1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÁC ĐỘNG CỦA KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH THPT TẠI THỊ XÃ KỲ ANH TỈNH HÀ TĨNH

121 463 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Bởi vậy, chúng em quyết định chọn đề tài: “Tác động của KKT Vũng Áng đến việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT trên địa bàn thị xã Kỳ Anh”, với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn về hoạt

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

1 Lí do chọn đề tài……… 4

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……… 5

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu……… 5

4 Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu……… 6

5 Phương pháp nghiên cứu……… 6

6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học……… 7

7 Đóng góp (tính sáng tạo) của đề tài……… 8

8 Cấu trúc của đề tài……… 9

B – Phần nội dung 10 Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài……… 10

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu……… 10

1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới……… 10

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước……… 11

1.1.3 Các công trình nghiên cứu về KKT Vũng Áng……… 13

1.2 Một số khái niệm về nghề nghiệp……… 13

1.2.1 Khái niệm về nghề nghiệp……… 13

1.2.2 Một số vấn đề cơ bản về nghề và sự lựa chọn nghề nghiệp…… 14

1.2.3 Định hướng nghề nghiệp của học sinh……… 16

1.3 Cơ sở hình thành nhu cầu định hướng nghề……… 17

1.3.1 Mối quan hệ giữa giáo dục phổ thông và ……… 18

1.3.2 Cơ sở khoa học của hoạt động hướng nghiệp……… 21

1.3.3 Một số quan điểm của Đảng và nhà nước ……… 23

1.3.4 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT……… 27

1.4 Một số nguyên nhân dẫn đến sai lầm trong chọn nghề ……… 30

Chương 2 Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu………. 34

2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu ……… 34

2.1.1 Vài nét về thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh……… 34

2.1.2 Vài nét về khu kinh tế Vũng Áng……… 37

2.2 Vài nét về khách thể nghiên cứu……… 44

2.2.1 Trường THPT Lê Quảng Chí……… 44

2.2.2 Trường THPT Kỳ Anh……… 45

2.3 Cách thức tổ chức nghiên cứu……… 46

2.4 Phương pháp nghiên cứu ……… 49

Chương 3: Kết quả nghiên cứu……… 52

Trang 2

3.1 Khảo sát tình hình lao động việc làm tại KKT Vũng Áng………… 52

3.1.1 Các nhóm ngành đang được phát triển tại KKT Vũng Áng 52 3.1.2 Tình hình lao động làm việc tại KKT Vũng Áng……… 62

3.1.3 Lao động tại KKT Vũng Áng – cơ hội và thách thức ………… 76

3.2 Khảo sát xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh ………… 78

3.2.1 Xu hướng lựa chọn của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT 78 3.2.2 Các ngành nghề được lựa chọn……… 80

3.2.3 Những khó khăn và thuận lợi khi lựa chọn nghề nghiệp ………… 82

3.2.4 Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp……… 84

3.2.5 Mong muốn về một nghề nghiệp trong tương lai……… 86

3.3 Đánh giá tác động của khu kinh tế Vũng Áng ……… 87

3.3.1 Đối với học sinh ……… 87

3.3.2 Đối với phụ huynh……… 91

3.3.3 Đối với giáo viên và nhà trường……… 92

3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp ……… 95

3.4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp……… 95

3.4.2 Những giải pháp cơ bản……… 101

3.4.3 Kiểm chứng tính khả thi của giải pháp……… 113

C – Phần kết luận và kiến nghị 116 1 Kết luận……… 116

2 Kiến nghị……… 117

Tài liệu tham khảo……… 119

Trang 3

A – PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Từ năm 2006 khi Chính phủ quyết định thành lập Khu kinh tế Vũng Áng,theo đề án “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đếnnăm 2020” Diện mạo quê hương Hà Tĩnh nói chung và mảnh đất phía Nam KỳAnh nói riêng đã có bước phát triển vượt bậc Khu kinh tế Vũng Áng với hạtnhân phát triển là cụm cảng biển nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương Đây là khuvực có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu quốc tế, nằm trên hành lang của cáctuyến hàng hải quốc tế, là cửa ngõ ra biển của Lào và Thái Lan thông quaQL12A, cảng Vũng Áng - Sơn Dương Đồng thời, khu vực quy hoạch khu kinh

tế Vũng Áng có QL1A, xa lộ Bắc Nam đi qua (và tương lai sẽ đấu nối với đườngsắt Quốc gia) Đây cũng là khu vực có quỹ đất lớn, sản xuất nông nghiệp ít hiệuquả, phù hợp cho xây dựng các công trình công nghiệp và đô thị Điều kiện tựnhiên của khu vực Vũng Áng tương đối thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái,nghỉ dưỡng Việc xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng sẽ góp phần quan trọng thúcđẩy tăng trưởng của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và tạo sự liên kết phát triển giữa cáctỉnh Duyên hải Bắc Trung bộ, đưa miền Trung hội nhập với sự phát triển của cảnước Trong những năm qua, khu vực Vũng Áng đã được sự quan tâm chỉ đạocủa các cấp chính quyền, bước đầu đã có những bước đi nhằm phát huy các tiềmnăng và lợi thế của khu vực này, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tếvùng ven biển Việt Nam

KKT Vũng Áng đã có nhiều đóng góp lớn cho tỉnh Hà Tĩnh Cụ thể năm

2010 tổng thu ngân sách tại KKT Vũng Áng mới đạt 719 tỷ đồng nhưng đếnnăm 2014 đã tăng lên hơn 8.000 tỷ đồng và năm 2015 ước đạt trên 10 nghìn tỷđồng Trong những năm tới, thu ngân sách tại KKT Vũng Áng vẫn tiếp tụcchiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn thu của tỉnh nhà Nhưng đóng góp lớnnhất của KKT Vũng Áng có lẽ là đã tạo ra khối việc làm khổng lồ cho gần

Trang 4

30.000 người lao động Ngoài ra, còn tạo ra các ngành kinh doanh dịch vụ vệtinh, phục vụ cho KKT, tăng thu nhập cho nhân dân trong vùng Nằm trong xuhướng phát triển của KKT thị xã Kỳ Anh được thành lập để đáp ứng nhu cầu

“vươn mình trưởng thành” của vùng đất phía nam Hà Tĩnh này

Tuy nhiên, do nhu cầu lao động lớn, đòi hỏi trình độ tay nghề cao nên chấtlượng lao động tại KKT Vũng Áng cũng có những đòi hỏi riêng biệt Đặc biệtvới quyết tâm giúp cho người dân trên địa bàn KKT “ly nông, bất ly hương”, cácban ngành đã có nhiều chính sách để tạo cơ hội cho con em có thể làm việc tạiKKT Tuy nhiên, quan trọng vẫn là chính những lao động, họ phải có trình độ,kiến thức, năng lực mới có thể đáp ứng nhu cầu làm việc của KKT Một thực tếđặt ra, là tại KKT Vũng Áng nhu cầu lao động rất lớn, nhưng con em trên địabàn vẫn khó được tuyển dụng, tình trạng thất nghiệp, hoặc làm trái nghề rất cao.Khi nhu cầu về nguồn lao động thiếu buộc các doanh nghiệp phải tuyển lao động

ở ngoài tỉnh hoặc lao động nước ngoài Điều đó kéo theo những bất cập trongquản lí xã hội, chưa kể, nếu không có ý thức bảo vệ thì sẽ dần bị hòa tan và mất

đi bản sắc văn hóa của địa phương và dân tộc Vì thế chúng em, những thế hệ trẻcủa quê hương thị xã Kỳ Anh mới, mong muốn được định hướng nghề nghiệpmột cách đúng đắn để có thể là những chủ nhân tương lai, làm giàu thực sự trên

chính quê hương mình Bởi vậy, chúng em quyết định chọn đề tài: “Tác động của KKT Vũng Áng đến việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT trên địa bàn thị xã Kỳ Anh”, với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn về hoạt động nghề

nghiệp tại KKT, khảo sát nhận thức của các bạn học sinh THPT về nghề nghiệp,

từ đó đưa ra những giải pháp để các bạn lựa chọn được hướng đi đúng đắn chobản thân và có thể gắn bó, làm giàu được trên chính quê hương của mình

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

* Ý nghĩa khoa học:

Trang 5

Đề tài đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết có tính chất qua lại giữa kinh tế vàgiáo dục, đặc biệt là giáo dục hướng nghiệp Đề tài mong muốn tìm ra nhữngyếu tố chi phối, tác động tới lựa chọn của học sinh THPT Từ đó, khái quát vàtìm hiểu xu thế chung của giới trẻ trong việc lựa chọn ngành nghề của họ Bêncạnh đó, đề tài còn mong muốn tìm hiểu nhận thức của học sinh về nghề nghiệp

mà mình lựa chọn và muốn có được trong tương lai, nguyên nhân dẫn tới sựnhận thức đó Từ đó, có thể đưa ra cho học sinh THPT những biện pháp có khảnăng hữu ích, giúp họ định hướng cho bản thân trong việc lựa chọn những việclàm nghề nghiệp thích hợp

* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Qua đề tài, chúng tôi muốn làm rõ thực trạng chọn ngành nghề trongtương lai của học sinh THPT trên địa bàn thị xã Kỳ Anh Thông qua đó chỉ ranhững điều bất cập, những vấn đề còn tồn tại, còn chưa phù hợp trong xu hướnglựa chọn của họ Ngoài ra, đề tài còn làm rõ nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởngtới sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Cùng với đó, chúng tôi cũng cố gắngtìm hiểu và cung cấp một số thông tin về nhu cầu việc làm hiện tại và trongkhoảng 3 - 5 năm tới Trên cơ sở đó để đưa ra những giải pháp mang tính thựctiễn giúp cho các nhà quản lý có thêm những cơ sở khoa học, để hoạch địnhchính sách cho phù hợp hơn với thực tế

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:

- Mô tả thực trạng tình hình định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT ởthị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay

- Ảnh hưởng của khu kinh tế Vũng Áng đến định hướng nghề nghiệp

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đưa ra một số kết luận và khuyến nghịxung quanh vấn đề định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT trên địa bàn thị

xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Trang 6

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Lựa chọn và vận dụng một số lý thuyết về nghề nghiệp để làm rõ địnhhướng nghề nghiệp của học sinh THPT

- Tiến hành khảo sát (phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi) một sốnhóm học sinh THPT, phụ huynh và giáo viên để có dữ liệu thực tế phục vụ cho

đề tài nghiên cứu

- Khảo sát thị trường lao động và đặc điểm việc làm tại khu kinh tế để có

sự định hướng tốt cho học sinh trong lựa chọn nghề

- Phân tích dữ liệu, tìm ra những yếu tố tác động đến lựa chọn của họcsinh THPT Từ đó, đưa ra những kết quả có tính thuyết phục, đáp ứng mục tiêucủa đề tài

- Từ đó, nghiên cứu các giải pháp để công tác hướng nghiệp có ý nghĩa

4 Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT ở thị xã Kỳ Anh trong giaiđoạn hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu:

Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh cụ thể là 2trường : THPT Lê Quảng Chí và THPT Kỳ Anh

- Thời gian nghiên cứu:

Từ tháng 9/2015 đến cuối tháng 12/2015

* Khách thể nghiên cứu

Học sinh của 2 trường THPT : Lê Quảng Chí; Kỳ Anh

5 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu lí luận

Trang 7

Chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: các bàibáo, các đề tài nghiên cứu, khoá luận tốt nghiệp được đánh giá cao; các côngtrình nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp, các thông tin về thị trường laođộng từ các doanh nghiệp lớn trên địa bàn và những tài liệu khác có liên quanđến vấn đề này nhằm đưa ra những thông tin cần thiết phục vụ nghiên cứu.

* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp thu thập số liệu

+ Phương pháp điều tra viết

+ Phương pháp quan sát

+ Phương pháp thống kê toán học

6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

* Câu hỏi nghiên cứu:

Đề tài tập trung vào giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Có cần định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong trường THPT? (Tạisao cần tổ chức định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong trường THPT?)

- Tình hình lao động và làm việc tại KKT Vũng Áng hiện nay như thếnào? Xu hướng tuyển dụng lao động thời gian tới ra sao?

- Nhận thức của học sinh THPT về vấn đề hướng nghiệp như thế nào?

- Nhận thức của học sinh THPT trên địa bàn thị xã Kỳ Anh về KKT VũngÁng như thế nào?

Trang 8

- Những giải pháp nhằm nâng cao sự định hướng nghề nghiệp cho họcsinh THPT trên địa bàn thị xã Kỳ Anh theo hướng phát triển nguồn nhân lực choKKT Vũng Áng trong thời gian tới?

* Giả thuyết khoa học

- Học sinh THPT đã có những nhận thức tương đối đúng đắn về việc lựa

chọn nghề nghiệp của bản thân trong tương lai Tuy nhiên, nhận thức của một sốbạn về nghề nghiệp của bản thân còn chưa thật đầy đủ và sâu sắc, vẫn còn mangcảm tính hoặc phù thuộc nhiều vào người khác, thiếu cơ sở khoa học

- Thực trạng lựa chọn nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay có nhiều khácbiệt so với thời kỳ trước (lựa chọn nghề không chỉ dựa vào sở thích cảm tính củabản thân mà phải nắm bắt thị trường lao động, nhu cầu xã hội) Vì vậy, nếuchúng ta biết rõ nhu cầu của thị trường lao động, cùng với những chuyển dịchtrong cơ cấu ngành nghề sẽ giúp cho việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và hiệuquả

- Nhận thức của gia đình, nhà trường, các cấp chính quyền và các doanhnghiệp về vấn đề hướng nghiệp cho học sinh THPT còn lệch lạc Vì thế cần phải

có giải pháp đồng bộ để việc học và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, đạt hiệu quảcao

7 Đóng góp (tính sáng tạo) của đề tài:

- Thông qua nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài, góp phần làm rõ vấn đề:định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT

- Góp phần làm rõ nhận thức về định hướng nghề nghiệp tương lai củahọc sinh THPT cả nước nói chung và của thị xã Kỳ Anh – Hà Tĩnh nói riêng

- Đưa ra những thông tin về tuyển dụng lao động thuộc khu kinh tế VũngÁng để giúp học sinh có thông tin trong việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân

- Đề xuất giải pháp để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đạt hiệu quảthiết thực hơn

Trang 9

8 Cấu trúc của đề tài

Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.2 Một số khái niệm về nghề nghiệp

1.3 Cơ sở hình thành nhu cầu định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT1.4 Một số nguyên nhân dẫn đến sự sai lầm trong việc lựa chọn nghề

nghiệp của học sinh THPT

Chương 2 Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.2 Vài nét về khách thể nghiên cứu

2.3 Cách thức tổ chức nghiên cứu

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

3.1 Khảo sát tình hình lao động việc làm tại KKT Vũng Áng

3.2 Khảo sát xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT trên địabàn thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

3.3 Đánh giá tác động của khu kinh tế Vũng Áng đối với việc lựa chọnnghề nghiệp của học sinh THPT

3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho học sinhTHPT trên địa bàn thị xã Kỳ Anh theo hướng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lựccho KKT Vũng Áng

Trang 10

B – PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới

Có thể nói những tư tưởng về định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ đã có

từ thời cổ đại, tuy nhiên ở dưới dạng rất sơ khai và biểu hiện thông qua việcphân chia, phân cấp lao động tuỳ thuộc vào địa vị và nguồn gốc xuất thân củamỗi người trong xã hội Điều này thể hiện rõ tính áp đặt của giai cấp thống trị và

sự bất bình đẳng trong phân công lao động xã hội Đến thế kỷ XIX, khi nền sảnxuất xã hội phát triển cùng với những tư tưởng tích cực về giải phóng con ngườitrên khắp thế giới thì khoa học hướng nghiệp mới thực sự trở thành một khoahọc độc lập

Cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề” xuất bản năm 1948 ở Pháp được xem

là cuốn sách đầu tiên nói về hướng nghiệp Nội dung cuốn sách đã đề cập đến sựphát triển đa dạng của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của côngnghiệp từ đó đã rút ra những kết luận coi giáo dục hướng nghiệp là một vấn đềquan trọng không thể thiếu khi xã hội ngày càng phát triển và cũng là nhân tốthúc đẩy xã hội phát triển

Trong thế kỷ XX cũng ghi nhận nhiều công trình nghiên cứu ở các nướcnhư Liên Xô (cũ), Mĩ với những quan niệm, lập trường khác nhau nhưng đều cóđiểm chung đề cao vai trò, vị trí quan trọng của việc định hướng nghề nghiệpcho thế hệ trẻ, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế xã hội

Trong giai đoạn hiện nay, trên thế giới nền sản xuất công nghiệp và hậucông nghiệp đã phát triển cao, trong xã hội xuất hiện thêm nhiều ngành nghềmới, sự phân hoá lao động đã khiến hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phảiquan tâm đến công tác hướng nghiệp Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học hướngnghiệp, mở các trung tâm tư vấn hướng nghiệp và đào tạo giáo viên, chuyên gia

Trang 11

tư vấn hướng nghiệp trong và ngoài trường Đại học Ví dụ như các trung tâmINETOP (Viện nghiên cứu quốc gia về lao động và hướng nghiệp) và CNAM(Học viện quốc gia về nghệ thuật và nghề nghiệp) của Pháp Chương trình đàotạo chuyên gia hướng nghiệp của họ bắt đầu có mặt tại Việt Nam [15].

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Đối với vấn đề định hướng nghề nghiệp cho học sinh vốn đã được quan tâm

từ rất lâu Điều đó được thể hiện trong các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủcác bộ ban ngành từ Trung ương đến địa phương Nhất là trong giai đoạn hiệnnay, khi mà vấn đề “Dạy nghề” ngày càng được quan tâm, chú trọng hơn nhiều

Về mặt nghiên cứu khoa học hướng nghiệp ở Việt Nam, theo các chuyêngia thì ngành hướng nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ vàonhững năm 1970, 1980 Những nhà khoa học tiên phong phải kể đến GS PhạmTất Dong, PGS Đặng Danh Ánh, GS Phạm Huy Thụ, GS Nguyễn Văn Hộ

GS Phạm Tất Dong là người có những đóng góp rất lớn cho giáo dụchướng nghiệp Việt Nam, ông đã dày công nghiên cứu các vấn đề lí luận và thựctiễn cho giáo dục hướng nghiệp như xác định mục đích, ý nghĩa, vai trò củahướng nghiệp; hứng thú, nhu cầu và động cơ nghề nghiệp; hệ thống các quanđiểm, nguyên tắc hướng nghiệp, các nội dung, phương pháp, biện pháp giáo dụchướng nghiệp Điều này được thể hiện ở rất nhiều các báo cáo, bài báo, sách,giáo trình của ông như bài: “hướng nghiệp cho thanh niên”, đăng trên tạp chíThanh Niên số 8 năm 1982; Báo cáo: “Một con đường hình thành lý tưởng nghềnghiệp cho HS lớn”; các tác phẩm như: “Nghề nghiệp tương lai - giúp bạn chọnnghề” hay cuốn “Tư vấn hướng nghiệp - sự lựa chọn cho tương lai” Trong mộtcông trình nghiên cứu gần đây ông đã chỉ ra rằng: “Công tác hướng nghiệp gópphần điều chỉnh việc chọn nghề của thanh niên theo hướng chuyển đổi cơ cấukinh tế” Bởi vì theo tác giả, đất nước đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệpCNH - HĐH, trong quá trình CNH - HĐH, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển theo hướng

Trang 12

giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ Xu hướng chọnnghề của thanh niên phù hợp với xu hướng chuyển cơ cấu kinh tế là một yêu cầucủa công nghiệp.[5]

