8. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp
1.2.2. Thực tiễn sự phát triển KKT trong vùng Duyên hải Miền Trung
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị - kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh, có ý nghĩa chiến lược và lợi thế quan trọng trong việc mở rộng giao lưu kinh tế, đồng thời là điểm trung chuyển hàng hoá với các tỉnh Tây nguyên, Lào, Campuchia, Đông Bắc, Thái Lan, Myanmar và cửa ra của các tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây nối với đường hàng hải quốc tế và giao lưu hàng hoá với các quốc gia trên thế giới. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh, thành phố (Từ Thanh Hoá cho đến Bình Thuận). Hầu hết, các Khu kinh tế của Việt Nam được tập trung xây dựng và phát triển nhiều nhất ở vùng này. Theo số liệu thống kê của Vụ quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất ( Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến nay các tỉnh ven biển miền Trung đã hình thành và phát triển 10 KKT và một KKT đang được xây dựng để đưa vào hoạt động ( KKT Đông Nam Quảng Trị). Lợi thế rõ nhất của các KKT miền trung vẫn là các cảng nước sâu, như KKT Dung Quất, Vũng Áng, Nghi Sơn, Chân Mây, Vân Phong... đã và đang là điểm hấp dẫn của các nhà đầu tư với những dự án đầu tư công nghiệp nặng, bảo đảm cho việc phát triển bền vững các KKT. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tiện ích ở các KKT miền trung đã được đầu tư bằng mọi nguồn vốn, từng bước tập trung đầu tư chiều sâu, với tổng nguồn vốn lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Trong năm 2011, các KKT ven biển đạt tổng doanh thu khoảng 8 tỷ đô la Mỹ, xuất khẩu đạt hơn 01 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 20 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh các lợi ích kinh tế, các KKT ven biển còn tạo điều kiện cho các địa phương giải quyết việc làm, thu hút lao động có trình độ tay nghề cao. Đến nay, các KKT ven biển đã giải quyết việc làm cho khoảng 30 nghìn lao động. Trong đó, đáng chú ý là các dự án: Nhà máy lọc dầu Dung Quất với 2 nhà máy lọc dầu số 1 và số 2, nhà máy Polypropylene, liên hợp khu công nghiệp tàu thuỷ, nhà máy cơ khí nặng Doosan, nhà máy luyện cán thép Ty coons, nhà máy ô tô Trường Hải ở Chu Lai, nhà máy lọc dầu trung tâm nhiệt điện, nhà máy đóng tàu tại Nghi Sơn, Khu liên hợp cán thép, nhà máy đóng tàu, trung tâm nhiệt điện tại
Vũng Áng…, trong đó có khoảng 60 dự án với hơn 400 triệu USD đã đi vào hoạt động (không kể nhà máy lọc dầu Dung Quất với vốn đầu tư 2,5 tỉ USD).[16]
Bảng 1.1: Danh sách các KKT ở ven biển Miền Trung tính đến tháng 11/2011 TT Danh sách các Khu kinh tế Địa phƣơng thành lập Thời điểm thành lập Diện tích (ha)
1 Chu Lai Quảng Nam 5/6/2003 27.040
2 Dung Quất Quảng Ngãi 21/3/2005 10.300
3 Nhơn Hội Bình Định 14/6/2005 12.000
4 Chân Mây – Lăng Cô Thừa Thiên Huế 05/1/2006 27.108
5 Vũng Áng Hà Tĩnh 3/4/2006 22.781
6 Vân Phong Khánh Hoà 25/4/2006 150.000
7 Nghi Sơn Thanh Hóa 15/5/2006 18.612
8 Đông Nam Nghệ An Nghệ An 11/6/2007 18.826
9 Nam Phú Yên Phú Yên 29/4/2008 20.730
10 Hòn La Quảng Bình 10/6/2008 10.000
11 Đông Nam Quảng Trị Quảng Trị 27/2/2010 23.460
( Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư )
1.2.3. Các tác động của KKT đến sự phát triển kinh tế - Xã hội của đất nƣớc
- Thúc đẩy phát triển kinh tế
KKT thành lập đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tác động mạnh mẽ đến Kinh tế- Xã hội đất nước trên nhiều lĩnh vực như: Khôi phục được các ngành nghề thủ công truyền thống phục vụ cho các KKT như gia công, tái chế, xây dựng, lắp ráp nhà xưởng. tạo việc làm cho người lao động và góp phần ổn định an ninh, quốc phòng. Các KKT hiện đã giải quyết việc làm cho khoảng 30 nghìn lao động, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, sự phát triển của các KKT đã trực tiếp tác động đến hàng chục vạn lao động.
