1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIỆN PHÁP GIÁO dục ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO học SINH TRUNG học cơ sở THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP tại CỘNG ĐỒNG HUYỆN GIA lâm, THÀNH PHỐ hà nội

50 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 56,75 KB

Nội dung

- Các biện pháp đề xuất - Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và các lực lượng cộng đồng cấp huyện về tầm quan trọng

Trang 1

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ

SỞ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG

TRẢI NGHIỆM HƯỚNG

NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG HUYỆN GIA LÂM, THÀNH

PHỐ HÀ NỘI

Trang 2

- Nguyên tắc đề xuất biện pháp

- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các giải pháp đề xuất đảm bảo đúng quan điểm, chủtrương, chính sách của Đảng, nhà nước, địa phương, đúng luậtđịnh

Các giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà trường, gópphần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, không ảnhhưởng đến hoạt động chung trong nhà trường

- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động GDHN phải đượcthực hiện liên tục, thường xuyên, các giải pháp phải liên kếtnhau tạo thành chuỗi giải pháp nhằm nâng cao nhận thức vaitrò GDHN cho học sinh

- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Nguyên tắc này đòi hỏi việc đề xuất giải pháp phải đảmbảo tính chính xác, dựa trên hành lang pháp lý là các điềuluật, thông tư, nghị định, các văn bản do Nhà nước qui định

Trang 3

- Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển toàn diện của người học

Việc đề xuất giải pháp phải đảm bảo tính phát triển toàndiện của người học, có nghĩa là tạo điều kiện cho người họctiếp cận với một số cơ sở khoa học, tri giác và nhận thức đúngđắn về sự vật - hiện tượng, nội dung phải phù hợp với vùngmiền, địa phương, phù hợp với lứa tuổi, có khả năng vận dụngtri thức vào thực tiễn và có thái độ tích cực khi tham gia cáchoạt động học tập

- Các biện pháp đề xuất

- Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và các lực lượng cộng đồng cấp huyện về tầm quan trọng của giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp tại công đồng huyện

- Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức là một vấn đề rất quan trọng trong công tác

Trang 4

hướng nghiệp, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức trong xãhội có vai trò quan trọng định hướng việc học cho học sinh.

Do đó biện pháp này hướng tới giúp cho các chủ thể tham giagiáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh và học sinhxác định rõ tầm quan trọng của giáo dục định hướng nghềnghiệp trong nhà trường với sự lựa chọn hướng đi sau tốtnghiệp THCS của học sinh vừa phù hợp với năng lực và sởthích cá nhân, điều kiện gia đình và đáp ứng nhu cầu lao độngcủa xã hội

- Nội dung của biện pháp

Nhà trường có trách nhiệm giúp phụ huynh học sinh vàhọc sinh, các lực lượng khác ngoài xã hội nhận thức đúng đắnvai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục hướng nghiệp Hoạtđộng này không thể ảnh hưởng đến chất lượng các môn vănhoá mà đây là công tác giúp học sinh phát triển toàn diện Từnhận thức đầy đủ về hoạt động này nhà trường dễ dàng tranhthủ sự hỗ trợ, hợp tác về nhân lực và cơ sở vật chất trong quátrình thực hiện công tác hướng nghiệp

Các trường THCS tổ chức tuyên truyền tới phụ huynhhọc sinh cuối cấp THCS về hướng nghiệp phân luồng sau

Trang 5

THCS, giúp phụ huynh và học sinh hiểu rõ nếu phân luồngngay sau khi tốt nghiệp THCS cho số học sinh xếp học lựcdưới mức trung bình khá, học sinh có điều kiện hoàn cảnh giađình khó khăn, thì số học sinh này vẫn có cơ hội vào học đạihọc, cao đẳng qua hình thức liên thông theo quyết định về đàotạo liên thông của Bộ GD&ĐT.

