1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản

70 534 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Trong các thị trường trọng điểm của thủy sản Việt Nam như Liên minh châu Âu EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn quốc, thì thị trường Nhật Bản là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản của Việ

Trang 1

i

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 5

1.1 Lý luận chung về rào cản thương mại quốc tế 5

1.1.1 Khái niệm rào cản thương mại 5

1.1.2 Mục đích của rào cản thương mại 5

1.2 Phân loại rào cản thương mại 5

1.2.1 Hàng rào thuế quan 5

1.2.2 Hàng rào phi thuế quan 8

1.3 Kinh nghiệm của một số nước về đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng thủy sản 14

1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 14

1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan 17

Chương 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 20

2.1 Khái quát chung tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 20

2.1.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản chung 20

2.1.2 Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu 21

2.1.3 Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam 27

2.2 Đặc điểm của thị trường thủy sản Nhật Bản 28

2.2.1 Tổng quan về thị trường Nhật Bản 28

2.2.2 Một số đặc điểm về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản 29 2.2.3 Quy mô thị trường thủy sản Nhật Bản 30

2.2.4 Hệ thống phân phối thủy sản Nhật Bản 33

2.2.5 Những quy định của thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu 36

2.3 Rào cản Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản 40

2.3.1 Rào cản mang tính văn hóa 40

2.3.2 Rào cản kỹ thuật 41

2.3.3 Rào cản về hệ thống phân phối thủy sản 42

Trang 2

ii

2.4 Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 42

2.4.1 Kim ngạch xuất khẩu 42

2.4.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 44

2.4.3 Chất lượng thủy sản xuất khẩu 45

2.4.4 Giá hàng thủy sản xuất khẩu 46

2.5 Đánh giá hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 46

2.5.1 Thành tựu 46

2.5.2 Hạn chế 48

2.6 Nguyên nhân 50

2.6.1 Nguyên nhân từ phía nhà nước 50

2.6.2 Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp và Hiệp hội 51

2.6.3 Nguyên nhân khác 52

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 53

3.1 Định hướng XK hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 53

3.1.1 Chiến lược của ngành thủy sản Việt Nam 53

3.1.2 Định hướng phát triển XK thủy sản Việt Nam đến năm 2015 54

3.1.3 Định hướng phát triển XK thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn 2015 - 2020 55

3.2 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy XK hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 56

3.2.1 Giải pháp đối với Nhà nước 56

3.2.2.Giải pháp đối với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam 59 3.2.3.Giải pháp đối với doanh nghiệp 60

KẾT LUẬN 63

Trang 3

iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội

JAS Japanese Agricultural

-Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

VASEP Vietnam Associationof Seafood

Exporters and Producers

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

MFN Most favourednation Nguyên tắc tối huệ quốc

Trang 4

Bảng 2.6: Giá một số mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị

Trang 5

v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua các năm 21 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Năm năm 2012 theo giá trị 22 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu xuất khẩu tôm Việt Nam theo giá trị giai đoạn 2007-

Sơ đồ 2.1: Kênh phân phối mặt hàng thủy sản nhập khẩu trên thị trường

Trang 6

1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thương mại quốc tế những thập niên gần đây đã có bước tăng trưởng đột biến cả về chất và lượng Song song với sự tăng trưởng mạnh mẽ này, các khu vực và quốc gia trên thế giới cũng đã và đang tích cực mở cửa thị trường nội địa của mình để phù hợp với xu hướng tự do hoá thương mại - một xu thế khách quan, là nền tảng của sự phát triển, đưa các quốc gia xích lại gần nhau, thân thiện hơn trong quan hệ sản xuất, kinh doanh và chia sẻ thịnh vượng chung Tuy nhiên, càng thực hiện tự do hoá thương mại, càng mở cửa, thì cạnh tranh giữa các quốc gia, các khu vực cũng theo đó càng gay gắt Với thực tế đó và để giữ vững quyền lợi của mình, các quốc gia đồng thời thực hiện các chính sách theo hai xu thế trái ngược: một mặt tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ năng quản lý, tăng chất lượng, giảm giá thành; mặt khác tăng cường bảo hộ trong nước thông qua những hàng rào thương mại Thực tế cho thấy, không một quốc gia nào, dù là nước có nền kinh tế hùng mạnh như Mỹ hay Nhật Bản lại không có nhu cầu bảo hộ nền sản xuất trong nước cũng như tăng cường xâm nhập thị trường nước ngoài nhằm tối đa hoá lợi ích

Với tinh thần hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức khu vực và quốc tế như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Hợp tác Á - Âu (ASEM), Hiệp định Thương mại

tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Tổ chức thương mại thế giới(WTO), và gần đây nhất là tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) Việc gia nhập WTO và TPP đã, đang và sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi cho việc đưa các mặt hàng xuất khẩu chủ lực – trong đó

có thủy sản xâm nhập thị trường thế giới, trong đó có thị trường tiềm năng Nhật Bản

Trang 7

2 Trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, thủy sản là mặt hàng rất quan trọng trong cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, với vị trí thứ 6 trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chính sau hàng dệt may, điện thoại

và các hàng linh kiện, dầu thô, máy tính sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép Với bờ biển dài trên 3000km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi

có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến ra khơi Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và một số vùng có khí hậu ôn đới, nguồn nhân lực dồi dào, và trình độ lao động khá, ngành thủy sản Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển thủy sản một cách thuận lợi

Nhờ những nỗ lực phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên rất nhiều nước và vùng lãnh thổ Trong các thị trường trọng điểm của thủy sản Việt Nam như Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn quốc, thì thị trường Nhật Bản là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tuy nhiên đây cũng là thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, bao bì mẫu mã đẹp mới có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ

Mặc dù tại thị trường Nhật Bản, Việt Nam giành được những thành công nhất định trong xuất khẩu nhưng đây cũng chính là thị trường mà hàng thủy sản của Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhất

Thực tiễn hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian gần đây, cùng với tiềm năng phát triển của ngành thủy sản song hiệu quả của ngành thủy sản là chưa tương xứng, cùng với đó là những khó khăn thách thức khi thâm nhập thị trường Nhật Bản Những vấn đề trên đang đặt ra những yêu cầu cần tiếp tục xây dựng những chương trình, đề ra những chính sách cụ thể cho ngành thủy sản Chính vì những lý do trên em

lựa chọn đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị

trường Nhật Bản” nhằm góp phần nghiên cứu và xác định những căn cứ

Trang 8

3 quan trọng về xuất khẩu hàng thủy sản, và một số rào cản Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản; trên cơ sở đó, đề tài góp phần đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản

2 Mục đích nghiên cứu của Khóa luận tốt nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp: “Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam

sang thị trường Nhật Bản" được chọn nghiên cứu với mục đích:

Về lý luận nhằm củng cố và hệ thống lại kiến thức về các rào cản trong thương mại quốc tế

Về thực tiễn nghiên cứu nhằm tìm hiểu thị trường Nhật Bản đầy tiềm năng của Việt Nam trong những năm tiếp theo, từ đó tìm hiểu những thực trạng, những khó khăn, những thách thức cũng như cơ hội cho ngành sản xuất xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Khóa luận tốt nghiệp

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và một số rào cản Việt Nam phải đối mặt khi xuất khẩu (XK) thủy sản sang thị trường này

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 9

4 Khóa luận tốt nghiệp sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp quy nạp, diễn dịch để giải quyết vấn đề đặt ra

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục kèm theo, nội dung nghiên

cứu kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung về rào cản trong thương mại quốc tế

Chương 2: Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Trang 10

5

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.1 Lý luận chung về rào cản thương mại quốc tế

1.1.1 Khái niệm rào cản thương mại

Theo WTO thuật ngữ“rào cản” trong kinh tế được hiểu là những công

cụ, biện pháp, chính sách bảo hộ của một quốc gia nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới nền kinh tế của quốc gia đó Từ đó có thể suy rộng ra “rào cản trong thương mại quốc tế ” là những công cụ, biện pháp, chính sách bảo hộ của một quốc gia nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia nói riêng và kinh tế thế giới nói chung

1.1.2 Mục đích của rào cản thương mại

Trong thương mại quốc tế giữa hai quốc gia, rào cản thương mại được

sử dụng để làm giảm lượng xuất hay nhập khẩu của một số loại hàng hóa nhất định nhằm đạt được những mục đích sau:

 Bảo hộ sản xuất trong nước;

 Bảo vệ nguồn tài nguyên kham hiếm trong nước, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người;

 Bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội;

 Hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng;

 Điều tiết cung cầu;

 Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

1.2 Phân loại rào cản thương mại

Dựa trên cách tiếp cận của tổ chức WTO hàng rào thương mại quốc tế được phân làm hai loại: Hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan

1.2.1 Hàng rào thuế quan

a Khái niệm và mục đích

Theo giáo trình Thương mại Quốc tếchủ biên TS Trần Văn Hòe, định nghĩa thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ mua bán và vận động qua

Trang 11

6 biên giới hải quan của một quốc gia hay vùng lãnh thổ hải quan

Thông thường, thuế quan được áp dụng trước tiên nhằm mục đích tăng nguồn thu ngân sách cho chính phủ Tuy nhiên, thuế quan cũng có thể được

áp dụng vì những mục đích khác như ngăn chặn hàng nhập khẩu và bảo vệ hàng trong nước, trả đũa một quốc gia khác, bảo vệ một ngành công nghiệp quan trọng hay non trẻ

Thuế xuất khẩu áp đặt vào hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia hay

vùng lãnh thổ, thuế quan này có thể đánh vào thành phẩm hoặc bán thành phẩm nhằm: Bảo vệ nguồn tài nguyên trong nước, hướng dẫn đầu tư sản xuất

và xuất khẩu, điều tiết giá cả hạn chế cạnh tranh tiêu cực giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trong nước, tăng thu ngân sách cho nhà nước

Biểu thuế một số mặt hàng XK của Việt Nam năm 2014 như sau:

Bảng 1.1: Biểu thuế một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2014

Quặng borat tự nhiên và tinh quặng borat 10

Lơxit; nephelin và nephelinxienit 10

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan

Thuế quan nhập khẩu đánh vào hàng hóa nhập khẩu của một quốc gia

hay vùng lãnh thổ và cũng có thể đánh vào thành phẩm hoặc đầu vào nhập khẩu như nguyên vật liệu hay bán thành phẩm Vai trò của thuế nhập khẩu là

Trang 12

7 nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, hướng dẫn tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng

cá nhân, kích thích sản xuất trong nước nhất là các mặt hàng thay thế nhập khẩu, đồng thời đây cũng là công cụ gia tăng sức mạnh đối với các đối tác quốc tế

Biểu thuế nhập khẩu (NK) của Việt Nam áp dụng đối với một số mặt hàng như sau:

Bảng 1.2: Biểu thuế một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam năm 2014

Mặt hàng Thuế nhập khẩu ưu đãi (%) Thuế VAT (%)

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan

Ngoài các loại thuế đã nêu trên theo giáo trình Thương mại Quốc tếchủ biên TS Trần Văn Hòe, còn có một số loại thuế khác như sau:

Thuế chống bán phá giá áp đặt vào những hàng hóa nhập khẩu được

xác định là bán phá giá hoặc sẽ phá giá

Thuế đối kháng được áp dụng khi hàng hóa nhập khẩu bị xác định là đã

được chính phủ của nước xuất khẩu trợ giá trái với quy định của WTO

Thuế hạn ngạch đánh vào hàng hóa nhập khẩu vượt hạn ngạch vào 1

quốc gia hay vùng lãnh thổ

Thuế ưu đãi dành cho hàng hóa nhập khẩu từ 1 số quốc gia hay vùng

lãnh thổ Thuế quan ưu đãi cũng được các cường quốc kinh tế sử dụng như một công cụ ràng buộc trong các quan hệ phi kinh tế

c Phương pháp tính thuế quan

Theo giáo trình Thương mại Quốc tếchủ biên TS Trần Văn Hòe,có 3

Trang 13

8

phương pháp tính thuế như sau:

Thuế phần trăm: Là loại thuế được tính bằng tỉ lệ phần trăm so với

giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu Thuế phần trăm được sử dụng phổ biến nhất

ở các nước hiện nay Ưu điểm của loại thuế này là gắn với giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, không bị thất thoát bởi lạm phát, thuế suất

dễ điều chỉnh nên mang tính linh hoạt, dễ hài hòa khi tham gia các liên kết

kinh tế quốc tế

Nhược điểm của loại thuế này là khó chống nạn khai man giá trị thuế, khai báo hải quan thiếu chính xác, gian lận thương mại nhất là đối với hàng hóa nhập khẩu

Thuế tuyệt đối: Là một khoản tiền cố định trên một đơn vị hàng hóa

xuất nhập khẩu thuế quan tuyệt đối, theo Cục xúc tiến Thương mạithuế tuyệt đốichiếm khoảng 1/3 biếu thuế của Mỹ, 1/10 biểu thuế của các quốc gia ngoài

EU và hầu như toàn bộ biểu thuế của Thụy Sỹ

Ưu điểm của thuế tuyệt đối là dễ áp dụng hơn, ngăn chặn được hiện tượng gian lận thuế và làm giả hóa đơn cũng như định ra được giá nội doanh nghiệp

Thuế tuyệt đối có nhược điểm là thường bị thất thoát bởi lạm phát, thuế

cố định thường nặng hơn đối với người nghèo, khi họ mua hàng hóa nhập khẩu có chất lượng thấp và giá rẻ hơn nhưng lại phải chịu thuế nặng hơn

Thuế hỗn hợp (kết hợp giữa thuế phần trăm và thuế tuyệt đối): Thuế

này vừa tính theo tỉ lệ % so với một đơn vị hàng hóa vừa thu 1 khoản tiền tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa Sử dụng phương pháp tính thuế này trung hòa được ưu nhược điểm của 2 loại thuế trên

1.2.2 Hàng rào phi thuế quan

Là các biện pháp gây cản trở thương mại quốc tế mà không dùng thuế Các loại rào cản phi thuế quan được áp dụng gồm: Các hàng rào định lượng

và các hàng rào mang tính kỹ thuật

a Các rào cản định lượng

Trang 14

9

a1 Cấm nhập khẩu

Là hàng rào phi thuế quan được áp dụng cho một số hàng hóa dịch vụ nhất định trong khoảng thời gian nhất định Những hàng hóa đó thường ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, các chất độc hại, hoặc gây ảnh hưởng xấu tới đạo đức xã hội Tuy nhiên, hàng rào cấm nhập khẩu cũng dùng để bảo vệ những ngành công nghiệp còn non trẻ ở các nước đang phát triển Vai trò của hàng rào cấm nhập khẩu là để bảo hộ những ngành công nghiệp non trẻ, hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích của dân cư

Việt Nam áp dụng biện pháp cấm NK đối với một số mặt hàng như sau:

Bảng 1.3: Danh mục một số hàng hóa cấm nhập khẩu của Việt Nam năm 2014

3 Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng:

- Hàng dệt may, giày dép, quần áo

- Hàng hoá là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng

4 Các loại văn hoá phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam

Nguồn: dichvuhaiquan.com

a2 Hạn ngạch nhập khẩu

Là lượng hàng hóa được phép nhập khẩu vào một quốc gia hay vùng lãnh thổ trong một thời kì nhất định (thường là một năm).Đây là hàng rào phi thuế quan đơn giản nhất

Hạn ngạch nhập khẩu có tác động kinh tế giống như thuế nhưng không mang lại nguồn thu cho nhà nước,người tiêu dùng bị thiệt thòi nhiều hơn, trong khi đó các nhà sản xuất được lợi nhiều hơn, nhất là những người có

Trang 15

10 được hạn ngạch Hạn ngạch nhập khẩu còn dễ gây ra tình trạng độc quyền trong nước Do đó có thể thấy hạn ngạch nhập khẩu mang tính chắc chắn hơn thuế nhưng lại có tác hại nhiều hơn

Việt Nam áp dụng hạn ngạch NK đối với một số mặt hàng sau:

Bảng 1.4: Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2014

Đường tinh luyện, đường thô Tấn 77200

Nguồn: Bộ Công thương

a3 Cấp giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu

Cấp giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu là hàng rào định lượng do chính phủ sử dụng đối với một số hàng hóa khi xuất hoặc nhập khẩu vào một thị trường xác định trong một thời kỳ nào đó Cấp phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu có thể tự động hoặc không tự động tùy thuộc vào điều kiện cụ thể trong quan hệ thương mại giữa hai quốc gia hay vùng lãnh thổ

Mục đích của cấp phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu là để quản lý những mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người

Theo Bộ phận tư vấn Hải quanđể đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam, doanh nghiệp chỉ cần kê khai thông tin đăng ký thuế là có đăng ký xuất nhập khẩu tại Mục 6 Tờ khai đăng ký thuế mẫu 01-ĐK-TCT dùng cho tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ban hành kèm theo Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/05/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế

a4 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là hàng rào thương mại phi thuế quan mà

Trang 16

11 một số quốc gia xuất khẩu thỏa thuận hạn chế xuất khẩu một số loại hàng hóa

cụ thể sang một số thị trường cụ thể

Mỹ đã từng áp dụng biện pháp hạn chế XK tự nguyện đối với Nhật Trong thập niên 90 Hoa Kỳ phàn nàn Nhật Bản thặng dư trong mua bán với Hoa Kỳ quá nhiều và Nhật Bản bảo hộ ngành sản xuất thiết bị máy bay trong nước Sau khi đàm phán thất bại, Hoa Kỳ quyết định trả đũa bằng luật Super 3013 nhằm hạn chế nhập khẩu ô tô từ Nhật Sau đó, Nhật phải nhượng

bộ tự hạn chế xuất khẩu ô tô sang Hoa Kỳ và tăng nhập máy bay từ Hoa Kỳ, khi đó tranh chấp thương mại mới kết thúc

b Các hàng rào kỹ thuật

Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (technical barriers to trade) thực

chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậtmà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợpcủa hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (sau đây gọi chung là các biện

pháp kỹ thuật - biện pháp TBT)

Quy chuẩn kỹ thuật: Là những yêu cầu kỹ thuật mang tính bắt buộc

đối với hàng hóa dịch vụ nhập khẩu

Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu (QCVN 32:2010/BTNMT) vào năm 2010 Với nội dung cơ bản như: Quy định về phân loại làm sạch phế liệu; Quy định về loại phế liệu nhựa được phép nhập khẩu; Quy định về loại phế liệu nhựa không được phép nhập khẩu

Tiêu chuẩn kỹ thuật: Là các yêu cầu kỹ thuật được một tổ chức được

công nhận chấp thuận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc

Việt Nam đã xây dựng danh mục tiêu chuẩn quốc gia vào năm 2012, danh mục gồm nhiều nội dung, trong đó có một số nội dung như:

 TCVN 2683:2012 Đất xây dựng Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu;

 TCVN 3218:2012 Chè Xác định các chỉ tiêu cảm quan bằng phương

Trang 17

12 pháp cho điểm;

 TCVN 3989:2012 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Cấp nước và thoát nước - Mạng lưới bên ngoài - Bản vẽ thi công;

 TCVN 3990:2012 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Quy tắc thống

kê và bảo quản bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng

Quy trình đánh giá sự phù hợp:Các quốc gia có trình độ kỹ thuật cao

thường đưa ra những quy định thử nghiệm sản phẩm ở nước nhập khẩu đòi hỏi phải có bên thứ ba chứng nhận Những yêu cầu này làm mất thời gian và

chi phí có thể khiến nhà xuất khẩu nản lòng

Quy trình đánh giá sự phù hợp của Mỹđối với sản phẩm công nghệ thông tin Việt Nam là: Các sản phẩm công nghệ thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam đã được thử nghiệmvà kiểm tra kỹ thuật chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải được bên thứ

ba cấp chứng nhận hợp chuẩn hoặc cấp chứng nhận chất lượng

Xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa: Nhãn hiệu hàng hóa phải đảm bảo

đúng quy định về chữ viết, khổ chữ viết, nội dung chi nhãn, thiết kế nhãn Xuất xứ hàng hóa phải được ghi rõ trên bao bì tránh tình trạng nhập khẩu qua nước thứ ba nếu luật pháp không cho phép

Hàng dệt may Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng là ghi rõ tên sản phẩm, tên và hàm lượng loại sợi chiếm tỷ lệ hơn 5% trong thành phẩm cuối cùng

Quy định về bao bì, đóng gói: Gồm quy định về chất liệu bao bì, về

xử lý nhiệt hoặc hóa chất, kích cỡ đóng gói, số lớp bao bì và chèn lót trong bao bì

Nghị Định số: 89/2006/NĐ-CPvề nhãn hàng hóa của Chính Phủ Việt Nam, theo nghị định này hàng hoá lưu thông trong nước, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định Nhãn hàng hoá phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải

Trang 18

13 tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá

Quy định về phân phối hàng hóa:Gồm quy định về tổ chức phân

phối(những ai tham gia, được sử dụng loại trung gian nào, tổ chức hệ thống phân phối đến cấp nào); quy định về chức năng phân phối (bán buôn hay bán lẻ);quy định về phạm vi phân phối đến đoạn thị trường (theo nhóm khách hàng, theo phạm vi địa lý)

Nghị Địnhsố: 23/2007/NĐ-CPquy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoávà các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoácủa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Nội dung

cơ bản của Nghị Định quy định là: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã

có quyền phân phối được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục

đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này Việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại và theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này

Kiểm dịch động thực vật: Là tất cả các quy định, yêu cầu liên quan

đến sản phẩm cuối cùng, qui trình chế biến, phương pháp sản xuất, các thủ tục xét nghiệm và chấp thuận, các yêu cầu về cách ly cần thiết trong vận chuyển cây trồng vật nuôi và các chất nuôi dưỡng chúng

WTO đã ban hành Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật Hiệp định này đưa ra những quy định trong việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật – nói cách khác, các quy định về sức khỏe cây trồng, vật nuôi, và an toàn thực phẩm Hiệp định công nhận rằng các Chính phủ có quyền sử dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật, nhưng các biện pháp đó chỉ nên được áp dụng ở mức độ cần thiết để bảo vệ con người, vật nuôi hoặc cây trồng hay sức khỏe và không phân biện đối xử một cách tùy tiện và vô căn cứ giữa các thành viên khi có các điều kiện giống nhau hoặc tương tự

Biện pháp bảo vệ sức khỏe của con người: Là những quy định nhằm

Trang 19

14 bảo vệ sức khỏe con người như quy định cấm, hoặc hạn chế nhập khẩu các thực phẩm chứa hóa chất độc hại…

Luật số 27/2008/QH12 của Quốc hội Việt Nam quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng có hại cho sức khỏe người tiêu dùng như: thuốc lá, xì gà; rượu, bia; bài lá…

1.3 Kinh nghiệm của một số nước về đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng thủy sản

1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

a Thị trường xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc

Trong năm 2013 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc vượt qua mốc 20 tỷ USD - đạt 20,26 tỷ USD tương đương 3,95 triệu tấn, tăng 4,15% về giá trị và 6,74% về khối lượng so với năm 2012 Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí là nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới Các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Trung Quốc là Mỹ, Nhật, EU Tuy nhiên, Trung Quốc hiện cũng đang vấp phải những trở ngại lớn khi thâm nhập thị trường thủy sản Nhật Bản với tần số từ chối nhập khẩu lớn

b Rào cản mà Trung Quốc gặp phải

Rào cản lớn nhất mà Trung Quốc gặp phải khi thâm nhập thị trường thủy sản Nhật Bản là các rào cản mang tính kỹ thuật như:

 Tình trạng nhiễm khuẩn salmonella của thuỷ sản;

 Dư lượng chất kháng sinh chloramphenicol trong sản phẩm tôm

Trung Quốc đã nhận thức được rằng những nguyên nhân cấm hoặc từ chối nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu không chỉ xuất phát từ cơ chế bảo hộ của các nước phát triển mà chủ yếu nằm ở chính các lý do nội tại

Trung Quốc đã phân tích và xác định một cách hệ thống các yếu tố chính tác động tới việc xuất khẩu hàng thuỷ sản nói chung và sang thị trường

Nhật Bản nói riêng như sau:

 Hệ thống đo lường, đánh giá và kiểm định chất lượng: Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, các quy định và hướng dẫn của chính phủ và các ban

Trang 20

15 ngành chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng kịp với các tiêu chuẩn trong kinh doanh quốc tế Có quá nhiều bộ tiêu chuẩn nhưng trong đó có nhiều tiêu chuẩn đã lạc hậu, trùng lặp, không nhất quán và kém nghiêm ngặt

so với tiêu chuẩn quốc tế;

Môi trường sản xuất: Dây chuyền công nghệ lạc hậu, chưa tuân thủ các

quy định trong sử dụng hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản Bên cạnh

đó, việc ô nhiễm môi trường từ quá trình công nghiệp hoá cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn nước;

 Quy mô sản xuất: Nhỏ, lẻ, phân tán đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng công nghệ nuôi trồng sạch cũng như việc kiểm tra, giám sát và truy tìm nguồn gốc xuất xứ Ngoài ra, các nông hộ quy mô nhỏ thường có trình độ quản lý kém và khả năng tiếp cận thông tin hạn chế

 Công nghệ và thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm xuất

khẩu: Còn thiếu và đã lạc hậu, chưa kiểm tra được một số chỉ số khắt

khe của thị trường nhập khẩu;

 Hệ thống thông tin: Còn thiếu các kênh thông tin hiệu quả và kịp thời

từ chính phủ, các ngành và các địa phương tới các doanh nghiệp và đặc biệt là tới nông dân, ngư dân

c Các biện pháp của Trung Quốc

Trung Quốc đã có những giải pháp đồng bộ, trọng điểm để nâng cao sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu:

 Thu thập thông tin một cách kịp thời về những yêu cầu và thay đổi trong chính sách quản lý nhập khẩu của Nhật Bản để có các biện pháp ứng phó kịp thời, tránh xảy ra tình trạng hàng hoá xuất khẩu bị từ chối

nhập khẩu;

 Luôn coi trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách có trình độ cao, đồng thời thường xuyên tuyên truyền cho các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc áp dụng các tiêu chuẩn trong

Trang 21

16 sản xuất kinh doanh hàng hoá theo tiêu chuẩn quốc tế;

 Quy hoạch các vùng sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản “sạch” thân thiện môi trường, chương trình dán nhãn quốc gia cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm

Tóm lại chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản trong việc góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản

d Kết quả đạt được

Giá trị XK thủy sản của Trung quốc sang Nhật Bản như bảng sau:

Bảng 1.5: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2009-2012

cá sống, động vật giáp xác

Trang 22

17

1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan

a Thị trường xuất khẩu thủy sản của Thái Lan

Thủy sản nằm trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái Lan và là một đối thủ cạnh tranh mạnh của thủy sản Việt Nam Các thị trường thủy sản chính của Thái Lan bao gồm: Mỹ, Nhật, Liên minh EU và Hàn Quốc Tính trong năm 2011, xuất khẩu thủy sản của Thái Lan sang Hoa Kỳ trị giá 1,8 tỷ USD, tăng 12,61% so với năm 2010, trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản trị giá 1,43 tỷ USD, tăng 22,4% so với năm 2010

Có thể thấy Nhật Bản là một trong những thị trường quan trọng của Thái Lan, Trong quá trình xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, Thái Lan phải vượt qua rất nhiều rào cản về kỹ thuật cũng như các rào cản mang tính văn hóa

b Rào cản kỹ thuật mà Thái Lan gặp phải

Khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Thái Lan gặp phải rất nhiều rào cản liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng chất kháng sinh và chất lượng của hàng thủy sản sau chế biến như:

 Tình trạng nhiễm khuẩn salmonella của thuỷ sản;

 Dư lượng chất kháng sinh chloramphenicol trong thủy sản

Các rào cản trên xuất phát chủ yếu từ nguồn nguyên liệu nuôi trồng thủy sản của Thái Lan chủ yếu tự sản xuất, công nghệ sản xuất chưa cao, đặt

ra rất nhiều khó khăn cho Thái Lan

c Các biện pháp của Thái Lan

Các biện pháp mà Thái Lan sử dụng để vượt qua rào cản kỹ thuật của Nhật Bản như sau:

Đổi mới công nghệ sản xuất thủy sản Để trở thành một trong những

nước xuất khẩu mạnh trên thị trường thế giới, các nhà xuất khẩu Thái Lan đã phải liên tục cải tiến công nghệ, đổi mới sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng Đối với thuỷ sản, Thái Lan đã áp dụng chương trình Thực hành nuôi thuỷ sản tốt nhất (BAP: Best Aquacutral Practice) để nâng cao tính cạnh tranh

Trang 23

18

về an toàn sinh học cho hàng thuỷ sản xuất khẩu Tôm là một mặt hàng xuất

khẩu thế mạnh của Thái Lan- chiếm 27% thị phần thế giới

Ban hành các tiêu chuẩn chất lượng mới cho các sản phẩm thủy sản.Các nhà xuất khẩu thuỷ sản Thái Lan hiểu rằng, cách duy nhất vượt qua

những hàng rào kỹ thuật là ban hành tiêu chuẩn ngành Tiêu chuẩn này được 5

cơ quan soạn thảo năm 1995 gồm Cục nghề cá, Hiệp hội các nhà nuôi trồng tôm, Hiệp hội thực phẩm đông lạnh, Hiệp hội các nhà chế biến thực phẩm và Câu lạc bộ doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Văn bản hướng dẫn các nhà sản xuất từ việc thu thập dữ liệu, đào tạo, phân đoạn khu vực, quản lý kiểm soát sức khỏe tôm, quản lý rác thải đến việc sử dụng các loại hoá chất, dược phẩm Tuy tiêu chuẩn ngành chỉ mang tính chất khuyến khích áp dụng song nhờ đó

mà các thương nhân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc vượt qua hàng rào kỹ thuật Để phân biệt sản phẩm của mình với các nhà cạnh tranh có giá rẻ hơn, các nhà sản xuất Thái Lan đang hướng đến xây dựng hình ảnh

thực phẩm an toàn cho các sản phẩm của mình

Nhiều nhà chế biến thuỷ sản Thái Lan đã thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng trong các nhà máy của mình như hệ thống quản lý chất lượng HACCP(Hazard Analysis Critical Control Point – Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiếm soát tới hạn) và đã giải quyết tốt các yêu cầu về truy nguyên xuất xứ gần đây của người mua Nhật Bản Các doanh nghiệp Thái Lan thường xuyên mời các nhà nhập khẩu Nhật Bản đến thăm các nhà máy và cùng trao đổi thông tin

Trang 24

Từ quá trình tổng hợp và phân tích trên ta có thể thấy để thành công trong quá trình thâm nhập thị trường thủy sản Nhật Bản mỗi quốc gia đều có chiến lược và giải pháp riêng, phù hợp với tình hình và điều kiện của mỗi quốc gia Việt Nam trong quá trình gia nhập thị trường thủy sản Nhật Bản cần lựa chọn một chiến lược riêng và có chiều sâu, ngoài ra cần học hỏi thêm kinh nghiệm của các nước khác khi thâm nhập thị trường Nhật Bản

Trang 25

20

Chương 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

2.1 Khái quát chung tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

2.1.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản chung

Giá trị sản thuỷ sản tăng bình quân 11%/năm thời kỳ 2006-2011 Sản xuất thủy sản tuy gặp không ít khó khăn trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO và việc áp dụng thuế chống bán phá giá hàng thủy sản của Mỹ Nhưng đây vẫn là sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của ngành thủy sản Việt Nam Sản lượng thủy sản năm 2010 tăng 37,8% so với năm 2006.Năm 2011, kim ngạch

XK thủy sản đã đạt 6,118 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2010 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của xuất khẩu thủy sản Việt Nam đưa Việt Nam lên vị trí thứ 6 về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2006-2011, sản lượng thủy sản tăng 11% Cơ cấu sản lượng thủy sản thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng nuôi trồng từ 45,5% năm 2006 lên 52,8% năm 2010

Theo thống kê của Hải quan, năm 2009 XK thủy sản của cả nước đạt 1,216 nghìn tấn, trị giá 4,37 tỷ USD, giảm 1,6% về lượng và 5,0% về giá trị

so với năm 2008 Nguyên nhân do suy thoái kinh tế ảnh hưởng mạnh đến sức mua ở các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản và Đông Âu khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn để tìm đầu ra ở những khu vực mới

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2012, tình trạng thiếu nguyên liệu, khó khăn về thị trường, đặc biệt là thị trường EU vẫn tiếp tục chi phối tình hình XK thủy sản của Việt Nam Do vậy sản lượng xuất khẩu thủy sản đạt được là 6,2 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng chậm lại

Trang 26

2.1.2 Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu

Nông nghiệp Việt Nam chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP nên việc phát huy tiềm năng về lĩnh vực chế biến nông – thủy sản là điều kiện hiển nhiên của một nước đang trên đà phát triển Có thể thấy rằng xuất phát từ nhu cầu của thị trường, từ tiềm năng kinh tế thủy sản Việt Nam, cá tôm và các hải sản thân mềm… đã trở thành sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam được