Ngoài ra còn có rất nhiều các đề tài luận văn tiến sỹ, thạc sỹ như: Phan

Thị Tố Oanh, Nghiên cứu nhận thức và dự định chọn nghề của học sinh THPT, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1996 (Luận án Phó tiến sĩ Khoa học sư phạm tâm lý); Nguyễn Toàn và cộng tác viên, Nghiên cứu một số giải pháp khả thi trong việc ứng dụng triển khai công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông cấp 2 -3 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Khoa học Công nghệ - Môi trường

và Sở Giáo dục đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1998; Phạm Đức Khiêm,

Nghiên cứu về định hướng NN học sinh THPT nhằm phân luồng học sinh vào các trường THCN tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005; Phạm Hồng Thắng, Khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp hoạt động hướng nghiệp học sinh THPT tại tỉnh Gia Lai, năm 2008; Phan Thị Kim Hồng, Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hướng ngiệp cho đối tượng thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận, năm 2010; Vũ Thảo My, Nghiên cứu đề xuất giải pháp hướng nghiệp cho học sinh THPT tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, năm 2011…

Bên cạnh các đề tài nghiên cứu khoa học, các Hội thảo chuyên đề mangtính quốc gia quốc tế về hướng nghiệp cũng được tổ chức với sự tham gia củanhiều nhà chuyên môn, các nhà giáo dục Cụ thể :

Vào năm 2002, tại Hà Nội đã tổ chức Hội thảo: “Giáo dục phổ thông và Hướng nghiệp - Nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước” Có nhiều bài viết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu

kinh nghiệm tham gia hội thảo Các bài viết, tham gia thực sự là những nghiêncứu, tổng kết có giá trị về lý luận và thực tiễn của giáo dục phổ thông và hướngnghiệp Đồng thời cũng chỉ ra các giải pháp nhằm làm cho giáo dục hướngnghiệp và giáo dục phổ thông phục vụ tốt nhất cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực

Trang 13

trong thời kỳ CNH - HĐN và hội nhập quốc tế của đất nước

Trong Hội thảo: “Đối ngoại Pháp - Á về các vấn đề và hướng đi cho giáodục hướng nghiệp tại Việt Nam”, tại Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nộiphối hợp với Viện nghiên cứu Nghiên cứu quốc gia về Lao động hướng nghiệp -Cộng hòa Pháp ngày 11/01/2005, nhiều tham luận của các nhà khoa học trong vàngoài nước đã trình bày sâu sắc các nội dung, hướng đi cần thiết để thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam

1.1.3 Các công trình nghiên cứu về KKT Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh

Đối với KKT Vũng Áng, đây là một trung tâm mới về kinh tế ở khu vựcmiền Trung Việt Nam Nơi đây đã và đang là tâm điểm thu hút nguồn nhân lựclao động lớn của cả nước, nộp ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng Về KKTVũng Áng cũng đã có một số công trình nghiên cứu như:

Luận văn thạc sỹ của Lê Xuân Từ, Phát triển nguồn nhân lực cho KKT Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2014; Khóa luận tốt nghiệp, Trần Thúy Hằng, Tác động của KKT Vũng Áng đến sự phát triển KT –

XH trong quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH của tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn đến năm 2020, Học viện hành chính, năm 2014.

Cùng với đó là các bài báo phân tích về đặc điểm nổi bật của KKT Vũng

Áng như: Khu kinh tế động lực mang tên Vũng Áng (Thành Châu); Phát triển KKT Vũng Áng vươn tầm quốc tế (Ngô Tuấn)…

Nhìn chung, về KKT Vũng Áng chưa có nhiều công trình, bài viết đáng kể,đây là một vấn đề lớn, đòi hỏi các nhà khoa học tập trung nghiên cứu để giúp cácnhà quản lí hoạch định chính sách phù hợp với sự phát triển KT – XH của vùng

1.2 Một số khái niệm về nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp

1.2.1 Khái niệm về nghề nghiệp

* Khái niệm về nghề nghiệp : Nghề nghiệp là một thuật ngữ để chỉ mộthình thức lao động trong xã hội, theo sự phân công lao động mà con người sử

Trang 14

dụng sức lao động của mình để tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần cho xãhội Con người thông qua hành nghề để duy trì và phát triển cuộc sống cá nhân,đồng thời góp phần xây dựng xã hội, đất nước Và nghề nghiệp là sự tổ hợpnhững chuyên môn có quan hệ cùng loại với nhau, trong một nghề có nhiềuchuyên môn khác nhau và các chuyên môn này bổ sung cho nghề đó.

Bất cứ nghề nghiệp nào cũng hàm chứa trong nó một hệ thống giá trị : trithức lý thuyết nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề, truyền thống nghề, đạo đức phẩmchất nghề, hiệu quả do nghề mang lại Những giá trị này có thể được hình thànhtheo con đường tự phát (do tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình sống với cộngđồng mà có) hoặc theo con đường tự giác (do được đào tạo trong các cơ sởtrường, lớp dài hạn hay ngắn hạn)

Hoạt động trong bất kỳ nghề nghiệp nào, mỗi cá nhân phải tiêu tốn một sốlượng vật chất (sức lực) và tinh thần (trí tuệ) nhất định Cá nhân sống bằng nghềnào thì lượng tiêu hao về sức lực và trí tuệ cho dạng lao động đó là lớn nhất.Chính vì thế, nghề được coi như đối tượng hoạt động cơ bản trong một giai đoạnnào đó của đời sống cá nhân và trong đa số các trường hợp, nó gắn bó với cảcuộc đời con người, nhiều khi còn truyền từ đời này sang đời khác

* Giáo dục nghề phổ thông: được hiểu là hoạt động giáo dục nghề nghiệpnhằm cung cấp kiến thức, kĩ năng, kĩ thuật ban đầu cho học sinh phổ thông, giúphọc sinh thấy được những đòi hỏi của nghề đối với người lao động về phẩm chất

và năng lực, từ đó có sự lựa chọn nghề và định hướng học tập phù hợp nhất

1.2.2 Một số vấn đề cơ bản về nghề và sự lựa chọn nghề nghiệp

* Đặc điểm hoạt động của nghề nghiệp:

- Đối tượng lao động: Đối tượng lao động là hệ thống những thuộc tính, những mối quan hệ qua lại của các sự vật, hiện tượng, các quá trình mà ở cương

vị lao động nhất định con người phải vận dụng chúng

- Mục đích lao động: là kết quả mà xã hội đòi hỏi, trông đợi ở người lao

Trang 15

động, nó có thể ở các công việc thao tác chủ yếu phải hoạt động trong nghề vàcác sản phẩm thu được khi hành nghề.

- Công cụ lao động: công cụ lao động không chỉ là những công cụ giacông mà còn gồm những phương tiện làm tăng năng lực nhận thức của conngười về các đặc điểm của đối tượng lao động, làm tăng sự tác động của conngười đến đối tượng đó Như vậy, các công cụ đo lường, máy móc, cũng nhưnhững quy tắc thực hành, lý luận cũng được xem là công cụ lao động

- Điều kiện lao động: là những đặc điểm của môi trường tự nhiên và môitrường XH mà trong đó công việc NN của con người được diễn ra

- Sản phẩm lao động: là tất cả các giá trị vật chất và giá trị tinh thần màquá trình lao động sản sinh ra

* Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề:

- Sự phù hợp nghề

Việc chọn nghề là một việc không dễ dàng vì hoạt động này quyết địnhtương lai và cuộc sống sau này Với sự phát triển của khoa học, công nghệ thìnghề nghiệp là một thế giới bao la, nhiều ngành nghề khác nhau vì thế việc lựachọn nghề nghiệp phù hợp cho một người là điều không dễ dàng

Khi chọn nghề, cần thiết phải biết nghề có yêu cầu như thế nào đối vớingười lao động, người chọn nghề phải tự đánh giá những phẩm chất, tâm sinh lýcủa bản thân có đáp ứng yêu cầu của nghề không Để chọn được nghề đúng vớikhả năng mình, cần phải xem có sự ăn khớp giữa “con người – nghề nghiệp”,trong hướng nghiệp gọi là sự phù hợp nghề Vì vậy, phù hợp nghề chính là sựphù hợp tương hợp tương hỗ giữa con người cụ thể với công việc, với hoạt độngnghề nghiệp của người đó

- Hứng thú nghề nghiệp

Hứng thú là định hướng nhận thức chủ động của con người đối với sự vật,hiện tượng khách quan, thường gắn liền với thái độ ưu ái muốn nhận thức được

Trang 16

nó hoặc muốn thực hiện một hành động nào đó

Hứng thú với nghề này hay nghề khác được đặc trưng bởi sự hiểu biết bảnchất dấu hiệu của nghề, có hiểu biết về nghề thì mới yêu nghề và gắn bó lâu dàivới nghề Hứng thú nghề giúp cho con người tìm tòi sáng tạo trong lao động, đisâu vào mọi hoạt động liên quan đến nghề mình yêu thích Từ đó nở rộng tầmhiểu biết và nâng cao năng suất lao động của con người Hứng thú là động lựcquan trọng nhất trong việc nắm vững tri thức, mở rộng học vấn, làm giàu nộidung của đời sống tâm lý con người

Hứng thú nghề nghiệp là cơ sở tâm lý cơ bản nhất để hình thành lòng yêunghề, chỉ có hứng thú lao động thì con người mới vươn lên đỉnh cao của sángtạo Lựa chọn nghề nghiệp là một công việc hệ trọng của tuổi học trò, vì thế nếu

ở các em có được sự định hướng đúng trong việc hình thành hứng thú tích cựcđối với nghề nghiệp thì sẽ giúp cho việc tạo lập ở bản thân các em động cơ mạnh

mẽ trong lựa chọn nghề nghiệp

1.2.3 Định hướng nghề nghiệp của học sinh

Định hướng nghề nghiệp là một khái niệm bao gồm hai yếu tố liên kết vớinhau chặt chẽ: yếu tố thứ nhất chỉ trạng thái động của khái niệm - là quá trìnhxác định cho mình một hướng đi, hướng phấn đấu, rèn luyện, và yếu tố thứ hai -

sự cần thiết phải thực hiện hoạt động của bản thân theo một hướng đã được xácđịnh Tuy nhiên, với ý nghĩa thứ hai này, không thể không có một mục tiêu, mộtđích nào đó làm chuẩn để xác định hướng hành động

Như vậy, yếu tố định hướng bao gồm trong nó quá trình hoạt động của

Trang 17

chủ thể nhằm đạt tới mục đích đã định, yếu tố thứ hai của khái niệm – nghềnghiệp trở thành mục tiêu của hoạt động định hướng Yếu tố này chi phối cáchoạt động của chủ thể về nhận thức, về thái độ, hành vi, đồng thời nó là kết quảcần đạt tới quá trình hoạt động.

Trong nhà trường, chủ thể trực tiếp định hướng tới nghề nghiệp là họcsinh, song với tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm, vốn sống và trình độ nhận thức xãhội còn nhiều hạn hẹp, nên cần có sự trợ giúp của các lực lượng giáo dục Hoạtđộng định hướng nghề nghiệp của học sinh trở thành đối tượng lao động giáodục của thầy, cô giáo, của các tổ chức chính trị, xã hội trong trường nhằm giúpcho quá trình định hướng nghề của học sinh diễn ra thuận lợi, đạt tới sự tươnghợp cần thiết giữa nguyện vọng cá nhân với yêu cầu của nghề trong những điềukiện KT -XH cụ thể Các lực lượng sư phạm trong trường trở thành chủ thể củamột hoạt động đặc thù - hoạt động hướng nghiệp - một trong những nhiệm vụgiáo dục toàn diện đối với học sinh Để thực hiện có hiệu quả hoạt động này, nhàtrường cần hiểu rõ đặc điểm định hướng nghề của HS với những yếu tố tạo thànhnhư nhận thức nghề, thái độ nghề, lựa chọn nghề và quyết định nghề Ngoài ranhững thay đổi về tình hình kinh tế - xã hội cũng tác động rất lớn đến việc địnhhướng nghề nghiệp cho học sinh Chính vì vậy giáo dục hướng nghiệp cần phải

có sự đón đầu để kịp thời tư vấn, định hướng tốt hơn

1.3 Cơ sở hình thành nhu cầu định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT

1.3.1 Mối quan hệ giữa giáo dục phổ thông và phát triển nguồn nhân lực

Giáo dục là một trong những quá trình chủ yếu hình thành và phát triểnnhững phẩm chất, đạo đức, kiến thức, kỹ năng, khả năng hành động của conngười thông qua các dạng học tập của cá nhân trong mối quan hệ tương tác, hàihoà với môi trường kinh tế - xã hội, tạo nguồn phát triển nhân lực, từ đó tạo nên

sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội Xã hội ngày phát triển về kinh tế,văn hoá khoa học, công nghệ thì càng có điều kiện để tổ chức nền giáo dục tiến

Trang 18

bộ toàn diện và đặt ra những yêu cầu mới thúc đẩy sự phát triển của bản thângiáo dục Mặt khác, giáo dục phát triển là một trong những điều kiện tiên quyếtcho tiến bộ kỹ thuật - khoa học Ngày nay, hầu như đứng trên trường phái nào,người ta cũng có cùng một quan niệm chung, cho rằng một chính sách phát triểnkinh tế - xã hội hiện đại là chính sách phát triển “bằng con người và vì conngười”, giáo dục là một trong những công cụ chủ yếu để thực hiện chính sáchnày, do vậy, cần thiết phải quan tâm tới mối quan hệ gắn bó giữa giáo dục phổthông với việc phát triển nguồn nhân lực.

đi vào cuộc sống lao động sản xuất, thực hiện nghĩa vụ công dân

- Mỗi bước, tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoámầm đặt ra mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục phổ thông nóiriêng cho phù hợp

- Nhìn chung, ở hầu khắp các châu lục, hệ thống giáo dục phổ thông baogồm các cấp giáo dục tiểu học (Primary Education), giáo dục sơ trung (LowenSecondaryEducation) và cao trung (Higher Sccondary Education) Ở Việt Nam

có 3 cấp bậc học phổ thông, đó là: tiểu học, trường trung học cơ sở và trườngtrung học phổ thông

* Nhân lực, nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực:

Dựa trên việc xem xét vai trò và yếu tố con người trong quá trình pháttriển thì có thể khái quát thành hai quan điểm chính:

Quan điểm thứ nhất:

- Xem con người như một tác nhân của sự phát triển Theo quan điểm này,

Trang 19

nhân lực (Man powew) là một nhân tố của sản xuất (tương tự như vốn, tàinguyên, tiến bộ kỹ thuật và công nghệ) với mục tiêu làm tăng trưởng kinh tế.

- Nguồn nhân lực (Human resource - HR) là lực lượng người sẽ và đang

có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu lao động của các ngành nghề trong xã hội.(Thực chất đó là kiến thức trình độ lành nghề, năng lực của toàn bộ cuộc sốngcon người hiện có và tiềm năng trong một cộng đồng nhất định) Những dấuhiệu đặc trưng của nguồn nhân lực theo quan niệm này là:

+ Về số lượng, đó là số người có sức khoẻ sẽ bổ sung vào lực lượng lao động + Về chất lượng, đó là trình độ văn hoá, kỹ năng lao động được chuẩn bị,

mức độ được chuẩn bị về phẩm chất đặc điểm, nghề nghiệp, tâm thế sẵn sàngtham gia lao động vì lợi ích cá nhân, gia đình và xã hội; mức độ được chuẩn bị

về năng lực tổ chức quản lý, tư duy kinh tế, tư duy kinh tế có thể hợp tác laođộng hiệu quả, thích ứng kịp thời với sự thay đổi yêu cầu lao động xã hội

- Do những đặc trưng trên của nguồn nhân lực, có thể thấy rằng phát triểnnguồn nhân lực là nâng cao năng lực của con người để họ tham gia một cách cóhiệu quả vào quá trình tăng trưởng kinh tế Đó chính là quá trình tạo lập và sửdụng năng lực của con người vì sự phát triển kinh tế - xã hội Theo cách hiểunhư vậy thì các tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực là: Mức tăng năngsuất lao động, mức độ tham gia lao động của nguồn nhân lực (tỷ lệ thất nghiệp);kết cấu lao động, kết cấu ngành nghề trong xã hội, mức thu nhập, khả năng thíchứng với thị trường lao động hiện đại (Human Resource)

- Các yếu tố tác động đến đầu tư phát triển nguồn nhân lực là:

+ Trình độ phát triển kinh tế (quy mô tăng trưởng; cơ cấu kinh tế; phát

triển nguồn nhân lực; khả năng tiết kiệm và đầu tư; tình trạng kỹ thuật lao động;

hệ thống kết cấu hạ tầng; thu nhập và đời sống dân cư ) Các yếu tố kinh tế vĩ

mô, thị trường, chính sách và đặc biệt là sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

+ Trình độ phát triển giáo dục và đào tạo (quy mô giáo dục và đào tạo, tỷ

Trang 20

lệ trẻ trong độ tuổi đến trường, hệ thống cơ sở vật chất, hiệu quả trong và ngoàicủa giáo dục và đào tạo) Điều này phụ thuộc vào quan niệm về lợi ích của đầu

tư phát triển nguồn nhân lực (sự khác nhau trong đánh giá dựa trên sự khác biệt

về lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, giữa người ra quyết đầu tư và người đượcđầu tư, giữa nhu cầu sử dụng nhân lực được đào tạo ở các lĩnh vực đặc biệt)

+ Tình hình dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ (thực trạng dinh dưỡng, thực

trạng hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng dân cư, thực trạng môitrường sống )

+ Số lượng cá nhân, họ gia đình và cộng đồng.

- Theo quan điểm thứ hai: Xem con người vừa là mục tiêu, vừa là độnglực của sự phát triển (quan điểm này được UNESCO đưa ra vào những năm 80).Theo quan điểm này thì “con người đứng ở trung tâm của sự phát triển, là tácnhân và là mục đích của sự phát triển” Phát triển không chỉ là tăng trưởng kinh

tế mà thực chất là để mở rộng khả năng lực chọn của con người (sự lựa chọn này

là vô hạn và thay đổi theo thời gian)

+ Trên cơ sở, quan niệm về nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở vai trò là

động lực của tăng trưởng kinh tế mà còn được coi là mục tiêu của sự phát triểnkinh tế xã hội

+ Theo quan niệm này, phát triển chất lượng nguồn nhân lực là việc mở

rộng khả năng lựa chọn cho con người, mang lại cho con người sự gia tăng thunhập, cơ hội học tập, sức khoẻ và tuổi thọ, đóng góp vào quá trình duy trì, pháttriển và tái tạo con người

* Kế hoạch hoá nhân lực và phát triển giáo dục:

- Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả, sự pháttriển chất lượng nguồn nhân lực và phát triển giáo dục phải được kế hoạch hoávới mục đích đảm bảo các nhu cầu về phát triển chất lượng nguồn nhân lực củanhà nước (đó là nhu cầu về trình độ học vấn của nhân dân; nhu cầu về nhân lực

Trang 21

cần thiết cho sản xuất, dịch vụ quản lý; nhu cầu về nhân tài nhằm nâng cao nănglực cạnh tranh trong phạm vi quốc gia và quốc tế).

- Kế hoạch hoá nhân lực là việc đảm bảo cho sự cân đối giữa mục đíchgiáo dục đã được xác định với nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, thôngtin, con người cơ chế có thể thực hiện mục tiêu

- Kế hoạch hoá phát triển giáo dục được định hướng thông qua chính sách,chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trên cơ sở thị trường lao động

và đòi hỏi của nhân dân về phát triển giáo dục - đào tạo

1.3.2 Cơ sở khoa học của hoạt động hướng nghiệp

* Cơ sở tâm lý học

Mục đích của hướng nghiệp là tạo được sự phù hợp nghề của từng conngười cụ thể trong tương lai Trên góc độ tâm lý là tìm hiểu mối tương quan giữađặc điểm nhân cách với các yêu cầu của nghề nào đó để tìm sự phù hợp giữa tínhcách và nghề nghiệp Sự phù hợp nghề của một người nào đó bao giờ cũng thểhiện ở hai phương diện đó là năng lực và phẩm chất lao động Năng lực và phẩmchất lao động luôn thống nhất và chuyển hóa cho nhau, vì thế nếu thiếu mộttrong hai thành phần thì không thể cho là phù hợp nghề Về mặt hướng nghiệp,các nhà tâm lý cho rằng nhân cách bao gồm 4 cấu trúc sau :

- Xu hướng nghề nghiệp: gồm hứng thú nghề nghiệp, lý tưởng nghềnghiệp, khuynh hướng nghề nghiệp … Xu hướng nghề nghiệp đóng vai trò làđộng cơ chọn nghề, vì thế trong hướng nghiệp cần phải coi trọng giáo dục xuhướng nghề nghiệp cho học sinh

- Kinh nghiệm nghề nghiệp: xét về mặt lao động nghề nghiệp thì kinhnghiệm nghề nghiệp là những tri thức về quá trình công nghệ, tổ chức lao độngkhoa học, quản lý công nghệ, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và thói quenlao động

- Đặc điểm của quá trình phản ảnh tâm lý: đây là những đặc điểm của quá trình

Trang 22

cảm giác, tri giác, tư duy trừu tượng, trí nhớ… giúp việc thực hành nghề thuận lợi.

- Đặc điểm về khí chất, giới tính, lứa tuổi, bệnh lý : là những đặc tính chịu

ức chế sinh vật của con người Do đó, khi tư vấn chọn nghề cần lưu ý đến tínhkhí giới tính, tuổi tác, sức khỏe của từng đối tượng

* Cơ sở điều khiển học:

Công tác hướng nghiệp chính là các tác động điều khiển các động cơ chọnnghề của học sinh, bao gồm :

- Chủ thể điều khiển là gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội, các cơquan nhà nước, các nhóm, câu lạc bộ của học sinh

- Các phương tiện, phương pháp điều khiển là công tác hướng nghiệptrong nhà trường, sự định hướng của gia đình, các thông tin liên quan từ mạngtruyền thông, hoạt động tư vấn hướng nghiệp …

- Đối tượng điều khiển là động cơ và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.Kết quả là tạo cho học sinh tâm lý sẵn sàng tham gia lao động nghề nghiệp, các

em chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và đáp ứng được yêu cầu của xã hội

* Cơ sở giáo dục học

Đào tạo và bồi dưỡng nghề nghiệp theo định hướng hình thành nhữngnăng lực thực hiện, năng lực nghề nghiệp Đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầubản thân người lao động, của xã hội, người sử dụng lao động Kết hợp thốngnhất định hướng nghề, tư vấn chọn nghề, đào tạo nghề, giải quyết việc làm tiếntới sự phù hợp nghề

1.3.3 Một số quan điểm của Đảng và nhà nước về hoạt động giáo dục hướng nghiệp

* Về nội dung của các văn bản

Các văn bản của Đảng và Nhà nước đã xác định công tác hướng nghiệp làmột bộ phận gắn bó hữu cơ với toàn bộ hoạt động giáo dục trong mọi cấp học,trong chương trình nội dung các môn học chính khoá và hoạt động ngoại khoá,

Trang 23

trong phương pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục và dạy học của nhàtrường phổ thông Đặc biệt công tác hướng nghiệp phải được tiến hành trên cơ

sở nội dung giáo dục lao động - giáo dục kỹ thuật tổng hợp và tổ chức lao độngsản xuất Cụ thể, trong nội dung, các văn bản đã đề cập tới những vấn đề sau:

* Những yêu cầu cơ bản đối với công tác hướng nghiệp.

- Giúp cho học sinh hiểu được hệ thống nghề nghiệp trong xã hội, phươnghướng phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và của địa phương nói riêngnhằm xác định cho bản thân trách nhiệm, nghĩa vụ sẵn sàng tham gia vào laođộng sản xuất

- Trên cơ sở của sự hiểu biết nghề nghiệp và nền kinh tế quốc dân, của địaphương, những đòi hỏi khách quan của hoàn cảnh, biết đối chiếu với sự pháttriển, năng lực, sở trường, tình trạng tâm sinh lý sức khoẻ của bản thân để điềuchỉnh động cơ lựa chọn nghề

- Tạo ra những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, về các mối quan hệ

xã hội và ý thức cầu tiến bộ của học sinh để các em tích cực tham gia vào cáchình thức lao động kỹ thuật do nhà trường tổ chức, nâng cao ý thức và thái độlao động, có dịp thử sức mình trong hoàn cảnh thực tiễn, từ đó kết luận về sựphù hợp nghề nghiệp của bản thân

- Phải làm cho mỗi học sinh có được tính chủ động trong lựu chọn nghề,

có khả năng tự quyết định được con đường nghề nghiệp tương lai của mình

Như vậy, yêu cầu của công tác hướng nghiệp chính là kích thích phát triểnhứng thú lao động nghề nghiệp của học sinh, uốn nắn sự phát triển hứng thú đócho phù hợp với sự phát triển sản xuất của địa phương và đất nước Công táchướng nghiệp còn cần thiết phải hình thành những năng lực lao động - kỹ thuật -nghề nghiệp cho học sinh, tạo cho các em điều kiện cơ bản để quyết định chọnnghề, hơn thế nữa hướng nghiệp được coi như một hoạt động điều chỉnh động cơchọn nghề của thế hệ trẻ, sao cho mỗi thanh niên học sinh có được tâm lý sẵn

Trang 24

sàng lao động, thoả mãn với sự lựa chọn nghề nghiệp của mình, hăng hái bướcvào cuộc sống lao động hiện nay.

* Phương hướng thực hiện công tác hướng nghiệp

Các văn bản của Nhà nước đã để cập tới phương hướng thực hiện công táchướng nghiệp trước mắt và lâu dài là theo sát đường lối kinh tế của Đảng phùhợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương

Công tác hướng nghiệp phải nhằm vào nhiệm vụ trung tâm các trọng điểmcủa kế hoạch Nhà nước Tuy nhiên với đặc điểm của một nước đi lên từ nôngnghiệp, việc thu hút nhân lực vào các lĩnh vực này là hết sức cần thiết, do đó cầnphải cần thiết chú ý tới các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngưnghiệp, thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp, ở thành phố cần quan tâm tới cácnghề thủ công, dịch vụ Hiện nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụtrung tâm trong suốt cả thời kỳ quá độ, vì cần thiết phải lưu ý tới nhu cầu của cácngành công nghiệp hiện đại trọng nước và xu hướng hội nhập quốc tế

Đây là một hướng rất cơ bản có tính đến yêu cầu chuẩn bị mở rộng độingũ công nhân lành nghề cho các ngành công nghiệp then chốt như năng lượng,

cơ khí, luyện kim, hoá chất, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, côngnghệ thông tin, bưu chính viễn thông

Các văn bản cũng đều nhấn mạnh rằng, công tác hướng nghiệp sẽ đượcthực hiện và không đòi hỏi điều kiện gì đặc biệt trong khi liên tục cố gắng tạonên những điều kiện ngày càng tốt hơn Điều kiện cần thiết nhất, cần ngay là nhàtrường cần phải có nhận thức đúng, có tổ chức tốt, đồng thời các cấp bộ Đảng,chính quyền và cơ sở sản xuất phải có trách nhiệm tích cực giải quyết vấn đềtheo khả năng của mình Cần phải làm cho các bậc cha mẹ học sinh hiểu rõ hơnlao động của công tác hướng nghiệp và nhận thức đúng đắn vị trí của mọi hoạtđộng nghề nghiệp trong xã hội, khuyên nhủ con em mình thấy được vinh dự vàtrách nhiệm của tuổi trẻ trước những đòi hỏi của đất nước Để chuẩn bị nguồn

Trang 25

nhân lực đáp ứng nhu cầu của công cuộc Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá và nềnkinh tế tri thức ở nước ta, việc thực hiện nội dung hướng nghiệp cho học sinhphổ thông đã, đang và sẽ theo các định hướng sau đây :

+ Nội dung phải đáp ứng được mục tiêu đào tạo con người toàn diện,

năng động sáng tạo, có khả năng xử lý tốt các vấn đề thực tiễn đặt ra

+ Nội dung vừa mang tính cơ bản, tinh giản, thiết thực, vừa có tính chất

"chìa khoá" để tạo điều kiện cho học sinh chiếm lĩnh được các nội dung khác vàkhả năng phát triển sâu hơn, rộng hơn ngành nghề đã học

+ Nội dung phải đủ mềm dẻo (có phần cứng và phần mềm), có sự phân

hoá phù hợp với năng lực, sở trường của họ sinh, tăng thời lượng thực hành, vậndụng tri thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn, đặc biệt chú ý tới nănglực khai thác thông tin để biến các nguồn thông tin thành tri thức

+ Làm cho học sinh biết tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ

tiên tiến của nhân loại, đồng thời phải biết phát huy bản sắc văn hoá của dân tộcbằng việc phát triển các nghề truyền thống ở địa phương và đất nước

+ Xác định rõ hướng nghiệp là cầu nối giữa giáo dục phổ thông và giáo dục

nghề nghiệp Giáo dục phổ thông dưới góc độ hướng nghiệp là để tạo nền tảngphát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Thayđổi nội dung, giáo trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông phải chú ý đến hướngnghiệp, dành tỷ lệ số giờ cho hướng nghiệp một cách hợp lý và thích ứng hơn

+ Đảm bảo được sự cân đối giữa tri thức văn hoá khoa học và kỹ thuật – công

nghệ - hướng nghiệp Tạo điều kiện cho học sinh nhanh chóng tiếp cận với nghềnghiệp, đặc biệt là nghề trong định hướng phát triển cửa địa phương và đất nước