Phổ biến rộng rãi mô hình đào tạo liên thông cho mọitầng lớp nhân dân trong huyện được biết

- Cách thực hiện biện pháp

Các trường cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt nội dung Chỉthị 33/2003/CT- BGD-ĐT ngày 23/07/2003 của Bộ trưởng BộGD&ĐT về tăng cường GDHN cho HSPT Nâng cao nhận thứccho CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp

Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện cần xây dựngWebsite về hướng nghiệp với đầy đủ các nội dung tuyêntruyền về hướng nghiệp như các chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước, của địa phương, các chỉ tiêu về phânluồng học sinh, thông tin về ngành nghề, chương trình đàotạo, nơi đào tạo nghề, dự báo nhu cầu nhân lực, tình hìnhchuyển dịch cơ cấu, phát triển nghề ở địa phương và trong cả

Trang 6

nước.Trong điều kiện chưa có trang web riêng về hướngnghiệp thì nên kết hợp với đài phát thanh ở huyện để tổ chứccác chương trình hướng nghiệp sẽ thu hút được sự quan tâmcủa phụ huynh học sinh và nhân dân trong huyện.

Nhà trường nên trang bị bảng tin hướng nghiệp để cungcấp những thông tin thiết yếu cho học sinh, đặc biệt là môhình đào tạo liên thông để học sinh THCS sớm định hướngđược việc học tập tiếp theo của mình

Thông qua các tiết hướng nghiệp, sinh hoạt đầu tuần,sinh hoạt chủ nhiệm, tăng cường tư vấn hướng nghiệp, cungcấp thông tin đào tạo và nhu cầu việc làm cho học sinh lớp 9trước kỳ thi tốt nghiệp THCS, đặc biệt là từ tháng 3 hàng năm,tiếp cận, gần gũi, tư vấn để giúp học sinh hiểu rõ về khả năngcủa bản thân và gia đình trong việc lựa chọn hướng đi sau tốtnghiệp THCS qua phiếu thăm dò, điều tra Đối tượng học sinh

có điều kiện kinh tế khó khăn hay năng lực học tập từ trungbình trở xuống cần định hướng cho học sinh đi vào các trườngnghề, trung cấp chuyên nghiệp Từ trung cấp chuyên nghiệphọc sinh vẫn có thể học liên thông lên trình độ cao đẳng, đạihọc qua hình thức đào tạo liên thông khi có nhu cầu

Trang 7

Khuyến khích học sinh thành lập câu lạc bộ nghề nghiệp

để học sinh tự tìm hiểu thông tin về nghề và có cơ hội trảinghiệm sự phù hợp nghề của mình Tổ chức cho học sinh tựthuyết trình giới thiệu về nghề nghiệp mà mình yêu thích kèmtheo hình ảnh minh hoạ

Đối tượng tuyên truyền có yếu tố quyết định là phụ huynhhọc sinh cần được quan tâm đúng mức Cần tổ chức họp phụhuynh học sinh lớp 9 vào thời điểm thích hợp để tư vấn về địnhhướng chọn lựa nghề nghiệp của học sinh, đặc biệt là sau khikết thúc học kỳ 2 và sau khi có kết quả xét tuyển THPT, giúpphụ huynh học sinh tìm hiểu kế hoạch phân luồng sau THCScủa huyện Tạo điều kiện để tất cả phụ huynh học sinh có conđang học lớp 9 được tham gia tư vấn hướng nghiệp, gặp gỡ,trao đổi với đại diện các trường có đào tạo trung cấp chuyênnghiệp gần địa bàn huyện về ngành nghề đào tạo, nhu cầu tuyểndụng của các ngành này Để phụ huynh ngày càng quan tâmnhiều đến công tác hướng nghiệp, hiểu được rằng không chỉ cóvào THPT, sau đó thi vào đại học là con đường lập thân duynhất cho học sinh

Thông qua hoạt động ngoại khóa, giúp GV nhận thức

Trang 8

trọng tâm của ngành giáo dục nói chung và trường nói riêngnhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh.

