Giải pháp phát triển các ngành Kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của khu kinh tế Vũng áng đến sự phát triển kinh tế xã hội trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn đến năm 2020 (Trang 66)

8. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp

3.2.3. Giải pháp phát triển các ngành Kinh tế

a) Ngành Công nghiệp - xây dựng

Tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án đầu tư lĩnh vực công nghiệp, hỗ trợ công nghiệp chế biến sản phẩm nông sản, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp dệt may...tại các cụm công nghiệp. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư cả về cơ chế chính sách và kết cấu hạ tầng cho thu hút đầu tư các dự án công nghiệp. Ưu tiên dự án đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, dự án

công nghiệp thân thiện môi trường, dự án công nghiệp sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng lớn. Thường xuyên tiếp xúc, tìm hiểu và kịp thời xử lý các khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong quá trình triển khai đầu tư. Kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực tỉnh đang ưu tiên. Trong đó đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho dự án Formosa, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư sớm triển khai dự án, đặc biệt là các dự án công nghiệp phụ trợ và hệ thống dịch vụ phục vụ dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, các Khu kinh tế đảm bảo tiến độ đã cam kết.

Tập trung xử lý các khó khăn, vướng mắc để khởi công dự án nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2, mở rộng quy mô Nhà máy Bia Sài Gòn-HT. Tích cực làm việc với Tập đoàn Kobelco (Nhật Bản) để đẩy nhanh tiến độ góp vốn điều lệ vào Công ty cổ phần sắt Thạch Khê của Kobelco để xây dựng nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ quặng sắt và xây dựng tổ hợp các dự án thép tại Hà Tĩnh.

Tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển các loại hình doanh nghiệp, HTX đồng thời có cơ chế hỗ trợ đối với doanh nghiệp và HTX đầu tư vào các lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp, xử lý rác thải và các doanh nghiệp sản xuất phần mềm CNTT.

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng công nghiệp từ chỗ dựa chủ yếu vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp khai thác và chế biến nguyên liệu tự nhiên sang mô hình phát triển công nghiệp có chọn lọc chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, chế biến sâu, sản xuất thép sử dụng tiết kiệm năng lượng kết hợp với phát triển hợp lý các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Tiến tới là trung tâm công nghiệp sạch, công nghiệp, công nghệ cao của tỉnh và khu vực.

Khuyến khích phát triển công nghiệp địa phương và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu và du lịch ở ngoại thành. Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở công nghiệp đang hoạt động phát huy năng lực, mở rộng sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

b) Ngành Nông -Lâm - Ngư nghiệp

Phát triển nông nghiệp thành phố theo mô hình nông nghiệp đô thị sinh thái, hình thành vành đai nông nghiệp đô thị xanh, sạch ở khu vực các xã ngoại thành và lân cận cung cấp cho nông sản thực phẩm có chất lượng cho khu vực nội thành và bên ngoài. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến các hộ nông dân nhất là các quy trình sản xuất ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng giá trị hàng hóa và thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác. GTSX nông nghiệp (giá so sánh) tăng bình quân khoảng 3% - 3,5%/năm giai đoạn 2016 – 2020.

Trồng trọt: phát triển các mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ cao trong

nhà, mô hình trồng trọt nhà lưới, nhà kính ngoài đồng sản xuất rau đậu, củ, quả, hoa tươi có năng suất, chất lượng cao. Giảm dần diện tích đất trồng lúa năng suất thấp ở ngoại thành để chuyển sang các cây trồng khác hoặc sản xuất phi nông nghiệp hiệu quả hơn. Phát triển trồng rau đậu, củ , quả thực phẩm vụ đông và vụ hè thu, hình thành các cánh đồng chuyên canh sản xuất rau, quả, củ sạch kết hợp vơi trồng gối đầu vụ luân canh lúa – rau màu ở các xã ngoại thành, tập trung ở các khu vực các xã ven sông có diện tích đất bồi phù sa lớn.

Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi ngoại thành theo hướng công nghiệp, bán

công nghiệp dưới các hình thức kinh tế gia trại, trang trại gắn với chế biến và các điểm trung tâm giết mổ gia súc, tạo thành chuỗi sản xuất cung ứng thịt, sữa, trứng sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm cho đô thị. Giảm chăn nuôi trâu bò để chuyển sang chăn nuôi các con đặc sản có hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng đất cao hơn. phát triển các tổ hợp chăn nuôi lợn quy mô (từ 20 - 30 con) kết hợp xây bể biogas, nuôi bò chất lượng cao quy mô từ 5-10 con, nuôi gà đồi, gà thả vườn ở những nơi có điều kiện, chăn nuôi gia trại thâm canh kết nối với hợp tác xã, doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi lợn giống cấp bố mẹ quy mô 350 - 600 con/cơ sở, các cơ sở chăn nuôi lợn thương phẩm quy mô từ 500 - 2.500 con; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy chế biến súc sản, Nhà máy chế biến nhung hươu, dự án nuôi bò sữa liên kết của Công ty

Vinamilk,... Phấn đấu tỷ trọng chăn nuôi chiếm 44% cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng đạt 87.800 tấn.

Ngư nghiệp: Phát triển nuôi thủy sản chủ yếu với các hình thức nuôi ao,

nuôi bể, nuôi ruộng, nuôi bè trên sông, diện tích đất có mặt nước nuôi thủy sản khoảng 100 ha sản lượng 350 tấn vào năm 2020. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi tôm thâm canh, công nghiệp, an toàn dịch bệnh, nuôi cá lồng bè; đầu tư nâng cấp hạ tầng các vùng nuôi tập trung, vùng quy hoạch nuôi tôm trên cát để thu hút doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức đầu tư ương dưỡng, sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm gắn với chế biến. Từng bước hoàn thiện các cảng cá, khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền, phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá; sắp xếp, cơ cấu lại đội tàu theo hướng ưu tiên phát triển đội tàu xa bờ khai thác vùng khơi. Tổng sản lượng thủy sản 43.400 tấn.

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Đẩy nhanh tiến độ tổ chức giao đất gắn với giao rừng, đo vẽ bản đồ địa chính và cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân có đất phát triển sản xuất, nhằm cải thiện sinh kế, tăng nhu nhập, giảm thiểu áp lực vào rừng tự nhiên; tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng tại gốc, tuần tra, kiểm soát; làm tốt công tác phòng chống cháy rừng.

c) Ngành Thương mại - dịch vụ:

Tăng cường công tác quản lý thị trường, đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Triển khai thực hiện có hiệu quả phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại năm 2014 với các hoạt động như: Hội chợ, triển lãm, hội nghị giao thương, ký kết đưa hàng sản xuất trên địa bàn vào tiêu thụ trong hệ thống siêu thị. Thực hiện chương trình tuyên truyền vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Phấn

đấu tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tăng 21% so với năm 2013; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 138 triệu USD, tăng 13,5% so với năm 2013.

Thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về du lịch, trọng tâm là du lịch biển gắn với du lịch sinh thái, các di tích lịch sử - văn hoá, danh thắng, khai thác sử dụng có hiệu quả các cơ sở du lịch hiện có; khuyến khích ưu tiên xã hội hóa đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, tạo thêm các điểm du lịch mới gắn kết với văn hóa tâm linh. Tăng cường quảng bá du lịch, đồng thời quản lý tốt chất lượng phục vụ.

Thu hút đầu tư phát triển mạnh các loại hình dịch vụ đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm để có các dịch vụ chất lượng cao. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ mũi nhọn gồm dịch vụ tài chính – ngân hàng, thương mại, du lịch, viễn thông – công nghệ thông tin, dịch vụ đào tạo, khoa học – công nghệ, y tế kỹ thuật cao. Phấn đấu đưa thành phố trở thành trung tâm dịch vụ, thương mại du lịch với các sản phẩm dịch vụ cao cấp có sức thu hút mạnh. Phát huy mọi nguồn lực của nhà nước và xã hội để phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện con người, nhất là giáo dục, y tế và thể thao, mở rộng các dịch vụ phục vụ đời sống công cộng và sinh hoạt gia đình.

Một phần của tài liệu Tác động của khu kinh tế Vũng áng đến sự phát triển kinh tế xã hội trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn đến năm 2020 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)