8. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp
3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong tương lai, cần đặc biệt quan tâm nhiều hơn nữa cho việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh lao động kỹ thuật, tăng lao động ở khu vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và giảm lao động nông - lâm – ngư nghiệp. Tăng cường công tác quản lý theo chức năng về đào tạo, dạy nghề. Quan tâm thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng khó khăn, gia đình chính sách, dạy nghề cho lao động trong độ tuổi ở ngoại thành. Khuyến khích các cơ sở đào tạo, dạy nghề có các hình thức liên kết tổ chức đào tạo tại chỗ để nâng lên chất lượng đào tạo, phát triển các mô hình truyền nghề, dạy nghề, đào tạo lao động theo địa chỉ.
Cần có những cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút và sử dụng nhân lực trình độ chuyên môn kỹ thuật cao làm việc trong các ngành, lĩnh vực còn đang thiếu trên địa bàn. Chuyên gia cao cấp, nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao làm việc ở Thành phố được hưởng các ưu đãi về hỗ trợ thuê nhà ở, được ưu tiên cho thuê nhà, mua nhà theo quỹ nhà ở xã hội, làm việc cho cơ quan Nhà nước được trả lương hợp đồng theo cơ chế thị trường hoặc được bù trượt giá sinh hoạt.
Nâng cao toàn diện chất lượng đội ngũ giáo viên, đào tạo nguồn nhân lực cho khu kinh tế Vũng Áng. Tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như đầu tư cơ sở vật chất ở tất cả các ngành học, cấp học theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến, phục vụ thiết thực cho phát triển KT- XH, văn hóa của tỉnh, góp phần đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong đó phải kể đến Đại học Hà Tĩnh và các cơ sở dạy nghề đảm bảo đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Hà Tĩnh.
Thường xuyên điều tra, cập nhật đúng nhu cầu và tiến độ tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong KKT, nhu cầu học nghề, giải quyể việc làm của người lao động; tăng cường việc quảng bá, giới thiệu các cơ sở đào tạo tuyển sinh, cũng như giới thiệu và giải quyết việc làm cho người lao động. Xây dựng kế hoạch đào tạo và cung ứng nhân lực theo lộ trình cụ thể, phù hợp với tiến độ thực hiệc các dự án, sự phát triển chung của KKT Vũng Áng và các dự án lớn. Chỉ đạo các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thực hiện công tác đăng ký nhu cầu lao động, yêu cầu về kỹ thuật, ngành nghề đào tạo, cam kết số lượng và chất lượng cũng như thời gian tiếp nhận lao động.
Có cơ chế chính sách đặc thù về tuyển sinh, đào tạo, kêu gọi sinh viên tốt nghiệp, người lao động quê Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận về làm việc tại KKT Vũng Áng. Tăng cường liên kết đào tạo giữa trường Đại học Hà Tĩnh với các trường đại học, cao đẳng để đào tạo các mã ngành phục vụ KKT Vũng Áng. Các cơ sở đào tạo của tỉnh cần chuẩn bị các điều kiện để mở các mã ngành mới phù hợp với yêu cầu của KKT.
Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Các huyện, thành phố, thị xã, các xã, phường, thị trấn phải chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đào tạo hàng năm. Các cơ sở đào tạo phải đảm bảo chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Sàn giao dịch việc làm tại KKT Vũng Áng để thường xuyên mở sàn giao dịch việc làm, đào tạo kỹ năng lao động, cung ứng lao động theo yêu cầu cho các doanh nghiệp, các chủ đầu tư ở KKT Vũng Áng. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho công nhân tại KKT. Chú trọng triển khai kịp thời, đảm bảo chất lượng, tiến độ việc xây dựng nhà ở từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ.