1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

60 594 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 339 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề thực tập: “Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” là công trình nghiên cứu riêng của tôi được xây dựng trên cơ sở những kiến thức tiếp thu trong quá trình bốn năm học tập tại trường đại học Kinh tế Quốc dân và những số liệu thu thập trong thời gian thực tập tại Viện Nghiên cứu Thương mại – Bộ Công Thương. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Sinh viên Nguyễn Thị Phượng

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY ĐỊNH CỦA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỐI VỚI THỦY SẢN NHẬP KHẨU 4

1.1 Tổng quan về thị trường Nhật Bản 4

1.2 Đặc điểm của thị trường thủy sản Nhật Bản 4

1.2.1 Một số đặc điểm về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản 4

1.2.2 Đặc điểm thị trường thủy sản Nhật Bản 6

1.2.3 Hệ thống phân phối thủy sản Nhật Bản 7

1.2.4 Những quy định của thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 16

2.1 Khái quát chung về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam .16 2.1.1 Cơ cấu theo thị trường xuất khẩu 16

2.1.2 Cơ cấu theo sản phẩm xuất khẩu 24

2.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 29

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu 29

2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 32

2.2.3 Chất lượng thủy sản xuất khẩu 33

2.2.4 Giá hàng thủy sản xuất khẩu 35

2.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 36

Trang 2

2.3.1 Ưu điểm 36

2.3.2 Nhược điểm: 38

2.4 Nguyên nhân 41

2.4.1 Nguyên nhân từ phía nhà nước 41

2.4.2 Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp và Hiệp hội 41

2.4.3 Nguyên nhân khác 42

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU 43

THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN43 3.1 Giải pháp từ phía nhà nước 43

3.1.1 Giải pháp về hoàn thiện, đổi mới cơ chế và quản lý nhà nước 43

3.1.2 Giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu 44

3.1.3 Giải pháp về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực 45

3.1.4 Giải pháp về hỗ trợ xúc tiến thương mại 45

3.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 46

3.2.1 Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam 46

3.2.2 Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại 49

3.2.3 Liên kết và hợp tác mở rộng quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu 49

3.3 Các kiến nghị với Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam 50

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan chuyên đề thực tập: “Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủysản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” là công trình nghiên cứu riêng củatôi được xây dựng trên cơ sở những kiến thức tiếp thu trong quá trình bốnnăm học tập tại trường đại học Kinh tế Quốc dân và những số liệu thu thậptrong thời gian thực tập tại Viện Nghiên cứu Thương mại – Bộ Công Thương.Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nào khác

Sinh viên

Nguyễn Thị Phượng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các Thầy và Cô đã cung cấp truyền đạt kiếnthức cho em trong suốt các học kỳ và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắctới TS Bùi Huy Nhượng, người đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho em để em cóthể hoàn thành được chuyên đề này

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các bác, anh, chị tại Viện Nghiêncứu Thương mại – Bộ Công Thương đã cung cấp tài liệu, hướng dẫn, giúp đỡ

em nhiệt tình trong suốt quá trình thực tập tại Viện

Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bố mẹ, anh chị đã động viên, và tạođiều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập

Sinh viên

Nguyễn Thị Phượng

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang một số nước giai đoạn 2005 – 2009 18 Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2005 – 2009 27 Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2005 – 2009 31 Bảng 2.4: Giá một số mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 35

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Số

TT Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

South-East Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.

Food and Agriculture Organization (United Nations

Tố chức lương nông của Liên hiệp quốc

Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và xác định điểm kiểm soát trọng yếu

International Organization for Standardization

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.

Unregulated fishing

Hệ thống kiểm soát nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định

The Application of Sanitary and Phytosanitary measures

Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật

Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy

sản Việt Nam

Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam –

Nhật Bản

Organization Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, hoạtđộng xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế Đặcbiệt trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳkhủng hoảng và lạm phát trong nước cao, xuất khẩu được coi là động lực tăngtrưởng chủ yếu của nền kinh tế Trong hoạt động xuất khẩu của nước ta hiệnnay, thủy sản là mặt hàng rất quan trọng trong cơ cấu các sản phẩm xuất khẩuchủ lực, với vị trí thứ 4 trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chính sau dầu thô,dệt may và giày dép Với bờ biển dài trên 3000km từ Móng Cái (Quảng Ninh)đến Hà Tiên (Kiên Giang), trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn đảo lớnnhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sảnphẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trongnhững chuyến ra khơi Biển Việt Nam có nhiều vịnh, đầm phà, cửa sông Đó

là tiềm năng để Việt Nam phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủyhải sản Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và một số vùng có khí hậu ônđới, nguồn nhân lực dồi dào, và trình độ dân trí khá, ngành thủy sản Việt Nam

có nhiều lợi thế để phát triển thủy sản một cách thuận lợi

Nhờ những nỗ lực phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, hàngthủy sản Việt Nam đã có mặt trên rất nhiều nước và vùng lãnh thổ Trong cácthị trường trọng điểm của thủy sản Việt Nam như EU, Trung Quốc,Singapore, thị trường Nhật Bản là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủysản của Việt Nam, tuy nhiên đây cũng là thị trường khó tính, đòi hỏi chất

Trang 9

lượng sản phẩm cao, bao bì mẫu mã đẹp mới có thể đáp ứng được nhu cầutiêu thụ.

