KẾT CẤU KHÓA LUẬN Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu trên luận văn được kết cấu thành 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận chung về thúc đẩy xuất nhập khẩu mặt hàng giày dép của Việt Na
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang thị trường Hoa Kỳ” do em thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Ngô Thị Tuyết Mai cùng sự giúp đỡ của các chú, anh, chị trong Phòng Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - Cục phát triển doanh nghiệp
Em xin cam đoan khóa luận này hoàn toàn do em thực hiện, không sao chép từ bất kỳ bài luận văn hay khóa luận nào Các đoạn trích dẫn và số liệu
sử dụng trong khóa luận đều được dẫn nguồn rõ ràng và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của cá nhân em em
Nếu có gì sai với lời cam đoan trên, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên
Nguyễn Trà My
Trang 2MỤC LỤC
TÓM TẮT NỘI DUNG 2
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 3
1.1 Khái niệm và các hình thức xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 3
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa 3
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 3
1.2 Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng giày dép Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 7
1.2.1 Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn và tiềm năng đối với mặt hàng giày dép Việt Nam 7
1.2.2 Việt Nam có lợi thế và tiềm năng về xuất khẩu giày dép 17
1.3 Những quy định đối với mặt hàng giày dép nhập khẩu vào Hoa Kỳ 23
1.4 Những cơ hội và thách thức đối với mặt hàng giày dép khi Việt Nam tham gia hiệp định TPP 30
1.4.1 Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) 30
1.4.2 Cơ hội 33
1.4.3 Thách thức 36
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT 3NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG THỜI GIAN QUA 39
2.1 Chính sách hỗ trợ của Nhà nước Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu giày dép 39
2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 43
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu 43
2.2.2 Thị trường xuất khẩu 49
2.2.3 Cơ cấu Mặt hàng xuất khẩu 51
2.2.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh 53
Trang 32.2.4 Hình thức xuất khẩu 63
2.3 Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua 64
2.3.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân 64
2.3.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân 68
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG GIÀY DÉP VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 74
3.1 Định hướng phát triển ngành giày dép Việt Nam 74
3.1.2 Mục tiêu phát triển 75
3.1.3 Định hướng Quy hoạch phát triển 76
3.2 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giày dép tại Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 80
3.2.1 Đầu tư mới và phát triển các trung tâm nghiên cứu thời trang 80
3.2.2 Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ 81
3.2.3 Tăng cường công tác xúc tiến và quản lý ngành giày dép xuất khẩu sang thị trường hoa kỳ 82
3.2.4 Đầu tư công nghệ mới để sản xuất giày dép 84
3.2.5 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ngành giày dép 85
3.3 Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giày dép tại Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 86
3.3.1 Đối với Doanh nghiệp 86
3.3.2 Về Hiệp Hội Giày dép Việt Nam 89
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 4DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CN Công nghiệp
DN Doanh nghiệp
DV Dịch vụ
EU Liên minh Châu Âu
FTA Hiệp định thương mại tự do
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GSP Hệ thống ưu đãi phổ cập chung
HS Hệ thống hài hòa mô tả mã hàng hóa
MFN Nguyên tắc tối huệ quốc
NK Nhập khẩu
NN Nông nghiệp
TBD Thái Bình Dương
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TPP Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
TQ Trung Quốc
UK Vương quốc Anh
USD Đô la Mỹ
VAT Thuế giá trị gia tăng
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XK Xuất khẩu
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu tiêu dùng theo độ tuổi tại Hoa Kỳ (1/2013) 9 Bảng 1.2: Tổng Nhập khẩu giày dép theo mặt hàng của Hoa Kỳ giai đoạn 2008-2013 13 Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang một sốthị
trường chủ yếu 10 tháng đầu năm 2013 14 Bảng1.4: Thị phần bán lẻ theo chủng loại giày tại thị trường Hoa Kỳgiai
đoạn 2008-2009 15 Bảng 1.5: Hệ thống phân phối – bán hàng giày dép tại Hoa Kỳ năm 2013 16 Bảng 1.6: Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với các nước TPP giai đoạn 2010-2012 33 Bảng 2.1: Sản lượng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lựccủa Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013 45 Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam sang một số thị trường
lớn giai đoạn 2008 – 2013 46
Bảng 2.3: Thống kê xuất khẩu giày dép sang các thị trường quí I/2014 48 Bảng 2.4: Cơ cấu xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam năm 2012-2013 theo mã HS 51 Bảng 2.5: Lợi thế so sánh của một số đối thủ cạnh tranh trong ngành giày dép 60 Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển ngành giày dép 2015-2025 77 Bảng3.2: Sản lượng sản phẩm và tốc độ tăng trưởng sản phẩm bình quân đến năm 2020 77
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu dân số Hoa Kỳ theo sắc tộc (7/2013) 8 Biểu đồ 1.2: Xuất khẩu vào Hoa Kỳ 6T/2013 35 Biểu đồ 2.1: Kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu giầy dépcủa Việt
Nam giai đoạn năm 2006-2012 44 Biểu đồ 2.2: Kim ngạch Nhập khẩu giày dép của Việt Namvà Thế giới vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2008-9/2013 50 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của hàng giày dép năm