+ Đảm bảo được sự cân đối của mối quan hệ khoa học và kỹ thuật, truyền

thống và hiện đại, cá nhân và cộng đồng, dân tộc và quốc tế

+ Đảm bảo cho người lao động tương lai hội nhập vào xã hội thông tin, do đó

yêu cầu về kỹ thuật, kỹ năng nghề phải đạt trình độ tương đương khu vực và thế giới

Trang 26

+ Theo hướng phát triển liên tục, tạo điều kiện cho học sinh có thể học tập

suất đời để nâng cao trình độ và hoàn thiện nhân cách người lao động trong nềnsản xuất hiện đại

+ Công tác hướng nghiệp phải cung cấp cho học sinh sự hiểu biết về hệ

thống nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt đối với những nghề phổ biến và quantrọng nhất của nền kinh tế, đồng thời cũng phải giúp cho học sinh quen biết vớinhững nghề chính của địa phương, của khu vực và những nghề có tính chấttruyền thống Bên cạnh hệ thống nghề nghiệp, trong các giờ hướng nghiệp cũngphải cho học sinh hiểu biết hệ thống các trường nghề (trường dạy nghề, cáctrường trung học và đại học chuyên nghiệp)

+ Nội dung công tác hướng nghiệp còn bao gồm cả những yêu cầu mà

nghề nghiệp đòi hỏi của con người cần có về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tâm sinh

lý và điều kiện sức khoẻ Đó là những dự kiến đưa ra trước học sinh, giúp các

em có cơ sở khoa học, lường thấy hiện thực trong nghề của mình sẽ lựa chọn,xem xét sự phù hợp hay không phù hợp với mình

+ Thông qua các giờ hướng nghiệp, giúp học sinh có thái độ đúng đắn đối

với kinh tế xã hội và người lao động, thấy rõ trách nhiệm của mình giữa hưởngthụ và cống hiến, giữa cá nhân và tập thể, đánh giá đúng những khó khăn vàthuận lợi của đất nước, của địa phương nhằm tạo cho mình tâm thế sẵn sàng đivào mọi nghề, mọi nơi mà Tổ quốc kêu gọi

+ Nội dung các bài hướng nghiệp phải khơi dậy ý hướng và hứng thú

nghề nghiệp cho học sinh Những mầm giống tốt, những học sinh có thiên hướngnghề rõ rệt cần được phát hiện, duy trì và giúp đỡ phát triển

+ Công tác hướng nghiệp không chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức mà điều

cần thiết là phải hình thành cho học sinh hệ thống tri thức kỹ thuật công nghệcủa sản xuất, bảo hiểm kỹ thuật vào lao động có văn hoá Những hiểu biết này là

cơ sờ để hình thành cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo ban đầu về nghề

Trang 27

nghiệp, trước mắt là để giảm nhẹ mức độ căng thẳng trong quá trình tiếp xúc vớinghề nghiệp sau này.

1.3.4 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT

* Về thể chất:

Học sinh THPT là các bạn trong độ tuổi từ 15, 16, 17 đến 18 tuổi là thời

kỳ mà sự phát triển thể chất của con người đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh,

là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể tuy còn kém so với người lớn.Nhưng, thời kì này chấm dứt sự phát triển dữ dội mất cân đối của lứa tuổi thiếuniên và chuyển sang thời kì phát triển tương đối êm ả, cân đối về mặt thểchất.Việc thay đổi hoocmon và các điều kiện bên ngoài khác dẫn đến nhiều thayđổi trong cơ thể Điều này thể hiện rõ ở chỗ:

- Sự gia tăng chiều cao giảm dần: Con gái khoảng 16, 17 tuổi, con traikhoảng 17, 18 tuổi (chênh lệch 13 tháng) Điều này giúp hình thành cơ thể cânđối, đẹp, khỏe của người thanh niên Các bạn nam thường cao hơn các bạn nữ.Lúc này các bạn nam và nữ đã có hình dáng khác nhau nhiều mang màu sắc đặctrưng cho giới

- Trọng lượng cơ thể phát triển nhanh, cân nặng của mỗi thanh niên 16, 17tuổi có thể gấp đôi cậu thiếu niên 11, 12 tuổi Các tố chất thể lực như sức mạnh, sứcbền, sự dẻo dai được tăng cường Ở độ tuổi này cơ bắp thì thường phát triển mạnh ởcác bạn nam hơn các bạn nữ vì thế các bạn nam trông rất mạnh mẽ, rắn chắc; cácbạn nữ phát triển vùng vú, vùng mông, làn da mềm mại, mịn màng hơn… làm chocác bạn có thân hình uyển chuyển, nữ tính, nhẹ nhàng và duyên dáng hơn

- Đây là thời kỳ trưởng thành về giới tính, đa số các bạn đã kết thúc tuổidậy thì, những dấu hiệu của giới tính được phát triển làm cho bề ngoài của nam

và nữ thay đổi một cách rõ rệt Có trường hợp dậy thì đến muộn nhưng lại diễn

ra nhanh, còn cũng có những trường hợp khác lại kéo dài làm cho các bạn trônggiống với thiếu niên (thường ở các bạn nam nhiều hơn)

Trang 28

Tóm lại, các bạn ở tuổi thanh niên học sinh đã đạt đến mức trưởng thành

về mặt cơ thể Các bạn có sức lực dồi dào, bắp thịt nở nang, thân hình cân đối,rất khoẻ mạnh và đẹp Sự hoàn thiện về mặt cơ thể như vậy có ảnh hưởng đến sựphát triển tâm lý ở lứa tuổi này

* Về tâm lí

- Nhận thức của các bạn là lĩnh hội tri thức phổ thông, tri thức kinhnghiệm từ cuộc sống, sự phong phú về tri thức và kinh nghiệm sống ở nhàtrường, xã hội giúp các bạn tập trung chú ý, trí nhớ, ngôn ngữ, tư duy tốt

- Biết tự ý thức ở mức độ cao nên bước đầu các bạn biết phân tích, tự đánhgiá, tự điều chỉnh bản thân, sống nội tâm và sâu sắc hơn

- Đời sống tình cảm phát triển mạnh mẽ, đa dạng, nổi bật nhất là quan hệtình cảm gia đình, đôi lứa nam nữ

- Do hoàn thiện về thể chất, trí tuệ nên ý chí và tính cách phát triển ổn định

- Tự xây dựng cho mình những quan điểm về thế giới, về cuộc đời vàquyết định tương lai Do đó việc lựa chọn nghề nghiệp rất quan trọng trong giaiđoạn này, nó chi phối ước mơ, nguyện vọng của từng cá nhân có thể trở thànhđiều tiên quyết trong việc chọn nghề nghiệp ở tương lai

Việc lựa chọn nghề nghiệp rất quan trọng cho các bạn ở giai đoạn này, cácbạn tự quyết định tương lai của mình một cách thận trọng hơn dựa trên cơ sởđúng chí hướng, khả năng, hứng thú của bản thân sẽ có ý nghĩa ổn định nghềnghiệp sau này Tuy nhiên hiện nay trong chọn nghề nghiệp chúng ta vẫn làmmột cách cảm tính và a dua theo bạn bè hoặc đơn giản vì muốn đi học chung chovui, vì thế các quyết định của các bạn thường không phù hợp với bản thân

* Mục đích của hoạt động hướng nghiệp

Đối với học sinh THPT, mục đích của hướng nghiệp là giúp cho học sinh

có được ý thức như là chủ thể trong sự lựa chọn nghề, có định hướng đúng khichọn nghề dựa trên cơ sở hiểu biết khoa học về nghề nghiệp, về nhu cầu thị

Trang 29

trường lao động xã hội và năng lực, sở trường của bản thân.

Học sinh THPT là bộ phận thanh niên đến tuổi trưởng thành, được tiếpcận với một hệ thống kiến thức từ quá trình học tập ở trường phổ thông và đượctrải nghiệm thực tiễn thông qua những dạng lao động trong gia đình, trong các tổchức đoàn thể, hàng ngày được tiếp nhận các dạng thông tin nghề nghiệp vàchính những điều kiện này đã giúp cho các bạn hình thành được những cơ sở xácđáng về kiến thức, về kỹ năng và đặc biệt là sự trưởng thành đáng kể trong nhậnthức đối với ý nghĩa cuộc sống, vị trí của bản thân, có được thử thách ban đầutrong lao động nghề nghiệp, góp phần vào đời sống gia đình, tạo ra những tiền

đề cho quá trình thích ứng nghề nghiệp sau này Một số học sinh có ý chí vươnlên, ngay từ khi còn học phổ thông đã tích cực học thêm các môn học cần cho

nhiều nghề như tin học, ngoại ngữ Với cái nền rất đáng quý đó của học sinh

THPT, nhu cầu hướng nghiệp đối với các bạn không chỉ dừng lại ở mức độ nângcao nhận thức và sự hiểu biết kỹ càng hơn về nghề mà còn là quá trình xác lậpnhững điều kiện hiện thực để đưa học sinh vào hoạt động trong thế giới nghềnghiệp, tạo ra sự thích ứng ở mức độ nhất định với nghề hoặc lĩnh vực lao động

gì sau khi tốt nghiệp THPT?, chọn nghề gì? ” khiến nhiều bạn lúng túng không

Trang 30

tìm được câu trả lời

Thực tế cho thấy, không phải bao giờ học sinh cũng có thể giải quyết đúngđắn vấn đề chọn nghề của mình Theo E.A Klimốp thì có thể có 2 nguyên nhânchính dẫn đến sự lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp của học sinh:

* Thứ nhất: Do cá nhân học sinh có thái độ không đúng đắn với các tìnhhuống khác nhau của việc lựa chọn nghề (đối với lĩnh vực hoạt động và sựkhuyên bảo của người đi trước ) Những thành kiến và và tiếng tăm nghềnghiệp do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của những người khuyên bảo, sựyêu thích nghề mới chỉ là bề ngoài, cảm tính Cá nhân chưa thực sự hiểu đượcnghề đó