Mặc dù tại thị trường này, chúng ta giành được những thành công nhâtđịnh trong xuất khẩu nhưng đây cũng chính là thị trường mà hàng thủy sảncủa Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhất

Năm 2007 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động xuấtkhẩu của nước ta với việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên củaWTO Đây là cơ hội lớn để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nóichung và xuất khẩu thủy sản nói riêng Đồng thời, nó cũng đặt ra cho ngànhthủy sản yêu cầu cần có sự nghiên cứu và đề ra những giải pháp kịp thờinhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản

Thực tiễn hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam trong thờigian gần đây, cùng với những tiềm năng và lợi thế về phát triển thủy sản củanước ta, đang đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần tiếp tục xây dựng nhữngchương trình, đề ra những chính sách cụ thể cho ngành thủy sản; bên cạnh đó,cần có những nghiên cứu sâu để đánh giá chính xác thị trường thủy sản Nhật

trong những năm tới Đề tài : "Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản" nhằm góp phần nghiên cứu và xác định

những căn cứ quan trọng về xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thịtrường này; trên cơ sở đó, đề tài góp phần đề xuất những giải pháp chủ yếunhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản" được chọn nghiên cứu nhằm tìm hiểu thị trường Nhật Bản

đầy tiềm năng của Việt Nam trong những năm tiếp theo, từ đó tìm hiểu nhữngthực trạng, những khó khăn, những thách thức cũng như cơ hội cho ngành sản

Trang 10

xuất xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm thúcđẩy sản xuất xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường này.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Namsang thị trường Nhật Bản

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu hoạtđộng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong giaiđoạn 2005-2010, từ đó đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩyxuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống

kê, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp quy nạp, diễn dịch để giảiquyết vấn đề đặt ra

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục kèm theo, nội dung nghiên

cứu kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Những đặc điểm và quy định của thị trường Nhật Bản đối với thủysản

Chương 2: Sơ lược về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thịtrường Nhật Bản

Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Namsang thị trường Nhật Bản

Trang 11

CHƯƠNG 1:

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY ĐỊNH CỦA THỊ TRƯỜNG

NHẬT BẢN ĐỐI VỚI THỦY SẢN NHẬP KHẨU

1.1 Tổng quan về thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia nằm ngoài khơi phía Đông lục địa Châu Á vớitổng diện tích 377835 km2 và dân số hơn 127 triệu người Nhật Bản là quốcgia có nền Công nghiệp phát triển thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ) Nhật Bản làquốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, phụ thuộc rất lớn vào các nguyên vậtliệu nhập khẩu GDP bình quân đầu người của Nhật Bản là 34000 USD/ năm,tốc độ tăng trưởng kinh tế 2-3%/năm, tuy nhiên với cuộc khủng hoảng tàichính 2007 thì nền kinh tế Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng nên tốc độ tăngtrưởng kinh tế liên tục giảm và thấp nhất là năm 2008 là -0,58% Công nghiệpcủa Nhật Bản đứng đầu trên thế giới về sản xuất ô tô, các thiết bị điện tử, máycông cụ, đóng tàu, hóa chất dệt may và chế biến thực phẩm đặc biệt là côngnghiệp rô bốt trở thành một thế mạnh của Nhật Bản

1.2 Đặc điểm của thị trường thủy sản Nhật Bản

1.2.1 Một số đặc điểm về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản

Nhật Bản là một thị trường mở, quy mô lớn Người dân Nhật Bản cótính thẩm mỹ cao, tinh tế do cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hóa dịch vụtrong và ngoài nước Đối với mặt hàng thủy sản, nhu cầu và thị hiếu củangười tiêu dùng Nhật Bản khá đa dạng và có những đòi hỏi khắt khe riêng Cụthể những đặc điểm đó là:

Thứ nhất, người dân Nhật Bản đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao, gắn

với tiêu chuẩn thủy sản Nhật Bản Người tiêu dùng Nhật Bản nằm trong số

Trang 12

những quốc gia có đòi hỏi cao nhất về chất lượng thế giới Họ thường đặt ranhững tiêu chuẩn đặc biệt về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng củasản phẩm Họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm có chất lượng tốt hơn.Những lỗi nhỏ trong khâu vận chuyển hay khâu hoàn thiện sản phẩm cũng cóthể ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài.

Đối với những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con ngườinhư thủy sản thì người dân Nhật Bản càng đòi hỏi khắt khe hơn Khi chọnmua hàng thủy sản, người tiêu dùng Nhật Bản thường chú ý đến độ tươi, màusắc… Đối với những sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ nước ngoài, người tiêudùng Nhật Bản sẽ sử dụng những sản phẩm được Chính phủ Nhật Bản chứngnhận là sản phẩm an toàn cho sức khỏe người lao động

Thứ hai, người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm tới giá cả hàng hóa: họ

không chỉ yêu cầu hàng hóa có chất lượng cao, bao bì bảo đảm, các dịch vụbán hàng và sau bán hàng tốt mà còn đòi hỏi sản phẩm có giá cả hợp lý.Những năm 1980, người Nhật Bản sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua hàng hóacao cấp có nhãn mác nổi tiếng Nếu giá cả thủy sản nhập khẩu quá cao, họ cóthể hạn chế sử dụng hay chuyển sang sử dụng những mặt hàng thay thế Vìvậy, các nhà xuất khẩu thủy sản cũng cần có những biện pháp giảm chi phísản xuất, nâng cao năng suất để từ đó giảm giá thành sản phẩm góp phần nângcao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thủy sản Nhật Bản

Thứ ba, người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm.

