự nhiên cũng như các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… ở
xung quanh hoặc nằm trong khu vực của KKT
- Cơ chế chính sách và khung pháp lý của nhà nước
Để đảm bảo sự hình thành và phát triển của KKT một cách bền vững, lâu
dài thì Nhà nước cần có một khung pháp lý, cơ chế, chính sách về kinh tế luôn
được rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới phù hợp với sự biến động của nền
kinh tế Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp không chỉ trong nước
mà còn các doanh nghiệp FDI Hệ thống các thị trường cơ bản như ( thị trường
hàng hóa, dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, khoa học – công
nghệ, thị trường sức lao động ) dần được hình thành, từng bước mở rộng, phát
triển thống nhất trong cả nước, liên kết với khu vực và quốc tế Tạo cơ hội đẩy
mạnh xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vốn ODA
1.2 THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÁC KKT VEN BIỂN CỦA VIỆT NAM
VÀ VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA
1.2.1 Khái quát chung về sự phát triển KKT của cả nước
Hiện nay cả nước có 18 KKT ven biển được phê duyệt trong quy hoạch
phát triển KKT ven biển của nước ta đến năm 2020 với tổng diện tích mặt đất và
mặt nước 730.553 ha (tương đương 7305,53 km2), bằng khoảng 2,2% tổng diện
tích của cả nước Các KKT biển chủ yếu tập trung khai thác tiềm năng kinh tế
biển, đặc biệt là dịch vụ cảng biển và công nghiệp khai thác lợi thế về cảng biển
Các KKT đã và đang thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên những
động lực lớn về phát triển kinh tế - xã hội Trong thời gian qua, việc thu hút vốn
đầu tư vào KKT ven biển cũng bước đầu đạt những kết quả khả quan Đến nay,
các KKT ven biển đã thu hút được hơn 31 tỷ USD vốn FDI và gần 564 nghìn tỷ
Trang 23đồng vốn đầu tư trong nước vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh Tổng diện tích đất
đã cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất trong KKT ven biển khoảng trên 20.000 ha, chiếm gần 40% tổng diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp,
du lịch, dịch vụ trong KKT ven biển Trong đó có khoảng 7.000 ha đã triển khai các dự án thứ cấp Trong đó, có một số dự án lớn và quan trọng tại KKT Nghi Sơn, KKT Vũng Áng, KKT Dung Quất gồm nhà máy lọc dầu số 1 và số 2, Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương của Tập đoàn Formosa, nhà máy
cơ khí nặng Doosan, các nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn và Vũng áng, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong [16] Đây là các dự án hứa hẹn sẽ mang lại thế và lực mới cho các ngành công nghiệp nặng của nước ta
Nhìn chung về hiệu quả của các KKT thì hầu hết vẫn đang trong giai đoạn mới hình thành, khác với KCN thì KKT có diện tích lớn hơn rất nhiều lần, bao gồm cả núi, đồi, sông biển và các hoạt động xã hội, dân sinh Mặt khác lại chủ yếu hình thành ở vùng duyên hải khó khăn, xuất phát điểm còn thấp hơn so với các nơi có các KCN rất nhiều.Các KKT hình thành trên cơ sở các dự án công nghiệp động lực như hóa dầu, luyện thép, điện năng, cảng biển Đây là những dự
án khổng lồ, thời gian thực hiện rất lâu, quy mô vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, Vì vậy sẽ cần phải một quá trình lâu dài mới có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của các KKT Dưới đây là bản đồ thể hiện vị trí các KKT trong quy hoạch phát triển KKT ở nước ta đến năm 2020
Trang 24Bản đồ vị trí các KKT đƣợc đƣa lựa chọn vào Quy hoạch phát triển
đến năm 2020
Trang 251.2.2 Thực tiễn sự phát triển KKT trong vùng Duyên hải Miền Trung
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị - kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh, có ý nghĩa chiến lược
và lợi thế quan trọng trong việc mở rộng giao lưu kinh tế, đồng thời là điểm trung chuyển hàng hoá với các tỉnh Tây nguyên, Lào, Campuchia, Đông Bắc, Thái Lan, Myanmar và cửa ra của các tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây nối với đường hàng hải quốc tế và giao lưu hàng hoá với các quốc gia trên thế giới Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh, thành phố (Từ Thanh Hoá cho đến Bình Thuận) Hầu hết, các Khu kinh tế của Việt Nam được tập trung xây dựng và phát triển nhiều nhất ở vùng này Theo số liệu thống kê của Vụ quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất ( Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến nay các tỉnh ven biển miền Trung đã hình thành và phát triển 10 KKT và một KKT đang được xây dựng để đưa vào hoạt động ( KKT Đông Nam Quảng Trị) Lợi thế rõ nhất của các KKT miền trung vẫn là các cảng nước sâu, như KKT Dung Quất, Vũng Áng, Nghi Sơn, Chân Mây, Vân Phong đã và đang là điểm hấp dẫn của các nhà đầu
tư với những dự án đầu tư công nghiệp nặng, bảo đảm cho việc phát triển bền vững các KKT Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tiện ích ở các KKT miền trung
đã được đầu tư bằng mọi nguồn vốn, từng bước tập trung đầu tư chiều sâu, với tổng nguồn vốn lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng
Trong năm 2011, các KKT ven biển đạt tổng doanh thu khoảng 8 tỷ đô la
Mỹ, xuất khẩu đạt hơn 01 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 20 nghìn tỷ đồng Bên cạnh các lợi ích kinh tế, các KKT ven biển còn tạo điều kiện cho các địa phương giải quyết việc làm, thu hút lao động có trình độ tay nghề cao Đến nay, các KKT ven biển đã giải quyết việc làm cho khoảng 30 nghìn lao động Trong đó, đáng chú ý là các dự án: Nhà máy lọc dầu Dung Quất với 2 nhà máy lọc dầu số 1 và số 2, nhà máy Polypropylene, liên hợp khu công nghiệp tàu thuỷ, nhà máy cơ khí nặng Doosan, nhà máy luyện cán thép Ty coons, nhà máy ô tô Trường Hải ở Chu Lai, nhà máy lọc dầu trung tâm nhiệt điện, nhà máy đóng tàu tại Nghi Sơn, Khu liên hợp cán thép, nhà máy đóng tàu, trung tâm nhiệt điện tại
Trang 26Vũng Áng…, trong đó có khoảng 60 dự án với hơn 400 triệu USD đã đi vào hoạt
động (không kể nhà máy lọc dầu Dung Quất với vốn đầu tư 2,5 tỉ USD).[16]
Bảng 1.1: Danh sách các KKT ở ven biển Miền Trung tính đến tháng
11/2011
Khu kinh tế
Địa phương thành lập
Thời điểm thành lập
Diện tích (ha)
4 Chân Mây – Lăng Cô Thừa Thiên Huế 05/1/2006 27.108
11 Đông Nam Quảng Trị Quảng Trị 27/2/2010 23.460
( Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư )
1.2.3 Các tác động của KKT đến sự phát triển kinh tế - Xã hội của đất nước
- Thúc đẩy phát triển kinh tế
KKT thành lập đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tác động mạnh mẽ đến Kinh tế- Xã hội đất nước trên nhiều lĩnh vực như: Khôi phục được các ngành nghề thủ công truyền thống phục vụ cho các KKT như gia công, tái chế, xây dựng, lắp ráp nhà xưởng tạo việc làm cho người lao động và góp phần
ổn định an ninh, quốc phòng Các KKT hiện đã giải quyết việc làm cho khoảng
30 nghìn lao động, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, sự phát triển của các KKT đã trực tiếp tác động đến hàng chục vạn lao động
Trang 27- Đổi mới được công nghệ, nâng cao tiềm lực KH - CN cho đất nước
KKT ra đời đã giúp chuyển giao được công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các
dự án đầu tư nước ngoài, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển theo hướng hiện đại Các doanh nghiệp trong nước đã sớm nắm bắt được công nghệ mới, phương pháp quản lý tiên tiến từ nước ngoài, tác phong lao động công nghiệp Đồng thời,
có được tầm nhìn chiến lược phù hợp để có thể cạnh tranh với các DN nước ngoài
Nhìn chung việc hình thành các KKT còn bị động, chủ yếu theo yêu cầu của các địa phương Đầu tư cho các KKT khá nhiều so với mục tiêu và tiềm năng thế mạnh của địa phương Việc thu hút doanh nghiệp vào các KKT chưa nhiều
So với mục tiêu đã được khẳng định tại các quyết định thành lập KKT thì từ khi triển khai xây dựng các KKT ở Việt Nam cho đến nay mới thực hiện được một phần nhỏ Nhìn chung, mô hình quản lý, cơ chế hoạt động và các chính sách đối với các KKT chưa thống nhất, chưa đồng bộ với các quyết định thành lập KKT, nên khi triển khai rất lúng túng và gặp nhiều khó khăn
Trang 28
Chương II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KKT VŨNG ÁNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KT - XH CỦA TỈNH HÀ TĨNH
2.1 KHÁI QUÁT KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG:
Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh được chính thức thành lập tại Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ.Theo Đề án
“Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020”, phê duyệt Vũng Áng được xác định là KKT ưu tiên xây dựng trong phương hướng phát triển chung của hệ thống 15 KKT ven biển, trở thành KKT trọng điểm ở miền Trung, là cửa mở hướng ra biển và theo hướng hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây KKT có tổng diện tích tự nhiên 22.781 ha Bao gồm 9 xã nằm ở phía Nam huyện Kỳ Anh Có tính chất KKT tổng hợp, đa ngành,
đa lĩnh vực trong đó trọng tâm là phát huy các thế mạnh, tiềm năng nhằm phát triển công nghiệp luyện kim, nghành công nghiệp gắn với khai thác cảng biển, công nghiệp xuất khẩu Việc xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và tạo sự liên kết phát triển giữa các tỉnh Duyên hải Bắc Trung bộ, đưa miền Trung hội nhập với sự phát triển của cả nước
2.2 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KKT VŨNG ÁNG
2.2.1 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
Khu kinh tế Vũng Áng nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, thuộc huyện Kỳ Anh Khu kinh tế có diện tích tự nhiên 22.781ha, được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp các xã: Kỳ Khang, Kỳ Thọ, Kỳ Hải, Kỳ Hưng và Thị trấn Kỳ Anh thuộc huyện Kỳ Anh, phía Đông giáp biển Đông KKT Vũng Áng có các lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị thuận lợi cho sự phát triển lâu dài và ổn định, nằm ở trung tâm giữa 2 thành phố lớn có sẵn sân bay là Vinh và Đồng Hới, trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng,
Trang 29tuyến trục Bắc Nam và Đông Tây của miền Trung, trên hành lang của tuyến
đường hàng hải quốc tế, là cửa ngõ hướng biển của các nước trong tiểu khu vực
Mê Kông mở rộng, đặc biệt là với các nước Lào, Thái Lan Vị trí trên rất thuận
lợi để Vũng Áng trở thành một trung tâm đặc biệt quan trọng trong quan hệ hợp
tác, giao lưu hàng hoá, dịch vụ giữa các tỉnh miền Trung Việt Nam và với vùng
Trung, Thượng Lào và Đông Bắc Thái Lan, điểm trung chuyển để khu vực này
tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực
Khu kinh tế Vũng Áng là nơi có điều kiện về tài nguyên thiên nhiên như
các mỏ quặng kết hợp cụm cảng nước sâu là tiềm năng để phát triển công nghiệp
luyện thép Mỏ Thạch Khê có trữ lượng 544 triệu tấn, nằm trên diện tích khoảng
200 ha ở ven biển Hà Tĩnh, được đánh giá có trữ lượng lớn vào hàng nhất nhì khu
vực Đông Nam Á., Mỏ titan với trữ lượng chiếm 1/3 trữ lượng của cả nước Hà
Tĩnh thuộc vùng du lịch Bắc bộ, tiểu vùng du lịch Nam Bắc bộ gồm Nghệ An và
Hà Tĩnh Trong chiến lược phát triển chung của cả nước, du lịch Hà Tĩnh được
xác nhận là một điểm quan trọng trên tuyến xuyên Việt có tính chất trung chuyển
2.2.2 Nguồn lao động
Hà Tĩnh có nền giáo dục ở tốt đầu quốc gia, nguồn lao động dồi dào, nhân
dân chịu thương, chịu khó Quy hoạch nguồn nhân lực được tỉnh quan tâm, chú
trọng, ưu tiên đầu tư nhằm đáp ứng nguồn nhân lực tại chỗ trước mắt cũng như
lâu dài cho phát triển khu kinh tế Vũng Áng, đặc biệt là ngành công nghiệp sử
dụng nhiều lao động
2.2.3 Nguồn vốn đầu tƣ
Vốn đầu tư và khả năng thu hút vốn đầu tư là nhân tố quyết định sự phát
triển của KKT, ảnh hưởng tới quy mô của các KKT và có đóng góp rất lớn vào sự
phát triển của KKT Để thu hút vốn đầu tư có hiệu quả các KKT phải chiếm được
lợi thế, tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao, môi trường
đầu tư ở một địa phương ảnh hưởng rất nhiều đến các ưu đãi, cơ hội và hiệu quả
hoạt động của các DN Môi trường đó tạo ra nhiều cơ hội hơn để các doanh
nghiệp hoạt động một cách tốt nhất
Trang 302.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA KKT VŨNG ÁNG TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA
2.3.1 Thực trạng về thu hút đầu tƣ
2.3.1.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư theo loại hình vốn đầu tư
Trong bối cảnh nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế của các tỉnh thành trên
cả nước đang gặp khó khăn về thu hút vốn đầu tư thì khu kinh tế Vũng Áng Tỉnh
Hà Tĩnh nổi lên là “Địa chỉ đỏ” cho các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế Xác định chính sách thu hút đầu tư sẽ là mấu chốt để triển khai có hiệu quả quy hoạch KKT, Hà Tĩnh đã xây dựng nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư Hiện
Hà Tĩnh đang là tỉnh xếp thứ 6 cả nước về thu hút đầu tư FDI
Hiện nay, tại Vũng Áng có gần 350 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh và 68 doanh nghiệp được giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn hơn 16
tỷ USD Đáng chú ý, khu kinh tế trọng điểm này liên tục thu hút nhiều công trình,
dự án lớn mang tầm quốc gia và khu vực Với việc thực hiện tốt công tác tổ chức, tiếp đón đoàn ra và đón tiếp đoàn vào trong năm 2013 tỉnh Hà Tĩnh đã làm thủ tục cho 101 đoàn với 1.169 lượt khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh Tăng cường, mở rộng các hoạt động giao lưu, hữu nghị, hợp tác phát triển với nước ngoài Thực hiện hoàn thành kế hoạch tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào Việc thu hút, quản lý và thực hiện các nguồn vốn đầu
tư nước ngoài đạt kết quả khá Ước cả năm 2013, giá trị thực hiện các dự án ODA đạt trên 722 tỷ đồng, trong đó vốn nước ngoài đạt trên 596 tỷ đồng Cùng với việc ban hành các cơ chế chính sách của tỉnh về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào Khu kinh tế, công tác xây dựng quy hoạch được quan tâm ngay từ thời gian đầu thành lập, hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư được tăng cường, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tình hình thu hút đầu tư vào Khu kinh tế đã có những khởi sắc rõ nét Số
dự án đăng ký đầu tư tăng dần qua các năm cả về số lượng và quy mô đầu tư, đặc biệt là các dự án FDI Tổ chức thành công các hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan
Trang 31Bảng 2.1: Số vốn đầu tƣ thu hút đƣợc theo loại hình vốn đầu tƣ
Vốn TH
(triệu USD)
Tỷ lệ thực hiện (%)
Vốn ĐK
(tỷ đồng)
Vốn TH (tỷ đồng)
( Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng)
Nhìn vào bảng trên ta thấy tính đến 30/6/2011 Khu kinh tế Vũng Áng đã thu hút được 50 dự án đầu tư Bao gồm: 22 dự án đầu tư FDI có tổng vốn đăng
ký xấp xỉ 8.558 triệu USD, 28 dự án đầu tư trong nước có tổng vốn đăng ký tỷ 34.507 tỷ đồng Trong đó có 1 dự án FDI đầu tư xây dựng hạ tầng Khu kinh tế, khu công nghệ cao và trường đào tạo nghề; các dự án còn lại là dự án đầu tư sản xuất kinh doanh Ngoài ra, trên địa bàn Khu kinh tế còn có 90 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng vốn đăng ký kinh doanh đạt 3.114 tỷ
đồng Tổng vốn thực hiện các dự án FDI trên địa bàn Khu kinh tế vào khoảng
342 triệu USD đạt 4 % tổng vốn đăng ký Vốn thực hiện dự án đầu tư trong nước là 11.834 tỷ đồng đạt 34.30 % tổng vốn đăng ký Đã có 16 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (6 FDI, 10 đầu tư trong nước) Với tổng vốn đăng ký là 11,185 triệu USD và 785 tỷ đồng Vốn FDI thực hiện đạt 10% và
vốn thực hiện trong nước đạt 87,8% (đầu tư trong nước)
Trang 322.3.1.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư theo lĩnh vực đầu tư vốn
Từ khi thành lập đến nay, nguồn vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KKT Vũng Áng bao gồm: Hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, huy động
từ ngân sách địa phương và một phần từ nguồn tín dụng chuyên nghành JIBIC đầu tư hệ thống cấp nước sạch KCN Vũng Áng.Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và KKT Vũng Áng đến hết năm 2011 là 5.136 tỷ đồng Xem xét quy
mô đầu tư giai đoạn 2005-2011 cho thấy ngân sách TW có vai trò quan trọng đối với đầu tư cơ sở hạ tầng KKT Vũng Áng trong điều kiện địa phương còn nhiều khó khăn, huy động vốn từ các nguồn khác còn hạn chế Nhờ đó từng bước hình thành kết cấu hạ tầng cơ bản, đặc biệt là hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại
Số dự án đầu tư theo lĩnh vực giai đoạn 2007-2011 được thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Số dự án đầu tƣ theo lĩnh vực Giai đoạn 2007-2011
Lĩnh vực đầu tƣ
Số lƣợng
dự án
Tỷ trọng
Triệu USD
Tỷ đồng
Triệu USD
Đầu tư chế biến sản phẩm
nông, lâm, ngư nghiệp 11 22% 125 58,6 85 8,6 Đầu tư công nghiệp nặng,
CN đa ngành 29 58% 34,662 9997,43 29,112 1,665 Đầu tư các ngành dịch vụ 10 20% 52 333,1 10 10,7
( Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng)
Nhìn chung số lượng vốn và quy mô các dự án đầu tư công nghiệp nặng
và công nghiệp đa ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ trọng 58% trong số lượng
dự án và tổng vốn đầu tư thực hiện Tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới 34,662 tỷ đồng tỷ lệ thực hiện gần 84% Lĩnh vực chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 22% tỷ trọng với vốn đăng ký 125 tỷ đồng, vốn thực hiện 85 tỷ đồng chiếm
Trang 3368% Lĩnh vực dịch vụ có 10 dự án chiếm 20% vốn đăng ký ước tính khoảng 52
tỷ đồng tuy nhiên tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký chỉ chiếm 20%
Quy mô đầu tư bình quân cho một dự án trong ngành nông – lâm - ngư nghiệp tương đối nhỏ so với các ngành khác, trong đó các dự án đầu tư vào thủy sản có quy mô nhỏ nhất, khoảng 3 triệu USD Ngành công nghiệp và xây dựng có quy mô lớn nhât khoảng 57 triệu USD trong đó vốn lớn nhất là các dự
án thăm dò và khai thác dầu khí ( 93 triệu USD/ dự án) Ngành dịch vụ có quy
mô đầu tư trung bình khoảng 33 triệu USD/dự án Trong ngành dịch vụ ,vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Vốn đầu tư trung bình của các dự án này khá lớn, gần 30 triệu USD/dự án khách san, gần 35 triệu USD/ tổ hợp văn phòng căn hộ cho thuê và trên 60 triệu USD/dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp
Số vốn đầu tư và quy mô vốn đầu tư/dự án vào KKT Vũng Áng không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2007 - 2011 là do cơ sở hạ tầng trong KKT ngày càng hoàn thiện và đồng bộ hơn, KKT đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mình trong quá trình phát triển, tỉnh Hà Tĩnh đang đổi mới cơ chế chính sách thông thoáng hơn Chính những điều này làm cho KKT Vũng Áng đang ngày càng trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
sự tăng trưởng và hiệu quả của đầu tư trong lĩnh vực này là chưa tương xứng với
số vốn bỏ ra Thời gian thu hồi vốn khá dài nên để đánh giá hiệu quả là chưa thể chính xác được
Trang 34KKT Vũng Áng là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Dịch vụ cảng biển - công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp Trong đó trọng tâm là dịch vụ cảng biển, công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu (mỏ sắt Thạch Khê, mỏ titan, ) Các ngành công nghiệp gắn với việc khai thác cảng biển, các ngành công nghiệp khai thác nguồn nguyên liệu trong vùng cũng như nhập khẩu, đặc biệt là
từ Lào và Thái Lan, các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu.Cụm cảng Vũng Áng – Sơn Dương là cụm cảng duy nhất trong khu vực Bắc Trung Bộ cũng như Bắc Bộ có khả năng phát triển cảng nước sâu Trong đó: Đặc biệt phải kể đến 2
dự án trọng điểm quy mô quốc gia, có vai trò quyết định cho sự phát triển của Khu kinh tế Vũng Áng trong tương lai, phát huy tiềm năng lợi thế về cụm cảng nước sâu và quy hoạch phát triển công nghiệp nặng Đó là Dự án Khu liên hợp gang thép và cụm cảng Vũng Áng- Sơn Dương của Tập đoàn Formosa Đài Loan
và Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 của Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN
- Dự án Khu liên hợp gang thép và cụm cảng Vũng Áng - Sơn Dương: + Khu liên hợp gang thép: Đến nay các đơn vị thi công đã san lấp, tôn cao
mặt bằng khu liên hợp gang thép được 140ha, đưa tổng diện tích mặt bằng được tôn cao, san lấp lên 450ha, độ cao so với mực nước biển từ 4,5 đến 5m Gói thầu mặt bằng Khu liên hợp gang thép trị giá 260 triệu euro Hoàn thành thảm nhựa đường trục chính rộng 60m, dài 5,6km trong Khu liên hợp gang thép Để đẩy nhanh tiến độ thi công, hàng ngày có hơn 2.000 phương tiện thiết bị vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị trên tuyến đường này Tháng 10/2013 hoàn thành lò cao số 1, khu liên hợp thép đi vào hoạt động Tháng 10/2014 hoàn thành lò cao số 2
+ Cụm cảng Vũng Áng- Sơn Dương: Được cấp giấy chứng nhận đầu tư
ngày 12/6/2008 với vốn đăng ký 7,879 tỷ USD Dự án đầu tư xây dựng Khu liên hợp gang thép quy mô 15 triệu tấn/năm (giai đoạn 1 công suất 7,5 triệu tấn/năm) và cảng Vũng Áng có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 5 vạn tấn, riêng cảng Sơn Dương có thể tiếp nhận tàu 20 vạn tấn Tổng công suất tiềm năng của