* Thứ hai: Cá nhân thiếu tri thức, kinh nghiệm về những tình huống đó cóthể do sự đồng nhất môn học với nghề, không thể hiểu hết năng lực của bảnthân, không biết hoặc không đánh giá đầy đủ những đặc điểm phẩm chất cánhân, không hiểu được đặc điểm và yêu cầu của nghề đòi hỏi với người laođộng, thao tác và trình tự của chúng khi giải quyết vấn đề chọn nghề [6]

Theo GS.TS Phạm Tất Dong, có hai loại nguyên nhân dẫn đến việc chọnnghề không tính đến những dấu hiệu của sự phù hợp nghề Loại nguyên nhân thứnhất thuộc “thái độ không đúng” còn loại nguyên nhân thứ hai do “thiếu hiểubiết về các nghề” Một số nguyên nhân cụ thể là:

- Cho rằng nghề thợ thì thấp kém hơn kỹ sư, giáo viên mầm non, tiểu họcthì thua kém giáo viên THPT Một số bạn đã coi nhẹ công việc của người thợ,của thầy giáo cấp I, của cô y tá, chỉ trọng công việc của kĩ sư, của thầy giáo dạy

ở bậc trung học, đại học, của bác sĩ vì thế mà chỉ định hướng vào những nghề

có sự chuẩn bị ở bậc Đại học

- Thành kiến với một số nghề trong xã hội, chẳng hạn, coi lao động chântay là nghề thấp kém, chê nhiều công việc dịch vụ là không “thanh lịch” Thường thường, những học sinh này không thấy hết ý nghĩa của yếu tố lao động

Trang 31

nghề nghiệp, đóng góp của nghề đối với xã hội Đã là nghề được xã hội thừanhận thì không thể nói đến sự cao sang hay thấp hèn được, đặc biệt là trong điềukiện của nền kinh tế thị trường hiện nay

- Dựa dẫm vào ý kiến của người khác, không độc lập quyết định việc chọnnghề Vì thế đã có rất nhiều học sinh lựa chọn nghề theo ý muốn của cha mẹ,theo ý thích của người lớn theo lời rủ rê của bạn bè Cách chọn nghề này đã dẫnđến nhiều trường hợp chán nghề vì không phù hợp

- Bị hấp dẫn bởi vẻ bề ngoài của nghề, thiếu hiểu biết nội dung lao độngcủa nghề đó Ví dụ, nhiều bạn thích đi đây đi đó nên đã chọn nghề thăm dò địachất Khi vào nghề, thấy công việc của mình gắn bó với rừng núi, quanh nămphải tiến hành công việc khảo sát, ít có dịp tiếp xúc với cuộc sống thành thị,thiếu điều kiện để giao lưu văn hoá và khoa học, do đó đã tỏ ra chán nghề

- Cho rằng đạt thành tích cao trong việc học tập một môn văn hoá nào đó

là làm được nghề cần đến tri thức của môn đó Ví dụ, có người học giỏi môn văn

đã chọn nghề làm phóng viên báo chí Đúng là nghề này cần đến những ngườiviết văn hay, diễn đạt tư tưởng rành mạch Song nếu không nhanh nhẹn, tháovát, năng động dám xông xáo thì không thể theo đuổi nghề này được Sai lầm

ở đây là do không thấy rằng, năng lực đối với một số môn học chỉ là điều kiệncần, chứ chưa là điều kiện đủ để theo đuổi nghề mình thích

- Có quan niệm “tĩnh” về tính chất, nội dung lao động nghề nghiệp trongcác lĩnh vực sản xuất, quên mất những tác động mạnh mẽ của cách mạng khoahọc công nghệ ngày nay Vì vậy, có bạn cho rằng, học xong cấp I là đủ kiến thức

để xin vào học nghề tại các trường dạy nghề Có bạn lại nghĩ, với vốn liếng kiếnthức lớp 12, mình học ở trường nghề nào chẳng được Thực ra, nghề nghiệp luônthay đổi nội dung, phương pháp, tính chất lao động của nó Người lao độngkhông luôn luôn học hỏi, trau dồi năng lực làm việc thì khó có thể đáp ứng vớiyêu cầu về năng suất và hiệu quả lao động

Trang 32

- Không đánh giá đúng năng lực lao động của bản thân nên lúng túngtrong khi chọn nghề Do đó, có 2 tình trạng thường gặp: hoặc đánh giá quá caonăng lực của mình, hoặc đánh giá không đúng mức và không tin vào bản thân cảhai trường hợp đều dẫn đến hậu quả không hay Nếu đánh giá quá cao khi vàonghề sẽ vấp phải tình trạng chủ quan ban đầu, thất vọng lúc cuối, còn nếu đánhgiá quá thấp, chúng ta sẽ không dám chọn những nghề mà đáng ra là nên chọn

- Thiếu sự hiểu biết về thể lực và sức khoẻ của bản thân lại không có đầy

đủ thông tin về những chống chỉ định y học trong các nghề Điều này càng dễgây nên những tác hại lớn Người yếu tim lại chọn nghề nuôi dạy trẻ, người hayviêm họng và viêm phổi lại định hướng vào nghề dạy học, người có bệnh ngoài

da lại đi vào nghề “dầu mỡ” [3]

Có quan điểm lại cho rằng khi chọn nghề, con người thường mắc phải 3loại sai lầm cơ bản sau:

- Nhầm lẫn giữa cái mình giỏi với cái mình thích

- Nhầm lẫn giữa sở thích và sự nghiệp

- Nhầm lẫn giữa một phần và toàn bộ công việc

Trang 33

CHƯƠNG II – TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Vài nét về thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Thị xã Kỳ Anh được thành lập theo Nghị quyết 903 của Ủy ban Thường

vụ Quốc hội ngày 10/4/2015 Tổng diện tích tự nhiên 28.025,03 ha, có 85.508nhân khẩu và 12 đơn vị hành chính gồm 6 phường (Kỳ Liên, Kỳ Long, KỳPhương, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh và Sông Trí), 6 xã (Kỳ Hà, Kỳ Hoa, Kỳ Hưng, KỳLợi, Kỳ Nam, Kỳ Ninh) Thị xã Kỳ Anh, Đông và Bắc giáp Biển Đông, Tây giáphuyện Kỳ Anh, Nam giáp tỉnh Quảng Bình và huyện Kỳ Anh

Hình 1: Thị xã Kỳ Anh – đô thị công nghiệp

Từ một vùng quê nghèo của tỉnh Hà Tĩnh, đời sống người dân còn nhiềukhó khăn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhưng với sự quan tâm đầu

tư của các cấp, các ngành, cùng sự tập trung lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sựđồng thuận của Nhân dân, thị xã Kỳ Anh đang vươn lên để trở thành một thị xã

Trang 34

năng động Với lợi thế vị trí địa lý, có bề dày văn hóa, có nguồn tài nguyên thiênnhiên phong phú đã mang đến cho thị xã Kỳ Anh nhiều tiềm năng, lợi thế đểphát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững Nơi đây hứa hẹn sẽ là môi trườngđầu tư lý tưởng của các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước.

Hình 2: Hoành Sơn Quan – Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Thị xã Kỳ Anh được đánh giá là khu vực giàu tiềm năng, lợi thế, có vị tríđịa lý thuận lợi, nằm trên hành lang của các tuyến hàng hải quốc tế, là cửa ngõngắn nhất để Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan thông thương ra các nước; kếthợp với tuyến giao thông huyết mạch kéo dài từ Bắc tới Nam và tương lai sẽ đấunối đường sắt khu vực với đường sắt quốc gia; ngoài ra còn có Quốc lộ 12C xuấtphát từ cảng Vũng Áng đến Quốc lộ 1A đi cửa khẩu ChaLo và nối sang cácnước Lào, Thái Lan Đặc biệt, Khu kinh tế Vũng Áng thuộc địa bàn thị xã KỳAnh, là một trong năm khu kinh tế trọng điểm ven biển của cả nước đang đượcChính phủ tập trung ưu tiên đầu tư và phát triển mạnh mẽ Đây là khu kinh tếtổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là: Phát triển các ngành côngnghiệp luyện kim gắn với khai thác cảng biển, công nghiệp thép, trung tâm nhiệtđiện và lọc hóa dầu; Phát triển đồng bộ khu liên hợp cảng biển Vũng Áng - Sơn

Trang 35

Dương gắn với phát triển dịch vụ cảng và các dịch vụ vận tải biển để tạo thànhmột trong những cửa ngõ ra biển quan trọng bậc nhất của Bắc Trung Bộ; Xâydựng khu đô thị mới Vũng Áng, đồng thời ưu tiên phát triển các khu du lịch sinhthái, du lịch nghĩ dưỡng biển trở thành các điểm du lịch quan trọng trong tuyến

du lịch ven biển Bắc Trung Bộ Trong thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu quả thuhút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, thị xã Kỳ Anh sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạtđộng xúc tiến đầu tư, để thu hút những dự án đầu tư trọng điểm có tác động lớnvào sự phát triển kinh tế - xã hội

Thị xã Kỳ Anh sẽ là khu vực có tỷ trọng công nghiệp - xây dựng vàthương mại - dịch vụ cao đóng góp từ 70-75% GDP của tỉnh Hà Tĩnh Là trungtâm cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng, thương mại, các hoạt động vănhóa, xã hội, thể dục - thể thao, du lịch, dịch vụ nhà hàng khách sạn, nhà ở choKhu kinh tế Vũng Áng và gắn liền với nó là các cơ chế, chính sách ưu đãi đặcbiệt về: đầu tư, xuất - nhập khẩu, thuế, tín dụng, đất đai

Với mục tiêu xây dựng thị xã Kỳ Anh phát triển nhanh, bền vững, trởthành đô thị loại II vào năm 2020, Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ nhất, nhiệm kỳ

2015 - 2020 đã đề ra các nhóm chỉ tiêu chủ yếu: Tốc độ tăng trưởng giá trị sảnxuất bình quân đến năm 2020 đạt 41,62%; trong đó công nghiệp - xây dựng40,8%, thương mại - dịch vụ 44,9%, Nông - Lâm - Ngư nghiệp 5,26%; thu nhậpbình quân đầu người 145 triệu đồng/năm Tổng giá trị sản xuất xã hội đạt108.268 tỷ đồng; tổng thu ngân sách đến năm 2020 là 25,5 nghìn tỷ đồng; 100%

xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới Thị xã Kỳ Anh là đầu tàu kinh tế củatỉnh Hà Tĩnh, bước sang giai đoạn mới, thị xã phát triển theo hướng đô thị vănminh, hiện đại Không chỉ phát triển về kết cấu hạ tầng của Khu kinh tế VũngÁng, mà các lĩnh trên địa bàn cũng sẽ được chú trọng đầu tư Cùng với đó là sựphát triển không ngừng của các dịch vụ du lịch, là điểm thu hút du khách trongnước và quốc tế

Trang 36

Như vậy có thể nhận thấy thị xã Kỳ Anh là một đơn vị hành chính mớiđược thành lập như một sự tất yếu của xu thế phát triển kinh tế xã hội Đây lànơi đang thu hút lượng lao động lớn của cả nước, vì vậy chúng ta cần nhìn nhậnđúng đắn để đón đầu lợi thế này.