Thành lập ban chỉ đạo tư vấn phân luồng để đẩy mạnh

và triển khai hiệu quả đến từng các cấp, xây dựng đề án phânluồng học sinh sau THCS, lập kế hoạch thực hiện, chọn lựacác đơn vị liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp lên caođẳng, đại học để định hướng nhiều con đường đi cho học sinh,

tư vấn từng học sinh lớp 9 trong việc định hướng và chọnnghề trong tương lai

Thông báo rộng rãi cho học sinh biết về các chế độ chínhsách khi tham gia học nghề để khuyến khích học sinh vàotrung cấp chuyên nghiệp, học nghề Các thông tin về việc hỗtrợ vay vốn học tập của ngân hàng chính sách xã hội để họcsinh không còn lo lắng nhiều về học phí khi điều kiện gia đìnhcòn khó khăn

Hạn chế của công tác hướng nghiệp hiện nay chủ yếu là

do nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của công tác này, vìvậy việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CB, GV, phụhuynh học sinh, học sinh và các lực lượng xã hội là nhiệm vụquan trọng hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác

Trang 9

hướng nghiệp.

- Điều kiện thực hiện

CBQL, GV, phụ huynh học sinh, học sinh cần có kiếnthức sâu rộng về các loại hình nghề nghiệp, cũng như kiếnthức giáo dục hướng nghiệp để có thể tư vấn cho học sinh mộtcách có hiệu quả

CBQL, GV, phụ huynh học sinh, học sinh cần tự nhậnthấy được tầm quan trọng của hoạt động hướng nghiệp đốivới tương lai sự nghiệp của học sinh và con em của mình

Học sinh cần tích cực, chủ động tìm kiếm tư liệu choviệc định hướng nghề nghiệp của bản thân đảm bảo phù hợpvới sở thích, khả năng cũng như hoàn cảnh gia đình

Cần đa dạng về hình thức và cách thức tuyên truyền

- Nhà trường THCS xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp tại công đồng huyện nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn

Qua khảo sát thực trạng, một trong những hạn chế hiệnnay trong việc thực hiện hoạt động giáo dục định hướng nghềnghiệp cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm

Trang 10

hướng nghiệp là việc xây dựng và thực hiện kế hoạnh giáodục của giữa nhà trường còn mang tính lý thuyết hàn lâm vàhình thức.

- Mục tiêu của biện pháp

- Xác định mục tiêu, kế hoạch hành động rõ ràng làmđịnh hướng cho công tác quản lý và triển khai hoạt động tổchức, phối hợp ăn ý với các lực lượng cộng đồng trong giáodục định hướng nghề nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệmhướng nghiệp cho học sinh THCS; tạo sự thống nhất tronghoạt động của toàn trường, hướng nỗ lực của các bộ phận, cánhân vào mục tiêu chung;

- Giúp nhà trường phát triển ổn định và có khả năng ứngphó kịp thời trước những biến đổi của môi trường;

- Là cơ sở tiến hành kiểm tra - đánh giá kết quả hoạtđộng

- Nội dung của biện pháp

- Nhà trường xây dựng các kế hoạch hành động để phốihợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục định hướng nghềnghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho

Trang 11

học sinh THCS theo năm học, học kỳ; theo đợt Tăng cườngvai trò và sự tham gia của các lực lượng cộng đồng trong tất

cả các khâu của kế hoạch hành động

- Nhà trường cần xác định việc phối hợp các lực lượngcộng đồng trong giáo dục định hướng nghề nghiệp thông quahoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh THCS làmột ưu tiên hàng đầu trong chiến lược nâng cao chất lượnggiáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh

- Cách thực hiện

a Xác định nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệpthông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinhTHCS là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch chiến lược của nhà

trường Ban giám hiệu nhà trường căn cứ vào kế hoạch định

hướng nghề nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm hướngnghiệp cho học sinh THCS và đặc điểm của các lực lượngcộng đồng để xác định các nội dung của hoạt động giáo dụcđịnh hướng nghề nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm

hướng nghiệp cho học sinh THCS Mời các chuyên gia tham

gia xây dựng nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệpthông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh

Trang 12

b Lập kế hoạch có sự tham gia của các lực lượng cộngđồng

Một trong những yêu cầu của lập kế hoạch là quá trìnhlập kế hoạch phải đảm bảo tính dân chủ Để có được kế hoạchđúng đắn, có tính khả thi và hiệu quả, quá trình lập kế hoạchphải được thực hiện một cách dân chủ Điều đó có nghĩa là,chủ thể quản lý phải huy động, khuyến khích, tạo điều kiệncho các cấp quản lý và các thành viên trong và ngoài tổ chứctham gia vào công tác lập kế hoạch

Lập kế hoạch có sự tham gia/hợp tác(Cooperative/participatory planning) coi quá trình lập kếhoạch giáo dục là một quá trình xã hội, trong đó cần có sự

Trang 13

tham gia tích cực của tất cả các bên có liên quan tới hoạtđộng giáo dục trong nhà trường (đội ngũ chuyên gia, đạidiện các tổ chức xã hội…) trong toàn bộ các khâu, nhằmtăng cường và đảm bảo tính hiệu quả và khả năng đáp ứngcủa bản kế hoạch giáo dục

Hai cách tiếp cận phổ biến trong lập kế hoạch giáo dụctrước đây là lập kế hoạch từ trên xuống và lập kế hoạch từdưới lên Lập kế hoạch có sự tham gia là cách tiếp cận khắcphục hạn chế của hai cách tiếp cận kể trên

Mặc dù trường THCS đóng vai trò chủ động, tích cựctrong hoạt động hợp tác trường THCS và các lực lượng cộngđồng, nhưng các trường THCS huyện Gia Lâm cần áp dụngcách tiếp cận lập kế hoạch có sự tham gia của các bên có liênquan để tạo ra những bản kế hoạch có chất lượng, huy độngtrí tuệ tập thể và trách nhiệm của các bên, đáp ứng tốt hơn nhucầu và lợi ích của các bên có liên quan, đặc biệt là của doanhnghiệp

Các bên có liên quan trong lập kế hoạch phối hợp cáctrường THCS huyện Gia Lâm và các lực lượng cộng đồngđược xác định là:

Trang 14

- Các trường THCS huyện Gia Lâm: lãnh đạo, cán bộ,giáo viên, nhân viên;

- Các lực lượng cộng đồng;

Quy trình lập kế hoạch có sự tham gia

Quy trình lập kế hoạch có sự tham gia không khác biệtnhiều so với quy trình lập kế hoạch theo các cách tiếp cậnthông thường, gồm 8 bước

- Đánh giá thực trạng các nguồn lực cho việc thực hiệnmục tiêu;

- Dự đoán - dự báo: trên cơ sở thực trạng của nhàtrường, những người tham gia lập kế hoạch tiến hành dự đoán

- dự báo về điều kiện môi trường, những chính sách, biệnpháp có thể áp dụng, các nguồn lực có thể huy động

- Xác định mục tiêu: là bước rất quan trọng trong lập kếhoạch Mục tiêu phải đảm bảo nguyên tắc SMART và thỏamãn kỳ vọng của nhiều nhóm lợi ích liên quan Việc xác địnhmục tiêu có liên quan chặt chẽ tới quá trình phân bổ nguồnlực, vì vậy, cần xác định đúng thứ tự ưu tiên của các mục tiêu

- Xây dựng các phương án hành động để hiện thực hóa

Trang 15

mục tiêu đề ra.

