8. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA KKT VŨNG ÁNG TRONG GIAI ĐOẠN
ĐOẠN VỪA QUA
2.3.1. Thực trạng về thu hút đầu tƣ
2.3.1.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư theo loại hình vốn đầu tư
Trong bối cảnh nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước đang gặp khó khăn về thu hút vốn đầu tư thì khu kinh tế Vũng Áng Tỉnh Hà Tĩnh nổi lên là “Địa chỉ đỏ” cho các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế. Xác định chính sách thu hút đầu tư sẽ là mấu chốt để triển khai có hiệu quả quy hoạch KKT, Hà Tĩnh đã xây dựng nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư. Hiện Hà Tĩnh đang là tỉnh xếp thứ 6 cả nước về thu hút đầu tư FDI.
Hiện nay, tại Vũng Áng có gần 350 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh và 68 doanh nghiệp được giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn hơn 16 tỷ USD. Đáng chú ý, khu kinh tế trọng điểm này liên tục thu hút nhiều công trình, dự án lớn mang tầm quốc gia và khu vực. Với việc thực hiện tốt công tác tổ chức, tiếp đón đoàn ra và đón tiếp đoàn vào trong năm 2013 tỉnh Hà Tĩnh đã làm thủ tục cho 101 đoàn với 1.169 lượt khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh. Tăng cường, mở rộng các hoạt động giao lưu, hữu nghị, hợp tác phát triển với nước ngoài. Thực hiện hoàn thành kế hoạch tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào. Việc thu hút, quản lý và thực hiện các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đạt kết quả khá. Ước cả năm 2013, giá trị thực hiện các dự án ODA đạt trên 722 tỷ đồng, trong đó vốn nước ngoài đạt trên 596 tỷ đồng. Cùng với việc ban hành các cơ chế chính sách của tỉnh về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào Khu kinh tế, công tác xây dựng quy hoạch được quan tâm ngay từ thời gian đầu thành lập, hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư được tăng cường, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tình hình thu hút đầu tư vào Khu kinh tế đã có những khởi sắc rõ nét. Số dự án đăng ký đầu tư tăng dần qua các năm cả về số lượng và quy mô đầu tư, đặc biệt là các dự án FDI Tổ chức thành công các hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.
Bảng 2.1: Số vốn đầu tƣ thu hút đƣợc theo loại hình vốn đầu tƣ giai đoạn 2007 – 2011
Năm
Đầu tƣ FDI Đầu tƣ trong nƣớc
Vốn ĐK (triệu USD) Vốn TH (triệu USD) Tỷ lệ thực hiện (%) Vốn ĐK (tỷ đồng) Vốn TH (tỷ đồng) Tỷ lệ TH (%) 2007 - - - 2.477 1.816,94 73,35 2008 7.884 330,8 4,20 29.709 10.000 33,66 2009 77 4 5,19 1.783 0 0,00 2010 332,034 6,185 1,86 411 10,5 2,55 T6/2011 264,8 1,3 0,49 127 6,5 5,12 Tổng 8.557,834 342.285 4,00 34.507 11.833,94 34,30
( Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng)
Nhìn vào bảng trên ta thấy tính đến 30/6/2011 Khu kinh tế Vũng Áng đã thu hút được 50 dự án đầu tư. Bao gồm: 22 dự án đầu tư FDI có tổng vốn đăng ký xấp xỉ 8.558 triệu USD, 28 dự án đầu tư trong nước có tổng vốn đăng ký tỷ 34.507 tỷ đồng. Trong đó có 1 dự án FDI đầu tư xây dựng hạ tầng Khu kinh tế, khu công nghệ cao và trường đào tạo nghề; các dự án còn lại là dự án đầu tư sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, trên địa bàn Khu kinh tế còn có 90 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng vốn đăng ký kinh doanh đạt 3.114 tỷ đồng. Tổng vốn thực hiện các dự án FDI trên địa bàn Khu kinh tế vào khoảng 342 triệu USD đạt 4 % tổng vốn đăng ký. Vốn thực hiện dự án đầu tư trong nước là 11.834 tỷ đồng đạt 34.30 % tổng vốn đăng ký. Đã có 16 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (6 FDI, 10 đầu tư trong nước). Với tổng vốn đăng ký là 11,185 triệu USD và 785 tỷ đồng. Vốn FDI thực hiện đạt 10% và vốn thực hiện trong nước đạt 87,8% (đầu tư trong nước).
2.3.1.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư theo lĩnh vực đầu tư vốn
Từ khi thành lập đến nay, nguồn vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KKT Vũng Áng bao gồm: Hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, huy động từ ngân sách địa phương và một phần từ nguồn tín dụng chuyên nghành JIBIC đầu tư hệ thống cấp nước sạch KCN Vũng Áng.Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và KKT Vũng Áng đến hết năm 2011 là 5.136 tỷ đồng. Xem xét quy mô đầu tư giai đoạn 2005-2011 cho thấy ngân sách TW có vai trò quan trọng đối với đầu tư cơ sở hạ tầng KKT Vũng Áng trong điều kiện địa phương còn nhiều khó khăn, huy động vốn từ các nguồn khác còn hạn chế. Nhờ đó từng bước hình thành kết cấu hạ tầng cơ bản, đặc biệt là hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại.
Số dự án đầu tư theo lĩnh vực giai đoạn 2007-2011 được thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Số dự án đầu tƣ theo lĩnh vực Giai đoạn 2007-2011
Lĩnh vực đầu tƣ Số lƣợng dự án Tỷ trọng Tổng VĐT đăng ký Tổng VĐT thực hiện Tỷ đồng Triệu USD Tỷ đồng Triệu USD
Đầu tư chế biến sản phẩm
nông, lâm, ngư nghiệp 11 22% 125 58,6 85 8,6 Đầu tư công nghiệp nặng,
CN đa ngành 29 58% 34,662 9997,43 29,112 1,665 Đầu tư các ngành dịch vụ 10 20% 52 333,1 10 10,7
( Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng)
Nhìn chung số lượng vốn và quy mô các dự án đầu tư công nghiệp nặng và công nghiệp đa ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ trọng 58% trong số lượng dự án và tổng vốn đầu tư thực hiện. Tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới 34,662 tỷ đồng tỷ lệ thực hiện gần 84%. Lĩnh vực chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 22% tỷ trọng với vốn đăng ký 125 tỷ đồng, vốn thực hiện 85 tỷ đồng chiếm
68%. Lĩnh vực dịch vụ có 10 dự án chiếm 20% vốn đăng ký ước tính khoảng 52 tỷ đồng tuy nhiên tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký chỉ chiếm 20%.
Quy mô đầu tư bình quân cho một dự án trong ngành nông – lâm - ngư nghiệp tương đối nhỏ so với các ngành khác, trong đó các dự án đầu tư vào thủy sản có quy mô nhỏ nhất, khoảng 3 triệu USD. Ngành công nghiệp và xây dựng có quy mô lớn nhât khoảng 57 triệu USD trong đó vốn lớn nhất là các dự án thăm dò và khai thác dầu khí ( 93 triệu USD/ dự án). Ngành dịch vụ có quy mô đầu tư trung bình khoảng 33 triệu USD/dự án. Trong ngành dịch vụ ,vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Vốn đầu tư trung bình của các dự án này khá lớn, gần 30 triệu USD/dự án khách san, gần 35 triệu USD/ tổ hợp văn phòng căn hộ cho thuê và trên 60 triệu USD/dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp.
Số vốn đầu tư và quy mô vốn đầu tư/dự án vào KKT Vũng Áng không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2007 - 2011 là do cơ sở hạ tầng trong KKT ngày càng hoàn thiện và đồng bộ hơn, KKT đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mình trong quá trình phát triển, tỉnh Hà Tĩnh đang đổi mới cơ chế chính sách thông thoáng hơn... Chính những điều này làm cho KKT Vũng Áng đang ngày càng trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
2.3.2. Thực trạng phát triển các ngành trong KKT Vũng Áng và Hà Tĩnh
2.3.2.1. Các ngành công nghiệp:
a) Thực trạng các dự án công nghiệp
Ngành công nghiệp là một trong những ngành có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước cũng như của tỉnh Hà Tĩnh. Mặc dầu đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng hợp lý trong đầu tư nhưng nhìn chung sự tăng trưởng và hiệu quả của đầu tư trong lĩnh vực này là chưa tương xứng với số vốn bỏ ra. Thời gian thu hồi vốn khá dài nên để đánh giá hiệu quả là chưa thể chính xác được
KKT Vũng Áng là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Dịch vụ cảng biển - công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp. Trong đó trọng tâm là dịch vụ cảng biển, công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu (mỏ sắt Thạch Khê, mỏ titan,...). Các ngành công nghiệp gắn với việc khai thác cảng biển, các ngành công nghiệp khai thác nguồn nguyên liệu trong vùng cũng như nhập khẩu, đặc biệt là từ Lào và Thái Lan, các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu.Cụm cảng Vũng Áng – Sơn Dương là cụm cảng duy nhất trong khu vực Bắc Trung Bộ cũng như Bắc Bộ có khả năng phát triển cảng nước sâu. Trong đó: Đặc biệt phải kể đến 2 dự án trọng điểm quy mô quốc gia, có vai trò quyết định cho sự phát triển của Khu kinh tế Vũng Áng trong tương lai, phát huy tiềm năng lợi thế về cụm cảng nước sâu và quy hoạch phát triển công nghiệp nặng. Đó là Dự án Khu liên hợp gang thép và cụm cảng Vũng Áng- Sơn Dương của Tập đoàn Formosa Đài Loan và Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 của Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN.