Trang 35cụm cảng Vũng Áng – Sơn Dương là khoảng 48 triệu tấn hàng hoá/năm Theo thiết kế giai đoạn 1 cảng Sơn Dương gồm một tổ hợp 12 cầu cảng cho tàu từ 5 vạn tấn đến tàu 30 vạn tấn, một tổ hợp cầu cảng có mái che để bảo quản hàng hóa khi có mưa bão, một tổ hợp cầu làm dịch vụ sữa chữa tàu Dự án có quy
mô sử dụng đất 3.221 ha Tiến độ: Tháng 10/2013 hoàn thành cảng Sơn Dương
Tập đoàn Formosa cũng đã đầu tư xây dựng khu hành chính trên diện tích
25 ha Đến cuối tháng 7/2011 đã hoàn thành nhà lắp ghép đủ chỗ cho 400 cán bộ, chuyên gia ở Ngoài ra, 4 nhà cao 9 tầng làm trụ sở làm việc ở đây đã xong phần móng và 9 khu nhà 5 tầng làm ký túc xã cho cán bộ, chuyên gia, công nhân đã hoàn chỉnh tầng 1 Nhu cầu nước cho hoạt động chế tạo gang thép là 620.000m3/ngày đêm Tập đoàn Formosa đầu tư xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước dài 26km từ các hồ chứa Sông Trí, Rào Trổ, đập dâng Lạc Tiến ở huyện
Kỳ Anh về khu liên hợp gang thép Trong tháng 7/2011 công tác thiết kế nhà máy nhiệt điện gồm 10 tổ máy có tổng công suất 1.500MW để tự cung cấp điện cho chế tạo gang thép và hoạt động của cảng đã được tiến hành Theo báo cáo của Tập đoàn Formosa, toàn bộ công tác chuẩn bị cho thi công đồng bộ các hạng mục
đã làm xong; hợp đồng về thiết bị, gói thầu thi công cũng đã ký với nhà thầu các nước Quý III năm 2011 thi công toàn diện các hạng mục trên công trường Đồng thời với dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương, nhà đầu tư cũng đang tích cực nghiên cứu lập Dự án nhà máy lọc hoá dầu với công suất 16 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư gần 12,5 tỷ USD Hiện đã tổ chức báo cáo dự án lần thứ hai với tỉnh Hà Tĩnh, đang nghiên cứu, hoàn thiện dự án trình Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương xem xét, thẩm định
- Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1:
Được cấp chứng nhận đầu tư ngày 12/02/2008, dự án đầu tư Nhà máy nhiệt điện công suất 1.200MW, với vốn đăng ký 1,56 tỷ USD Chủ đầu tư là Tập đoàn dầu khí Việt Nam Tổng công ty lắp máy Việt Nam LiLaMa làm tổng thầu xây lắp Đến nay các hạng mục đang được nhà thầu đồng loạt triển khai, tiến độ thi công chung của Dự án hiện đang vượt trước tiến độ các bên ký kết hơn 2 tháng,
Trang 36vốn đầu tư thực hiện đạt 10.000 tỷ đồng Dự kiến tháng 9/2012 tổ máy số 1 công suất 600MW của nhà máy sẽ phát điện hoà điện lưới quốc gia, tổ máy số 2 sẽ phát điện vào quý I năm 2013
Với sự phát triển của cảng biển sẽ kéo theo ngành đóng tàu và các ngành phụ trợ sẽ phát triển Khu kinh tế Vũng Áng được quy hoạch trên khu vực có diện tích đất rộng lớn, hiện đang là khu vực sản xuất nông nghiệp năng suất thấp, gắn với cụm cảng nước sâu và tiềm năng phát triển công nghiệp luyện thép sử dụng quặng một phần (khoảng 30 - 50%) từ mỏ sắt Thạch Khê Mỏ Thạch Khê cách Khu kinh tế Vũng Áng khoảng 60 km, có trữ lượng 544 triệu tấn, nằm trên diện tích khoảng 200 ha ở ven biển Hà Tĩnh, được đánh giá có trữ lượng lớn vào hàng nhất nhì khu vực Đông Nam Á, việc khai thác và xây dựng khu liên hợp thép từ
mỏ Thạch Khê sẽ đáp ứng nhu cầu ít nhất 7,62 triệu tấn tinh quặng/năm với hàm lượng 61% Fe và chủ động 90% phôi thép trong vòng 70 - 80 năm Trong xu thế nguồn và giá quặng sắt trên thế giới ngày càng lên cao, việc mở mỏ Thạch Khê và tiến hành xây dựng khu liên hợp luyện kim được coi là cơ hội lớn của thị trường thép Việt Nam
Qua tham khảo mô hình xây dựng của tập đoàn thép Posco của Hàn Quốc cho thấy để phát triển tổ hợp công nghiệp thép tại KKT Vũng Áng, cần dành quỹ đất khoảng 700 ha cho nhà máy luyện thép, khoảng 1.000 ha cho các ngành công nghiệp chế biến thép và công nghiệp sản xuất, lắp ráp sử dụng nguyên liệu đầu vào là sản phẩm thép tại khu vực gần cảng nước sâu Ngoài công nghiệp luyện thép, tại Khu kinh tế Vũng Áng có thể phát triển các ngành công nghiệp như: Công nghiệp hậu thép, công nghiệp đóng tàu (tiềm năng đóng - sửa tàu 20 vạn tấn), các ngành công nghiệp khai thác lợi thế gần cảng biển và các ngành công nghiệp khai thác nguồn nguyên liệu từ các vùng lân cận cũng như từ Lào và Đông Bắc Thái Lan
