1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá tác động của khoa học và công nghệ tới sự phát triển kinh tế xã hội trong ngành trồng lúa ở 3 xã thuộc

44 342 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Trang 1

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC

VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MOT SO CHi TIEU VA PHUONG PHAP DANH GIA TAC DONG CUA KH & CN TOI SỰ PHÁT TRIEN KINH TE - XÃ HỘI TRONG NGANH TRONG LUA 0 3 XA THUỘC 2 HUYỆN

CUA 1 TINH VUNG DONG BANG SONG HONG

(Báo cáo tổng hợp)

TẬP THỂ TÁC GIẢ:

* PTS NGUYEN DINH HUAN,

Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách KH & CN, Chủ nhiệm đề tài

* PTS, NGUYEN DANH SƠN,

Trang 2

MUC LUC

LOI NOI DAU

GIGI THIEU

CHUONG |: TONG QUAT VE TINH HINH KINH TE - XA HOI CUA 3 XA

TIEN HANH DIEU TRA VE TAC ĐỘNG CỦA KH & CN TỚI SU PHAT TRIEN KINH TE XA HOI TRONG NGANH TRONG LUA

I Xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh Il Xã Khánh Lợi, huyện Yên Khánh II Xã Ninh Tiến, huyện Hoa Lư

IV Tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội ở 3 xã và 90 hộ điều tra

CHƯƠNG II: MOT SO CHi TIEU DANH GIA TAC DONG CUA KH & CN

TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG NGHỀ TRỒNG LÚA Ở TỈNH NINH BÌNH

I Các chỉ tiêu đánh giá tác động của biện pháp canh tác mới

II Tác động của phương pháp tổ chức sản xuất mới

CHƯƠNG lIil: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TAC DONG CUA KH & CN TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MỘT

SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH

CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA

KH & CN TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

I Một số phương pháp đánh giá tác động của KH & CN tới sự phát

triển kinh tế - xã hội

Trang 3

LOI NOI DAU

Vinh Binh là một tỉnh cực Nam của đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được tái lập từ năm 1992 Ninh Bình tiếp giáp và ngăn cách với vùng Bắc - Trung - Bộ bởi

dãy núi đá vôi Tam Điệp hùng vĩ Phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Hà Nam và Nam Định Phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hoá và Biển Đông Phía Tây giáp với tỉnh

Hồ Bình và Thanh Hố (xin xem tài liệu tham khảo số 14, sau đây để cho ngắn

gọn, chúng tôi ghi chú [14])

Ninh Bình nằm cách Hà nội 90km về phía Nam, trên tuyến đường lA và

đường sắt xuyên Bắc - Nam Diện tích tự nhiên: 1386,6 km” Dân số: 90,6 vạn

người (1997) Đồng bào theo đạo Thiên Chúa chiếm 13%, tập trung chủ yếu ở

huyện Kim Sơn [3]

Ninh Bình có 8 huyện, thị xã, gồm 142 xã, phường và thị trấn Dân số làm

nông nghiệp chiếm 83% so với tổng dân số toàn tỉnh, trong đó chủ yếu làm nghề trồng lúa và chăn nuôi lợn, gia cầm

Nông dân tỉnh Ninh Bình nói riêng và Việt Nam nói chung trồng lúa từ lâu đời, trong đó chủ yếu là lúa nước, có một phần lúa cạn (lúa đổi) ở trung du và miền núi Nghề trồng lúa đã cung cấp hơn 80% lương thực cho người Trong những năm gần đây, một phần nghề sản xuất lúa đã theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần to

lớn vào việc ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi tỉnh Ninh

Bình và cả nước

Trải qua hàng nghìn năm trồng lúa, nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh

nghiệm quý báu, từ đó đã hình thành những tập quán canh tác phong phú, phù hợp với những vùng sinh thái khác nhau đặc biệt là kinh nghiệm né tránh thiên tai, dịch

hoạ Nhưng đến đầu thập kỷ sáu mươi của thế kỷ này, nghề trồng lúa mới thật sự có

bước ngoặt và phát triển không ngừng cho tới ngày nay

Tác động của khoa học công nghệ tới nghề trồng lúa được thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới ở mỗi khâu canh tác Các biện pháp kỹ thuật

mới có ảnh hưởng tuỳ thuộc vào điều kiện thâm canh và trình độ thâm canh ở mỗi

địa phương Những yếu tố này có tác động hỗ trợ lẫn nhau, nhiều khi có tác động

chồng chéo, vị trí quan trọng của mỗi biện pháp cũng tuỳ thuộc vào điều kiện ở mỗi nơi Bằng các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, bằng phương pháp thống kê sinh vật học, chúng ta có thể tìm hiểu được tác động của những biện pháp này

Trang 4

Báo cáo này là kết quả nghiên cứu để tài cấp cơ sở:"Một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá tác động của KH & CN tới sự phát triển kinh tế - xã hội

trong nghề trồng lúa ở 3 xã thuộc 2 huyện của tỉnh Ninh Bình" Đây là một chuyên khảo nghiên cứu tiếp theo của vấn đề :"Tổng quan đánh giá tác động của hoạt động KH & CN tới sự phát triển kinh tế - xã hội" đã được tác giả thực hiện trong năm 1997 Đây cũng là vấn đề hết sức quan trọng liên quan đến vai trò của Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường với tư cách là một ngành kinh tế kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân Vì vậy kết quả nghiên cứu của chuyên khảo này là sự kế tục và chỉ tiết

hoá về tác động của KH & CN đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở một nghề cụ thể (nghề trồng lúa) ở phạm vi của 3 xã của một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng Hy

vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ có giá trị khoa học phục vụ thực tiễn và cho người

làm chính sách về KH & CN

Mặc dù là đề tài cấp cơ sở, nhưng lại là vấn đề phức tạp, do đó chắc chắn báo

Trang 5

GIỚI THIEU

1 BỐI CẢNH XÁC LẬP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

Năm 1997, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách KH & CN đã tạo cơ hội để tác giả báo cáo này nghiên cứu vấn đề:" Tổng quan đánh giá tác động của hoạt động KH & CN tới sự phát triển kinh tế - xã hội" Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá được một cách tổng quát các quan niệm khác nhau về sự tác động

của hoạt động KH & CN tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, ở các nước đang phát triển, ở các nước Đông Nam Châu Á và các nước ASEAN

Cho đến nay, ở Việt Nam, chưa có một công trình khoa học nào đánh giá vai

trò của KH & CN đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân, thậm

chí ở một số ngành, nghề cụ thể Các văn bản đánh giá, các bài phát biểu đây đó về

tác động của KH & CN đến sự phát triển kinh tế - xã hội, phần lớn là chung chung,

thiếu cơ sở khoa học Tại hội nghị bàn về vấn để này, lãnh đạo Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã xác định đây là vấn đề hết sức cấp bách cần phải nghiên cứu

Bởi vì vấn đề này liên quan đến vai trò của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường

với tư cách là một ngành kinh tế - kỹ thuật của đất nước

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các nhà khoa học nước ta chưa

có điều kiện đi sâu nghiên cứu vấn để cấp bách này bằng các chương trình, đề tài

cấp Nhà nước Trước thực trạng đó, tác giả đã chia nhỏ vấn đề lớn nói trên thành

một số vấn đề nhỏ để giải quyết bằng để tài cấp cơ sở Sau một số năm "(bẩm lặng"

nghiên cứu, hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ có giá trị khoa học phục vụ thực tiễn và người làm chính sách

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá tác động của

KH &CN tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở 3 xã của 2 huyện thuộc | tinh vùng đồng bằng Sông Hồng

- _ Tạo cơ hội nâng cao năng lực nội sinh của một nhóm chuyên gia nghiên cứu

về một vấn đề rất mới và hữu ích

- _ Tạo cơ hội hợp tác liên ngành trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là về tiếp

Trang 6

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

3.1 Tiến hành khảo sát thực tiễn tại 3 xã của | tỉnh trông lúa của đồng bằng

sông Hồng Nghiên cứu xác định các chỉ tiêu đánh giá tác động của khoa học công

nghệ trong ngành trồng lúa về: giống mới, thuỷ lợi, phân bón, phương pháp canh tác mới, phương pháp tổ chức sản xuất mới, v.v đến sự phát triển kinh tế nông thôn và

hộ gia đình

3.2 Tim hiểu phương pháp đánh giá (từ việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn) sự tác động của KH & CN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong ngành trồng lúa ở 3 xã đại diện

43.3 Trình bày một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện việc xác định các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá tác động của KH-CN đến sự phát triển kinh tế - xã hội

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Báo cáo này dựa trên những thông tin từ các nguồn sau đây:

- _ Các thông tin qua phỏng vấn, trao đổi với những người lãnh đạo địa phương, cán bộ khoa học - kỹ thuật nông nghiệp của địa phương với nông dân 3 xã của tỉnh Ninh Bình bằng phương pháp đánh giá nông thôn nhanh (RRA) và phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân

- - Các thông tin thông qua trao đổi với các chuyên gia liên ngành về nông nghiệp và nông thôn

- Sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp tổng hợp để phân tích, so

sánh và đánh giá các thông tin đã thu thập được

5 PHAM VINGHIEN CUU:

Nông thôn Việt Nam và vấn đề KH & CN trong nông thôn có hàng tram vấn để cần phải nghiên cứu Tuy nhiên, để tài này chỉ giới hạn ở chỉ tiêu và

phương pháp đánh giá tác động của KH & CN tới sự phát triển kinh tế - xã hội

Phạm vi nghiên cứu dừng lại ở nghề trồng lúa Địa điểm nghiên cứu là ở 3 xã của 2 huyện của tỉnh Ninh Bình thuộc đồng bằng sông Hồng

6 CÁCH TIẾP CẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

Các tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu bằng cách nghiên cứu thực nghiệm

trên cơ sở tiếp xúc, trao đổi với cán bộ nông thôn và nông dân tại địa phương và

Trang 7

hộ gia đình của họ Không thể có kết luận phù hợp, khách quan nếu nhìn nhận vấn đề bằng cách tiếp cận các thông tin từ các báo cáo thống kê xa rời thực tiễn tồn tại phổ

biến hiện nay Dĩ nhiên, khi tiếp cận thực tiễn, các tác giá không nhìn vấn đề KH&CN

một cách đơn độc, phiến diện mà nhìn nhận sự tác động của KH & CN là kết quả tổng hợp của hàng loạt nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, lịch sử

7 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN THỰC TẾ

Hiện nay, ở nước ta, tình hình quan liêu, tệ nạn cửa quyền, tham nhũng

đang còn tồn tại và có xu hướng gia tăng Vì vậy nếu tiếp cận thực tế theo phương thức tổ chức đoàn nghiên cứu chuyên ngành với phương thức truyền

thống cấp trên đi xuống cơ sở thì thông tin thu thập được dễ bị “nhiễu” và kém chính xác Nhằm khắc phục nhược điểm này, chúng tôi tiếp cận thực tế theo

phương thức "hoà nhập cộng đồng", đến với nông dân như những người "bạn "của họ Nhóm nghiên cứu xuống cơ sở thông qua con đường Hội phụ nữ tỉnh

Ninh: Binh, nhờ đó việc tiếp xúc với nông dân, trước hết là phụ nữ nông thôn

thuận lợi hơn Người phụ nữ nông thôn hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với giống mới, phân bón, tiến bộ khoa học - kỹ thật nông nghiệp, do đó hơn ai hết họ đánh

giá chính xác và khách quan hơn vai trò của KH & CN đến sự phát triển của gia đình họ Có thể nói, với một đề tài cấp cơ sở, kinh phí rất có hạn, nhóm nghiên cứu đã tiếp cận được thực tiễn theo phương pháp nói trên là một cố gắng rất lớn,

đo đó các thông tin thu thập được khách quan và gần sát với thực tiễn đa dạng,

phong phú của nông thôn

8 MAU DIEU TRA VA CONG VIEC THUC DIA:

8.1 Mẫu điều tra:

Mục đích của đề tài là nghiên cứu sự tác động của KH & CN đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong nghề trồng lúa, do đó vùng điều tra được xác định ngay

từ khi lập đề cương nghiên cứu Đó là tỉnh Ninh Bình, thuộc vùng ĐBSH 8.2 Công việc thực dia:

Công việc thực địa gồm 2 nhóm thực hiện Nhóm thứ nhất gôm 5 cán bộ điều

tra kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó chủ nhiệm đề tài trực tiếp là nhóm trưởng và

4 cán bộ của Hội phụ nữ tỉnh Ninh Bình là thành viên Vhớm thứ hai gồm 3 cán bộ

Trang 8

Công việc thực địa không phải dừng lại ở chỗ nhóm nghiên cứu chỉ xuống

nông thôn làm việc với lãnh đạo xã, HTX mà còn xuống từng hộ nông dân, đi thăm

trực tiếp đồng ruộng và các cơ sở dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, chế biến nông sản, v.v ở nông thôn Nhờ đó các thông tin thu thập được "toi" va

khách quan hơn

9 LỜI CÁMƠN:

Tác giả báo cáo xin chân thành cám ơn Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách KH & CN, Hội Phụ nữ tỉnh Ninh Bình, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2 huyện và 3 xã : Khánh Nhạc, Khánh Lợi, Ninh Tiến mà chúng tôi

đã đến làm việc Tác giả cũng chân thành cảm ơn các chuyên gia và các cán bộ

của các nhóm điều tra và các hộ gia đình và những người chúng tôi đã đến thăm và phỏng vấn Nhờ sự hợp tác và giúp đỡ tận tình của tập thể đầy thiện chí nên chúng tơi đã hồn thành được nhiệm vụ phức tạp nhưng đầy bổ ích này

Trang 9

CHUONG I

TONG QUAT VE TINH HINH KINH TE - XA HOI © 3 XA TIEN HANH

DIEU TRA VE TAC DONG CUA KH & CN TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TE - XA HOI TRONG NGHE TRONG LUA

I XA KHANH NHAC HUYEN YEN KHANH:

Về tình hình cơ bản: Khánh Nhạc là một xã nằm phía Nam huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình Khánh Nhạc có đường quốc lộ số 1O chạy dọc xã với

chiều dài khoảng 4km và đường 59 liên xã tạo điều kiện giao lưu kinh tế - văn

hóa - xã hội trong và ngoài xã khá thuận lợi Khánh Nhạc có diện tích tự nhiên:

1126,8 hecta, trong đó có 744,8 hecta đất canh tác; 67,1 hecta đất thổ cư, đất

khác: 314,9 hecta Bình quân đất canh tác/khẩu: 619m2

Khánh Nhạc có 2359 hộ, 12031 khẩu trong đó nam chiếm 47%, nữ chiếm 53% Khánh Nhạc có 83,7% số hộ làm nông nghiệp: canh tác lúa, nuôi lợn và gia

cầm, có 8,6% số hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp; 7,7% làm kinh doanh, dịch

vụ Khánh Nhạc có 3416 lao động chiếm 28,4% dân số của xã

Về kinh tế: Khánh Nhạc là xã đất chật, người đông, có trình độ thâm canh

cao về trồng lúa nước và chăn nuôi lợn Xã có một số nghề phi nông nghiệp sử dụng lao động nông nhàn như làm gạch, thợ mộc, nề, vận tải Đặc điểm nổi bật là nghề kinh doanh, dịch vụ tương đối phát triển, địa bàn xã là trung điểm giao lưu

hàng hoá giữa thị xã Ninh Bình và thị trấn huyện Kim Sơn Theo đánh giá của cán

bộ và nhân dân địa phương thì hiện nay mức sống của nhân dân đã no đủ hơn

nhiều so với giai đoạn tập thể hoá Hiện nay, Khánh Nhạc có 20% số hộ có mức

sống khá về kinh tế, 60% có mức sống trung bình (đủ ăn) và 20% số hộ nghèo °°

Thị trường khu vực: Tương đối phát triển Trong xã có 1 cho họp hàng ngày Hàng hoá ở chợ tương đối phong phú và đa dạng: lương thực, thực phẩm, hàng hoá tiêu dùng, v.v Giá cả hàng hoá chênh lệch bình quân từ + 3 - 5% so với chợ của thị xã Ninh Bình Toàn xã có 2 tổ hợp, 6 cơ sở sản xuất đồ mộc và cơ khí, I tổ sản xuất thảm cói xuất khẩu

+ Ở đây, khái niệm nghèo được hiểu theo quan niệm của Ngân hàng phát triển Châu A Dé la tinh

trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng duy trì cuộc sống về ăn, mặc, ở và như cầu

sinh hoạt hàng ngày về văn hoá, y tế, giáo dục ở mức tôi thiểu Để phù hợp với thực tế Việt

Nam, chỉ tiêu để xác định hộ nghèo được tính theo số lượng gạo: dưới l3kglkhẩu -

Trang 10

Về văn hoá, xã hội: 62% dân số đi Lương ®, 38% đị Gia Tô giáo Xã có 4

trường học trong đó có 1 trường mầm non, 2 trường tiểu học, l trường trung học co so, | tram y tế, l ngôi chùa của làng, ! nhà thờ 100% hộ gia đình đã được dùng điện lưới quốc gia Tỷ lệ tăng dân số là 1,24%

Có thể thấy rõ hơn đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội của xã Khánh

Nhạc khi nghiên cứu các thông tin cơ bản của 30 hộ điều tra ở phụ lục của báo cáo nghiên cứu này

I XÃ KHÁNH LỢI, HUYỆN YÊN KHÁNH:

Về tình hình cơ bản: Khánh Lợi là một xã nằm ở phía Bắc của huyện Yên

Khánh, xa quốc lộ và thị trấn huyện, có diện tích tự nhiên 660 hecta, trong dé có

430 hecta đất canh tác Bình quân đất canh tác/khẩu: 608m”

Khánh Lợi có 1700 hộ, 7069 khẩu, trong đó nữ chiếm 52,5% 95% số hộ của Khánh Lợi làm nông nghiệp: canh tác lúa và nuôi lợn, chỉ có 5% số hộ sử dụng thời

gian nông nhàn để làm gạch ngói, mộc, nề v.v Khánh Lợi có 2050 lao động, trong

đó 97% lao động làm nông nghiệp

Về kinh tế: Khánh Lợi là một xã thuần nông, nhưng đất chật, người đông, nông dân có trình độ thâm canh cao về trồng lúa nước, ngô đông, chăn nuôi lợn và gia cầm Năng suất lúa đạt 1 LOta/ha canh tác - năm Xã không có ngành nghề truyền

thống, chỉ có một số nghẻ phi nòng nghiệp sử dụng lao động nông nhàn như làm

gạch, thợ mộc, thợ rèn, thêu ren, v.v Số hộ thuần nông chiếm 95% so với tổng số hộ của xã, tỷ trọng thu từ nông nghiệp hàng năm chiếm 90% Theo đánh giá của cán

bộ xã và nhân dân địa phương thì hiện nay mức sống của nhân dân đã khá lên nhiều

so với giai đoạn tập thể hoá Hiện nay ở Khánh Lợi có 10% số hộ có mức sống khá

về kinh tế, 65% có mức sống trung bình, 25% số hộ nghèo

Thị trường khu vực chưa phát triển Trong địa bàn xã chưa có chợ Ở khu vực trung tâm xã có khoảng 10 quán bán bánh kẹo và hàng hóa tạp phẩm như xà

phòng, giấy, bút, rau quả, v.v Giá cả hàng hoá chênh lệch bình quân +lÔ so với chợ của huyện Yên Khánh

Về văn hoá xã hội: 100% dân số đi Lương, không có người đi Gia Tô giáo Xã có l trường phổ thông cơ sở cấp Ï, l trường cấp II, l trạm xá xã, | ngôi chùa của

làng 90% dân số đã được dùng điện lưới quốc gia Tỷ lệ tăng dân số: 1,2%

#0 Ở vùng ĐBSH, khái niệm di Lương được hiểu là lấy sự lương thiện làm mục đích cuộc sống tính thân, lấy sự tôn thờ Tổ - Tiên - Cha - Mẹ làm lẽ sống về tâm linh Trong mỗi hộ gia đình dêu có bàn thờ được đặt ở chỗ trang trọng nhất, ở mỗi bàn thờ có bát hương, giá cắm nến, lọ hoa v.v Họ lấy ngày chết của ông - bà - cha - mẹ v.v làm ngày cúng giỗ Người ải Lương khi về già thường di lễ chùa (thờ Phật), lễ Đình (thờ Thành Hoàng) vào những ngày mùng Ì và l5 (âm

lịch) hàng tháng Người ải Lương không đi nhà thờ

9

Trang 11

Có thể thấy rõ hơn đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội của xã Khánh Lợi khi nghiên cứu các thông tin cơ bản của 30 hộ điều tra ở phụ lục của báo

cáo này

II XÃ NINH TIEN, HUYEN HOA LU:

Về tình hình cơ bẩn: Ninh Tiến là một xã nằm ở vùng chiêm trũng của

huyện Hoa Lư Diện tích đất tự nhiên: 500 hecta, trong đó đất canh tác 334 hecta

Bình quân diện tích đất canh tác / khẩu : 795m”

Ninh Tiến có 1200 hộ, 4200 khẩu, trong đó nữ chiếm 53,5% Số hộ làm nông nghiệp: 96% Xã có 4% số hộ phi nông nghiệp: nghề mộc, nề, mây tre đan v.v Xã có 1300 lao động trong đó lao động làm nông nghiệp chiếm 97%

Về kinh tế: Đặc điểm nổi bật là Ninh Tiến nằm ở vùng chiêm tring, cd truyền thống thâm canh lúa, chăn nuôi lợn, gia cầm và cá Ngoài nghề nông, nhân

đân trong xã trong thời kỳ nông nhàn đi làm thuê ở thị xã Ninh Bình và thị trấn Kim Sơn với nhiều nghề khác nhau như dệt chiếu cói, bốc vác, xây dựng v.v Hiện nay xã Ninh Tiến có 10% số hộ khá về kinh tế, 78% số hộ trung bình, 12% số hộ nghèo

Thị trường khu vực chưa phát triển, trong địa bàn xã chưa có chợ Ö khu

vực trung tâm xã có 7 quán bán bánh kẹo và hàng hoá tạp phẩm như xà phòng, giấy, bút, rau quả, thịt lợn, v.v Giá cả chênh lệch bình quân với thị xã Ninh Bình từ + 8-10%

Về văn hoá xã hội: 100% dân số đi Lương Xã có 1 trường Mầm non, Ì trường cấp I, Ì trường cấp II, l trạm xá, l ngôi chùa, 95% hộ gia đình được dùng

điện lưới của quốc gia Tốc độ tăng dân số của xã: 0,98%

Có thể thấy rõ hơn đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội của xã Ninh Tiến

khi nghiên cứu các thông tin cơ bản của 30 hộ điều tra ở phụ lục của báo cáo nghiên

cứu này

IV TONG HỢP TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI Ở 3 XÃ VÀ 90 HỘ ĐIỀU TRA

Biểu I: Tình hình kinh tế - xã hội ở 3 xã và 90 hộ điều tra Chỉ tiêu Đơn vị Ï khánh Nhạc | Khánh Lợi | NinhTiến | 90 h6 dieu | tính = tra 1 2 3 4 5 6 1 Điểm điều tra: Vùng DBSH DBSH ĐBSH ĐBSH

Huyện Yên Khánh Yên Khánh Hoa Lư 2 huyện

Đặc điểm vùng địa Quốc lộ chạy qua | Xa quốc lộ | Chiêm trũng | Đa dạng bàn nghiên cứu

Trang 12

1 2 3 4 5 6 2 Dat dai: Đất tự nhiên ha 1126,8 660 500 Đất canh tác ha 744,8 430 334 26,4 B/q đất canh tác /khẩu m 619 608 795 664 3 Nhân khẩu, lao động: Hộ gia đình hộ 2359 1700 1200 90 Khẩu người 12031 7069 4200 409 Trong đó: tỷ lệ nữ % 53 52,5 53,5 53 Lao động 3416 2050 1300 196 4 Kinh tế:

Cây trồng chủ yếu Cây _ Liúa nước Lúa, ngô đông Lúa nước Lúa nước

Gia súc Con Lon, gia cảm Lon, gia cản Lon, cd, giacém | lọncígacân

Nghé nghiép nghé K.doanh, dich va | Gach,ngéi,né | GachngGBmdse ) Da dang Hộ khá % 20 10 10 5 Hộ trung bình % 60 65 78 87 H6 nghéo % 20 25 12 8 5 Thi trudng: Chợ ở địa bàn xã cái 1 0 0 - Chênh lệch giá (so với % +#3-5 +10 #8 - 10 - chợ huyện, thị xã) 6 Văn hóa, xã hột: Đì Lương % 62 100 100 70 Gia tô giáo % 38 0 0 30 Trường cấp I cái 2 1 l - "Trường cấp II cát 1 1 1 - Trường mầm non cái 1 0 1 - Trạm xá cái 1 1 1 - Chùa cái 1 1 1 - Nhà thờ cái 1 0 0 - Số hộ dùng điện % 100 90 95 98 Tốc độ tăng dân số % 1,24 1,2 0,98 - Nhận xét biéu 1:

Về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Cả 3 xã điều tra đều nằm ở ĐBSH, thuộc 2

huyện: Yên Khánh và Hoa Lư Trong 3 xã có l xã có quốc lộ chạy qua, Ì xã xa

quốc lộ và thị trấn, l xã nằm ở vùng chiêm trũng Điều đó thể hiện tính đa dạng của

địa bàn nghiên cứu

Về đất đai: Diện tích đất canh tác/khẩu bình quân của 3 xã là 674mˆ, bình

quân của 90 hộ điều tra 674m? trong đó thấp nhất là xã Khánh Lợi: 608m”, cao nhất

là ở xã Ninh Tiến: 795m

Trang 13

Về nhân khẩu, lao động: Xã Khánh Nhạc có quy mô dân số lớn nhất: 2359 hộ, gồm 12031 khẩu, 3416 lao động Xã Ninh Tiến có quy mô dân số thấp nhất:

1200 hộ, 4200 khẩu và 1300 lao động

Về kinh tế: Cây trồng và gia súc chủ yếu của 3 xã điều tra là: lúa nước, lợn,

cá, gia cảm Mức độ chênh lệch giàu nghèo giữa các hộ gia đình ở Khánh Nhạc (là

xã có kinh tế thị trường phát triển) rõ rệt hơn so với 2 xã kia

Về thị trường: Xã Khánh Nhạc có kinh tế thị trường phát triển hơn so với 2 xã còn lại Nguyên nhân chủ yếu là ở Khánh Nhạc có đường giao thông liên huyện

và liên xã Biểu hiện rõ rệt của sự phát triển của thị trường là ở địa bàn xã có chợ, hàng hoá đa dạng và phong phú, các nghề kinh doanh, dịch vụ phát triển mạnh

Về văn hoá, xã hội: l xã trong 3 xã điều tra có 38% nông dân theo gia tô

giáo Cả 3 xã đều có trường cấp I, cấp H, chùa, nhà thờ Số hộ dùng điện cao nhất ở Khánh Nhạc là 100%, thấp nhất là ở Khánh Lợi: 90% Tốc độ tăng dân số cao nhất

ở Khánh Nhạc là 1,24%, thấp nhất là ở Ninh Tiến: 0,98%

Trang 14

CHUONG II

MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KH & CN TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG NGHỀ TRỒNG LÚA

Ở TỈNH NINH BÌNH

Trong ngành trồng lúa, tác động của KH & CN tới sự phát triển kinh tế - xã hội được biểu hiện rõ rệt nhất là nâng cao năng suất lúa Nói cách khác, năng suất lúa là tấm gương phản ánh tác động của các biện pháp kỹ thuật của con người vào cây lúa Vì vậy chúng tôi xem xét các chỉ tiêu đánh giá tác động của KH & CN tới

sự phát triển kinh tế - xã hội trong nghề trồng lúa bằng cách đi sâu phân tích các chỉ tiêu có tác động đến nâng cao năng suất lúa

L CÁC CHỈ TIÊU TÁC DONG CUA BIỆN PHÁP CANH TÁC MỚI

1 Giống mới, kết quả của công nghệ sinh học đã có tác động quan trọng tới sự tăng trưởng của nông nghiệp nói chung và nghề trồng lúa nói riêng

Cuộc cách mạng xanh mà chủ yếu là đưa giống mới vào sản xuất được thực

hiện ở Việt Nam từ đầu thập kỷ 60 Lần đầu tiên, những giống lúa mới thấp cây, ngắn ngày được thay thế cho các giống lúa chiêm (chiêm ba lá, tép v.v ) đã chuyển

đổi vụ lúa chiêm truyền thống thành vụ lúa xuân Những giống lúa nhập nội như Trà Trung tử, Chân Trâu lùn, Trung Quốc 2 đã có năng suất hơn hẳn các giống lúa chiêm địa phương (20 - 40 tạ/ha so với 17 - 20 tạ/ha) Tỷ lệ gieo cấy các giống lúa mới tăng dần và đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho sản xuất lúa ở miền Bắc Việt

Nam Vùng đồng bằng sông Hồng và trong đó có tỉnh Ninh Bình đã đạt được 5

tấn/ha đầu tiên, nhiều ruộng thí điểm đã đạt 7 - 10 tấn/ha

Lúa xuân vào đồng ruộng ĐBSH đã hình thành công thức luân canh mới ở vùng lúa nước từ bao đời lúa chiêm - lúa mùa chuyển đổi thành lúa xuân - lúa mùa - bèo hoa dâu Với công thức luân canh này, sản lượng lúa ở Ninh Bình đã tăng lên 2,2 lần

Vào những năm cuối của thập kỷ 60, giống lúa thâm canh NN 8 được Viện IRRI, đỉnh cao của ngành chọn giống được du nhập và mở rộng nhanh chóng trên toàn lãnh thổ miền Bắc Việt Nam với điện tích 40 vạn hecta Đây là giống lúa chịu

phân có khả năng cho năng suất cao, ở một số vùng trong đó có Ninh Bình đã đạt

trên 11 tấn/ha Tốc độ tăng trưởng sản lượng lúa trong thời điểm này là cao nhất

trong lịch sử

Vào những năm 70, tiến bộ về giống vẫn không ngừng phát triển hàng loạt

Trang 15

chịu chua mặn ) được du nhập và phát triển ở mọi vùng sinh thái đã đưa sản xuất lúa thật sự có hiệu quả trên diện rộng

Các giống lúa chịu hạn như: bao thai lùn, CN 2 đã thay phần lớn diện tích lúa lốc ở vùng ven biển, các giống lúa địa phương ở vùng đổi đã đưa năng suất bình

quân của lúa ở những vùng này từ l6 tạ lên 25 tạ/ha

Các giống lúa chịu sâu bệnh mà điển hình là CR 203 đã góp phần giải quyết cơ bản nạn cháy rầy

Các giống lúa C 250, IP 1 được đưa vào sản xuất ở vùng trũng trong điều kiện vụ mùa đã tạo ra sự ổn định ở loại đất này

Phần lớn các giống lúa mới còn có đặc điểm quý là có phản ứng trung tính

(ít mẫn cảm với nhiệt độ và độ chiếu sáng) nên có thể cấy được cả hai vụ xuân và mùa Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật này mà đã hình thành công thức luân canh: lúa xuân - lúa mùa sớm - vụ đông Những cây trồng lương thực (ngô, khoai lang .) và những cây mang tính á nhiệt đới như khoai tây, rau đậu cao cấp được gieo trồng trong vụ đông đã làm tăng khối lượng lương thực và giá trị giúp cho nông dân tăng thu nhập, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động dư thừa ở nông thôn

Đặc điểm nổi bật nhất trong giai đoạn hiện nay là sử dụng ưu thế lai ở lúa Công

nghệ sản xuất giống lúa lai được coi là cuộc cách mạng xanh thứ hai trong sản xuất lương thực, hàng loạt giống lúa lai như tổ hợp Sán ưu quế 99, Sán ưu 63, Sán ưu quảng 12, Đặc ưu 63, Chi ưu hương, Bắc ưu 64 được du nhập và sản xuất ở Việt Nam

Từ năm 1992, Việt Nam đã bắt đầu ứng dụng công nghệ sản xuất lúa lai, từ 100 ha làm thử vào vụ mùa năm 91, vụ xuân 92 mở rộng lên 1300 ha ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, trong đó có mô hình trình diễn tại HTX Phú Lập, Phú Xuyên, Hà Tây với diện tích cấy 54 ha đã đạt năng suất 9,53 tấn/ha, còn lại các nơi khác

đều đạt trên 6,5 tấn/ha/vụ Đặc biệt trên điện tích nhỏ ở Điện Biên - Lai Châu đã đạt

năng suất 14 tấn/ha/vụ

Trong 5 năm (từ năm 1992 đến 1997) ở các tính phía Bắc đã gieo cấy được

28 vạn hecta lúa lai, góp phần tăng thêm 35 vạn tấn thóc, chiếm 13% mức tăng sản lượng thóc trong 5 năm qua Năng suất lúa lai bình quân trong 5 năm là 63,3

ta/ha/vu, tang 31,2 ta/ha so với năng suất bình quân chung ở miền Bắc Việt nam Ở 3 xã nghiên cứu tỉnh Ninh Bình, giống mới đã có tác động nâng cao rõ rệt

năng suất lúa kể cả trong giai đoạn tập thể hố (HTX nơng nghiệp kiểu cũ trước

khoán 10) và trong giai đoạn hiện nay

Trang 16

Biểu 2: Tác động của giống mới đến năng suất lúa: T

S Chỉ tiêu đánh giá Don vi Vụ xuân Vụ mùa

TT tính | Giống cũ | Giống mới | Giống cũ | Giống mới Œ® (**) | 1 | Năng suất lúa trong giai đoạn | kg/sào 78 115 75 105 trước khodn 10 2 IS suất lúa của hộ gia đình | kg/sào | 108 185 98 169 | hiện nay a (*) Gidng cit: Đài ngày, dai cây, năng suất thấp Ở đây năng suất được tinh

bình quân theo sào Bắc Bộ

(**) Giống mới: Ngắn ngày, ngắn cây, năng suất cao Ở đây năng suất được tính

bình quân theo sào Bắc Bộ

Biểu 2 cho thấy: Giống mới có tác động nâng cao năng suất rõ rệt Trong

giai đoạn trước khoán 1O, ở vụ xuân, năng suất lúa giống mới cao hơn giống cũ là 37kg, vụ mùa là 30kg Hiện nay, năng suất của hộ gia đình ở vụ xuân giống mới cao

hơn giống cũ là 77kg, ở vụ mùa là 71kg Như vậy, có thể thấy, giống mới đã có tác

động nâng cao năng suất lúa như sau:

-_ Giai đoạn trước khoán 10, vụ xuân, giống mới góp phần tăng năng suất: 32%, vụ mùa góp phần tăng năng suất 28%

- Hiện nay, vụ xuân, giống mới góp phần tăng năng suất 41%, vụ mùa góp phần tăng năng suất 42%

2 Thuỷ lợi, đặc biệt là tưới tiêu khoa học:

Thuỷ lợi bao gồm cả tưới và tiêu có tác động rất quan trọng đến nâng cao năng suất cây trồng nói chung và nghề trồng lúa nói riêng Có thể nói, ở đâu thuỷ lợi chủ động thì ở đó nghề trồng lúa có cơ hội phát triển tốt Các công trình thuỷ lợi,

đập chứa nước, đập thuỷ điện, cống, kênh, mương, trạm bơm là những cơ sở vật

chất tạo điều kiện để thâm canh tăng năng suất lúa, góp phần nâng cao đời sống cho

nông dân và tạo ra một nông thôn đổi mới văn minh

Tưới tiêu khoa học là thể hiện hiệu quả của thuỷ lợi, được biểu hiện tập trung ở tăng năng suất cây trồng và bảo vệ đất Có thể dẫn chứng những kết quả của khoa học thuỷ lợi tác động đối với nghề trồng lúa ở những nét chính sau đây:

- Kỹ thuật tưới nông thường xuyên kết hợp với rút nước phơi ruộng đã làm cho

năng suất lúa tăng một cách rõ rệt, Chỉ cần rút nước phơi ruộng giai đoạn phân hoá

Trang 17

dong tir 7- 10 ngay đã làm cho lúa cứng cây, sinh trưởng điều hoà, hạn chế được sâu

bệnh Nhiều thí nghiệm ở vùng đồng bằng sông Hồng đã cho kết quả tăng năng suất từ 20 - 40% Tại vùng trọng điểm lúa của tỉnh Ninh Bình đã thu được kết quả:

* Tưới bình thường (đối chứng) năng suất lúa đạt 39,5 tạ/ha * Tưới khoa học, năng suất lúa đạt 45,6 tạ/ha [10- trang 5]

- Phương pháp tưới giữ ẩm và giữ nước ấm chân cho mạ xuân đã góp phần

quan trọng cho việc chống rét bảo vệ mạ, giúp nông dân có đủ mạ cấy hết diện tích

Kết quả nghiên cứu tại Ninh Bình cho thấy tưới giữ ẩm cho mạ và tháo nước ngập

1/3 chiều cao cây mạ khi có gió mùa đông bác, thì tỷ lệ mạ chết rét dưới 9% so với bình thường mạ chết tới 26%

- Tưới nước thau chua rửa mặn đã phục hồi được hàng vạn hecta đất nhiễm

mặn ở vùng ven biển đồng thời cũng mở rộng thêm diện tích cấy lúa từ đất hoang hoá và đất trồng cói, biện pháp này đã góp phần đáng kể trong việc giải quyết vấn để thiếu lương thực ở vùng khó khăn

- Thiết kế hệ thống mương tưới, tiêu riêng biệt, và việc xác định khoảng cách giữa hai mương tiêu, chiều sâu mương tiêu, hướng mương tiêu đối với vùng đất chua mặn đã giảm được nồng độ tổng số muối tan, và các chất độc trong đất Kết quả thu

được ở huyện Kiến Thuy tỉnh Hải Phòng là tổng số muối tan giảm trong một vụ (5 tháng) là 0,05%, lượng SO,, H;S giảm đáng kể, độ chua pHkcl nâng cao từ 4,5 - 5,8 [10 - trang 5]

Kết quả nghiên cứu ở 3 xã tỉnh Ninh Binh cho thấy thuỷ lợi đã ảnh hưởng quan trọng đến năng suất lúa:

Biểu 3: Tác động của thuỷ lợi đến năng suất lúa:

Ss Chỉ tiêu Đơn Vụ xuân Vụ mùa

TT vị tính Giống cũ | Giống mới | Giống cũ | Giống mới

1 | Thuy toi chu “alos kg/sào | 3 15 5 15

2_ | Thuỷ lợi chưa chủ động | kg/sào -3 -10 -10 -5

3! Thiếu nước kg/sào -5 -20

Biểu 3 cho thấy, ở vụ xuân, nếu thuỷ lợi chủ động thì với giống cũ, năng suất lúa tăng 3 kg/sào với giống mới năng suất tăng l5 kg/sào Nếu thuỷ lợi chưa chủ động thì với giống cũ, năng suất giảm đi 3kg/sào, với giống mới năng suất giảm đi 1O kg/sào Nếu thiếu nước, với giống cũ năng suất giảm 5 kg/sào, với giống mới năng suất giảm 20 kg/sào Ở vụ mùa, nếu thuỷ lợi chủ động, với giống cũ năng suất tăng 5 kg/sào, với giống mới năng suất tăng 15 kg/sào Nếu thuỷ lợi chưa chủ động,

16

Trang 18

với giống cũ năng suất giảm 10 kg/sào, với giống mới năng suất giảm 5 kg/sào Như vậy có thể rút ra nhận xét sau đây:

-_ Giống mới đồi hỏi yếu tố thuỷ lợi phải chủ động cao hơn so với giống cũ - Nếu liên hệ với biểu 2 thì với vụ xuân và giống mới, thuỷ lợi chủ động góp

phần tăng năng suất 8% Nhưng nếu thiếu nước thì năng suất lúa giảm đi 18% Với vụ mùa, tác động của yếu tố thuỷ lợi đến năng suất cũng tương tự

như vụ xuân 3 Làm đất:

Đến năm 1995, tổng công suất máy động lực trang bị cho nền nông nghiệp

nước ta đạt 9,3 triệu mã lực, trong đó giành cho lúa khoảng 30% Nguồn động lực có khoảng 200.000 máy nông nghiệp chủ yếu ở các khâu cày, bừa, phay, lồng Trong mười năm lại đây, số máy kéo lớn tăng 1,6 lần, máy kéo nhỏ 2 bánh tăng 3,1 lần Diện tích đất được làm bằng máy đạt 1.600.000 ha trên diện tích tổng số cây hàng năm là 5 triệu ha Mức độ cơ giới hoá khâu làm đất bình quân cả nước là 32,5%

(năm 1980 là 27%; năm 1990 là 21%) Vùng đồng bằng sông Hồng là 24,9%, vùng

đồng bằng sông Cửu Long 64,2% (riêng Vĩnh Long 80,8%; An giang 97,1%), vùng

miền đông Nam Bộ 30%, vùng Duyên hải miền Trung 24,4%

Cơ giới hoá trong nghề trồng lúa được tập trung chủ yếu ở khâu làm đất, từ

sau ngày hoà bình lập lại đến giữa những năm 80, chủ yếu là dùng máy kéo loại lớn để cày, bừa và lồng đất Cơ giới hoá khâu làm đất như vậy đã góp phần giải phóng

đất nhanh, song do đặc điểm manh múứn nhiều ô thửa, mặt bằng không đồng đều nên

máy kéo lớn không phát huy được hiệu quả Đặc biệt, việc sử dụng máy kéo lớn

trong khâu làm đất không đồng bộ với việc đầu tư thuỷ lợi và phân bón nên nhiều

vùng đã mất tầng đế cày làm cho diện tích đất lầy thụt và chua mặn tăng lên, hậu

quả là làm giảm năng suất của lúa Hiện nay, tiến bộ kỹ thuật về làm đất đã được áp

dụng, hàng loạt các máy cày, bừa loại nhỏ phù hợp với nông hộ đã được du nhập và sản xuất nội địa đã được nông dân sử dụng, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam Các loại

máy này rất phù hợp với điều kiện canh tác của hộ, nhóm hộ

Hệ thống luân canh hàng năm ngày càng được bố trí theo hướng thu được

nhiều sản phẩm về lương thực và thực phẩm, tăng giá trị thu nhập, né tránh thiên

tai Do vậy mà đất được gieo trồng quanh năm, một phần diện tích có cả xen canh lúa vụ Trong tình hình như vậy, việc giải phóng đất phải đảm bảo nhanh nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng của đất, kịp thời vụ cho các loại cây trồng trong

công thức luân canh

Trang 19

Về kỹ thuật làm đất: Việc duy trì những kinh nghiệm có từ trước là cần thiết Trước hết là kỹ thuật cày nông đối với những vùng đất chua mặn, lầy thụt để tránh sự phá vỡ cấu tượng của đất, tránh bốc chua mặn Thực hiện cày bừa đất kết hợp với tháo nước thau chua rửa mặn ở vùng đất ven biển, duy trì việc cày đất phơi ải ở vùng đất trũng, nâng cao độ cày sâu theo mức đầu tư tăng vôi, phân lân và phân hữu cơ Gần đây, với biện pháp dùng mạ ném thì kỹ thuật làm đất càng phải được chú ý để

đảm bảo độ phẳng của ruộng, giúp cho quần thể của lúa sinh trưởng và phát triển đồng đều

Kết quả diéu tra 3 xã ở Ninh Bình cho thấy, vụ xuân, nếu làm đất đúng kỹ thuật, có đổ ải thì với giống cũ năng suất lúa tăng 5 kg/sào, với giống mới năng suất lúa tăng 1O kg/sào Với vụ màu nếu làm đất đúng kỹ thuật, năng suất lúa tăng từ 5 - 12 kg/sào Như vậy tác động của khâu làm đất đến năng suất lúa, ở vụ xuân từ 4 - 5%, ở vụ màu từ 3 - 6%

4 Thời vụ và luân canh trên đất lúa:

Thời vụ gieo cấy phụ thuộc vào đặc điểm của giống và điều kiện khí hậu, do

đó luân canh trên đất lúa ở mỗi miền, mỗi vùng sinh thái là khác nhau Vấn để đặt ra

là bố trí một cơ cấu giống hợp lý để đảm bảo cho toàn bộ cây trồng trong hệ thống

luân canh nhằm đạt năng suất cao

Qua nhiều năm nghiên cứu, chúng ta đã xác định được thời vụ tốt nhất cho

các giống lúa Có thể nói đây là biện pháp không có đầu tư các yếu tố vật tư nhưng lại có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc nâng cao năng suất cây trồng

Trước khi cuộc cách mạng xanh ra đời, nông dân chỉ gieo cấy hai vụ lúa

chiêm và mùa, có loại đất lại chỉ làm một vụ Do du nhập các giống mới và xắp xếp được lịch gieo trồng phù hợp, nông dân đã trồng thêm được vụ đông

- Lúa xuân từ tháng 1 đến tháng 5 - Lúa mùa sớm từ tháng 5 đến 10/9

- Vụ đông từ trung tuần tháng 9 đến trung tuần tháng Ì

Trải qua gần 30 năm làm vụ đông, đến nay vụ đông đã và đang trở thành vụ sản xuất chính đã phá được thế độc canh lúa, làm tăng nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân Ở vùng đồng bằng sông Hồng đã thu được sản lượng của vụ đông tương

đương với sản lượng của một vụ lúa

Xác định thời vụ gieo cấy lúa ở vùng trũng ngập nước để có một vụ lúa hè thu là rất quan trọng Việc áp dụng thành công những kết quả nghiên cứu về giống, chúng ta đã chọn ra những giống có đặc điểm ngắn ngày chịu được chua như XI,

18

Trang 20

CR 203 và đẩy lùi thời vụ của những giống này về phía trước để lúa chín được trước

mưa lũ Những giống này được gieo mạ từ 20 đến 25 tháng 4, cấy từ 20 đến 25

tháng 5, thu hoạch trước 2/9 Nhờ áp dụng thời vụ này mà tỉnh Ninh Bình đã biến những vùng sâu trăng không hoặc rất ít khi được thu hoạch trong vụ mùa thành vùng

có vụ mùa tương đối ổn định

Kết quả nghiên cứu 3 xã tỉnh Ninh Bình cho thấy thời vụ đã tác động quan trọng đến năng suất lúa

Biểu 4: Tác động của thời vụ đến năng suất lúa:

S Chỉ tiêu Đơn vị Vụ xuân Vụ mùa

TT tính | Giống cũ | Giống mới | Giống cũ | Giống mới

1 | Kip thdi vu kg/sào 5 20 2 10

2 _¡ Không kịp thời vụ kg/sào -5 -20 -4 -15

Biểu 4 cho thấy: Nếu kịp thời vụ, ở vu xuân, với giống cũ thì năng suất lúa

tăng 5kg/sào, với giống mới, năng suất lúa tăng 20 kg/sào Nếu không kịp thời vụ,

với vụ xuân và giống cil, năng suất lúa giảm đi 5 kg/sào; còn với giống cũ, năng suất

lúa giảm đi 20 kg/sào Ở vụ mùa, nếu kịp thời vụ, với giống cũ, năng suất lúa tăng lên 2 kg/sào, với giống mới năng suất lúa tăng lên 10 kg/sào Trong trường hợp

không kịp thời vụ, với giống cũ, năng suất lúa giảm đi 4 kg/sào; còn với giống mới,

năng suất lúa giảm đi 15 kg/sào Như vậy có thể rút ra nhận xét sau đây:

- Giống mới đòi hỏi thời vụ gieo trồng gắt gao hơn so với giống cũ vì nó ảnh

hưởng đến năng suất lúa rõ rệt hơn

- Nếu liên hệ với biểu 2 thì với vụ xuân, với giống mới, nếu kịp thời vụ thì

năng suất lúa tăng lên 8%, nếu không kịp thời vụ thì năng suất lúa giảm đi 10,8% Với vụ mùa, tác động của yếu tố thời vụ đến năng suất lúa cũng tương tự như với vụ xuân

5 Tiến bộ kỹ thuật về phân bón:

Nếu nước quyết định cho cây trồng có được thu hoạch hay không thì phân bón quyết định thu hoạch ít hay nhiều Kể từ khi sử dụng phân vô cơ thì cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng đã có bước nhảy vọt về năng suất Tiến bộ kỹ thuật về phân bón được áp dụng cho việc thâm canh tăng năng suất lúa thông qua liều lượng phân bón, loại phân bón, kỹ thuật bón ngày càng được hoàn chỉnh Dựa trên mối quan hệ giữa phân bón với loại cây trồng, với từng loại đất, với từng vùng khí hậu mà các nhà nghiên cứu đã xác định được quy trình bón phân có hiệu quả

Trang 21

- Bón phân cân đối: Căn cứ vào tính chất nơng hố thổ nhưỡng, chúng ta đã xác định tỷ lệ N:P:K bón cho vùng đồng bằng sông Hồng là 1:1:1,5 Với tỷ lệ này,

trong suốt một thời gian dài năng suất lúa đã giữ được thế ổn định, góp phần nâng

cao hiệu suất của phân đạm Nhiều thí nghiện cho thấy với tỷ lệ bón này, hiệu suất của phân đạm là 15 - 18 kg thóc/kgN, nếu chỉ bón mình phân đạm thì hiệu suất của

phan dam chỉ là 8 - 9 kg thóc/kgN

Nhờ có bón phân cân đối mà hiện tượng lúa đổ chỉ còn không đáng kể, năng

suất chất khô và năng suất kinh tế của lúa đều tăng Bón phân cân đối cũng hạn chế

được sâu bệnh đối với lúa

- Sử dụng hợp lý giữa phân hữu cơ và phân vô cơ là biện pháp vừa nâng cao

năng suất lúa vừa làm cho đất không bị xấu đi, tỷ lệ bón tốt nhất là 40 - 50% phân

hữu cơ và 50 - 60% phân vô cơ (tính theo hàm lượng đạm nguyên chất), với tỷ lệ bón này đất không bị chai cứng và không bị chua Trong điều kiện kinh tế hiện tại

thì tỷ lệ bón phân này rất phù hợp với nông dân

- Sử dụng phân lân đặc là các loại phân lân không qua chế biến như Apatit phốtphorit cho những vùng đất chua trũng đã làm cho năng suất lúa

tăng nhanh không những trong vụ đầu mà còn có tác dụng tồn dư trong nhiều

năm sau

Kết quả bón phân Apatít ở Ninh Bình cho thấy: Trên đất chua trũng liều

lượng bón phân Apatft để đạt năng suất và hiệu quả cao là từ 800 - 1000kg/ha, lượng phân này bón lót 100%, năng suất lúa tăng so với đối chứng từ 32 - 35%

Tồn dư cho năm thứ nhất tăng hơn đối chứng 27%, cho năm thứ hai 19%, cho

nam thi ba 11%

Hiệu lực của Phốtphorit, Đolomit đối với lúa rất rõ ràng ở Ninh Bình các loại phan lân này có rất nhiều ở nội địa, có thể sử dụng rộng rãi do đặc điểm chỉ nghiên

nhỏ, không qua chế biến bằng axit lại có hàm lượng CaO cao (20 - 25%) nên rất phù hợp với vùng đất chua trũng

Gan đây, hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới về phân bón đã ra đời như: phân

bón lá, phân tổng hợp, phân vi sinh v.v ngoài tác dụng trực tiếp đối với cây lúa còn có tác dụng điều hoà định dưỡng, kích thích việc thu hút dinh dưỡng của lúa Đây là những loại phân bón với số lượng ít nhưng lại có tác dụng lớn, đáp ứng được việc thâm canh tăng năng suất lúa ngày càng khó

Về kỹ thuật bón phán: Đề đáp ứng được yêu cầu thâm canh khi năng suất

Trang 22

thúc sớm để tạo cho lúa khoẻ và duy trì được nhiều nhánh hữu hiệu, không bón lai rai để hạn chế lúa bị nhiễm sâu bệnh và kéo đài thời gian sinh trưởng

Ngày nay, có nhiều loại giống lúa có khả năng cho năng suất rất cao như các giống lúa lai nếu không được bón phân hợp lý thì năng suất sẽ tụt hơn các giống

bình thường Việc xác định tỷ lệ bón N:P:K cho giống lúa lai là 1:1:1,5-2 đã giúp

cho lúa lai đạt năng suất trên đưới 1Ô tấn/ha

Kết quả điều tra về tác động của chỉ tiêu phân bón đến năng suất lúa ở cả 3 xã của tỉnh Ninh Bình như sau:

Biểu 5: Tác động của phân bón đến năng suất lúa

S Chỉ tiêu Đơn vị Vụ xuân Vụ mùa

TT tính Giống mới | Giống cũ | Giống cũ | Giống mới

1 | Đủ và cân đối phân bón | kg/sào 10 25 13 20 2_ | Không đủ phân bón kg/sào -5 -10 -3 -10

Biểu 5 cho thấy, nếu đủ và cân đối phân bón thì về vụ xuân, với giống cũ, nang suất lúa tăng lên IÔkg/sào, với giống mới, năng suất lúa tăng lên 25kg/sào Nếu không đủ phân bón, với giống cũ năng suất lúa giảm đi 5 kg/sào, với giống mới năng suất lúa giảm đi 10 kg/sào Về vụ mùa tác động của phân bón tới năng suất lúa

cũng tương tự như ở vụ xuân

Có thể rút ra nhận xét về ảnh hưởng của phân bón đến năng suất lúa như sau: - Tác động của phân bón đối với giống mới rõ rệt hơn vì nếu bón đủ phân hoặc

không đủ phân thì năng suất lúa tăng hoặc giảm rõ rệt hơn so với giống cũ - Về vụ xuân, nếu bón đủ và cân đối phân bón, với giống mới, phân bón đã góp

phần tăng năng suất lúa 13,5% Về vụ mùa với giống mới, phân bón góp phần

tăng năng suất lúa 11,9% Nếu không đủ phân bón thì với giống mới, năng

suất lúa giảm đi từ 9,2 - 10,2%

6 Phòng trừ sâu bệnh:

Song song với việc thực hiện cuộc cách mạng xanh, sâu bệnh hại lúa cũng gia

tăng Kết quả điều tra sơ bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh

Bình có thấy có trên 220 loại sâu và bệnh hại lúa, nếu không phòng trừ được sâu

bệnh thì hiệu quả của các biện pháp khác không còn ý nghĩa Trong nhiều năm qua,

có hàng trăm loại thuốc trừ sâu được sử dụng trên đồng ruộng đã hạn chế tác hại của

sâu bệnh nhưng đồng thời cũng có ảnh hưởng xấu đến môi sinh, môi trường, gây

21

Trang 23

nhiễm độc đất đai, nông sản phẩm, tiêu diệt các loại côn trùng có lợi Hàng năm, tỷ lệ nông sản phẩm bị hại nói chung và về lúa nói riêng lên tới 15 - 25% Việc dùng

thuốc trừ sâu bệnh hoá học có giảm bớt được thiệt hại nhưng lại gây hậu quả xấu, đó

là bài toán nan giải trong tình hình hiện nay

Những tiến bộ kỹ thuật mới về phòng trừ sâu bệnh như: thực hiện chương

trình IPM, sử dụng ong mắt đỏ, các loại vi sinh đã mang hiệu quả lớn lao, mở ra một hướng mới, vừa phòng trừ được sâu bệnh, vừa đảm bảo được môi trường

Thực hiện biện pháp IPM tức là dùng biện pháp tổng hợp để phòng trừ sâu bệnh là chủ yếu Mục đích của biện pháp này là làm cho lúa sinh trưởng và phát triển điều hoà, tạo ra khả năng từ bên trong để chống sự xâm nhiễm của sâu bệnh

Biện pháp này có ưu điểm là khơng dùng thuốc hố học hoặc dùng rất ít ví dụ như là

chọn gieo cấy những giống có khả năng chống sâu bệnh như chống bệnh bạc lá, chống đạo ôn, chống rầy nâu, chống các loại sâu ăn lá, sâu đục thân, chống các loại

siêu vị trùng

Giữa những năm 70, rầy nâu hại trên diện rộng nhất là ở các tính phía Nam

đã gây cháy rầy hàng vạn ha, làm tổn thất hàng vạn tấn lúa Việc thay đổi các giống

nhiễm rầy bằng các giống kháng rầy như CR203, 13/2 (IR17494), OM80, DTI0,

RSB13, 84-1 Trong hai nam 1978 - 1979 miền Nam đã cơ bản loại bỏ được rầy nâu

trên đồng ruộng

Cũng bằng việc thay đổi giống mà bệnh vàng lụi, một nguy cơ lớn của những

năm 70 đã không còn xảy ra trên đồng ruộng

Bón phân cân đối, bón đúng kỹ thuật đã hạn chế được lượng đạm dư thừa trong thân lá, tránh được sự hấp dẫn đối với sâu bệnh Các biện pháp như làm đất kỹ, phát quang bờ ruộng đã tránh được những ký chủ của sâu bệnh, hạn chế sự quay

vòng và lây lan

Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên phát hiện sớm các loại sâu bệnh, dùng

các biện pháp cơ giới như bắt, giết, nhổ cỏ cây bị nhiễm sâu bệnh là việc làm tích

cực và chủ động phòng chống sâu bệnh Thực hiện biện pháp phòng trừ sâu bệnh

tổng hợp ngoài việc tiết kiệm tiền mua thuốc (trung bình 150.000 - 200.000d/ha) vừa tăng năng suất vừa bảo vệ được môi trường Hiện nay, chương trình IPM tức là

phòng trừ sâu bệnh tổng hợp đang được áp dụng rộng rãi trên phạm vi tồn quốc,

nơng dân đã hiểu và biết cách làm, mang lại hiệu qủa rất to lớn về kinh tế và xã hội Trong những năm gần đây, nhiều địa phương đã triển khai phương pháp

phòng trừ sâu bệnh sinh học như thả các thiên địch cuả sâu hại (ong mắt đỏ) đã bước

đầu có kết quả khả quan trong việc điệt sâu đục thân, sâu cuốn lá, các loại bọ nhảy

22

Trang 24

v.v Ngoài ra, các biện pháp điệt côn trùng bằng vi sinh đã được thực hiện trong việc diệt chuột, dế

Kết qủa điều tra ở 3 xã tính Ninh Bình cho thấy sâu bệnh gây tác hại ghê gớm đến năng suất lúa

Biểu ó: Tác động của sâu bệnh đến năng suất lúa:

S Chỉ tiêu Don vi Vu xuan Vụ mùa

TT tính Giống cũ | Giống mới | giống cũ | Giống mới

1 | Sau bénh phd hoai | kg/sào -80 -120 -30 -80

năng suất lúa

Thiét hai trung bình | kg/sào -30 -80 -15 -50

3 | Thiet hai nhẹ kg/sào -10 “15 -8 -10

Biểu 6 cho phép rút ra nhận xét sau đây:

- _ Cả trong vụ xuân và vụ mùa sâu bệnh gây thiệt hại nặng ở giống lúa mới hơn hẳn

giống lúa cũ, nếu bị phá hoại nặng, năng suất lúa bị giảm từ 80 - 120kg/sào, nếu bị thiệt hại trung bình, năng suất lúa bị giảm từ 50 - 80kg/sào, nếu bị thiệt hại nhẹ, năng suất lúa bị giảm từ 10 - 15kg/sào

- _ Phòng trừ tốt sâu bệnh sẽ góp phần tăng năng suất lúa một cách đáng kể Nếu

phòng trừ tốt, với giống mới, năng suất lúa có: thể đạt 167 - 185kg/sào Nếu phòng trừ sâu bệnh không tốt thì năng suất lúa bị giảm đi từ 6% - 60% so với trường hợp lúa không bị sâu bệnh

- _ Ở 3 xã điều tra, thành tựu rất đáng trân trọng là nhờ áp dụng tốt các tiến bộ

kỹ thuật trong việc phòng trừ sâu bệnh đối với lúa nên từ đầu những năm 90 trở lại đây, không còn những nạn dịch lớn xảy ra trên diện rộng, góp phần

đưa sản xuất lúa én định Thiệt hại do sâu bệnh gây ra đều ở mức nhẹ, cá biệt

có một vài hộ gia đình bị sâu bệnh phá hoại gây thiệt hại nặng, nhưng được

đập tất sớm không gây ra thành dịch tràn lan ở điện rộng

7 Các biện pháp chăm sóc:

Những tiến bộ kỹ thuật trong khâu làm mạ, cách làm mạ sân, mạ không đất, mạ ruộng, mạ ném, đã rút ngắn được thời gian ở giai đoạn mạ từ l5 - 20 ngày, tiết kiệm được đất, tiết kiệm được công làm đất, công nhồ mạ và chuyển mạ Nếu trước

đây muốn có đủ mạ cấy cho 1 ha phải mất 2 công nhưng với phương thức mới này thì chỉ mất 6 - 7 công, lượng giống tiết kiệm được từ 10 - 15kg/ha Quan trọng hon

Trang 25

là giúp nông dan chi động gieo mạ trong bất kỳ tình huống nào (rét, thiếu nước,

thiếu đất) Riêng kỹ thuật làm mạ ném, ngoài những tác dụng trên còn có ý nghĩa giảm được ngày công lao động cấy lúa

Việc xác định mật độ, khoảng cách thích hợp của từng loại hình lúa (thấp cây

nhiều bông, thấp cây to bông, cao cây to bông) của từng mùa vụ (xuân sớm, xuân

muộn, mùa sớm, mùa trung, mùa muộn) đã (tạo ra một quần thể lúa đồng đều, sử

dụng tốt các điều kiện tự nhiên (ánh sáng, gió), sử dụng tốt về nước, phân bón tạo ra

nhánh hữu hiệu cao, hạn chế cây vô hiệu

Việc bón thúc sớm bằng các loại phân dễ tiêu giúp lúa nhanh phục hồi, đẻ

nhánh sớm và tập trung, tăng nhánh hữu hiệu để đảm bảo mức độ bông trên đơn vị diện tích đạt năng suất cao Bón sớm, bón tập trung còn hạn chế được sâu bệnh và lúa chuyển giai đoạn bình thường, không kéo dài thời gian sinh trưởng

Làm cỏ sục bùn, ngoài tác dụng tiêu điệt có đại còn làm cho đất thoáng, tăng

nguồn ôxy cho lúa và tạo điều kiện phân giải các chất hữu cơ

Tưới tiêu theo phương pháp khoa học góp phần hạn chế cỏ dại cho lúa Nhờ đủ nước, khi lúa hóa đồng và khi chín sữa, lúa sẽ phát triển tốt hơn và cho năng suất cao hơn

Do đó, có thể nói, thực hiện chăm sóc lúa đúng lúc, đúng cách sẽ phát huy tốt hiệu quả của giống, phân bón và các điều kiện vật chất khác để tạo ra ruộng lúa cho

năng suất cao, đạt tiêu chuẩn về chất lượng

Kết quả điều tra 3 xã ở Ninh Bình cho thấy tác động của biện pháp chăm sóc tới năng suất lúa như sau:

Biểu 7: Tác động của biện pháp chăm sóc đến năng suất lúa

S Chỉ tiêu Don vi Vu_xuan Vụ mùa

Trang 26

Biểu 7 cho pháp rút ra nhận xét sau đây:

- Biện pháp chăm sóc có tác động rõ rệt đối với giống mới hơn hẳn gióng cũ, cả với vụ xuân và vụ mùa Nhờ chăm sóc đúng lúc và đúng cách mà năng suất lúa cả 2 vụ tăng 15kg/sào Nếu chăm sóc không đúng lúc, đúng cách thì

năng suất lúa bị giảm 10kg/sao

- Nếu liên hệ với biểu 2 thì với giống mới khâu chăm sóc đã góp phần tăng năng suất lúa từ 8,1% - 9,0% Nếu chăm sóc không đúng lúc, đúng cách thì với giống mới năng suất lúa bị giảm từ 5,4% - 5,9%

8 Biện pháp sau thu hoạch:

Máy tuốt lúa bao gồm nhiều chủng loại kể cả loại bán thủ công đã được sử dụng rộng rãi ở mọi vùng trồng lúa Hình thức đập lúa gần như không còn tồn tại, công nghệ này đã giải phóng sức lao động, giảm lao động nặng nhọc cho nông đân Nếu như trước đây tách hạt bằng phương pháp đập phải mất 0,5 công/tạ thì dùng máy tuốt lúa chỉ mất 0,1 công/tạ

Bảo quản và chế biến lúa đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm Sản lượng ngày càng tăng, lượng thóc hàng hoá lớn đòi hỏi phải được bảo quản chế biến để tăng trị giá sử dụng Trong những năm gần đây, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đã đạt từ 3 - 4 triệu tấn, chất lượng của gạo xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào công đoạn chế biến và bảo quản Nhiều loại máy sấy đã được sử dụng thay một phần cho phơi, kết quả cho thấy tỉ lệ gạo rạn, hạt biến màu thấp hơn (7,6% so với 11%, vụ xuân năm 1998 ở ĐBSH) Loại máy sấy nhỏ hợp với quy mô nông hộ như SH200,

SH300, SH600 đang được áp dụng ở nhiều nơi Đây là loại máy sấy đễ sử dụng, không dùng điện mà chỉ dùng 1 bếp than đơn giản với mức chỉ phí từ 17 - 20 nghìn đồng cho l tấn

Các phương pháp bảo quản đã được áp dụng là: phương pháp bảo quản ở trạng thái thoáng, bảo quản kín, bảo quản ở trạng thái lạnh, bảo quản bằng phương

pháp hoá học, bảo quản trong môi trường điều chỉnh Các phương pháp bảo quản này đề có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của côn trùng, vi khuẩn, nấm bệnh, làm chậm quá trình sinh lý, sinh hoá xảy ra trong hạt và hạn chế được sự tác động của tác nhân thiên nhiên gây hại

Hẹ thống máy móc nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu như phân loại hạt, đánh bóng hạt đã được áp dụng rộng với quy mô lớn Tổng Công ty Lương thực Miền Nam đã có khả năng đánh bóng và tách màu trên 200 tấn/năm Sản phẩm phụ của thóc sau khi xay xát đã được phối chế và sử dụng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm

Trang 27

Kết quả điều tra 3 xã cho thấy tác động của các biện pháp sau thu hoạch đến năng suất lúa như sau:

Biểu 8: Tác động của biện pháp sau thu hoạch đến năng suất lúa

STT Chỉ tiêu Don vi Vụ xuân Vụ mùa

tính Giống cũ | Giống mới | Giống cũ | Giống mới 1 | Tach hat:

-Kiểu cũ (đập lúa) công/sào 1 1 1 1

-Bằng máy đạp chân công/sào 0,5 0,5 0,5 0,5

-Bằng máy chay mô tơ công/sào 0,12 0,12 0,12 0,12

2 | Hao hụt do bảo quản:

-Bảo quản tốt kg/sào 1 1 1 1

-Bao quan trung binh kg/sao 2 2 2 3

-Bảo quản chưa tốt kg/sào 3 5 3 4

Biểu 8 cho thấy cả hai vụ xuân và vụ mùa, tác động của các biện pháp sau thu hoạch đến năng suất lúa tương tự nhau, bình quân hao hụt từ I - 5kg/sào Cơ giới

hoá khâu tách hạt nên năng suất lao động tăng lên, giảm được mức độ nặng nhọc

một cách rõ rệt so với lao động thủ công

IL TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT MỚI:

Việc đổi mới có tính chất cách mạng về cơ chế trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sau chỉ thị 100 và nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, nông thôn Việt Nam đã

có sự thay đổi cơ bản về chất, đó là sự chuyển đổi từ quản lý bao cấp sang việc giao quyên chủ động, tự chủ cho hộ nông dân Thực hiện khoán hộ là động lực thúc đẩy

sức sản xuất, khai thác có hiệu quả điều kiện sản xuất và trình độ sản xuất của người

lao động Nông dân đã chủ động trong sản xuất, phát huy cao tính sáng tạo trong

sản xuất, kinh doanh Mỗi hộ nông dân đã căn cứ vào điều kiện cụ thể của gia đình mình để bố trí sản xuất, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phù hợp, năng suất lao động tăng rõ ràng, tình trạng làm chậm thời vụ như trước đây hâu như không còn nữa Vật tư cho sản xuất dược sử dụng có hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn Nếu trước đây phải

mất bình quân từ 600 - 700 công lao động để sản xuất lha lúa thì nay chỉ rút xuống

còn 400 - 450 công/ha Lượng giống tiêu hao giảm đi 30- 40% Do năng suất lúa

tăng nên hiệu suất của phân bón tăng lên 35 - 45%

Việc giao đất lâu dài đã tạo ra sự an tâm trong sản xuất, nông dân tập trung

đầu tư tốt hơn cho việc cải tạo đất và bảo vệ đất, tăng mức đầu tư cho thâm canh

tăng năng suất và chủ động trong việc điều chỉnh đất cho phù hợp trong quá trình

sản xuất

Trang 28

Các chính sách khuyến nông của Nhà nước đã và đang chuyển giao những

tiền bộ kỹ thuật đồng thời giúp nông dân nâng cao được trình độ sản xuất, tạo điều kiện để họ tự giải quyết được những khó khăn và làm thành công ngay trên mảnh đất của gia đình họ

Chính sách trợ giá cho việc áp dụng nhữg tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là trợ giá giống đã tạo điều kiện cho nông dân mở rộng diện tích cấy giống có năng suất cao và khuyến khích người đi đâu trong việc áp dụng kỹ thuật mới

Chính sách tín dụng, mở các ngân hàng cho người nghèo đã giúp nông dân vay được vốn đầu tư cho sản xuất, tận dụng tốt hơn nguồn nhân lực và điều kiện sắn có cho việc nâng cao năng suất và thu nhập Từ đó nâng cao độ đồng đều và góp

phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân

Kết quả điều tra 3 xã cho thấy, hiện nay, năng suất lúa của hộ gia đình vụ xuân bằng 168%, ở vụ mùa bằng 177% so với năng suất lúa của HTX nông nghiệp kiểu cũ Đây là kết quả của nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có thể nói, nhờ xoá bỏ được bao cấp kiểu tập thể hoá mà người nông dân ở 3 xã điều tra đã thoát khỏi được

nạn đói triển miên trước đây, vươn lên thành hộ khá hoặc trung bình về kinh tế Số

hộ nghèo vẫn còn tồn tại từ 8-25%, nhưng các hộ này không bị đói như giai đoạn tập thể hố 100% nơng dân được phỏng vấn trả lời rằng, trong những năm tập thể hoá

(1959 - 1987), khoảng 80% nông dân bị đói lương thực và rét vì thiếu quần áo mà

hiện nay vẫn đồng ruộng ấy, họ đã có cơm no, áo ấm Phải chăng cái lỗi của một cơ

chế đã làm cho cả một dân tộc bị đói, rét trong suốt 28 năm không phải là nhỏ và không thể xem thường? Đó là bài học lớn cảnh tỉnh cho những nhà hoạch định chính sách, trong đó có các chính sách về KH & CN phát triển nông thôn

Trang 29

CHUONG III

MOT SO PHUONG PHAP DANH GIA TAC DONG CUA KH & CN TỚI SỰ PHAT TRIEN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

CỦA KH & CN TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI I MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KH & CN

TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Như đã biết, năm 1997, tác giả báo cáo này đã nghiên cứu đề tài:” Tổng quan đánh gái tác động của hoạt động KH & CN tới sự phát triển kinh tế - xã hội" Kết

quả nghiên cứu của đề tài đã rút ra nhận xét rằng: ở nước ta hiện nay, nhiệm vụ cần thiết cấp bách có lẽ không phải là tính toán tỷ lệ % đóng góp của KH & CN tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở tầm nền kinh tế quốc dân (tầm vĩ mô) Do điều kiện còn

thiếu phương pháp luận và hệ thống thông tin kém phát triển nên sự (hứ nghiệm

đánh giá tác động của KH & CN đến sự phát triển kinh tế - xã hội chỉ nên ở tầm vi mô, trước hết là ở tầm xí nghiệp hoặc ở nghẻ nghiệp cụ thể nào đó

Kết quả nghiên cứu để tài năm 1998 này cho thấy, để có thể đánh giá được

tác động của KH & CN tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở doanh nghiệp hoặc ở một nghề nghiệp cụ thể (ví dụ như nghề trồng lúa ở 3 xã của tỉnh Ninh Bình mà đề tài nghiên cứu) cần chú ý đến các phương pháp đánh giá tác động chủ yếu sau đây:

1 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm điều tra xã hội học là phương

pháp thích hợp để đánh giá tác động của KH & CN đến sự phát triển kinh tế - xã hội

của doanh nghiệp hoặc của địa phương Việc đánh giá không thể chủ yếu bằng các biện pháp thu thập số liệu thống kê do cán bộ thống kê (hoặc cán bộ UBND xã,

HTX nông nghiệp) báo cáo từ dưới lên trên được Đó là biện pháp cổ điển thường

làm trong giai đoạn nền kinh tế chỉ huy và bao cấp Số liệu báo cáo đó nói chung chưa phản ánh trung thực tác động của KH & CN tới đối tượng nghiên cứu Để

đánh giá được tác động của KH & CN tới sự phát triển kinh tế - xã hội với nguyện vọng xác định được tỷ lệ % cụ thể của các chỉ tiêu tác động thì chỉ có bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm một số mẫu điều tra Yêu cầu mẫu điều tra cần khách quan, cố gắng tiếp cận bằng biện pháp lựa chọn ngẫu nhiên Quy mô mẫu đủ sức phản ánh các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, thể hiện được đặc tính

“điểm" và "diện" của đối tượng cần đánh giá Trong khi tiếp cận thực tiễn, cần nhìn nhận vấn đề một cách biện chứng, bởi vì sự tác động của KH & CN tới sự

phát triển kinh tế - xã hội là kết quả tổng hợp của hàng loạt nhân tố về kinh tế,

chính trị, xã hội, văn hoá, lịch sử, v.v

Trang 30

2 Năng suất cây trồng hoặc năng suất lao động, hoặc lợi nhuận thu được tính cho 1000đ vốn đầu tư là các chỉ tiêu hiệu quả chủ yếu phản ánh trình độ phát triển của doanh nghiệp hoặc của một ngành kinh tế kỹ thuật nào đó Vì vậy để đánh

gid duoc su tac động của KH & CN tới sự phát triển kinh tế - xã hội, trước hết cần

xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố đến các chỉ tiêu hiệu quả nói trên Nói cách khác, phương pháp đánh giá tác động của KH & CN đến sự phát triển của một

doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế kỹ thuật ở một địa bàn cụ thể nào đó là nghiên

cứu sự tác động của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế của chúng Việc nghiên cứu không phải bằng việc phân tích số liệu thống kê chung chung mà bằng việc nghiên

cứu “thực nghiệm” như đã tình bày trên Trường hợp cụ thể mà để tài này xem xét là đánh giá sự tác động của KH & CN đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong nghề trồng lúa ở 3 xã thuộc 2 huyện tính Ninh Bình Vận dụng phương pháp nói trên, chúng tôi đã đánh giá sự tác động của KH & CN thông qua việc nghiên cứu các chỉ

tiêu kinh tế - kỹ thuật trồng lúa đến năng suất lúa như: giống, thuỷ lợi, phân bón, thời vụ,v.v Đây cũng là bài học rút ra qua nghiên cứu để tài này để có thể vận

dụng về mặt phương pháp đối với việc đánh giá tác động của KH & CN ở doanh nghiệp hoặc ngành kinh tế - kỹ thuật khác

3 Đốt với việc nghiên cứu tác động của KH & CN đến nâng cao năng suất lúa, chúng tôi thấy rằng giống có vai trò trọng tâm và là tiền để để nâng cao năng suất Vì vậy có thể nói, tác động của KH & CN đến sự phát triển ngành nông nghiệp trước hết cần tác dộng đến khâu giống Vì vậy phương pháp đánh giá quan

trọng thứ 3 cần chú ý về tác động của KH & CN đến sự phát triển kinh tế - xã hội là nghiên cứu vai trò của khâu giống với tư cách là kết quả của công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Kết quả nghiên cứu 3 xã ở tỉnh Ninh Bình cho thấy việc áp dụng giống lúa mới một cách rộng rãi là do sự lựa chọn tự nguyện của hộ gia đình nông dan So di nông dân tự nguyện lựa chọn vì giống lúa mới đem lại hiệu quả thiết thực cho họ ở các khía cạnh sau đâu:

a, Ít rủi ro hơn Giống lúa cũ đài ngày hơn, thường được gieo vào cuối tháng 11, nếu gặp rét thì mạ sẽ chết, nếu gặp thời tiết nóng không thích hợp thì cây lúa

cũng bị ảnh hưởng Còn giống mới ngắn ngày thường được gieo vào ngày lập xuân, tránh được rét, dễ điều chỉnh, cây lúa trổ bông vào khoảng từ 5/5 đến 17/5 dương lịch Trong điều kiện canh tác nông nghiệp hiện nay, về cơ bản vẫn phải "rông /rời,

trông đất, trông mây”, nghĩa là vẫn phải phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu thì tính rủi

ro thấp của giống lúa mới có một trọng số lớn trong quyết định lựa chọn của người

nông dân

29

Trang 31

b, Năng suất cao hơn hẳn so với giống cũ Nhìn chung năng suất lúa giống

mới ở Ninh Bình thường đạt khoảng trên dưới 11 tấn/ha Nhờ áp dụng giống lúa mới

mà năng suất lúa ở tỉnh Ninh Bình nói chung và ở hai huyện chúng tôi đến khảo sát

nói riêng (huyện Kim Sơn và huyện Yên Khánh) đều có sự tăng trưởng rõ rệt Có thể

thấy rõ điều đó ở biểu 9

Biểu 9: Tăng trưởng năng suất lúa trước và sau khi sử dụng phổ biến

giống lúa mới ở tỉnh Ninh Bình

Don vj tinh: talha 1995 1996 1997 Toàn tỉnh 39,46 40,80 46,33

Huyện Nho Quan 32,49 35,47 40,49

Huyén Gia Vién 35,46 35,62 42,56 Huyén Hoa Lu 41,07 38,59 45,19 Huyén Yén Mo 34,09 40,85 44,66 Huyện Yên Khánh 45,17 44,44 50,96 Huyén Kim Son 45,50 47,90 51,36

Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Binh 1997, trang 39

c, Chủ động được khâu làm đất và tưới tiêu Với giống lúa mới thì không còn

tình trạng "mạ đợi ruộng" như trước nữa Hơn nữa do giống mới ngắn ngay

hơn nên có thể cấy nông được Giống lúa mới cũng chịu úng tốt

d, Chịu sâu bệnh tốt hơn Theo các nhà quản lý ở tỉnh và nông dân cho biết, một trong những lý do để họ lựa chọn gieo trồng giống lúa mới là khả năng chịu sâu bệnh tốt hơn Với giống lúa mới, nông dân ít lo lắng về các loại sâu bệnh

như sâu đục thân, sâu cắn gié, khô vần v.v

e, Tiết kiệm được chi phí Có thể thấy rõ điều đó nếu so sánh về chỉ phí (tuy chưa phải là tất cả) giữa sử dụng giống lúa mới và giống lúa cũ

Trang 32

Biểu 10: So sánh chỉ phí trong sử dụng giống lúa mới và cũ ở tỉnh Ninh Bình

Chỉ phí Giống cũ Giống mới Công nhổ ma 2 công/sào cấy 1 cơng/sào cấy

Bơm tưới mạ Ít hơn

Làm đất mạ “? Tiết kiệm chuyển sang trồng lúa

Ghỉ chú:

f Nhiều nơi cấy giống tạp giao của Trung Quốc đã áp dụng kỹ thuật làm mạ trên sân Do vậy tiết kiệm được diện tích làm mạ chuyển sang trồng lúa Tài liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Bình cho thấy tổng diện tích tiết kiệm chuyển từ làm mạ sang cây lúa của toàn tỉnh là 3000 ha

4 Việc đánh giá tác động của KH & CN đến sự phát triển kinh tế xã hội cần chú ý đến vấn đề chuyển giao KH & CN đến đối tượng tiếp thụ và triển khai KH &

CN Nếu cơi nhẹ nội dung chuyển giao KH & CN thì việc đánh giá không còn ý nghĩa thực tiễn vì chưa thấy rõ KH & CN có ”đi vào” cuộc sống hay không

Hiện nay, sự chuyển đổi cơ chế quản lý trong nông nghiệp và nông thôn đã

làm xuất hiện một thực trạng là thiếu một mạng lưới chuyển giao tiến bộ KH & CN cho nông dân Trước đây mạng lưới này được hình thành với đầu mối chuyển giao trực

tiếp cho nông dân là các tổ, đội kỹ thuật của HTX sản xuât nông nghiệp kiểu cũ Hiện nay, HT%X kiểu cũ được chuyển đổi thành HTX kiểu mới với định hướng làm dịch vụ hỗ

trợ sản xuất nôngnghiệp cho nông dân theo cơ chế hợp đồng dịch vụ Báo cáo tổng kết thực tiễn phát triển KH&CN tỉnh Ninh Bình [14] cho thấy địch vụ của HTX kiểu mới

nhằm vào các khâu sau:

Biểu 11: Dịch vụ của hợp tác xã đối với nông dân ở tỉnh Ninh Bình: Dịch vụ Tỷ lệ HTX làm dịch vụ Thuỷ lợi, thủy nông 92,8% Bảo vệ thực vật 71,7% Giống 35,0% Thú y 45,0% Vật tư kỹ thuật 36,7% L— Làm đất 20,9%

Nguồn: UBND tỉnh Ninh Bình, Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế hợp tác và HTX qua ¡0 năm đổi mới, 3/1998

Trang 33

Biểu II cho théy HTX kiéu mdi duoc thanh lap theo Luat HTX hién nay chưa đảm nhận được công việc chuyển giao (bao gồm cả hướng dẫn) tiến bộ khoa

học kỹ thuật cho nông đân Sở khoa học công nghệ môi trường là cơ quan chịu trách

nhiệm về KH & CN nói chung chưa có mạng lưới chân rết để triển khai ở cấp huyện, cả ở cấp xã và HTX Những mặt trái của cơ chế thị trường đã có những tác

động tiêu cực tới sản xuất của nông dân (mua phải giống giả, phân bón giá, thuốc bảo vệ thực vật giả v.v )

5 Không nên tham vọng tính toán một cách độc lập tác động của KH & CN

đến sự phát triển kinh tế - xã hội mà phải xem xét tác động của KH & CN trong mối

quan hệ biện chứng với các yếu tố khác Nói cách khác, tác động tích cực của KH &

CN đối với ự tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết tăng trưởng phải là tổng hoà của tất

cả các yếu tố làm nên sự tăng trưởng ấy mà các nhà lý thuyết kinh tế đã chỉ ra một cách tổng quát ở hàm số của các yếu tố sản xuất Trong mô hình tính tốn, tiến bộ

cơngnghệ được gộp vào trong yếu tố tăng trưởng gọi là năng suất tổng nhân tố (Total Factor productivity) Tên gọi của yếu tố này được lấy từ phương trình mô hình tăng trưởng quen thuộc trong lý thuyết tăng trưởng kinh tế có dạng: y=AK Trong đó: y- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) K- Vốn, tư bản L- Lao động A- Năng suất

œ- Phần vốn trong sản phẩm/đầu ra 1-œ- Phần lao động trong sản phẩm/đâầu ra

I MOT SO KHUYEN NGHI VỀ XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KH & CN TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI:

1 Trong điều kiện của nước ta hiện nay, có lẽ không nên đặt vấn đề nghiên cứu tính toán bằng % cụ thể về đóng góp KH & CN đối với tăng trưởng kinh tế ở tâm vĩ mô (nên kinh tế quốc dân) Kết quả nghiên cứu của để tài:" Tổng quan đánh

giá tác động của KH & CN đến sự phát triển kinh tế - xã hội" đã xác định rõ các lý do của kết luận này như sau [ xin xem chỉ tiết ở tài liệu tham khảo số 8 ]

- Trong thời gian qua, ở nước ta đã có một số nghiên cứu nhằm tính toán sự

đóng góp của KH & CN đối với tăng trưởng kinh tế Vào cuối những năm 80, Viện quản lý khoa học cũ (nay là Viện nghiên cứu Chiến lược và Chính sách KH & CN)

Trang 34

đã tiến hành nghiên cứu vấn đề trên, song không đạt kết quả kha quan Cuối cùng

hoạt động này buộc phải dừng lại

- Gần đây (1998) đã có một số chuyên gia của một số Viện nghiên cứu của một số Bộ, Ngành khác cũng xúc tiến việc nghiên cứu này, nhưng việc tính tốn cũng khơng khả quan

Trong thực tế, một số kết quả tính toán về hình thức dường như xác định được vai trò của KH & CN, nhưng thực ra lại phản tác dụng vì nếu phân tích kỹ thì vai trò của KH & CN thật là ít ỏi Các Bộ, Ngành này đã thận trọng hơn nên không đưa ra

các con số (thiếu cơ sở khoa học) vào báo cáo tổng kết như là một sự khẳng định

Kết quả nghiên cứu tổng quan của để tài năm 1997 cho thấy: ngay một số

nước trong khu vực ASEAN và một số nước phát triển khác như: Liên hiệp Châu

Âu, Nhật, Hàn Quốc cũng chưa thực hiện được việc "bóc", "tách" sự đóng góp của KH & CN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Trong bối cảnh nước ta, cơ sở dữ liệu và thông tin kém tin cậy và kém cập nhật hơn các nước khác Do đó chúng ta lại

càng không thể (và không nên) đầu tư công sức, tiền của để làm một việc không khả

thi và kém khả dụng như đã làm

2 Hiện nay việc công bố tỷ lệ 7o đóng góp của KH & CN cho nên kinh tế quốc đân là việc hoàn toàn không nên tái diễn Việc công bố trong báo cáo tổng kết của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường rằng: theo ước tính của các chuyên gia,

KH &CN đã đóng góp khoảng 30 - 40% vào tăng sản lượng nông nghiệp và khoảng

40 - 50% vào tăng sản lượng công nghiệp là chưa khoa học, thậm chí phản tác dụng

vì làm mất lòng tin và gây nghi ngờ trong nhân dân đối với vai trò của KH & CN nước ta Về hình thức tưởng rằng nâng cao được vai trò của KH & CN, song thực tế

là thiếu thông minh vì không thuyết phục và thiếu căn cứ khoa học

3 Do điều kiện hệ thống thông tin còn chưa phát triển, việc đánh giá tác

động của KH & CN đến sự phát triển kinh tế - xã hội nên chăng chỉ ở tầm vi mô,

trước hết là ở tầm xí nghiệp hoặc ở nghề nghiệp cụ thể nào đó Trên cơ sở thử

nghiệm một số năm và cùng với sự phát triển của hệ thống thông fin và cơ sở đữ liệu, chúng ta sẽ tiến dần đến đánh giá hiệu quả KH & CN ở cấp độ cao hơn

4 Thực tế nghiên cứu tác động của KH & CN trong nghề trồng lúa ở 3 xã

tỉnh Ninh Bình, cho phép rút ra kết luận về vai trò của KH & CN trong việc nâng

cao năng suất cây trồng như sau:

4.1 Về giống, vụ xuân góp phần tăng năng suất lúa: 41%, vụ mùa góp phần

Trang 35

4.2 Thuỷ lợi chủ động góp phần tăng năng suất lúa 8%, nhưng nếu lúa bị thiếu nước hoặc bị úng thì năng suất lúa giảm đi 18% Dĩ nhiên, nếu do hạn "cháy"

đồng hoặc lũ lụt thì năng suất giảm tới 70%, thậm chí mất trắng (100%)

4.3 Tác động của khâu làm đất đến tăng năng suất lúa, ở vụ xuân từ 4 - 5%, ở vụ mùa từ 3 - 6%

4.4 Về thời vụ, nếu kịp thời thì năng suất lúa tăng lên 8%, nếu không kịp thời thì năng suất lúa giảm đi 10,8%

4.5 Phân bón góp phần tầng năng suất lúa từ 11,9% - 13,5% (nếu bón đủ và

cân đối phân bón) Nếu không đủ phân bón, năng suất lúa bị giảm đi từ 9,2 - 10,2% 4.6 Nếu phòng trừ sâu bệnh tốt, năng suất lúa không bị giảm, nhưng nếu

phòng trừ sâu bệnh không tốt thì năng suất lúa bị giảm đi từ 6% - 65% so với trường hợp lúa không bị sâu bệnh