Hàng hóa có mẫu mã đa dạng, phong phú mới dễ dàng thu hút được sự quantâm của người tiêu dùng Nhật Bản Đối với mặt hàng thủy sản đó là sự phongphú về chủng loại và sự đa dạng về bao bì đóng gói Khai thác thị hiếu tiêudùng của người dân Nhật Bản cũng là một biện pháp giúp các nhà xuất khẩuthủy sản thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Trang 13

Một đặc điểm nữa là người dân Nhật Bản rất quan tâm tới vấn đề sinh

thái, bảo vệ môi trường của sản phấm Chính phủ và người tiêu dùng NhậtBản khuyến khích nhập khẩu và tiêu dùng những sản phẩm không gây ônhiễm môi trường

1.2.2 Đặc điểm thị trường thủy sản Nhật Bản

Thị trường Nhật Bản là một trong những bạn hàng lớn và lâu đời vềthủy sản của Việt Nam, chủ yến là các mặt hàng cá ngừ, cá hồng, mực ống…

Tuy có một nguồn tài nguyên biển dồi dào và một ngành thủy sản pháttriển mạnh, song hàng năm lượng sản phẩm khai thác và chế biến của ngànhvẫn không đáp ứng đủ nhu cầu rất lớn của thị trường nội địa Hàng năm NhậtBản vẫn phải nhập khẩu khoảng 14-15 tỷ USD các sản phẩm thủy sản tươisống và đóng hộp Trong những năm vừa qua mặc dù chịu nhiều áp lực do sựbiến động mạnh mẽ của nền kinh tế song nhập khẩu thủy sản của Nhật Bảnvẫn duy trì với tốc độ trung bình khoảng 15%/ năm Do đặc điểm tập quán ănuống đòi hỏi phải bổ sung nhiều đạm đặc biệt các món ăn được chế biến từthủy sản, nhu cầu mặt hàng này rất đa dạng Trong số các mặt hàng thủy sảnđược ưa chuộng tại Nhật Bản chiếm phần lớn là những sản phẩm tôm, cua,ghẹ , baba… tươi hay đóng hộp Đây thực sự là ưu thế của Việt Nam vì đây lànhững mặt hàng Việt Nam có lợi thế về đánh bắt cũng như chế biến Hàngnăm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản một lượng thủy sản trị giá trên dưới

400 triệu đồng USD và kim ngạch này có khả năng tăng nhanh trong thời giantới Vấn đề đặt ra là phải cân đối lại cơ cấu đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,nâng cao tỷ trọng các sản phẩm chế biến và chế biến sâu, có như vậy mới tạo

cơ sở phát triển bền vững mặt hàng này trên thị trường Nhật Bản

Trang 14

1.2.3 Hệ thống phân phối thủy sản Nhật Bản

Hàng hóa trước khi tới tay người tiêu dùng phải trải qua một giai đoạnlưu thông phân phối Đây chỉ là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùngsong lại đóng vai trò hết sức quan trọng Một sản phẩm sau khi được sản xuất

ra muốn được người tiêu dùng chấp nhận thì không những phải có tính cạnhtranh cao về chất lượng, giá cả, dịch vụ liên quan mà điều cần thiết là phảichọn được một kênh phân phối thích hợp giúp đưa hàng hóa tới tay người tiêudùng nhanh nhất với chi phí hợp lý nhất

Nhật Bản có hệ thống phân phối tương đối phức tạp, sự phức tạp nàylàm tăng chi phí và đó cũng là lý do khiến cho giá thành hàng hóa bán tại thịtrường Nhật Bản cao hơn so với các thị trường khác trên thế giới Đây là một

hệ thống phân phối hướng nội được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ bềnvững lâu dài giữa các nhà sản xuất, người bán buôn và người bán lẻ Chínhmối quan hệ bền vững này đã tạo ra một rào cản lớn đối với bất cứ nhà xuấtkhẩu nào khi muốn tham gia vào hệ thống phân phối này

Hệ thống phân phối ở Nhật Bản gồm 2 cấp là cấp bán buôn và cấp bán

lẻ Hiện nay trên toàn nước Nhật có khoảng 1,6 triệu cửa hàng bán lẻ Tínhtrung bình cứ khoảng 1000 người dân thì có 13,2 cửa hàng bán lẻ tỷ lệ nàycao hơn gấp đôi Hoa Kỳ Điều này phần nào phản ánh được những sự thayđổi trong thói quen tiêu dùng của người Nhật với xu hướng thích mua sắmnhững mặt hàng tươi sống ở gần nhà

Trong số những cửa hàng bán lẻ thì chiếm phân nửa là những cửa hàngqui mô nhỏ 1- 2 nhân viên, tuy chỉ đạt 9,3% tổng doanh số bán ra của các cửahàng bán lẻ song vai trò của những cửa hàng này là rất quan trọng trong hệthống phân phối của Nhật Bản

Trang 15

Hệ thống phân phối ở Nhật Bản rất phức tạp Giữa nhà sản xuất vàngười tiêu dùng tồn tại nhiều nấc trung gian Theo số liệu của Bộ Côngnghiệp và ngoại thương Nhật Bản thì ở Nhật Bản trung bình có 2,21 nhà buôntham gia vào khâu trung gian giữa người sản xuất và người bán lẻ Nếu sosánh với con số 0,73 ở Pháp và 1,1 ở Mỹ thì quãng đường di chuyển của hànghoá từ khi sản xuất ra cho đến lúc đến tay người tiêu dùng ở Nhật Bản dài gấp

3 lần so với Pháp và hơn 2 lần so với Mỹ Điều này khiến cho chi phí lưuthông của hàng hoá tăng lên rất nhiều Đây chính là điểm bất lợi cho các sảnphẩm nhập khẩu từ nước ngoài vốn dựa vào lợi thế cạnh tranh về giá

Một đặc trưng nữa trong hệ thống phân phối của Nhật Bản là sự tồn tại

của hệ thống duy trì giá bán lẻ mà nhờ đó nhà sản xuất có thể kiểm soát đượcgiá bán lẻ thông qua chế độ chiết khấu và hoa hồng mua lại Việc chiết khấuhoa hồng ở Nhật Bản cũng không giống với những nước khác thường đượctiến hành vào lúc thanh toán mà được thực hiện thường xuyên với nhiều loạihình chiết khấu khác nhau