ưa chuộng trên thị trường thị giới

Trang 27

22

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Năm năm 2012 theo giá trị

Biểu đồ trên cho thấy các mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam là: tôm (37%), cá tra (28%), cá ngừ (9%), cá khác (15%) Trong khi đó thị hiếu của thị trường Nhật Bản là các mặt hàng thủy sản tươi sống, rất thích hợp với cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chính vì vậy Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng đối với ngành thủy sản Việt Nam

a Mặt hàng tôm

Năm 2012 trong ba nhà nhập khẩu lớn nhất bao gồm Nhật Bản, Mỹ, và

EU, chỉ có Nhật Bản đạt mức tăng trưởng 1,7% so với 2011 trong khi giá trị nhập khẩu tôm Việt Nam từ Mỹ và EU giảm mạnh tương ứng 19% và 24% Theo đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam đã nỗ lực mở rộng sang các thị trường khác như Trung Quốc và Hồng Kông (tăng 14% so với cùng kỳ), Hàn Quốc (tăng 8,8% so với cùng kỳ), Úc (tăng 16% so với cùng kỳ) làm cho cơ cấu thị trường chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa hơn Cty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phúvẫn dẫn đầu thị trường với mức tăng trưởng 2,4% và thị phần chiếm 16%

Tôm37%

cá tra 28%

cá khác 9%

Cá khác 15%

Nhuyễn thể 9%

cua, ghẹ, các loại khác2%

nguồn VASEP

Trang 28

Mặt hàng tôm tại thị trường Nhật Bản

Năm 2012 thị trường Nhật Bản vẫn chịu tác động từ việc kháng sinh vượt mức cho phép Việc phát hiện nồng độ Ethoxyquin vượt mức quy định trong các lô hàng tôm xuất khẩu Việt Nam đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng yếu tại thị trường Nhật Bản Sau khi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quyết định kiểm tra 30% lô hàng tôm xuất khẩu từ Việt Nam từ 18/5/2012 và nâng lên kiểm tra 100% từ 31/8/2012, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản chuyển sang xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2011 Các doanh nghiêp tôm Việt Nam chỉ tập trung vào hoạt động chế biến và xuất khẩu Họ không chú trọng đầu tư khâu thức ăn nuôi tôm và sử dụng thức ăn mua ngoài

là chủ yếu Vì vậy, doanh nghiệp dường như không có khả năng kiểm soát

Trang 29

24 vấn đềEthoxyquin - một chất chống oxy hóa trong thức ăn nuôi tôm Quy định giới hạn đối với chất này trong thành phẩm là 0.01ppm (một phần triệu) trong khi giới hạn trong thức ăn tôm là 150ppm Nhật Bản là một thị trường quan trọng với sự góp mặt của hơn 100 nhà xuất khẩu Việt Nam Nếu vấn đề này không được giải quyết nhanh chóng, nó có thể tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh khác, đặc biệt là Thái Lan và Indonesia mở rộng thị phần của mình

Mặt hàng tôm tại thị trường Mỹ

Xu hướng bảo hộ gia tăng tại Mỹ: Không lâu sau tin tốt về mức thuế chống phá giá 0% theo kết quả sơ bộ đợt xem xét hành chính lần thứ 7 (1/2/2011-31/1/2012), ngành tôm Việt Nam đã phải đối mặt với nguy cơ bị áp thuế chống trợ cấp Ủy ban Thương Mại Quốc tế Hoa Kỳ đã thông qua việc điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ bảy nước, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, và Thái Lan Việc này bắt nguồn từ xu hướng bảo hộ khi lượng tôm nhập khẩu từ 7 bị đơn này chiếm đến 85% giá trị nhập khẩu tôm hàng năm của Mỹ và cung cấp ¾ tổng nguồn cung tôm trên thị trường này Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam không có đủ bằng chứng phản biện, phải chịu mức thuế chống trợ cấp 12% tại thị trường Mỹ từ cuối năm 2013 Việc này không chỉ tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu mà còn đòi hỏi một khoản chi phí nhất định để theo đuổi vụ kiện

Mặt hàng tôm tại thị trường EU:

Thị trường EU sụt giảm với xu hướng thắt chặt chi tiêu EU là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ hai trên thế giới Tuy nhiên, khủng hoảng nợ công Châu Âu đã dẫn đến sự suy giảm trong chi tiêu tiêu dùng Giá trị tôm nhập khẩu vào EU từ hầu hết các nhà cung cấp chính đều giảm trong năm 2012 Dựa trên tình hình kinh tế châu Âu tiếp tục suy thoái trong năm 2013, nhu cầu tiêu thụ tôm - được xem là sản phẩm cao cấp - có khả năng vẫn duy trì ở mức

Trang 30

25 thấp Thị phần xuất khẩu tôm Việt Nam vào EU đã giảm nhẹ từ 5,8% xuống 5,1% trong 9 tháng 2012

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu xuất khẩu cá tra của Việt nam giai đoạn 2008 - 2012

Nguồn: VASEP

Theo biểu đồ trên thì sản phẩm cá tra của Việt Nam trong giai đoạn

2008 - 2012 luôn hướng đến thị trường EU và Mỹ, cho thấy sản phẩm cá trađã được thị trường EU và Mỹưa chuộng Với sự ưa chuộng của Thị trường Mỹ Việt Nam có tiền đề để giới thiệu cá tra sang thị trường Nhật Bản

Mặt hàng cá tra tại thị trường EU

Sau khi hình ảnh cá tra Việt Nam tại thị trường EU trở nên xấu đi, các

Trang 31

26 nhà bán lẻ EU có xu hướng mua các sản phẩm có chứng chỉ ASC (chứng chỉ

do Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản cấp) Các doanh nghiệp Việt Nam, theo đó, cần đầu tư nhiều hơn để đáp ứng các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng Tuy nhiên, việc đầu tư này cũng đem lại nhiều lợi ích Cơ chế kiểm tra, đảm bảo chất lượng chặt chẽ hơn có thể giúp lấy lại niềm tin của người tiêu dùng, đồng thời duy trì lợi thế cạnh tranh với mức giá bán cao hơn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam Tính đến cuối tháng 2/2013, đã có 14 doanh nghiệp Việt Nam được cấp chứng nhận ASC, chiếm 10% tổng sản lượng cá tra, bao gồm Cty

CP Vĩnh Hoàn, Cty CP XNK Thủy sản Cửu Long, Cty CP Hùng Vương, Cty

CP Nam Việt, Cty CP Docifish, và Cty CP Thủy sản NTSF… Tỷ trọng này được dự báo sẽ tăng lên 50% tổng sản lượng cá tra trong năm 2015