- Đánh giá và so sánh các phương án

- Lựa chọn phương án tối ưu

- Xây dựng kế hoạch bổ trợ để đảm bảo kế hoạch chínhtriển khai tốt

- Chương trình hóa tổng thể về các vấn đề liên quan tới:các chủ thể tiến hành công việc, nội dung công việc, yêu cầuthực hiện, tài chính và các công cụ, phương tiện, thời gianhoàn thành

Sự phân chia các bước lập kế hoạch có sự tham gia chỉmang tính tương đối Điểm khác biệt quan trọng nhất của lập

kế hoạch có sự tham gia thể hiện ở vai trò của doanh nghiệp

và các bên có liên quan trong các bước của quá trình lập kếhoạch Tùy theo quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường

và sự tích cực của phía doanh nghiệp, nhà trường có thể lựachọn các mức độ tham gia của doanh nghiệp trong lập kếhoạch ở các mức:

Trang 16

Được cung cấp thông tin; Được hỏi ý kiến; Được chia sẻtrong quá trình ra quyết định; Tham gia ra quyết định.

- Điều kiện thực hiện biện pháp

SGD&ĐT, Phòng GD&ĐT, Ban giám hiệu nhà trường cần

có những biện pháp kiểm tra, đánh giá về hoạt động hướngnghiệp một cách định kỳ và thường xuyên

Cán bộ quản lý cũng như GV phụ trách cần có kế hoạchcông tác cụ thể từng năm trình duyệt lãnh đạo kết hợp báo cáođánh giá kết quả và rút kinh nghiệm thực hiện

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng huyện trong giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp tại công đồng huyện

- Mục tiêu của biện pháp

Hoạt động giáo dục học sinh là trách nhiệm của toàn xãhội Biện pháp này với mục tiêu là tạo sự đồng thuận, phốihợp chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh và các lựclượng cộng đồng để họ hiểu, hỗ trợ trong việc tổ chức hoạtđộng giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh, tạo sức

Trang 17

mạnh tổng hợp, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quảgiáo dục toàn diện học sinh.

- Nội dung của biện pháp

- Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường đẩy mạnhhoạt động giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinhTHCS huyện Gia Lâm thông qua hoạt động trải nghiệm môtcách cụ thể, sâu sát và trung thực hơn

- Phối hợp với các lực lượng cộng đồng ngoài nhàtrường để để cùng tham gia giáo dục định hướng nghề nghiệpcho các em

- Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để cùngtham gia giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinhTHCS huyện Gia Lâm thông qua hoạt động trải nghiệmhướng nghiệp nhằm giúp các em nâng cao ý thức lựa chọnnghề nghiệp phù hợp cho bản thân trong tương lai

- Phối hợp với các cơ sở giáo dục khác để học sinh có

cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập

Trang 18

+ Xây dựng quy chế phối hợp của tổ chức Đoàn, ĐộiTNTP với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

+ Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Đoàn, Đội TNTP giáo viên chủ nhiệm - ban đại diện cha mẹ học sinh để cùng tổchức các hoạt động trải nghiệm bổ ích, góp phần giáo dụchướng nghiệp cho học sinh THCS huyện Gia Lâm thông quahoạt động trải nghiệm hướng nghiệp đạt được hiệu quả cao

-+ Tổ chức gắn kết các hình thức học trên lớp với cáchình thức học thực tế ngoài nhà trường, giúp các em được

"Học đi đôi với hành", phát triển tư duy theo chiều hướng tích

Trang 19

cực và dần dần các em có ý thức tự thích nghi, tự hoàn thiệnnhân cách của mình.

- Đối với cha mẹ học sinh:

+ Xây dựng kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinhthông qua cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, bàn bạc thốngnhất các nội dung phối hợp giữa nhà trường - gia đình trongcông tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS huyệnGia Lâm thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trongnăm học;

+ Kết hợp với nhà trường tổ chức cho học sinh tham giacác phong trào, hội thi, tạo sân chơi lành mạnh, phát triển hoạtđộng trải nghiệm thoát ra khỏi khuôn viên trường học, tạođiều kiện cho giáo viên - học sinh cọ xát với thực tế, tăng tínhhiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS huyệnGia Lâm thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

- Đối với các lực lượng cộng đồng (Chính quyền địaphương, Đoàn TNCS, Hội đồng giáo dục địa phương, Hộikhuyến học, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, công anphường, ):