Trong hệ thống này quan hệ bạn hàng là quan hệ lâu dài bền vững được

dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau Chính vì đặc trưng này mà nhiều nhà xuấtkhẩu đã gặp không ít trở ngại khi mới tham gia vào thị trường Ở đây các nhàsản xuất có mối quan hệ rất tốt đẹp với nhà buôn thông qua việc cấp vốn chocác nhà buôn Sau đó chính những nhà buôn này lại cung cấp vốn cho các nhàbán lẻ Mối quan hệ bền vững giữa 3 chủ thể là nhà sản xuất, nhà buôn và nhàbán lẻ tạo nên tính hướng nội giúp các nhà sản xuất nội địa thống trị trên thịtrường tạo rào cản lớn đối với các hàng hoá nhập khẩu Mặt trái của hệ thốngnày là tạo một sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, và kích thíchtính năng động của các doanh nghiệp nội địa

Trang 16

đó, các nhà bán buôn cũng được hình thành nhiều cấp vừa buôn bán cho nhau,vừa bán cho các khách hàng là những người mua lớn (trường học, các nhà chếbiến thực phẩm, công ty thương mại, ) Các nhà cung cấp hàng hóa đềuthông qua hệ thống bán lẻ trên thị trường bao gồm cả người bán lẻ, các nhàhàng, siêu thị Hàng hóa vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phânphối lưu thông nên khi đến được tay người tiêu dùng thì hàng hóa có giá cảrất cao so với giá nhập khẩu Các khâu phân phối của Nhật từ sản xuất đếnNhà nhập khẩu (các công ty thuỷ sản và công ty thương mại)

Nhà bán buôn

buôn chuyêndoanhNhà bán buôn

trung gian

Siêu thị/ cửa hàng

bán lẻ

Người tiêu dùngNhà bán buôn

Các nhàhàng

Trang 17

bán buôn, bán lẻ có những yêu cầu khác nhau Yêu cầu đối với nhà sản xuất làđảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng và chào hàng với giá cảhợp lý.

Hệ thống phân phối thủy sản nhập khẩu của Nhật bao gồm các khâu,các mối quan hệ giữa các nhà sản xuất (nhà xuất khẩu), các công ty thươngmại, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ (cửa hàng bách hoá, siêu thị, các cửahàng tiện dụng, các cửa hàng bán lẻ chuyên doanh, các trung tâm buôn bán ởcác khu phố có nhiều cửa hàng bán lẻ, hoặc các dịch vụ bán hàng qua hệthống thông tin, truyền hình phục vụ người tiêu dùng

Các kênh phân phối hàng nhập khẩu thay đổi tuỳ theo từng loại sảnphẩm, mạng lưới bán buôn và các công ty tham gia vào quá trình này Cácdoanh nghiệp cần nắm được hệ thống phân phối này để tạo thuận lợi cho hànghoá của mình đứng vững được trên thị trường Nhật Bản

1.2.4 Những quy định của thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được kiểm soát bằng một

hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia,lợi ích kinh tế và để đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.Đặc biệt là mặt hàng thủy sản là thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sứckhỏe người tiêu dùng nên khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản chịu sựkiểm soát rất chặt chẽ của luật pháp nước này với hàng loạt quy định về antoàn và vệ sinh thực phẩm

Luật về tiêu chuẩn đóng dấu chất lượng và ghi nhãn sản phẩm: Đối với

người tiêu dùng Nhật Bản đảm bảo những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng

là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp sản phẩm tồn tại trên thị trường Hiện nay

ở Nhật Bản có 2 dấu chất lượng được áp dụng phổ biến trên là: Dấu chứng

Trang 18

nhận tiêu chuẩn công nghiệp JIS và dấu chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệpJAS Việc sử dụng các dấu hiệu này trên nhãn hiệu sản phẩm không chỉ cungcấp một sự đảm bảo về chất lượng mà còn giúp bảo vệ người tiêu dùng thôngqua việc thông tin đầy đủ cho họ về chất lượng sản phẩm

Đối với mặt hàng thủy sản tươi, nhãn mác phải tuân thủ các quy định theoluật JAS Theo đó, nhãn mác sản phẩm phải được ghi rõ ràng và gắn tại vị trí dễnhìn trên sản phẩm với các thông tin về tên sản phẩm và nước xuất xứ

Đối với mặt hàng thủy sản đông lạnh được buôn bán trên thị trường,Luật vệ sịnh thực phẩm quy định nhãn mác phải có đầy đủ các thông tin sau:

 Tên và địa chỉ của nhà sản xuất

 Tên và địa chỉ nhà nhập khẩu

Luật vệ sinh thực phẩm: Ra đời và có hiệu lực từ năm 1947 Luật được

áp dụng cho tất cả các hàng hoá có liên quan đến thực phẩm, các gia vị, cũngnhư các dụng cụ và máy móc liên quan đến thực phẩm Theo qui định củachính phủ, hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu đều phải tuân thủnghiêm ngặt những qui định của Luật Bộ Y tế và Phúc lợi chịu trách nhiệmthực thi và quản lý vệ sinh thực phẩm Đối với các nhà sản xuất nước ngoài

Trang 19

vấn đề khó khăn khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản là phải hiểu rõ vàtuân thủ những qui định về luật pháp phức tạp có liên quan đến vấn đề vệ sinhthực phẩm trong đó đòi hỏi những hàng hoá nhập khẩu này phải được chứngnhận chất lượng trong nước theo phương pháp phù hợp với luật vệ sinh thựcphẩm Nhật Bản

mẫu đơn “ Khai báo nhập khẩu thực phẩm” theo Luật vệ sinh thực phẩm Các

bộ phận giám sát kiểm dịch thực phẩm tại các phòng thí nghiệm của Nhật Bản

sẽ tiến hành kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm, thành phần và dư lượngcác chất kháng sinh, chất hóa học, chất phụ gia và chất phóng xạ có trongthủy sản nhập khẩu

Trước khi xuất khẩu, nhà xuất khẩu có thể gửi mẫu hàng đến giám địnhtại Phòng giám định của Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản hay các cơquan chức năng của nước xuất khẩu Kết quả giám định này có thể được coi làchứng từ hợp pháp cho nhập khẩu thực phẩm vào Nhật Bản Nhà xuất khẩucũng có thể sử dụng dịch vụ khai báo điện tử qua FAinS