- Dự án tổng kho xăng dầu và khí hóa lỏng:
Dự án này có tổng mức đầu tư 490 tỷ đồng, gồm kho xăng dầu với tổng sức chứa 110.000m3, Kho khí hóa lỏng với sức chứa 3.285 tấn, hệ thống cầu cảng
Trang 37liên hoàn: Cảng xăng dầu 15.000 DWT và bến xuất nhập khí hóa lỏng 3.000DWT Dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng năm 2010
- Dự án khách sạn 5 sao và VP cho thuê của công ty Hunman City:
Dự án đầu tư nước ngoài có vốn đăng ký 78,6 triệu USD, với 3 khu chức năng: Khu khách sạn cao 8 tầng với 202 phòng nghỉ, khu khách sạn kết hợp văn phòng cho thuê cao 10 tầng và khu khách sạn phục vụ khách lưu trú dài hạn cao 10 tầng Dự án đang được chủ đầu tư tích cực triển khai thi công Các
dự án đầu tư nước ngoài quy mô lớn khác, đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng (23 triệu USD), khu đô thị dịch vụ (27 triệu USD), trung tâm thương mại đa ngành nghề (15 triệu USD), Khu du lịch sinh thái (70 triệu USD), khách sạn, văn phòng, chung cư (57,5 triệu USD) đã được chủ đầu tư triển khai theo đúng nội dung đầu tư đăng ký
Ngoài ra, một số dự án quy mô lớn tại KKT Vũng Áng đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư như: Dự án lọc hóa dầu của Tập đoàn Formosa có vốn đăng ký 12,47 tỷ USD, công suất 16 triệu tấn/ năm, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương; hiện đã hoàn thành báo cáo tiền khả thi giai đoạn 1 Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2, vốn đăng ký 1,8 tỷ USD, công suất 1.200MW, hiện nay các thủ tục đầu tư đã cơ bản hoàn thành, đang tiến hành GPMB và chờ
Bộ KH&ĐT cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Về công nghiệp phụ trợ và công nghiệp chế biến:
Với điều kiện về qũy đất và khả năng kết nối về giao thông, có thể mở rộng khu công nghiệp hiện nay lên khoảng 500 ha đất để phát triển các loại hình công nghiệp khác bên cạnh công nghiệp thép và hậu thép và khoảng 300 ha tại khu vực hai bên QL1A tại xã Kỳ Phương để sử dụng linh hoạt cho cả hai mục đích là công
nghiệp hậu thép hoặc công nghiệp đa ngành Hình thành hai nhà máy chế biến gỗ
dăm xuất khẩu quy mô 8,9 ha Một nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu 1,93 ha, một nhà máy đông lạnh thủy hải sản xuất khẩu 3,7 ha, hai nhà máy chế biến lâm sản xuất khẩu 6,57 ha, một nhà máy nghiền tinh bột và nhựa thông 5,53 ha Một nhà máy cán tôn và sản xuất vật liệu xây dựng 2,54 ha, một trung tâm khai thác
Trang 38và dịch vụ cảng biển trên diện tích 3.500 ha, một trung tâm cung ứng dịch vụ xây dựng, thương mại và du lịch và hai tổng kho xăng dầu và khí hóa lỏng 14,38 ha
Có 17 dự án đang triển khai xây dựng cơ bản các hạng mục công trình (7 FDI, 10 đầu tư trong nước) Với tổng vốn đăng ký là 8.121 tỷ USD và 31.481 tỷ đồng Vốn FDI thực hiện đạt 4.2 % (FDI) và vốn trong nước thực hiện đạt 35.63 % (đầu tư trong nước) Sản xuất tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển khá, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục, phát triển; một số cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp mới được hình thành
b) Thực trạng giá trị sản xuất trong ngành công nghiệp
Nhìn chung giá trị sản xuất tại KKT Vũng Áng tăng liên tục trong giai đoạn
2007 - 2011, đặc biệt giai đoạn 2010 - 2011 giá trị sản xuất tăng mạnh và có sự chuyển dịch rõ nét bởi lẽ trong giai đoạn này KKT Vũng Áng nói riêng và tỉnh
Hà Tĩnh nói chung đã đẩy mạnh đầu tư vốn cho SXKD Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn KKT đạt 6.420 tỷ đồng Trong đó giá trị sản xuất của nguồn vốn đầu tư khu vực trong nước đạt con số 4.435 tỷ đồng chiếm 69% GTSX của KKT, khu vực đầu tư nước ngoài đạt 1.985 tỷ đồng, chiếm 31% GTSX của KKT Giá trị sản xuất thấp nhất trong năm 2007 với 380 tỷ đồng, kết quả này là do năm 2007 là năm đầu tiên KKT Vũng Áng thành lập nên giá trị sản xuất mới chỉ đạt 380 tỷ đồng, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài chủ yếu đóng góp vai trò của mình vào giá trị sản xuất của KKT với 225 tỷ đồng( chiếm 59%), còn lại khu vực trong nước chỉ (chiếm 41%) Đến năm 2010 kết quả này đã thay đổi đáng kể với giá trị sản xuất tăng lên 1142 tỷ đồng (gấp 3 lần năm 2007) Trong đó khu vực đầu tư trong nước đã tăng lên mạnh mẽ chiếm đến 63% giá trị sản xuất trên địa bàn KKT, khu vực nước ngoài chiếm 37% Đến năm 2011 GTSX trên địa bàn KKT Vũng Áng lại còn tăng lên vượt bậc hơn nữa với con số 3.821 tỷ đồng, gấp10 lần năm 2007, chiếm 56% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Trong đó GTSX của khu vực đầu tư trong nước đã tăng lên là 3.061 tỷ đồng chiếm 80% GTSX của KKT Vũng Áng, giá trị sản xuất của khu vực đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 20%