- Đổi mới được công nghệ, nâng cao tiềm lực KH - CN cho đất nước
KKT ra đời đã giúp chuyển giao được công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các dự án đầu tư nước ngoài, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển theo hướng hiện đại. Các doanh nghiệp trong nước đã sớm nắm bắt được công nghệ mới, phương pháp quản lý tiên tiến từ nước ngoài, tác phong lao động công nghiệp. Đồng thời, có được tầm nhìn chiến lược phù hợp để có thể cạnh tranh với các DN nước ngoài.
Nhìn chung việc hình thành các KKT còn bị động, chủ yếu theo yêu cầu của các địa phương. Đầu tư cho các KKT khá nhiều so với mục tiêu và tiềm năng thế mạnh của địa phương. Việc thu hút doanh nghiệp vào các KKT chưa nhiều. So với mục tiêu đã được khẳng định tại các quyết định thành lập KKT thì từ khi triển khai xây dựng các KKT ở Việt Nam cho đến nay mới thực hiện được một phần nhỏ. Nhìn chung, mô hình quản lý, cơ chế hoạt động và các chính sách đối với các KKT chưa thống nhất, chưa đồng bộ với các quyết định thành lập KKT, nên khi triển khai rất lúng túng và gặp nhiều khó khăn.
Chƣơng II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KKT VŨNG ÁNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KT - XH CỦA TỈNH HÀ TĨNH
2.1. KHÁI QUÁT KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG:
Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh được chính thức thành lập tại Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ.Theo Đề án “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020”, phê duyệt Vũng Áng được xác định là KKT ưu tiên xây dựng trong phương hướng phát triển chung của hệ thống 15 KKT ven biển, trở thành KKT trọng điểm ở miền Trung, là cửa mở hướng ra biển và theo hướng hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây. KKT có tổng diện tích tự nhiên 22.781 ha. Bao gồm 9 xã nằm ở phía Nam huyện Kỳ Anh. Có tính chất KKT tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực trong đó trọng tâm là phát huy các thế mạnh, tiềm năng nhằm phát triển công nghiệp luyện kim, nghành công nghiệp gắn với khai thác cảng biển, công nghiệp xuất khẩu. Việc xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và tạo sự liên kết phát triển giữa các tỉnh Duyên hải Bắc Trung bộ, đưa miền Trung hội nhập với sự phát triển của cả nước
2.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KKT VŨNG ÁNG TRIỂN KKT VŨNG ÁNG
2.2.1.Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
Khu kinh tế Vũng Áng nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, thuộc huyện Kỳ Anh. Khu kinh tế có diện tích tự nhiên 22.781ha, được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp các xã: Kỳ Khang, Kỳ Thọ, Kỳ Hải, Kỳ Hưng và Thị trấn Kỳ Anh thuộc huyện Kỳ Anh, phía Đông giáp biển Đông. KKT Vũng Áng có các lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị thuận lợi cho sự phát triển lâu dài và ổn định, nằm ở trung tâm giữa 2 thành phố lớn có sẵn sân bay là Vinh và Đồng Hới, trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng,
tuyến trục Bắc Nam và Đông Tây của miền Trung, trên hành lang của tuyến đường hàng hải quốc tế, là cửa ngõ hướng biển của các nước trong tiểu khu vực Mê Kông mở rộng, đặc biệt là với các nước Lào, Thái Lan. Vị trí trên rất thuận lợi để Vũng Áng trở thành một trung tâm đặc biệt quan trọng trong quan hệ hợp tác, giao lưu hàng hoá, dịch vụ giữa các tỉnh miền Trung Việt Nam và với vùng Trung, Thượng Lào và Đông Bắc Thái Lan, điểm trung chuyển để khu vực này tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực.
