Giải pháp về hoàn thiện, đổi mới cơ chế và quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 48 - 50)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

3.1.1.Giải pháp về hoàn thiện, đổi mới cơ chế và quản lý nhà nước

Nhà nước cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách theo hướng minh bạch, đồng bộ và phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh đó, hoạt động thương mại cần tiếp tục đổi mới ở cấp độ quản lý nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp. Tuy

nhiên, quá trình điều chỉnh chính sách cần phải đảm bảo không chỉ tạo ra một môi trường thuận lợi để khuyến khích sản xuất và kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thủy sản cho mọi thành phần kinh tế trong nước mà còn cả các nhà đầu tư nước ngoài.

Giải pháp về chính sách thị trường ngoài nước (Bộ Thương mại), các thương vụ, đại diện thương mại của nước ta đặt tại các nước là những đầu mối quan trọng tổ chức thu thập thông tin thường xuyên, cung cấp thông tin một cách nhanh nhất về các bộ phận có chức năng nghiên cứu thị trường, tổ chức thông tin thị trường (các vụ thị trường ngoài nước, trung tâm thông tin, viện nghiên cứu), cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và người sản xuất.

Không chỉ các thị trường xuất khẩu truyền thống cần được củng cố, bảo đảm bền vững. Ngoài ra, thị trường mới cũng là mục tiêu Việt Nam cần hướng tới để nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng của ngành thủy sản và cũng để mở ra cơ hội cho thế mạnh này của nước ta. Tuy nhiên, để phát triển thị trường xuất khẩu, đòi hỏi ở tầm vĩ mô cần phát triển quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác thương mại, thực hiện ký kết các Hiệp định thương mại, đảm bảo duy trì quan hệ thương mại lâu dài, tạo sự ổn định cho sản xuất - kinh doanh xuất khẩu.

Giải pháp về chính sách tín dụng, nhà nước thực hiện cấp tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản xuất khẩu vừa và nhỏ với các điều kiện tiếp cận vốn thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, nhà nước có thể hỗ trợ xuất khẩu bằng cách bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vay vốn. Để các công tác này được hoàn thiện, cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan như Bộ Thương mại, Hiệp hội thủy sản Việt Nam, sự giúp đỡ của các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong việc sản xuất thủy sản xuất khấu. Nhà nước cũng cần phải có những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với hoạt động

đầu tu chế biến và áp dụng công nghệ sản xuất mới và sử dụng lao động có trình độ cao.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 48 - 50)