4.7 Chăm sóc lúa đúng lúc và đúng cách góp phần tăng năng suất lúa từ 8,] - 9% Nếu chăm sóc không đúng lúc, đúng cách thì năng suất lúa bị giảm từ 5,4 - 5,9%

4.8 Cả 2 vụ xuân và vụ mùa, tác động của biện pháp sau thu hoạch đến năng suất lúa tương tự nhau, bình quân hao hụt từ 1 - 5kg/sào Cơ giới hoá khâu tách hạt đã gópphần tăng năng suất lao động so với đập lúa thủ công từ 12 - 20 lần

4.9 Việc đổi mới cơ chế quản lý và tổ chức lại sản xuất trong nông thôn đã

góp phần đưa nông thôn từ 80% hộ bị đói lương thực triển miên sang còn từ 8 - 25% hộ nghèo nhưng nói chung các hộ này không bị đói

Chín khâu nói trên có quan hệ mật thiết với nhau và bổ xung lẫn cho nhau

Nếu giống tốt mà thuỷ lợi và bón phân không đủ và đúng lúc, đúng cách thì năng - suất lúa không thể tăng được Vì vậy, có thể nói sự phân tích chỉ tiết sự tác động của mỗi khâu nói trên chỉ có ý nghĩa tương đối

Trong 9 khâu nói trên thì khâu giống có vai trò quyết định Đó là kết quả của các thành tựu lớn lao của công nghệ sinh học trong nông nghiệp

5 Tuy nhiên, hiện nay ở vùng ĐBSH nói chung và ở Ninh Bình nói riêng, việc phụ thuộc một cách quá mức vào giống lúa nhập ngoại từ Trung Quốc là một

vấn để không thể coi thường Điều đó thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, sự ổn định và chắc chắn trong nguồn cung cấp giống lúa mới Qua khảo sát cho thấy có tới 70 - 80% diện tích trồng lúa sử dụng giống mới trong đó có 50% là giống nhập từ Trung Quốc (giống tạp giao) Loại giống này có đặc điểm là

Trang 36

không tự giữ giống được mà vụ sau phải tiếp tục mua giống nhập của Trung Quốc Hiện tại, với cơ chế khốn, người nơng dân tự mua giống ngoài thị trường là chủ yếu Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Bình tháng 3/1998 thì hiện tại chỉ có 35%

HTX của tỉnh làm dịch vụ giống cho nông dân Thực trạng này nói lên rằng cần phải chú ý tới sự ổn định và chắc chấn trong nguồn cung cấp giống lúa cho nông dân, xét

trên cả khía cạnh an ninh về sản xuất lương thực

Hai là, cơ cấu giống lúa gieo trồng có nhiều bất cập Hiện tại trên địa bàn tỉnh có tới hơn chục giống lúa, mà xuất xứ chủ yếu vẫn là từ Trung Quốc

Biểu 12: Các giống lúa đang được sử dụng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Xi 23 Ai 32 Q5 X21 Tap giao KD 18 C70 P4 Khang dan 18 C71 Nhị ưu 838 KC 90 Quế Sơn tram

Nếu như tính đến trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật không đồng đều và với mặt bằng dân trí còn hạn chế của nông dân thì với sự đa dạng về giống lúa trên thị

trường như vậy, sự lựa chọn một cơ cấu giống cây trồng thích hợp với từng khu vực dia bàn canh tác là rất khó khăn Điều đó có thể thấy ngay qua bảng lịch gieo cấy vụ chiêm 98 - 99 của HTX Hợp Tiến, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh mà chúng tôi ghi chép lại được (xin xem phụ lục) Lịch gieo cấy này bao gồm tới 13 giống lúa khác nhau Trong buối làm việc với chúng tôi ngày 15/2/98 6 tru so UBND xa Khánh Nhạc, đồng chí chủ tịch xã và các đồng chí lãnh đạo khác, trong đó có đại diện Ban chủ nhiệm hai HTX trong xã cũng đã xác nhận rằng cơ cấu giống lúa đang

là một khó khăn trong sản xuất nông nghiệp

Thực tế nói trên phản ánh một nguy cơ là nông thôn Việt Nam đã quá bị lệ

thuộc giống lúa của Trung Quốc Sự phụ thuộc này lại bị cơ chế thị trường chi phối,

do đó mức độ rủi do về giống càng cao khi thời vụ đã tới mà giống "của nhà" không có, còn giống "của người" vẫn phải chờ đợi Đấy là chưa kể khi nông dân mua phải giống Tạp giao giả ngoài thị trường và kết quả là có cấy mà không có thu thì ai là người "bảo hộ” cho họ Có lẽ vấn dé này không phải chỉ Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phải chịu trách nhiệm mà là trọng trách của nhiều cấp, nhiều ngành Phải chăng cơ quan quản lý về khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học

không thể coi thường và cần có biện pháp thích hợp để nước ta chủ động hơn nữa về

giống lúa nói riêng và các giống cây trồng, vật nuôi khác nói chung

Trang 37

6 Nhà nước cần đổi mới một số chính sách để tạo điêu kiện cho KH & CN thực sự đi vào cuộc sống

Một là, như đã biết, hộ nông dân rất cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của KH & CN

phát triển nông thôn Tuy nhiên, hiện nay ngành khoa học, công nghệ và môi trường mới có bộ máy đến cấp tỉnh Ở cấp huyện chưa có phòng khoa học, công nghệ và môi trường, thậm chí chưa có cán bộ chuyên trách về khoa học, công nghệ, môi

trường ở cấp huyện Để có thể chuyển giao được tiến bộ KHCN và môi trường đến nông thôn, Nhà nước cần tạo điều kiện để ngành KHCN và môi trường có bộ máy cho đến cấp huyện Nhờ đó mà có thể lồng ghép tốt hơn các chương trình KH & CN

phát triển nông thôn với các chương trình khác (như khuyến nông, nước sạch nông thôn, sinh đẻ có kế hoạch, v.v ) về phát triển nông thôn

Hai là, cần có biện pháp kiện toàn Ban khoa học - kỹ thuật ở cấp xã dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng Chúng tôi cho rằng không nhất thiết Ban

khoa học kỹ thuật xã phải do UBND xã hay HTX quản lý Nên tạo điều kiện cho

Ban này hình thành và hoạt động dưới hình thức tổ chức KH & CN dịch vụ tự nguyện cho nông dân Tổ chức này phải thực sự là của dân, do dân và vì dân Trong lĩnh vực này, vai trò của Hội phụ nữ các cấp vô cùng quan tọng Chúng tôi

cho rằng, việc chuyển giao KHCN cho nông thôn, trước hết là chuyển giao kiến thức

KH & CN cho phụ nữ của mỗi hộ gia đình Bởi vì trong nông thôn, hơn ai hết, người phụ nữ hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với giống mới, với phân, với nước, với thuốc phòng trừ sâu bệnh, v.v Nếu người phụ nữ hiểu rõ tiến bộ KH & CN thì sẽ sử dụng

tốt kiến thức này để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, để chế biến và bảo quản nông sản phẩm tốt hơn, để có thể bán sản phẩm ở thị trường với giá cao hơn, v.v

Trang 38

KET LUAN

Van dé xdc dinh: " Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá tác động của KH &

CN tới sự phát triển kinh tế - xã hội trong ngành trồng lúa ở 3 xã thuộc 2 huyện tỉnh Ninh Bình" là sự tiếp tục nghiên cứu của một đề tài khoa học lớn về đánh giá vai trò

của KH & CN đối với sự phát triển kinh tế- xã hội

Tu tưởng xuyên suốt của tài liệu này là trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm để xác định chỉ tiêu và phương pháp đánh giá tác động của KH & CN đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong nghề trồng lúa

Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá tác động của KH

& CN đến việc tăng năng suất lúa bằng phương pháp điều tra xã hội học nông thôn,

các tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện việc xác định các chỉ tiêu và

phương phá đánh giá tác động của KH & CN tới sự phát triển kinh tế - xã hội Đây

là tất cả những gì mà các tác giả gửi đến người đọc Điều cần đặc biệt nhấn mạnh là tài liệu này không có nguyện vọng gửi đến người đọc như một sự báo cáo thuần tuý hoặc là một sự trình bày từ một phía mà là một lời đối thoại

Khi đọc nó, xin người đọc hình dung được một bối cảnh KH & CN phát triển

nông thôn hoạt động trong điều kiện quá frình tập thể hoá kiểu XHCN vẫn chưa chấm dứt, một suy nghĩ về các chính sách phát triển KH&CN về cơ bản chưa thoát khỏi bao cấp và kém hiệu quả,v.v Nếu người đọc hình dung được tâm sự nói trên của các tác giả thì đó là hạnh phúc của những người biên soạn

Trang 39

DANH MUC NHUNG TAI LIEU THAM KHAO CHINH

Báo cáo kiểm diém hoat dong KH & CN 5 ridm (1992 - 1996) và chương

trình hành động thực hiện nghị quyết Trung ương 2 về: "Định hướng chiến lược phát triển KH & CN và nhiệm vụ đến năm 2000” của tỉnh Ninh Bình Tỉnh uy Ninh Binh, thang 5 - 1997

Hội Liên hiệp Phụ nữ tính Ninh Bình: Báo cáo khoa học đề tài tổng kết đánh giá vai trò phụ nữ trong phátt triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Ninh

Bình Tỉnh Ninh Bình, 1998

Niên giám thống kê 1997: Cục thống kê Ninh Bình Tháng 7 - 1998

PTS Nguyên Danh Sơn: Tìm hiểu những đánh giá của một số nhà khoa học trong nước về tác động của KH & CN đối với sự phát triển KT - XH Chuyên

đề nghiên cứu thuộc đề tài "Tổng quan đánh giá tác động của hoạt động KH

& CN đối với sự phát triển KT - XH" do PTS Nguyễn Mạnh Huấn là chủ

nhiệm Hà nội, tháng 9 - 1998

PTS Nguyễn Danh Sơn: Báo cáo đợt khảo sát về tác động của tiến bộ KH &

CN đối với ngành trồng lúa ở tỉnh Ninh Bình Hà nội tháng 12 - 1998

Nguyễn Ngọc Quỳnh: Ninh Bình đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường Tạp chí hoạt động khoa học; Bộ khoa học, công nghệ và môi trường Hà nội,

tháng 10 - 1998

PTS Nguyên Mạnh Huấn: Nghiên cứu thực nghiệm cơ cấu giá cả nông thôn

trên cơ sở điều tra thực tế ở § xã và chợ nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng (miền Bắc) và vùng đồng bằng sông Cửu Long (miền Nam) Việt Nam

Hà nội, tháng 12 - 1998

PTS Nguyễn Mạnh Huấn (chủ biên), PTS Nguyễn Danh Sơn, PTS Đặng

Duy Thịnh, PTS Đặng Trọng Khánh, Chuyên gia cao cấp: Đặng Mộng Lân

"Tổng quan đánh giá tác động của KH & CN đối với phát trién KH - XH"

Hà nội, tháng 12 - 1998

Trang 40

10 HI 12 13 14 15 16 17 18

Phát triển toàn điện KT - XH nông thôn, nông nghiệp Việt nam Chu Hữu Quý, nhà xuất bản chính trị quốc ia, Hà nội 1996

Phùng Huy Tác động của KH & CN đến nghề trồng lúa Viện công nghệ sau thu hoạch, Hà nội tháng 10 - 1998

Phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong SNA Lê Xuân Hoa (chủ biên) Nhà xuất bản thống kê, Hà nội 1997

Tập phiếu điều tra 90 hộ gia đình nông dân trồng lúa ở 3 xã tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình, 11 - 1998

Tài liệu điều tra KH - XH nông thôn 3 xã tỉnh Ninh Bình bằng phương pháp

đánh giá nông thôn nhanh Ninh Bình, II - 1998

Tổng kết thực tiễn phát triển kinh tế - xế hội tỉnh Ninh Bình trong những

năm đổi mới Tỉnh uỷ - UBND tỉnh Ninh Bình Ninh Bình, 4 - 1996

UBND tỉnh Ninh Bình Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế hợp tác

và hợp tác xã qua 10 năm đổi mới Ninh Bình, tháng 3 - 1998

Vũ Cao Đàm Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Nhà xuất bản khoa

học và kỹ thuật (lưu hành nội bộ) Hà nội 1998

Vấn đề nghèo ở Việt Nam Công ty Aduki (úc) Nhà xuất bản chính trị quốc

gia Hà nội 1996

Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Kết quả nghiên cứu khoa học - kỹ thuật năm 1996 Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội - 1997

Ngày đăng: 02/12/2015, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w