Khu kinh tế Vũng Áng là nơi có điều kiện về tài nguyên thiên nhiên như các mỏ quặng kết hợp cụm cảng nước sâu là tiềm năng để phát triển công nghiệp luyện thép. Mỏ Thạch Khê có trữ lượng 544 triệu tấn, nằm trên diện tích khoảng 200 ha ở ven biển Hà Tĩnh, được đánh giá có trữ lượng lớn vào hàng nhất nhì khu vực Đông Nam Á., Mỏ titan với trữ lượng chiếm 1/3 trữ lượng của cả nước. Hà Tĩnh thuộc vùng du lịch Bắc bộ, tiểu vùng du lịch Nam Bắc bộ gồm Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong chiến lược phát triển chung của cả nước, du lịch Hà Tĩnh được xác nhận là một điểm quan trọng trên tuyến xuyên Việt có tính chất trung chuyển.
2.2.2. Nguồn lao động
Hà Tĩnh có nền giáo dục ở tốt đầu quốc gia, nguồn lao động dồi dào, nhân dân chịu thương, chịu khó. Quy hoạch nguồn nhân lực được tỉnh quan tâm, chú trọng, ưu tiên đầu tư nhằm đáp ứng nguồn nhân lực tại chỗ trước mắt cũng như lâu dài cho phát triển khu kinh tế Vũng Áng, đặc biệt là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
2.2.3. Nguồn vốn đầu tƣ
Vốn đầu tư và khả năng thu hút vốn đầu tư là nhân tố quyết định sự phát triển của KKT, ảnh hưởng tới quy mô của các KKT và có đóng góp rất lớn vào sự phát triển của KKT. Để thu hút vốn đầu tư có hiệu quả các KKT phải chiếm được lợi thế, tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao, môi trường đầu tư ở một địa phương ảnh hưởng rất nhiều đến các ưu đãi, cơ hội và hiệu quả hoạt động của các DN. Môi trường đó tạo ra nhiều cơ hội hơn để các doanh
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA KKT VŨNG ÁNG TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA ĐOẠN VỪA QUA
2.3.1. Thực trạng về thu hút đầu tƣ
2.3.1.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư theo loại hình vốn đầu tư
Trong bối cảnh nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước đang gặp khó khăn về thu hút vốn đầu tư thì khu kinh tế Vũng Áng Tỉnh Hà Tĩnh nổi lên là “Địa chỉ đỏ” cho các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế. Xác định chính sách thu hút đầu tư sẽ là mấu chốt để triển khai có hiệu quả quy hoạch KKT, Hà Tĩnh đã xây dựng nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư. Hiện Hà Tĩnh đang là tỉnh xếp thứ 6 cả nước về thu hút đầu tư FDI.
Hiện nay, tại Vũng Áng có gần 350 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh và 68 doanh nghiệp được giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn hơn 16 tỷ USD. Đáng chú ý, khu kinh tế trọng điểm này liên tục thu hút nhiều công trình, dự án lớn mang tầm quốc gia và khu vực. Với việc thực hiện tốt công tác tổ chức, tiếp đón đoàn ra và đón tiếp đoàn vào trong năm 2013 tỉnh Hà Tĩnh đã làm thủ tục cho 101 đoàn với 1.169 lượt khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh. Tăng cường, mở rộng các hoạt động giao lưu, hữu nghị, hợp tác phát triển với nước ngoài. Thực hiện hoàn thành kế hoạch tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào. Việc thu hút, quản lý và thực hiện các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đạt kết quả khá. Ước cả năm 2013, giá trị thực hiện các dự án ODA đạt trên 722 tỷ đồng, trong đó vốn nước ngoài đạt trên 596 tỷ đồng. Cùng với việc ban hành các cơ chế chính sách của tỉnh về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào Khu kinh tế, công tác xây dựng quy hoạch được quan tâm ngay từ thời gian đầu thành lập, hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư được tăng cường, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tình hình thu hút đầu tư vào Khu kinh tế đã có những khởi sắc rõ nét. Số dự án đăng ký đầu tư tăng dần qua các năm cả về số lượng và quy mô đầu tư, đặc biệt là các dự án FDI Tổ chức thành công các hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.