2.1.2 Vài nét về khu kinh tế Vũng Áng

2.1.2.1 Giới thuyết về quan niệm khu kinh tế và khu kinh tế ven biển

Khu kinh tế (ECONOMIC ZONES) là một thuật ngữ kinh tế được hìnhthành cuối thập niên 70 của thế kỉ XX xuất phát từ Trung Quốc và KKT đầu tiêngọi là đặc khu kinh tế (đó là Thâm Quyến) Thực chất KKT là sự biến dạng củakhu công nghiệp Tuy nhiên, về mặt tổ chức các khu chức năng bên trong đadạng hơn các khu công nghiệp, trong đó các chính sách của nhà nước có ưu tiênhơn, quy mô về lãnh thổ thường rộng lớn hơn Như vậy, lịch sử xây dựng cácKKT đã có ở những thế kỉ trước với những loại hình rất khác nhau như KKT cótính chất thương mại với (cảng tự do, khu mậu dịch tự do…) hay KKT có tínhchất công nghiệp như (Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghiệp tậptrung, khu công nghệ cao, đặc biệt là KKT có tính chất tổng hợp (KKT, đặcKKT, tam giác phát triển…) [8]

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về KKT Xét theo nghĩa rộng,KKT là tất cả các khu vực được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt Theonghĩa hẹp, KKT là một loại hình riêng của KKT tự do Theo mô hình này, KKTđược tổ chức theo một hình thức cao nhất như một xã hội thu nhỏ Đó là khu vựcđịa lý riêng biệt, được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt nhằm thu hútvốn đầu tư nước ngoài, công nghệ, kiến thức về quản lý kinh tế với một cơ cấungành nghề đầy đủ của một nền kinh tế quốc dân gồm: Công nghiệp, Nông - Lâm– Ngư nghiệp , Dịch vụ, y tế, giáo dục,… trong đó ưu tiên phát triển công nghiệphướng về xuất khẩu, song cũng không được sao nhãng với thị trường nội địa Tínhchất tổ chức cao của KKT còn được thể hiện qua mô hình “Khu trong khu”, nghĩa

Trang 37

là trong KKT bao gồm tất cả các loại hình khác nhau của KKT tự do như khuthương mại tự do, cảng tự do, khu công nghiệp, khu chế xuất, kho chứa hàng miễnthuế… Với cách tổ chức như vậy, sự liên kết hoàn chỉnh giữa các loại hình nàytạo nên một bức tranh tổng thể thống nhất thúc đẩy sự phát triển của KKT, tạo nênmột ưu thế vượt trội của KKT trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Như vậy, có thể hiểu được KKT một cách tổng quát là một bộ phận lãnhthổ thuộc chủ quyền quốc gia nhưng có không gian kinh tế - xã hội riêng, đượcvận hành bởi khung pháp lý riêng và điều kiện vật chất hiện đại hơn, thích hợpvới phạm vi rộng, quy mô lớn, toàn diện cơ chế thị trường Hoạt động giao lưukinh tế với nước ngoài hàng tháng, quản lý nhà nước với hoạt động đặc khu theo

cơ chế “một cửa” và “mở”

KKT ven biển thường là KKT tổng hợp hay KKT chuyên ngành gắn vớicảng biển hoặc một hải đảo có tiềm năng kinh tế lớn, có không gian kinh tế riêngbiệt, với môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi và bình đẳng bao gồm: Cáckhu chức năng, các công trình hạ tầng cơ sở Kỹ thuật – Xã hội, các công trìnhdịch vụ và tiện ích công cộng với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn địnhlâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tưtrong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ

Ở Việt Nam, Khu kinh tế ven biển là khu kinh tế hình thành ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận khu vực ven biển, được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP”

Khu kinh tế ven biển hình thành với mục đích:

- Hình thành các khu kinh tế động lực:

Trong phạm vi lãnh thổ nhất định trên cơ sở có sự phát triển đa ngànhthúc đẩy sự phát triển chung, nhất là thúc đẩy sự phát triển của các vùng nghèo trên các vùng ven biển của Việt Nam

Trang 38

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước:

Tạo tiền đề thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tưnước ngoài Việc phát triển Khu kinh tế ven biển phải gắn với chuyển dịch cơcấu kinh tế của địa phương và của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất và bảo đảm phát triểnbền vững; hướng tới hiện đại, đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả cả quỹ đất,mặt nước và không gian của khu kinh tế ven biển Phát triển khu kinh tế venbiển phải hướng tới hình thành chức năng nòng cốt, chủ đạo và gắn kết chặt chẽvới phát triển vùng; phải theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện cụ thể vàphù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, phải chú ý tớiyêu cầu bảo vệ môi trường và yêu cầu an ninh, quốc phòng

* Các đặc trưng cơ bản của KKT ven biển

KKT là một hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế được thiết lập với những sứmệnh lịch sử đặc biệt, có ý nghĩa đòn bẩy đối với sự phát triển kinh tế toàn quốc

và các vùng kinh tế KKT có một số đặc trưng sau:

- Là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương với các khu vựckhác và hội tụ được những yếu tố phát triển cơ bản Đó là một bộ phận lãnh thổcủa đất nước, được chính phủ cho phép xây dựng và phát triển, vận hành bởikhung pháp lý có tính ưu đãi, mở cửa theo các thông lệ quốc tế

- Môi trường đầu tư, kinh doanh, buôn bán trong KKT phù hợp với cơ chếthị trường, được hưởng quy chế ưu đãi hơn các vùng khác

- Giao lưu kinh tế giữa KKT với nước ngoài thông thoáng, không bị hạnchế, ưu tiên hướng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Mục đích chung của việc xây dựng các KKT là tạo nên sự giao thươngthông thoáng, nên thu hút mạnh đầu tư và công nghệ tiên tiến của nước ngoài vàthông qua đó thúc đẩy kinh tế nước mình phát triển nhanh

Nhìn chung KKT được xem là mô hình phát triển mới và hiện đại bước

Trang 39

đầu gặt hái được những thành công ở các quốc gia khác nhau, đặc biệt là cácquốc gia đang phát triển Ở nước ta KKT Vũng Áng là một trong những KKTven biển trọng điểm của quốc gia, hứa hẹn sẽ đem lại những thay đổi lớn về kinh

tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới

2.1.2.2 Giới thiệu về khu kinh tế Vũng Áng

Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh được chính thức thành lập tại Quyếtđịnh số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ.Theo Đề án

“Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020”,phê duyệt Vũng Áng được xác định là KKT ưu tiên xây dựng trong phươnghướng phát triển chung của hệ thống 15 KKT ven biển, trở thành KKT trọngđiểm ở miền Trung, là cửa mở hướng ra biển và theo hướng hợp tác phát triểnhành lang kinh tế Đông – Tây Khu Kinh tế Vũng Áng có diện tích rộng22.781h, bao gồm 5 phường: Kỳ Phương, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Thịnh, KỳTrinh và 4 xã: Kỳ Nam, Kỳ Lợi, , Kỳ Hà và Kỳ Ninh, thuộc thị xã Kỳ Anh tỉnh

Hà Tĩnh; Phía Bắc và phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp tỉnh QuảngBình, phía Tây giáp xã Kỳ Hưng, phường Sông Trí và huyện Kỳ Anh Với địathế thuận lợi, Lưng tựa vào Núi, Mặt hướng ra Biển đông, cách thành phố HàTĩnh và mỏ sắt Thạch Khê 60km về phía Bắc, có Cụm cảng nước sâu Vũng Áng

- Sơn Dương có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 5 đến 15 vạn tấn; Khu Kinh tếVũng Áng nằm trên trục đường giao thông Bắc Nam, hành lang kinh tế ĐôngTây rất thuận lợi cho sự phát triển

Khu kinh tế Vũng Áng có quỹ đất rộng phù hợp cho xây dựng phát triểnCông nghiệp và Đô thị Mặt khác thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này một địahình đa dạng phong phú, có điều kiện cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịchsinh thái, nghỉ dưỡng và đặc biệt là du lịch biển

Trang 40

Hình 3: Bản đồ quy hoạch KKT Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh

Từ khu kinh tế Vũng Áng theo đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh,đường sắt Bắc Nam có thể giao lưu kinh tế với mọi vùng trong cả nước, theođường Quốc lộ 8A và 12A kết nối với đường Hồ Chí Minh đi qua Cửa khẩu CầuTreo và Cha Lo Đây là tuyến đường ngắn nhất từ cảng biển Việt Nam đến cácvùng Trung Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, là điều kiện rất thuận lợi cho

mở rộng hợp tác phát triển kinh tế khu vực Từ cảng nước sâu Vũng Áng - SơnDương theo tuyến đường hàng hải quốc tế dễ dàng đến các nước Nam Á, Bắc

Ngày đăng: 28/01/2016, 23:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w