Trang 20

+ Nhà trường liên kết với các lực lượng lực lượng cộngđồng để các tổ chức đoàn thể địa phương hỗ trợ nhà trườngtìm hiểu, nắm bắt được hoàn cảnh gia đình của học sinh sốngtrên địa bàn Thông qua đó, giáo viên cũng nắm bắt kịp thờitâm tư, nguyện vọng của các em, giúp các em điều chỉnh hành

vi và tự tin hơn trong cuộc sống;

+ Chủ động phối hợp với các ban ngành chức năng như:công an giao thông, y tế, hội cựu chiến binh, mặt trận, cùng với nhà trường thực hiện các chuyên đề giáo dục hướngnghiệp, an toàn lao động, giáo dục pháp luật, giáo dục giớitính, giáo dục sức khỏe, giáo dục môi trường, giáo dục truyềnthống lịch sử các làng nghề ở địa phương, tuyên truyền phòngchống tội phạm,…

- Phối hợp với các cơ sở giáo dục khác để học sinh có

cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập, cũng như nângcao khả năng giao tiếp, rèn luyện tư duy, năng lực nghềnghiệp Từ đó các em dễ hình thành động cơ thúc đẩy việcđịnh hướng nghề nghiệp cho bản thân mình

- Điều kiện thực hiện biện pháp

Trang 21

SGD&ĐT, Phòng GD&ĐT, Ban giám hiệu nhà trường cần

có những biện pháp kiểm tra, đánh giá về hoạt động hướngnghiệp một cách định kỳ và thường xuyên

Phải xây dựng quy chế phối hợp các hoạt động giữa nhàtrường và cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục một cách rõràng Tránh trường hợp lạm dụng hình thức hỗ trợ vật chất củacha mẹ học sinh vào việc đẩy hoạt động của nhà trường chạytheo bệnh thành tích, đi lệch mục tiêu GD

Để biện pháp được triển khai hiệu quả cần xây dựng đượcmối liên hệ chặt chẽ, gắn bó với các đơn vị, tổ chức phối hợp.Người phụ trách công việc phối hợp ở các tổ chức phải năngđộng, nhiệt tình, sáng tạo và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục

- Tổ chức bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục định hướng nghề nghiệp ở trường THCS trong mối quan hệ với cộng đồng và doanh nghiệp

- Mục tiêu của biện pháp

Lực lượng làm nhiệm vụ hướng nghiệp ở các trườngTHCS hiện nay đều thiếu về số lượng, trình độ chuyên mônkhông đồng đều nên ảnh hưởng đến chất lượng của CTHN

Trang 22

Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, GV làm CTHN nhằmtạo ra nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ về hướngnghiệp, làm tốt nhiệm vụ GDHN trong nhà trường phổ thông,giúp học sinh có những hiểu biết cần thiết để tự tin trong việcquyết định chọn trường, chọn nghề phù hợp.

- Nội dung của biện pháp

Hướng nghiệp là nhiệm vụ của tập thể sư phạm, của tất

cả các thành viên trong nhà trường Do đó, để nâng cao hiệuquả CTHN, cần bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL,

GV kiêm nhiệm CTHN, GV dạy các môn văn hóa, GVCN,các tổ chức đoàn thể, các nhân viên phục vụ khác, đào tạo độingũ GV chuyên trách CTHN trong nhà trường

- Cách thực hiện biện pháp

Về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:

Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn đào tạo về chuyênmôn nghiệp vụ hướng nghiệp cho những người làm công tácgiáo dục định hướng nghề nghiệp kiêm nhiệm, GVCN, GVdạy nghề để họ có thể đảm trách công tác giáo dục địnhhướng nghề nghiệp trong lúc nhà trường chưa có GV chuyên