- Dự án Khu liên hợp gang thép và cụm cảng Vũng Áng - Sơn Dương:
+ Khu liên hợp gang thép: Đến nay các đơn vị thi công đã san lấp, tôn cao mặt bằng khu liên hợp gang thép được 140ha, đưa tổng diện tích mặt bằng được tôn cao, san lấp lên 450ha, độ cao so với mực nước biển từ 4,5 đến 5m. Gói thầu mặt bằng Khu liên hợp gang thép trị giá 260 triệu euro. Hoàn thành thảm nhựa đường trục chính rộng 60m, dài 5,6km trong Khu liên hợp gang thép. Để đẩy nhanh tiến độ thi công, hàng ngày có hơn 2.000 phương tiện thiết bị vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị trên tuyến đường này. Tháng 10/2013 hoàn thành lò cao số 1, khu liên hợp thép đi vào hoạt động. Tháng 10/2014 hoàn thành lò cao số 2.
+ Cụm cảng Vũng Áng- Sơn Dương: Được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 12/6/2008 với vốn đăng ký 7,879 tỷ USD. Dự án đầu tư xây dựng Khu liên hợp gang thép quy mô 15 triệu tấn/năm (giai đoạn 1 công suất 7,5 triệu tấn/năm) và cảng Vũng Áng có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 5 vạn tấn, riêng cảng Sơn Dương có thể tiếp nhận tàu 20 vạn tấn. Tổng công suất tiềm năng của
cụm cảng Vũng Áng – Sơn Dương là khoảng 48 triệu tấn hàng hoá/năm. Theo thiết kế giai đoạn 1 cảng Sơn Dương gồm một tổ hợp 12 cầu cảng cho tàu từ 5 vạn tấn đến tàu 30 vạn tấn, một tổ hợp cầu cảng có mái che để bảo quản hàng hóa khi có mưa bão, một tổ hợp cầu làm dịch vụ sữa chữa tàu. Dự án có quy mô sử dụng đất 3.221 ha. Tiến độ: Tháng 10/2013 hoàn thành cảng Sơn Dương.
Tập đoàn Formosa cũng đã đầu tư xây dựng khu hành chính trên diện tích 25 ha. Đến cuối tháng 7/2011 đã hoàn thành nhà lắp ghép đủ chỗ cho 400 cán bộ, chuyên gia ở. Ngoài ra, 4 nhà cao 9 tầng làm trụ sở làm việc ở đây đã xong phần móng và 9 khu nhà 5 tầng làm ký túc xã cho cán bộ, chuyên gia, công nhân đã hoàn chỉnh tầng 1. Nhu cầu nước cho hoạt động chế tạo gang thép là 620.000m3/ngày đêm. Tập đoàn Formosa đầu tư xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước dài 26km từ các hồ chứa Sông Trí, Rào Trổ, đập dâng Lạc Tiến ở huyện Kỳ Anh về khu liên hợp gang thép. Trong tháng 7/2011 công tác thiết kế nhà máy nhiệt điện gồm 10 tổ máy có tổng công suất 1.500MW để tự cung cấp điện cho chế tạo gang thép và hoạt động của cảng đã được tiến hành. Theo báo cáo của Tập đoàn Formosa, toàn bộ công tác chuẩn bị cho thi công đồng bộ các hạng mục đã làm xong; hợp đồng về thiết bị, gói thầu thi công cũng đã ký với nhà thầu các nước. Quý III năm 2011 thi công toàn diện các hạng mục trên công trường. Đồng thời với dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương, nhà đầu tư cũng đang tích cực nghiên cứu lập Dự án nhà máy lọc hoá dầu với công suất 16 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư gần 12,5 tỷ USD. Hiện đã tổ chức báo cáo dự án lần thứ hai với tỉnh Hà Tĩnh, đang nghiên cứu, hoàn thiện dự án trình Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương xem xét, thẩm định.
- Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1:
Được cấp chứng nhận đầu tư ngày 12/02/2008, dự án đầu tư Nhà máy nhiệt điện công suất 1.200MW, với vốn đăng ký 1,56 tỷ USD. Chủ đầu tư là Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Tổng công ty lắp máy Việt Nam LiLaMa làm tổng thầu xây lắp. Đến nay các hạng mục đang được nhà thầu đồng loạt triển khai, tiến độ thi công chung của Dự án hiện đang vượt trước tiến độ các bên ký kết hơn 2 tháng,
vốn đầu tư thực hiện đạt 10.000 tỷ đồng. Dự kiến tháng 9/2012 tổ máy số 1 công suất 600MW của nhà máy sẽ phát điện hoà điện lưới quốc gia, tổ máy số 2 sẽ phát điện vào quý I năm 2013
Với sự phát triển của cảng biển sẽ kéo theo ngành đóng tàu và các ngành phụ trợ sẽ phát triển. Khu kinh tế Vũng Áng được quy hoạch trên khu vực có diện tích đất rộng lớn, hiện đang là khu vực sản xuất nông nghiệp năng suất thấp, gắn với cụm cảng nước sâu và tiềm năng phát triển công nghiệp luyện thép sử dụng quặng một phần (khoảng 30 - 50%) từ mỏ sắt Thạch Khê. Mỏ Thạch Khê cách Khu kinh tế Vũng Áng khoảng 60 km, có trữ lượng 544 triệu tấn, nằm trên diện tích khoảng 200 ha ở ven biển Hà Tĩnh, được đánh giá có trữ lượng lớn vào hàng nhất nhì khu vực Đông Nam Á, việc khai thác và xây dựng khu liên hợp thép từ mỏ Thạch Khê sẽ đáp ứng nhu cầu ít nhất 7,62 triệu tấn tinh quặng/năm với hàm lượng 61% Fe và chủ động 90% phôi thép trong vòng 70 - 80 năm. Trong xu thế nguồn và giá quặng sắt trên thế giới ngày càng lên cao, việc mở mỏ Thạch Khê và tiến hành xây dựng khu liên hợp luyện kim được coi là cơ hội lớn của thị trường thép Việt Nam.
Qua tham khảo mô hình xây dựng của tập đoàn thép Posco của Hàn Quốc cho thấy để phát triển tổ hợp công nghiệp thép tại KKT Vũng Áng, cần dành quỹ đất khoảng 700 ha cho nhà máy luyện thép, khoảng 1.000 ha cho các ngành công nghiệp chế biến thép và công nghiệp sản xuất, lắp ráp sử dụng nguyên liệu đầu vào là sản phẩm thép tại khu vực gần cảng nước sâu. Ngoài công nghiệp luyện thép, tại Khu kinh tế Vũng Áng có thể phát triển các ngành công nghiệp như: Công nghiệp hậu thép, công nghiệp đóng tàu (tiềm năng đóng - sửa tàu 20 vạn tấn), các ngành công nghiệp khai thác lợi thế gần cảng biển và các ngành công nghiệp khai thác nguồn nguyên liệu từ các vùng lân cận cũng như từ Lào và Đông Bắc Thái Lan.
- Dự án tổng kho xăng dầu và khí hóa lỏng:
Dự án này có tổng mức đầu tư 490 tỷ đồng, gồm kho xăng dầu với tổng sức chứa 110.000m3, Kho khí hóa lỏng với sức chứa 3.285 tấn, hệ thống cầu cảng
liên hoàn: Cảng xăng dầu 15.000 DWT và bến xuất nhập khí hóa lỏng 3.000DWT. Dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng năm 2010.
- Dự án khách sạn 5 sao và VP cho thuê của công ty Hunman City:
Dự án đầu tư nước ngoài có vốn đăng ký 78,6 triệu USD, với 3 khu chức năng: Khu khách sạn cao 8 tầng với 202 phòng nghỉ, khu khách sạn kết hợp