Đánh giá hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 41 - 44)

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

(Đơn vị: USD/kg)

Mặt hàng Đơn giá

Cá tra fillet đông lạnh 2,35

Cá ngừ 3,3

Tôm thẻ đông lạnh 8,05

Chả cá đông lạnh 1,68

Nguồn: http://www.tinkinhte.com Giá tôm nhập khẩu từ các nước Việt Nam tại thị trường thuỷ sản Tsukiji ở Tokyo đầu tháng 12 thấp hơn khoảng 20% so với mức giá cùng thời điểm năm ngoái.

Xu hướng tăng giá quốc tế hàng thủy sản trong thời gian tới vẫn tiếp tục do khả năng cung không thỏa mãn cầu, do tăng chi phí và tăng giá lao động. Yếu tố quyết định để nâng mức giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thời gian tới là thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu.

2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trường Nhật Bản

2.3.1. Ưu điểm

Ưu điểm về sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường

Nhật Bản

Hiện Việt Nam xếp hàng thứ 7 trong tốp 10 nước có sản lượng thủy hải sản xuất khẩu vào Nhật Bản (khoảng 120.000 tấn/ năm); giá trị kim ngạch xếp hàng thứ 6 (khoảng 800 triệu USD), hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ rất nhiều các đối thủ khác nhau. Tuy nhiên, ngành thủy sản Việt Nam đã duy trì được thị phần quan trọng ở thị

trường Nhật Bản. Nhật Bản luôn là một trong những thị trường quan trọng nhất đối với thủy sản Việt Nam. Xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật và đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Tuy có những năm xuất khẩu các mặt hàng này sang Nhật giảm nhưng nhìn chung xu hướng tăng trưởng xuất khẩu là rõ rệt. Điều này cho thấy mặt hàng thủy sản của Việt Nam về cơ bản đã duy trì được vị trí trên thị trường Nhật Bản. Mặt khác, ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tiến bộ và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, nâng cao đời sống nhân dân, tạo việc làm với thu nhập ngày càng cao cho hàng chục vạn lao động, làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng nông thôn ven biển, góp phần ổn đinh và phát triển kinh tế đất nước.

Ưu điểm về giá trị xuất khẩu: kim ngạch thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong những năm gần đây có bước tăng đáng kể

Nhật Bản là thị trường dẫn đầu cả về giá trị lẫn sản lượng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2005 với mức sản lượng trên 31.500 tấn, đạt kim ngạch 196 triệu USD. Năm 2006, kim ngạch thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật nhảy vọt lên con số trên 241 triệu USD, tăng 23% so với năm 2005. Ðó có thể xem là một thành tích nhiều hơn trông đợi trong năm 2006 là năm mà ngành thủy sản Việt Nam phải đối mặt với nhiều thiên tai, thử thách. Năm 2007, Nhật Bản chỉ giữ vị trí thứ 2 về nhập khẩu thủy sản Việt Nam với giá trị đạt trên 753 triệu USD đó là do việc kiểm tra ngặt nghèo về chất lượng tại Nhật Bản khiến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng tôm, sang thị trường này sụt giảm đáng kể. Năm 2008 đầy khó khăn nhưng xuất khẩu thủy sản của cả nước vẫn tăng về giá trị đạt hơn 830 triệu USD, với khối lượng nhập khẩu trên 134 ngàn tấn, tăng 13,2% về khối lượng và 10,2% về giá trị so với năm trước. Nhưng đến năm 2009, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật giảm 8,3% về giá trị so với năm 2008, chỉ đạt hơn 760,7 triệu USD. Dự đoán, năm 2010, xuất khẩu thuỷ sản sẽ có kết quả khả quan hơn nhiều so với năm 2009.

Ưu điểm về chất lượng hàng hóa của Việt Nam: chất lượng hàng hóa của

Việt Nam đã đang dần được cải thiện trong những năm gần đây

Hàng thủy sản đã chứng tỏ có thế cạnh tranh thắng lợi với các đối thủ khác trên thị trường Nhật. Riêng mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam được đánh giá rất cao, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu tôm hàng đầu sang Nhật Bản.

Ưu điểm về chủng loại hàng hóa: hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang

thị trường Nhật Bản ngày càng phong phú về chủng loại

Thủy sản là một trong những ngành kinh tế đem lại kim ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng thủy sản đã có mặt ở khoảng 160 thị trường trên thế giới với sự phong phú, đa dạng về chủng loại. Tôm đông lạnh và phi-lê cá tra, ba sa đông lạnh là hai mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực. Năm 2008, khối lượng của hai mặt hàng này là 832.382 tấn, chiếm 67,33% tổng khối lượng xuất khẩu thủy sản, với kim ngạch đạt 3.078 triệu USD, chiếm 75,84%. Trong đó, tôm đông lạnh đạt 191.553 tấn, trị giá hơn 1,6 tỉ USD, tăng 18,8% về khối lượng và 7,7% về giá trị so với năm 2007, chiếm 31,6% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Năm qua, Nhật Bản là nhà nhập khẩu tôm Việt Nam với khối lượng 58.533 tấn, chiếm 30,56% với trị giá gần 499 triệu USD. Tiếp đến là cá, đây là nhóm sản phẩm nhiều năm nay trở thành thế mạnh trong xuất khẩu thủy sản. Trong năm 2008 khối lượng xuất khẩu mặt hàng này đã tăng 65,6% so với năm 2007, đạt hơn 640 tấn, trị giá trên 1,4 tỉ USD. Nhận định về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, ông Andun Lem, cán bộ Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO) cho rằng: “Việt Nam hiện nay không chỉ là một nước đi đầu trong xuất khẩu nông sản với các mặt hàng như cà phê, điều... mà đã trở thành 1 trong 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới”.

Ưu điểm về hình thức xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam: hình thức xuất

khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ngày càng đa dạng

Việt Nam đa dạng hóa hình thức xuất khẩu bằng cách mở văn phòng đại diện và lập chi nhánh tại thị trường Nhật Bản. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ hiểu rõ hơn về thị trường Nhật Bản để có thể xuất khẩu trực tiếp mà không phải qua trung gian.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w