Thực trạng về lao động, việc làm

Một phần của tài liệu Tác động của khu kinh tế Vũng áng đến sự phát triển kinh tế xã hội trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn đến năm 2020 (Trang 46)

8. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp

2.3.4Thực trạng về lao động, việc làm

2.3.4.1. Về Số lượng lao động

Bảng 2.4: Số lƣợng lao động làm việc trong Khu kinh tế

( Đơn vị: Người) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số Số lao động làm việc trong KKT 1.273 1.000 1.365 2.020 5.840 11.498 Khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài 485 371 386 160 927 2.329

( Nguồn: Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng)

Theo bảng số liệu thống kê trên, đến thời điểm năm 2011 có trên 11.498 lao động đang làm việc cho các doanh nghiệp, các dự án đầu tư tại KKT Vũng Áng. Trong đó, số lao động của Khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 20,3%. Ngoài ra, KKT còn là nơi tập trung hàng vạn lao động thời vụ làm việc cho các đơn vị thi công thực hiện xây dựng, triển khai các dự án đầu tư.

Một số dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như: Dự án Formosa có 312 lao động làm việc cho Công ty (250 lao động Việt Nam và 62 lao động nước ngoài) và hơn 5.000 chuyên gia, kỹ sư, công nhân kỹ thuật đang làm việc cho 66 Nhà thầu thi công các hạng mục công trình của Dự án, Nhiệt điện Vũng Áng 1 có 479 lao động quản lý, vận hành làm việc cho Dự án (129 kỹ sư và 350 công nhân kỹ thuật) và hơn 3.500 chuyên gia, kỹ sư, công nhân kỹ

thuật đang xây dựng các hạng mục công trình, Công ty XNK thuỷ sản nam Hà Tĩnh có 392 lao động, Công ty cổ phần Cảng Vũng Áng Việt - Lào có 209 lao động. Theo số liệu điều tra nhu cầu lao động từ các nhà đầu tư đăng ký đến ngày 15/12/2010, giai đoạn 2011- 2015 KKT Vũng Áng cần 74.124 lao động phổ thông và có tay nghề các lĩnh vực.

2.3.4.2. Chất lượng lao động

Hiện nay các lực lượng lao động làm việc tại Vũng Áng hầu hết đã qua đào tạo, một số ít lao động phổ thông chủ yếu làm việc trong các nhà máy chế biến thủy sản và xuất khẩu gỗ băm dăm. Các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh đã tổ chức đào tạo cho 3.023 sinh viên, học viên phục vụ nhu cầu doanh nghiệp tại KKT Vũng Áng. Trong đó: Đại học và bồi dưỡng chuyên ngành 166 người, cao đẳng nghề 956 người, trung cấp nghề 1.552 người, sơ cấp nghề 349 người. Gồm các ngành, nghề sau: Nhóm nghề điện: 624 người, hàn 689 người, may công nghiệp: 181 người, chế biến món ăn: 30 người, sửa chữa máy tính: 26 người, vận hành máy nâng chuyển: 50 người, vận hành máy thi công: 215 người, công nghệ ô tô: 129 người, lái xe ô tô hạng C trở lên: 319 người, luyện cán thép: 309 người, các nghề khác: 285 người.

Các doanh nghiệp đầu tư vào KKT Vũng Áng tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, luyện kim, cầu cảng, hóa dầu, nhiệt điện, thương mại và dịch vụ, sử dụng lao động kỹ thuật cao. Trong đó: Kỹ sư, cán bộ kỹ thuật 10,3%, công nhân lành nghề 24%, cán bộ quản lý doanh nghiệp 17,24%, nhân viên hành chính 18,1%.

2.3.4.3. Chế độ đối với người lao động

Mức lương bình quân lao động trong KKT khoảng 3 triệu đồng/ tháng. Một số doanh nghiệp có mức lương bình quân cao như Công ty TNHH Formosa Hà Tĩnh: 8,5 triệu đồng/ tháng. Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1: 7 triệu đồng/ tháng. Các chế độ đối với người lao động được doanh nghiệp, chủ đầu tư thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về lao động tiền lương, bảo hiểm, công đoàn thường xuyên kiểm tra, phát hiện và kịp thời xử lý việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ đối với người lao động của các doanh

nghiệp hoạt động tại Vũng Áng, tạo mọi điều kiện để lao động địa phương, lao động đến từ các vùng miền yên tâm làm ăn, gắn bó lâu dài với KKT. Tạo việc làm, chuyển đổi nghề cho con em vùng tái định cư; thúc đẩy đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của khu vực; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu Tác động của khu kinh tế Vũng áng đến sự phát triển kinh tế xã hội trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn đến năm 2020 (Trang 46)