Mặt hàng cá tra tại thị trường Mỹ

Mặc dù thị trường Mỹ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với hoạt động xuất khẩu cá tra Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn liên tục đối mặt với nguy cơ thuế chống bán phá giá tại thị trường này Nhiều nông dân Mỹ đã thu hẹp diện tích nuôi trồng cá da trơn do chi phí đầu vào tăng Giá bán cá da trơn thành phẩm tăng cao tương ứng làm giảm sức cạnh tranh so với các sản phẩm nhập khẩu Trong năm 2012, sản lượng cá da trơn nuôi trồng của Mỹ giảm 10% trong khi sản lượng nhập khẩu tăng 13% Sự phản ứng từ phía các nhà nuôi trồng cá da trơn Mỹ có thể là động lực chính dẫn đến sự thay đổi đột ngột quyết định chọn nước thay thế để căn cứ tính toán mức thuế chống bán phá giá của Bộ Thương mại Mỹ, từ Bangladesh - là quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về các điều kiện, tiêu chuẩn nuôi trồng

và chi phí sản xuất - sang Indonesia làm căn cứ tính thuế Điều này đã đẩy kết quả cuối cùng trong trong đợt xem xét hành chính lần 8 (POR8 1/8/2010 - 31/7/2011) từ không bán phá giá lên mức thuế cao 0,19 – 1,34 USD/kg và đặt các nhà xuất khẩu Việt Nam vào vị thế khó khăn Hiện Việt Nam là nhà cung cấp cá tra lớn nhất trên thị trường Mỹ với tổng thị phần 97% sản lượng cá tra nhập khẩu

Trang 32

27

Từ những phân tích trên ta thấy tron giai đoạn 2007 - 2012 tôm và cá tra là hai mặt hàng chủ lực của XK thủy sản Việt Nam, với tỷ trong XK của hai mặt hàng này là 65% năm 2012 Hai mặt hàng này chủ yếu XK sang thị trường Mỹ, Nhật, EU, cho thấy định hướng XK thủy sản Việt Nam rất rõ, nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn tới từ những chính sách của Mỹ và EU

2.1.3 Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Từ năm 2006, EU đã lần lượt vượt Mỹ và Nhật Bản thành nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất củaViệt Nam Từ chỗ thị phần nhập khẩu chỉ chiếm 5,7 %tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của VN (năm 2003) đến 2012 thị phần của EU đã chiếm đến 20%, chứng tỏ EU đã có vị trí rất quan trọng trong việc giải quyết đầu ra cho thủy sản Việt Nam Mặc dù so với nhu cầu thủy sản của EU, giá trị cung cấp của Việt Nam còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng gần 2,8% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của EU Tuy nhiên năm 2010 là một năm thắng lợi của thủy sản Việt Nam trên thị trường EU, nhiều chỉ tiêu được cải thiện sau một năm sụt giảm tương đối trước đó- 2009

Tới năm 2012 thị trường Mỹ đã vượt EU trở thành thị trường lớn nhất của hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, nguyên nhân là do chính sách thắt chặt chi tiêu của EU đã ảnh hưởng tới sức tiêu thụ của thị trường

Tính trong năm 2012 thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam làMỹ đứng đầu với 21% thị phần thứ 2 là thị trường EU 20% thị phần, và thứ

ba là Nhật Bản chiến gần 20% Chỉ riêng 3 thị trường này đã chiếm thị phần khoảng 61% thị trường của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam,đây cũng là các thị trường truyền thống đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam

Biểu đồ 2.5: Các thị trường chính của thủy sản xuất khẩu Việt Nam

Trang 33

28 Theo biểu đồ trên ta thấy trọng tâm chiến lược phát triển ngành thủy sản của Việt Nam là hướng vào thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản Tính riêng 3 thị trường này chiến gần 41% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chứng

tỏ vị trí rất quan trọng của 3 thị trường này trong giải quyết vấn đề đầu ra của thủy sản Việt Nam Việt Nam cần có những giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy XK thủy sản sang 3 thị trường lớn này

2.2 Đặc điểm của thị trường thủy sản Nhật Bản

2.2.1 Tổng quan về thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia nằm ngoài khơi phía Đông lục địa Châu Á với tổng diện tích 377835 km2 và dân số hơn 127 triệu người Nhật Bản là quốc gia có nền Công nghiệp phát triển thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ) Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, phụ thuộc rất lớn vào các nguyên vật liệu nhập khẩu GDP bình quân đầu người của Nhật Bản là 36000 USD/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế 2-3%/năm, tuy nhiên với cuộc khủng hoảng tài chính 2007 thì nền kinh tế Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng nên tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục giảm và thấp nhất là năm 2008 là -0,58%

Trong năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản năm 2012 có 2 giai đoạn rõ rệt Nửa đầu năm là sự tăng trưởng GDP cao chủ yếu nhờcông cuộc tái thiết và phục hồi từ thảm họa động đất và sóng thần năm 2011.GDP Quý I của Nhật Bản tăng 1% so với quý IV/2011, tăng 4,7% so với cùng kỳ

Mỹ 21%

EU 20%

Nhật Bản 20%

0%

TQ và HK 8%

ASEAN 6%

Năm 2012

Nguồn:VASEP

Trang 34

29 năm 2011; và Quý II đạt 1,3% so với Quý I Sự phục hồi ổn định của các ngành nghề sau thảm họa động đất - sóng thần là nguyên nhân chính khiến kinh tế Nhật Bản đạt mức tăng trưởng cao trong nửa đầu năm Tuy nhiên, tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc, cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu và đồng Yên liên tục tăng giá mạnh so với đô la Mỹ làm giảm nguồn thu từ nước ngoài khiến GDP quý III và quý IV liên tiếp suy giảm Tăng trưởng GDP quý

II của Nhật Bản đạt mức 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ bằng chưa đầy 1/3 con số 5,5% của quý I Trong quý III, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản đã giảm 0,9% so với quý trước đó và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái Đây là quý thứ 2 liên tiếp nền kinh tế nước này suy giảm Nền kinh tế của Nhật Bản có thể đã rơi vào giai đoạn suy thoái do ảnh hưởng cuộc

khủng hoảng nợ công ở châu Âu và kinh tế toàn cầu suy yếu

Công nghiệp của Nhật Bản đứng đầu trên thế giới về sản xuất ô tô, các thiết bị điện tử, máy công cụ, đóng tàu, hóa chất dệt may và chế biến thực phẩm đặc biệt là công nghiệp robot trở thành một thế mạnh của Nhật Bản

2.2.2 Một số đặc điểm về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản

Nhật Bản là một thị trường mở, quy mô lớn Người dân Nhật Bản có tính thẩm mỹ cao, tinh tế do cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hóa dịch vụ trong và ngoài nước Đối với mặt hàng thủy sản, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản khá đa dạng và có những đòi hỏi khắt khe riêng Cụ thể những đặc điểm đó là:

Thứ nhất: Người dân Nhật Bản đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao,

gắn với tiêu chuẩn thủy sản Nhật Bản Người tiêu dùng Nhật Bản nằm trong

số những quốc gia có đòi hỏi cao nhất về chất lượng thế giới Họ thường đặt

ra những tiêu chuẩn đặc biệt về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng của sản phẩm Họ sẵn sàng trả mức giá cao cho những sản phẩm có chất lượng tốt hơn Những lỗi nhỏ trong khâu vận chuyển hay khâu hoàn thiện sản phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài

Trang 35

30 Đối với những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người như thủy sản thì người dân Nhật Bản càng đòi hỏi khắt khe hơn Khi chọn mua hàng thủy sản, người tiêu dùng Nhật Bản thường chú ý đến độ tươi, màu sắc… Đối với những sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ nước ngoài, người tiêu dùng Nhật Bản ưu tiên sử dụng những sản phẩm được Chính phủ Nhật Bản chứng nhận là sản phẩm an toàn cho sức khỏe người lao động

Thứ hai: Người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm tới giá cả hàng hóa, họ

không chỉ yêu cầu hàng hóa có chất lượng cao, bao bì bảo đảm, các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng tốt mà còn đòi hỏi sản phẩm có giá cả hợp lý

Thứ ba: Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản

phẩm Hàng hóa có mẫu mã đa dạng, phong phú mới dễ dàng thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng Nhật Bản Đối với mặt hàng thủy sản đó là sự phong phú về chủng loại và sự đa dạng về bao bì đóng gói Khai thác thị hiếu tiêu dùng của người dân Nhật Bản cũng là một biện pháp giúp các nhà xuất khẩu thủy sản thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Thứ tư: Người dân Nhật Bản rất quan tâm tới vấn đề sinh thái, bảo vệ

môi trường của sản phẩm Chính phủ và người tiêu dùng Nhật Bản khuyến khích nhập khẩu và tiêu dùng những sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường

2.2.3 Quy mô thị trường thủy sản Nhật Bản

a Các mặt hàng thủy sản nhập khẩu của Nhật Bản

Nhật bản là một trong những thị trường có nhu cầu nhập khẩu thủy sản rất lớn, tuy có một nguồn tài nguyên biển dồi dào và một ngành thủy sản phát triển mạnh, song hàng năm lượng sản phẩm khai thác và chế biến của ngành vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu rất lớn của thị trường nội địa Hàng năm Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu khoảng 14-15 tỷ USD các sản phẩm thủy sản tươi sống và đóng hộp Trong những năm vừa qua mặc dù chịu nhiều áp lực do sự biến động mạnh mẽ của nền kinh tế song nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản vẫn duy trì với tốc độ trung bình khoảng 15%/năm

Ngày đăng: 02/03/2015, 01:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế, NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế
Tác giả: Nguyễn Hữu Khải
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2005
4. Nguyễn Anh Thu, Rào cản kỹ thuật đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, (Tham luận gửi Diễn đàn Kinh tế Biển Việt Nam 2011).Tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rào cản kỹ thuật đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
1. Nguyễn Việt Khôi(2005),Thâm nhập thị trường Nhật Bản khó hay dễ,Tạp chí Kinh tế Châu Á - TBD, số 33 (8/2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thâm nhập thị trường Nhật Bản khó hay dễ
Tác giả: Nguyễn Việt Khôi
Năm: 2005
2. Nguyễn Hồng Sơn (2005),Thị trường thực phẩm Nhật Bản, Tạp chí Thương mại, số 32 (8/2005).Báo cáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường thực phẩm Nhật Bản
Tác giả: Nguyễn Hồng Sơn
Năm: 2005
2. Nguyễn Hoàng Bích Ngọc (2013), Báo cáo ngành thủy sản Việt Nam 2012.Trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ngành thủy sản Việt Nam 2012
Tác giả: Nguyễn Hoàng Bích Ngọc
Năm: 2013
1. Nguyễn Thị Hồng Hà (2013), Nhật Bản: Thị trường truyền thống của thủy sản Việt Nam.http://vietfish.org/20130614035836246p48c58/nhat-ban-thi-truong-truyen-thong-cua-thuy-san-viet-nam.htm.[thờigiantruycập:04/04/2014, 16:10] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản: Thị trường truyền thống của thủy sản Việt Nam." http://vietfish.org/20130614035836246p48c58/nhat-ban-thi-truong-truyen-thong-cua-thuy-san-viet-nam.htm. ["thời gian truy cập
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hà
Năm: 2013
2. Quỳnh Nguyễn (2014), XK sang Nhật: Nhóm hàng thủy sản nào sẽ hưởng lợi nhiều hơn nếu TPP được thông qua?http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/xk-sang-nhat-nhom-hang-thuy- Sách, tạp chí
Tiêu đề: XK sang Nhật: Nhóm hàng thủy sản nào sẽ hưởng lợi nhiều hơn nếu TPP được thông qua
Tác giả: Quỳnh Nguyễn
Năm: 2014
3. Vinanet (2013), Thị trường và cơ cấu xuất khẩu thủy sản năm 2012. http://www.tinthuongmai.vn/gpmaster.gp-media.tin-thuong-mai-viet-nam.gplist.1.gpopen.35060.gpside.1.thi-truong-va-co-cau-xuat-khau-thuy-san-nam-2012.asmx. [thời gian truy cập:08/05/2014, 16:34] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường và cơ cấu xuất khẩu thủy sản năm 2012." http://www.tinthuongmai.vn/gpmaster.gp-media.tin-thuong-mai-viet-nam.gplist.1.gpopen.35060.gpside.1.thi-truong-va-co-cau-xuat-khau-thuy-san-nam-2012.asmx
Tác giả: Vinanet
Năm: 2013
6. Lê Hằng (2013), Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang các thị trường chính năm 2012.http://www.vasep.com.vn/Bao-cao-xuat-khau-thuy-san/253_24432/Co-cau-san-pham-thuy-san-xuat-khau-sang-cac-thi-truong-chinh-nam-2012.htm. [thời gian truy cập:10/05/2014, 14:21] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang các thị trường chính năm 2012". http://www.vasep.com.vn/Bao-cao-xuat-khau-thuy-san/253_24432/Co-cau-san-pham-thuy-san-xuat-khau-sang-cac-thi-truong-chinh-nam-2012.htm
Tác giả: Lê Hằng
Năm: 2013
2. Lê Quang Hào (2006), Thuế quan hóa các rào cản thương mại phi thuế quan – lý thuyết và các vấn đề triển khai thực hiện Khác
1. Cục Xúc tiến Thương mại (2011), Báo cáo nghiên cứu thị trường thủy sản Nhật Bản Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w