Bảng 2.1: Số vốn đầu tƣ thu hút đƣợc theo loại hình vốn đầu tƣ giai đoạn 2007 – 2011
Năm
Đầu tƣ FDI Đầu tƣ trong nƣớc
Vốn ĐK (triệu USD) Vốn TH (triệu USD) Tỷ lệ thực hiện (%) Vốn ĐK (tỷ đồng) Vốn TH (tỷ đồng) Tỷ lệ TH (%) 2007 - - - 2.477 1.816,94 73,35 2008 7.884 330,8 4,20 29.709 10.000 33,66 2009 77 4 5,19 1.783 0 0,00 2010 332,034 6,185 1,86 411 10,5 2,55 T6/2011 264,8 1,3 0,49 127 6,5 5,12 Tổng 8.557,834 342.285 4,00 34.507 11.833,94 34,30
( Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng)
Nhìn vào bảng trên ta thấy tính đến 30/6/2011 Khu kinh tế Vũng Áng đã thu hút được 50 dự án đầu tư. Bao gồm: 22 dự án đầu tư FDI có tổng vốn đăng ký xấp xỉ 8.558 triệu USD, 28 dự án đầu tư trong nước có tổng vốn đăng ký tỷ 34.507 tỷ đồng. Trong đó có 1 dự án FDI đầu tư xây dựng hạ tầng Khu kinh tế, khu công nghệ cao và trường đào tạo nghề; các dự án còn lại là dự án đầu tư sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, trên địa bàn Khu kinh tế còn có 90 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng vốn đăng ký kinh doanh đạt 3.114 tỷ đồng. Tổng vốn thực hiện các dự án FDI trên địa bàn Khu kinh tế vào khoảng 342 triệu USD đạt 4 % tổng vốn đăng ký. Vốn thực hiện dự án đầu tư trong nước là 11.834 tỷ đồng đạt 34.30 % tổng vốn đăng ký. Đã có 16 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (6 FDI, 10 đầu tư trong nước). Với tổng vốn đăng ký là 11,185 triệu USD và 785 tỷ đồng. Vốn FDI thực hiện đạt 10% và vốn thực hiện trong nước đạt 87,8% (đầu tư trong nước).
2.3.1.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư theo lĩnh vực đầu tư vốn
Từ khi thành lập đến nay, nguồn vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KKT Vũng Áng bao gồm: Hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, huy động từ ngân sách địa phương và một phần từ nguồn tín dụng chuyên nghành JIBIC đầu tư hệ thống cấp nước sạch KCN Vũng Áng.Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và KKT Vũng Áng đến hết năm 2011 là 5.136 tỷ đồng. Xem xét quy mô đầu tư giai đoạn 2005-2011 cho thấy ngân sách TW có vai trò quan trọng đối với đầu tư cơ sở hạ tầng KKT Vũng Áng trong điều kiện địa phương còn nhiều khó khăn, huy động vốn từ các nguồn khác còn hạn chế. Nhờ đó từng bước hình thành kết cấu hạ tầng cơ bản, đặc biệt là hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại.
Số dự án đầu tư theo lĩnh vực giai đoạn 2007-2011 được thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Số dự án đầu tƣ theo lĩnh vực Giai đoạn 2007-2011
Lĩnh vực đầu tƣ Số lƣợng dự án Tỷ trọng Tổng VĐT đăng ký Tổng VĐT thực hiện Tỷ đồng Triệu USD Tỷ đồng Triệu USD
Đầu tư chế biến sản phẩm
nông, lâm, ngư nghiệp 11 22% 125 58,6 85 8,6 Đầu tư công nghiệp nặng,
CN đa ngành 29 58% 34,662 9997,43 29,112 1,665 Đầu tư các ngành dịch vụ 10 20% 52 333,1 10 10,7
( Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng)
Nhìn chung số lượng vốn và quy mô các dự án đầu tư công nghiệp nặng và công nghiệp đa ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ trọng 58% trong số lượng dự án và tổng vốn đầu tư thực hiện. Tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới 34,662 tỷ đồng tỷ lệ thực hiện gần 84%. Lĩnh vực chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 22% tỷ trọng với vốn đăng ký 125 tỷ đồng, vốn thực hiện 85 tỷ đồng chiếm
68%. Lĩnh vực dịch vụ có 10 dự án chiếm 20% vốn đăng ký ước tính khoảng 52 tỷ đồng tuy nhiên tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký chỉ chiếm 20%.
Quy mô đầu tư bình quân cho một dự án trong ngành nông – lâm - ngư