Luật trách nhiệm sản phẩm: Ra đời vào 7/1995 với mục đích bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng Điều 1 của luật này qui định rõ: Nếu sản phẩm cókhuyết tật hay gây thương tích cho người hay thiệt hại về của cải thì nạn nhân

có quyền đòi người sản xuất bổ thường cho các thiệt hại nếu chứng minhđược rằng có thiệt hại xảy ra, sản phẩm có khuyết tật và có quan hệ nhân quảgiữa khuyết tật và thiệt hại Khái niệm người tiêu dùng được đề cập trongLuật không chỉ bao gồm người mua, người sử dụng, hoặc người tiêu dùng sảnphẩm nhằm phục vụ mục đích bản thân họ mà gồm cả hành khách bị tai nạn

do máy móc gây ra Người tiêu dùng có thể là tự nhiên nhân hay pháp nhân.Theo qui định người có trách nhiệm với sản phẩm có thể là nhà sản xuất, nhà

Trang 20

nhập khẩu, người dán nhãn cho sản phẩm khi người này là nhà nhập khẩu hay

là người đại diện cho nhà sản xuất, nhà nhập khẩu

Luật tiêu chuẩn môi trường Ecomark: Nhằm giúp người dân quan tâm

hơn đến việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái, Cục môi trường Nhật Bảnđang khuyến khích người tiêu dùng Nhật Bản sử dụng các sản phẩm không cóhại cho sinh thái Theo quy định này, những sản phẩm đạt được ít nhất mộttrong những tiêu chuẩn sau sẽ được đóng dấu chất lượng Ecomark:

- Việc sử dụng những sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trường hay

có nhưng không đáng kể

- Việc sử dụng những sản phẩm đó không gây hại hay gây hại ít cho môi trường

- Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường

Tuy mới được ra đời từ năm 1989 song dấu tiêu chuẩn môi trườngEcomark ngày càng được tín nhiệm Ngày nay rất nhiều công ty nước ngoài

có thể xin cấp dấu tiêu chuẩn môi trường Ecomark thông qua các nhà xuấtkhẩu

Nét mới trong xuất khẩu thủy sản năm 2009 là Việt Nam đã và đangtiến hành đàm phán Hiệp định với Nhật Bản về xuất nhập khẩu thủy sản Từnăm 2010 này, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật được triển khai đồng bộ,

sẽ có trên 800 dòng sản phẩm nông sản và thủy sản Việt Nam vào Nhật vớithuế suất 0% Điều này đang mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệpchế biến nông, thủy sản Đối với mặt hàng thủy sản, trong số 330 mặt hàng,

đã có 64 mặt hàng được giảm thuế ngay khi hiệp định được thực thi, chiếmtới 71% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản Riêng tôm ViệtNam vào Nhật Bản có thể được hưởng thuế 0% Năm 2010, tôm Việt Nam sẽ

là lựa chọn ưu tiên của các nhà nhập khẩu

Trang 21

Theo Biểu phân loại hàng hoá hài hoà (HS), mặt hàng thuỷ sản củaNhật Bản bao gồm 330 dòng thuế Nhật Bản cam kết giảm thuế trong vòng 10đến 15 năm đối với 188 dòng Mặt hàng thuỷ sản được hưởng mức thuế 0%ngay khi hiệp định có hiệu lực. Trong số 330 mặt hàng thuỷ sản, có 64 mặthàng có cam kết giảm thuế về 0% , trừ 28 mặt hàng có thuế suất MFN là 0%

từ trước và 8 mặt hàng có thuế suất GSP là 0% đang áp dụng cho Việt Namthì về thực chất có 28 dòng thuế được giảm xuống 0% Tuy chỉ có 28 sảnphẩm nhưng hầu hết sản phẩm này đều hết sức có ý nghĩa đối với lợi ích xuấtkhẩu thuỷ sản cho các doanh nghiệp Việt Nam

Có 8 dòng thuế thuỷ sản có lộ trình giảm thuế trong 3 năm Các dòngthuế phổ biến có mức thuế MFN ban đầu từ 3,5% đến 7,2% Giá trị kimngạch xuất khẩu của 8 mặt hàng này rất lớn, chiếm đến 8% kim ngạch xuấtkhẩu thuỷ sản của Việt Nam, trong đó đáng chú ý nhất là các mặt hàng nhưđộng vật thân mềm, cá đông lạnh là có ưu đãi lớn nhất

Theo cam kết giảm thuế của Nhật Bản, có 96 dòng thuỷ sản có các lộtrình giảm thuế khác nhau, từ 5 đến 10 năm Các mặt hàng này phần lớn cókim ngạch xuất khẩu sang Nhật chưa cao nhưng xét về dài hạn lại rất tiềmnăng

Hầu hết các loại thực phẩm được phép nhập khẩu không hạn chế vàoNhật Bản nhưng phải đáp ứng đủ những yêu cầu về thủ tục và tiêu chuẩn theoquy định Hạn ngạch nhập khẩu khi đã áp dụng cho một số mặt hàng thuỷ sảnđược phân bổ một lần trong năm tài chính Số lần phân bổ có thể được điềuchỉnh tuỳ thuộc vào tình hình cung ứng thực phẩm, giá thực phẩm, các vấn đềquan hệ đối ngoại và các yếu tố khác Hạn ngạch nhập khẩu của Nhật Bảnđược phân bổ dựa trên số lượng được nhập khẩu, chứ không theo giá trị nhậpkhẩu Tại Nhật Bản, có 2 hệ thống phân bổ hạn ngạch nhập khẩu: (1) Phân bổ