Tỷ trọng giá trị sản xuất của khu vực đầu tư trong nước ngày càng tăng nhanh thể
Trang 39hiện vai trò ngày càng lớn của khu vực này trong quá trình sản xuất kinh doanh của KKT Vũng Áng
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất trên địa bàn khu kinh tế Vũng Áng
trong giai đoạn 2007- 2011
( Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng)
2.3.2.2 Ngành Nông - lâm - ngư nghiệp:
a) Nông nghiệp
Nền nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa Công tác quy hoạch từng bước được hoàn thiện Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng 12,5%, trong đó thủy sản có tốc độ tăng cao nhất (28,4%) Trên các địa bàn đã hình thành hơn 600 mô hình sản xuất các sản phẩm hàng hóa chủ lực có quy mô khá và nhiều mô hình quy mô lớn, doanh thu hàng năm hàng chục tỷ đồng và lợi nhuận hàng tỷ đồng Nhiều mô hình sản xuất liên kết với doanh nghiệp, gắn theo chuỗi giá trị từ sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm đã phát huy hiệu quả Cơ cấu kinh tế trong ngành và cơ cấu cây trồng, mùa vụ chuyển dịch theo hướng tích cực, bộ giống được bố trí phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương Các loại cây công nghiệp như cao su, gỗ nguyên liệu, cây ăn quả, rau màu các loại được tập trung phát triển Các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất được áp dụng khá phổ biến Chăn nuôi phát triển mạnh theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi
Trang 40năm 2012 đạt 42%, tăng 9,4% so với năm 2008 Đàn gia súc, gia cầm phát triển nhanh, chất lượng từng bước được nâng lên Xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi hươu, trâu, bò, đặc biệt là chăn nuôi lợn quy mô tập trung, theo hình thức liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao Công tác thú
y, phòng chống dịch bệnh, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm được chú trọng, các
cơ sở chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm được xây dựng, đảm bảo công tác vệ sinh
an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường
Diện mạo nông thôn mới Hà Tĩnh có nhiều khởi sắc Đến cuối tháng 6/2013, xã Tùng Ảnh cơ bản đạt 19 tiêu chí, 13 xã đạt từ 14 -18 tiêu chí, 64 xã đạt từ 9 -13 tiêu chí, 136 xã đạt từ 5 - 8 tiêu chí, còn 21 xã đạt dưới 5 tiêu chí (giảm 48 xã so với 3 năm trước) Kết cấu hạ tầng Kinh tế - Xã hội nông thôn được tăng cường Toàn tỉnh đã cứng hóa 2.318 km, nâng cấp 1.632 km đường cấp phối, nâng tỷ lệ đường GTNT được nhựa và bê tông hóa lên 53,4%, nâng cấp sửa chữa 72 công trình thủy lợi, tăng dung tích hồ chứa thêm 45 triệu m3, kiên cố 470 km kênh mương; nâng cấp 154km/318km đê sông, đê biển xây dựng thành công thí điểm 100 nhà chòi phòng tránh lũ, Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực
b) Nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản:
Có 18 dự án với tổng vốn đầu tư 109.673 triệu đồng chiếm 3.3% vốn đầu tư trên địa bàn, trong đó có 8 dự án đầu tư nuôi trồng thủy hải sản với 13.350 triệu đồng chiếm 13% so với tổng số vốn đầu tư cho thủy sản Đầu tư cho chương trình đánh bắt xa bờ là 50.329 triệu đồng chiếm 49%, 4 dự án đầu tư hạ tầng phục vụ đánh bắt xa bờ với.480 triệu đồng chiếm gần 23% 23% vốn đầu tư cho thủy sản chủ yếu là nguồn vốn tín dụng đầu tư 622 triệu đồng chiếm gần 55%, nguồn vốn nước ngoài là 29.204 triệu đồng chiếm 26,9%, ngân sách tập trung là 9.759 triệu đồngchiếm 8,9% và nguồn dân đóng góp 10.749 triệu đồng chiếm 9,8%
=> Kết quả đầu tư đã làm cho diện tích nuôi trồng từ 3.700 ha năm 2007 lên 5.100 năm 2011, trong đó nuôi trồng nước lợ 2.560 ha Sản lượng đánh bắt từ 25.000 tấn tăng lên 32.000 tấn