Trang 23

trách về công tác giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của hoạtđộng giáo dục định hướng nghề nghiệp trong nhà trường vàtrách nhiệm của CBQL trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiệnhoạt động giáo dục định hướng nghề nghiệp, trang bị đầy đủnhững kiến thức cơ bản về hướng nghiệp, về quản lý hoạtđộng giáo dục định hướng nghề nghiệp trong nhà trường

GVCN là người thực hiện chính CTHN, tạo điều kiện vàđộng viên học sinh tham gia các hoạt động GDHN, tham giađánh giá quá trình học tập và rèn luyện của HS, cung cấp chohọc sinh những thông tin về nghề nghiệp, tìm hiểu năng khiếu,

sở thích và hoàn cảnh gia đình của học sinh Cần bồi dưỡng choGVCN những kiến thức về thông tin và phương pháp tổ chứcsinh hoạt hướng nghiệp, về công tác thu thập và xử lý thông tin,

kỹ năng trao đổi, tư vấn, những hiểu biết về tâm lý học nghềnghiệp, năng lực tổ chức, phối hợp các lực lượng trong và ngoàinhà trường để có thể thực hiện tốt việc tư vấn và định hướngnghề nghiệp cho học sinh

GV bộ môn là người trực tiếp truyền đạt kiến thức khoahọc kỹ thuật, khoa học xã hội và những ứng dụng của môn

Trang 24

học vào cuộc sống, giúp học sinh có những hiểu biết về nghề,đồng thời phát hiện, bồi dưỡng năng lực, hứng thú của họcsinh Để làm tốt CTHN cho HSPT, trước mắt, có thể bồidưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp hướng nghiệp chođội ngũ GV dạy các môn văn hóa để lồng ghép ngay trongquá trình giảng dạy.

GV dạy NPT, GV dạy công nghệ cung cấp cho học sinhmột số kiến thức, kỹ năng cơ bản về thực hành kỹ thuật theoquy trình công nghệ, phát triển hứng thú nghề nghiệp, rènluyện thói quen làm việc có kế hoạch, phẩm chất nghề nghiệp

và giữ gìn vệ sinh môi trường trong lao động, rèn luyện khảnăng thích ứng linh hoạt với thị trường lao động, chuẩn bị tíchcực cho học sinh đi vào LĐSX Cần trang bị cho GV kỹ năng

sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ hiện đại, kỹ năng sửdụng máy vi tính, máy chiếu, truy cập mạng internet, có chínhsách đưa GV đi tham quan, làm việc tại các cơ quan, xínghiệp để học tập, cập nhật kiến thức và kinh nghiệm thực tếnhằm phục vụ CTHN

Trang bị cho Đoàn thanh niên những kiến thức cơ bản vềhướng nghiệp để có thể kết hợp với GVCN phụ trách tổ chứccác hoạt động văn hóa, tuyên truyền thường xuyên với tiêu

Trang 25

chí phát huy năng lực hoạt động phong trào của học sinh.

CTHN là công việc của tập thể sư phạm, có mục đíchgiáo dục HSPT trong việc chọn lựa nghề nghiệp tương lai.Trong lúc nhà trường chưa có GV chuyên trách về CTHN thìviệc tất cả các CBQL, GV, nhân viên đều phải được trang bịnhững kiến thức cơ bản về hướng nghiệp để có thể hỗ trợ,giúp đỡ nhau thực hiện tốt mục tiêu của CTHN là một yêu cầucấp thiết

Về đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên trách:

Đội ngũ GV làm CTHN hiện nay còn kiêm nhiệm vàchưa được đào tạo, bồi dưỡng do đó cần phải đào tạo một độingũ GV chuyên trách CTHN, để có đủ năng lực, chuyên mônnghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác

Các biện pháp trước mắt và lâu dài cần xây dựng kế hoạch quy hoạch CBQL, GV làm CTHN Dựa trên cơ sở nhu cầu phát triển của giáo dục về số

lượng,chất ượng, nội dung chương trình, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc tuyển mới laođộng làm CTHN

Ngày đăng: 22/03/2019, 21:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w