Trang 22

cho các công ty Thương mại; (2) Phân bổ tới người sử dụng hàng hoá (cácnhà sản xuất và các tổ chức sử dụng mặt hàng nhập khẩu làm nguyên liệu đầuvào để sản xuất) Đôi khi Nhật Bản cũng áp dụng cả hai hệ thống phân bổ hạnngạch trên tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể Hiện tại, có 59 trên tổng số

330 dòng thuế thuỷ sản đang áp dụng hạn ngạch nhập khẩu

Theo Hiệp định VJEPA, Nhật Bản cam kết giữ nguyên cơ chế quản lýnhập khẩu bằng hạn ngạch đối với một số sản phẩm thuỷ sản Tất cả các mặthàng này đều thuộc Nhóm loại trừ X và không có lộ trình giảm thuế Doanhnghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu những sản phẩm thuỷ sản này sẽ vẫn ápdụng đầy đủ các quy định chung như Nhật Bản áp dụng với các quốc gia khácphù hợp với quy tắc không phân biệt đối xử của WTO

Trang 23

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

2.1 Khái quát chung về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

2.1.1 Cơ cấu theo thị trường xuất khẩu

Xuất khẩu thủy sản có thể coi là thành quả lớn nhất của ngành thủy sản

Việt Nam, xuất khẩu thủy sản đã góp phần xác định vị trí quan trọng củangành thủy sản đối với nền kinh tế đất nước và trên thị trường quốc tế, từngbước đưa thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2007, xuất khẩu thủysản của cả nước đã đạt khoảng 925 nghìn tấn trị giá 3,762 tỷ USD, tăng 12,2%

về khối lượng và 14% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, đưa Việt Nam tiếptục đứng trong danh sách 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới

Có thể nói hàng thủy sản xuất khẩu là mặt hàng có thị trường xuất khẩutriển vọng Trên thị trường thế giới, hàng thủy sản được xếp vào nhóm sảnphẩm cơ bản luôn trong tình trạng cung không đáp ứng đủ cầu ở quy mô toàncầu Cùng với việc đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu, vấn đề đa dạnghóa thị trường xuất khẩu cũng đạt được những thành tích rất đáng khích lệ.Đến nay thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở rất nhiều quốc gia trênthế giới

Thị trường Liên minh châu Âu – EU là khu vực thị trường nhập khẩuthủy sản lớn nhất thể giới nói chung và giữ vị trí là nhà nhập khẩu thủy sảnlớn nhất của Việt Nam từ năm 2006 đến nay Năm 2007, EU đã nhập trên 279nghìn tấn thủy sản Việt Nam, trị giá 923,965 triệu USD, tăng gần 3% về giá

Trang 24

trị so với năm 2006, chiếm khoảng 25,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản củaViệt Nam Đây là thị trường mà từ đầu năm đến nay luôn duy trì mức tăngtrưởng mức khá cao, từ 33-41% so với cùng kỳ năm ngoái Năm 2008, trị giáthủy sản Việt Nam nhập khẩu là 1.149,207 triệu USD, tăng gần 24,4% so vớinăm 2007, và con số này còn lại 1.050,453 triệu USD tính đến hết năm 2009,giảm gần 8,6% so với năm 2008 Nòng cốt cho sự phát triển chung của cảkhối là các thị trường đơn lẻ như: Đức (tăng 39,6%), Tây Ban Nha (30%), HàLan (28%) Mặt hàng chủ đạo được nhập khẩu là cá philê đông lạnh, tiếp đến

là tôm và nhuyễn thể chân đầu

Thị trường EU có trên 500 triệu dân với mức thu nhập theo đầu ngườivào hàng cao nhất thế giới Trước đây, do thị trường EU là thị trường khó tínhnhất nên mặc dù những nỗ lực xúc tiến xuất khẩu rất lớn từ cả phía Nhà nước

và doanh nghiệp Việt Nam, nhưng trong những năm trở lại đây do những nỗlực cả về phía Nhà nước và các doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa sảnphẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm nên kim ngạch xuấtkhẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đã có nhiều thành tựu đáng

kể và trở thành 1 trong những thị trường chủ yếu của Việt Nam

Thị trường Nhật cho đến nay vẫn là nhà nhập khẩu lớn thứ 2 của thuỷsản Việt Nam, mặc dù tiếp tục tình trạng tăng trưởng âm từ cuối năm 2006.Thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 50-60% xuất khẩu thủy sản của ViệtNam Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trườngnày là 842,6 triệu USD, chiếm 25,1% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của ViệtNam Năm 2007, Nhật nhập khoảng trên 119 nghìn tấn thủy sản Việt Nam, trịgiá gần 753,6 triệu USD, giảm 3,8% về khối lượng, gần 10,6 % về giá trị sovới cùng kỳ năm ngoái, chiếm khoảng 21,1% tổng giá trị xuất khẩu thủy sảncủa Việt Nam Tình trạng này còn kéo dài đến năm 2009, khi giá trị của thủy

Trang 25

sản nhập khẩu chỉ còn khoảng 760,7 triệu USD, giảm gần 8,4% so với cùng

kỳ năm 2008

Sự sụt giảm chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu tôm của Nhật đã có sựthay đổi khá lớn về thị hiếu tiêu dùng, họ tăng cường nhập khẩu tôm cỡ lớn,tôm chế biến giá trị gia tăng và tôm chân trắng Tôm chân trắng ngày càngđược đánh giá cao trước tính cạnh tranh về giá và Nhật đã có nhiều động tháiquay sang tìm kiếm nguồn cung cấp ở các nước khác (tôm cỡ to, tôm giá trịgia tăng của Thái Lan và tôm nguyên liệu từ Inđônêxia…)

Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm 2007, vấn đề dư lượng khángsinh đã gây ảnh hưởng khá mạnh Đây là mối quan tâm lớn của các doanhnghiệp xuất khẩu và của toàn ngành, bởi thị trường này có vị trí rất quan trọngđối với thuỷ sản Việt Nam

Bảng 2.1: Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang một số nước giai

đoạn 2005 – 2009.

(Giá trị: triệu USD, tỷ trọng: %)

Năm Tên nước EU Mỹ Nhật Bản Tổng

2005 Trị giá

Tỷ trọng

380,9 21,4

617,2 34,6

785,8 44

1.783,9 100

2006 Trị giá

Tỷ trọng

897,7 37,4

664,3 27,6

842,6 35

2.404,6 100

2007 Trị giá

Tỷ trọng

923,965 38,4

728,523 30,3

753,593 31,3

2.406,081 100

2008 Trị giá

Tỷ trọng

1.149,207 42,3

738,888 27,2

830,154 30,5

2.718,249 100

2009 Trị giá

Tỷ trọng

1.050,453 41,6

711,149 28,2

760,725 30,2

2.522,327 100

Nguồn: http://www.gso.gov.vn

Thị trường Mỹ là 1 trong 3 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới

và là thị trường đứng thứ 3 về nhập khẩu hàng thủy sản xuất khẩu của Việt

Trang 26

Nam hiện nay Sau một giai đoạn phục hồi và tăng trưởng khá vào quí II vàquí III, sang quí IV, nhập khẩu của nước này tiếp tục không ổn định hoặcgiảm nhẹ

Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ là664,3 triệu USD và chiếm 19,2% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Nhật Bản Năm 2007,

Mỹ đã tiêu thụ gần 100 nghìn tấn thuỷ sản Việt Nam, trị giá trên 728,5 triệuUSD, tương đương về khối lượng nhưng tăng 9,7% về giá trị so với năm

2006, chiếm khoảng 20,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam

Hiện tại, các nước như Thái Lan, Êcuađo, Inđônêxia và Trung Quốcđang tập trung mạnh hơn vào thị trường Mỹ với các mặt hàng tôm chế biếngiá trị gia tăng Ở mảng thị trường này, Việt Nam có thế mạnh nhất là tôm sú

cỡ lớn ≤ 15 Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra philê vào thị trường này đã xuất hiệndấu hiệu sụt giảm

Mỹ vẫn duy trì vị trí thứ 3 về nhập khẩu tôm của Việt Nam Cuối năm

2007, xuất khẩu sang Mỹ chỉ tăng nhẹ và ổn định, do xuất khẩu tôm của ViệtNam tăng không đáng kể, giá thành nguyên liệu trong nước khá cao, trong khi

đó nhiều nguồn cung cấp trên thế giới đều đổ về thị trường Mỹ gây sự cạnhtranh gay gắt (từ Thái lan, Trung Quốc và Êcuađo…) Các năm trước cá ngừ

là một trong những mặt hàng xuất khẩu khá mạnh vào Mỹ, sang năm 2007xuất khẩu mặt hàng liên tục giảm khiến giá trị xuất nói chung cũng bị giảm.Năm 2008, trị giá thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ gần 738,9 triệuUSD, tăng trên 1,4% về giá trị Nhưng đến năm 2009 giảm 3,8% về giá trịthủy sản xuất khẩu so với năm ngoái

Việt Nam đã tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm cá như cá tra, cá basasang Mỹ, những sản phẩm này được đánh giá cao và có thể mở rộng thị phần

Trang 27

ở thị trường này Song cũng đã phát sinh nhiều vấn đề khi kim ngạch xuấtkhẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ tăng vọt như việc các nhà sản xuất cá

da trơn của Mỹ kiện cáo về nhãn mác cá tra và cá basa của Việt Nam… Tuynhiên, theo Bộ Thương mại, về lâu dài, với 1 thị trường hàng năm nhập khẩu

8 – 9 tỷ USD hàng thủy sản và với Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã cóhiệu lực thực thi, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để phát triển xuất khẩu thủysản vào Mỹ

Hàn Quốc là một thị trường tiêu thụ thủy sản rất đáng quan tâm - nhànhập khẩu lớn thứ tư của thủy sản Việt Nam Cho đến nay, Hàn Quốc là thịtrường đơn lẻ có sức tăng trưởng rất ổn định và giữ ở mức cao trên 20%/tháng, có ý nghĩa rất quan trọng về đầu ra đối với thủy sản Việt Nam bởi cácmặt hàng và khối lượng đơn hàng rất phù hợp với các doanh nghiệp thủy sảnvừa và nhỏ của Việt Nam, nhất là ở khu vực miền Trung và miền Bắc Quan

hệ giữa hai cơ quan quản lý về chất lượng xuất khẩu thủy sản của hai nướckhá thuận lợi Hiện nay đã có 343 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuấtkhẩu sang Hàn Quốc Đây là những điều kiện cơ bản để tăng cường tận dụngnhững lợi thế của thị trường này đối với thủy sản Việt Nam

Năm 2007, Hàn Quốc nhập gần 92 nghìn tấn thuỷ sản Việt Nam, tănggần 8,2%, trị giá 273 triệu USD, tăng gần 30% so với năm 2006, chiếm khoảng7,7% tổng giá trị xuất khẩu Năm 2008, Hàn Quốc tiêu thụ thêm trên 10,5% vềgiá trị thủy sản của Việt Nam Tính đến hết năm 2009, con số này tăng thêm hơn3,6% so với cùng kỳ năm ngoái

Dự đoán, thị trường này tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ khả năng đáp ứng cácmặt hàng có phẩm cấp, khối lượng vừa phải và đa dạng của doanh nghiệp ViệtNam Thị trường chưa có những rào cản nào đáng kể cho thủy sản Việt Nam

Trang 28

Việt Nam còn có biên giới chung với Trung Quốc nên rất thuận tiện choviệc giao thông đi lại và giao lưu buôn bán Nhiều năm trước thị trường TrungQuốc – Hồng Kông là một trong những mảng thị trường tiêu thụ lớn của thủysản Việt Nam Nhưng giai đoạn 2001-2004 là một thời kỳ sa sút nghiêm trọng

về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, chủ yếu do Chính phủ Trung Quốc thayđổi phương thức thanh toán và quản lý ngoại hối và áp dụng một số qui định

về kiểm dịch và quản lý chất lượng

Từ năm 2005-2006, nhập khẩu thủy sản VN của khối này đã có bướcphục hồi nhưng rất chậm, tăng dần nhập khẩu chủ yếu là từ mảng thị trườngHồng Kông

Sang năm 2007, tiến độ phục hồi đã khá hơn nhiều, mức tăng trưởngđạt trung bình 25%/tháng, trong đó mảng Hồng Kông thường đạt từ trên 30%trở lên, đóng góp chính cho sức tăng của cả khối Năm 2007, Trung Quốc –Hồng Kông đã nhập 45,8 nghìn tấn, giảm 5,5% về khối lượng, trị giá 152,7triệu USD, tăng 4,9% về giá trị, chiếm 4,3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sảncủa Việt Nam Mặt hàng thủy sản Việt Nam được thị trường này ưa chuộng là

cá biển, hàng khô và tôm đông lạnh Năm 2008, Trung Quốc nhập trên 81triệu USD thủy sản Việt Nam và năm 2009 trên 124,8 triệu USD

Nhập khẩu của khối các nước ASEAN tiếp tục giữ mức tăng trưởng khá

từ năm 2006, hiện tại chiếm trên 4,2% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam,đạt khối lượng 61 nghìn tấn, trị giá 163 triệu USD, tăng 17% Trong đóSingapo và Thái Lan tăng nhập khẩu cá tra, basa, cá biển, hàng khô cònMalaixia tăng nhập khẩu tôm Dự đoán thị truờng này sẽ tiếp tục tiến triển tốt

do nhập khẩu cá tra, basa tăng cao Đến hết năm 2008, các nước ASEAN đãnhập về trên 192 triệu USD thủy sản xuất khẩu và năm 2009 đã tăng lên là

202, 8 triệu USD

Trang 29

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hầu hết cácthị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đều có sự tăng trưởng do xuấtkhẩu ngành thủy sản tiếp tục tăng trưởng ấn tượng khi quý 1- 2010 đạt trên

895 triệu USD, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó, thị trườngMexico tăng mạnh nhất với mức tăng 73% về lượng và 61% về giá trị Dùmột số thị trường như Đức, Tây Ban Nha, Ý giảm nhẹ nhưng tính chung thịtrường Liên minh châu Âu - EU vẫn tăng gần 9%, tiếp tục là thị trường xuấtkhẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam Xuất khẩu đi Mỹ tăng 32,2%, trong khicác thị trường châu Á cũng có mức tăng trưởng mạnh như Trung Quốc, HànQuốc, Nhật Bản

Nguồn:http:// www24h.com.vn

Hình 2.1: Các thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong quý 1-2010

Tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, triểnvọng kinh tế được nhiều chuyên gia dự báo chưa mấy sáng sủa khi các chỉ tiêu kinh

tế vĩ mô đạt được trong năm 2009 còn thiếu tính bền vững, đặc biệt là tình trạng

Trang 30

giảm phát ở Nhật cùng tỷ lệ thất nghiệp ở mức kỷ lục tại Mỹ và EU sẽ là nhữngnhân tố chính làm giảm nhu cầu tiêu dùng và là nguyên nhân khiến giá giảm

Ngoài ra, sự đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, đa dạnghóa chủng loại sản phẩm, tạo dựng và phát triển thương hiệu cho các mặthàng thủy sản của một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan,Indonexia, Philippine nhằm củng cố và bành trướng thị phần tại một số thịtrường nhập khẩu thủy sản lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản cũng sẽ là thách thứcrất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam Bên cạnh đó, nếu

cá tra, cá ba sa Việt Nam bị định nghĩa lại là catfish thì việc xuất khẩu cá tra

và cá ba sa của nước ta sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ

Tiếp đến, tại thị trường Nhật Bản, nhu cầu nhập khẩu cũng như tiêudùng tôm của người dân nước này phụ thuộc rất lớn vào những chuyển biếntích cực của nền kinh tế Do vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam vào thị trường này

sẽ khó có thể tăng mạnh trong năm 2010 Thêm nữa, xuất khẩu thủy sản ViệtNam vào thị trường EU sẽ trở nên khó khăn hơn khi khi quy định IUU bắt đầu

đi vào thực tiễn từ 2010 (Cụ thể theo quy định số 1005/2008 ngày 29/9/2008của Hội đồng châu Âu, từ ngày 1/1/2010, EU yêu cầu tất cả lô hàng hải sảnkhai thác phải có giấy chứng nhận khai thác hợp pháp, nếu thiếu sẽ khôngđược phép xuất vào EU) Trước những xu hướng trên, Agromonitor dự báo,kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2010 sẽ chỉ tăng dưới 4% so vớinăm 2009

2.1.2 Cơ cấu theo sản phẩm xuất khẩu

Đất nước ta nông nghiệp chiếm đa phần nên việc phát huy tiềm năng về

lĩnh vực chế biến nông – thủy sản là điều kiện hiển nhiên của một nước đang

Ngày đăng: 11/09/2013, 09:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC CÁC HÌNH - Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
DANH MỤC CÁC HÌNH (Trang 4)
Hình 1.1: Sơ đồ kênh phân phối mặt hàng thủy sản nhập khẩu trên thị trường Nhật Bản - Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Hình 1.1 Sơ đồ kênh phân phối mặt hàng thủy sản nhập khẩu trên thị trường Nhật Bản (Trang 15)
Bảng 2.1: Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang một số nước giai đoạn 2005 – 2009. - Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Bảng 2.1 Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang một số nước giai đoạn 2005 – 2009 (Trang 24)
Hình 2.1: Các thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong quý 1-2010 - Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Hình 2.1 Các thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong quý 1-2010 (Trang 28)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w