2012 64
Trang 71
PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong bối cảnh hội nhập, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập và phát triển trong mối quan
hệ tác động lẫn nhau giữa các quốc gia Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia thể hiện được những lợi thế so sánh của mình Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO và đang đàm phán TPPvới nhiều cơ hội nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức mới Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo cho Việt Nam phát huy được lợi thế so sánh của mình, tạo điều kiện cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, giày dép luôn đóng góp một phần đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu vì không chỉ chiếm tỷ trọng cao mà còn liên tục tăng trưởng theo từng năm Cho đến nay có thể nói rằng ngành công nghiệp giày dép Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp có thiên hướng xuất khẩu điển hình và đóng vai trò chủ lực khi chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam Ngành công nghiệp giày dép được khẳng định là một thế mạnh trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt với những nước đang phát triển và đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá như Việt Nam hiện nay Đẩy mạnh xuất khẩu ngành hàng giày dép Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá – hiện đại hoá hướng về xuất khẩu của đất nước ta và đồng thời xu huớng phát triển của ngành hàng này trên thế giới cũng mở ra nhiều cơ hội cho ngành giày dép Việt Nam
Tuy nhiên, thách thức đối với giày dép xuất khẩu của Việt Nam hiện nay trên thị trường thế giới nói chung là sức cạnh tranh chưa cao, đồng thời vẫn còn hạn chế về khả năng tự thiết kế mẫu mã, tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, qui mô sản xuất chưa đủ lớn, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, Đồng thời, sản phẩm của ngành
Trang 82
còn đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các đối thủ như Trung Quốc, Braxin, Indonesia mà đặc biệt là ở thị trường Chile Vì vậy, ngành giày dép Việt Nam cần có một hướng đi cùng với chiến lược cụ thể trong tương lai nhằm khắc phục những hạn chế hiện tại đồng thời cũng làm tăng năng lực cạnh tranh và phát huy mặt mạnh vốn có của mình ở thị trường Chile Chính vì vậy mà đề
tài nghiên cứu về: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép của Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ” là hết sức cần thiết
2 ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là lý luận và thực tiễn về xuất khẩu giày dép Việt Nam sang Hoa Kỳ
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp từ các tạp chí kinh tế, bài báo, internet, tổng cục thống kê, tổng cục hải quan…
3.2 Phương pháp phân tích
Luận văn đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong đề tài là phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Thời gian:Đề tài nghiên cứu thực hiện trong thời gian từ năm 2006
đến hết quý I năm 2014 và đề xuất giải pháp kiến nghị cho đến năm 2025
4.2 Không gian nghiên cứu:Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động
xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Trang 93
5 KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu trên luận văn được kết cấu thành 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về thúc đẩy xuất nhập khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua
Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng giày dép Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
Trang 104
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1.1 Khái niệm và các hình thức xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu hàng hóa là việc bán, cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho nước khác dựa trên cơ sở dùng phương tiện thanh toán là tiền tệ Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một, hai hay nhiều bên đối tác Nền tảng của hoạt động xuất khẩu
là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa ( Bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) trong nước Cùng với quá trình toàn cầu hóa, khi sản xuất phát triển
và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này được mở rộng phạm
vi vượt ra ngoài biên giới của các quốc gia hoặc thị trường nội và khu chế xuất ở trong nước Hoạt động xuất khẩu nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh giữa các quốc gia trong phân công lao động quốc tế
Xuất khẩu là một trong những hoạt động cơ bản của hoạt động ngoạithương, có nguồn gốc lâu đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Hình thức lúc sơ khai của nó là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, cho đến nay hoạt động xuất khẩu đã rất phát triển
và được thể hiện qua nhiều hình thức đa dạng Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, trong tất cả các ngành, ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế, cả hàng hóa hữ hình lẫn vô hình với tỷ trọng ngày càng gia tăng
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau với nhiều đặc điểm riêng Nhưng nhìn chung có thể tổng hợp các hình thức xuất khẩu thành năm loại hình xuất khẩu chủ yếu sau
1.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà trong đó công ty, doanh nghiệp kinh doanh quốc tế trực tiếp bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài thông qua các bộ phận xuất khẩu của mình
Trang 115
Xuất khẩu trực tiếp thường đòi hỏi phải có chi phí cao và ràng buộc nguồn lực lớn để phát triển, mở rộng thị trường Tuy vậy xuất khẩu trực tiếp lại đem lại cho công ty những lợi ích như có thể kiểm soát được sản phẩm, giá
cả, mẫu mã, chất lượng cũng như hệ thống phân phối ở thị trường nước ngoài Thêm vào đó vì được tiếp xúc trực tiếp với thị trường nước ngoài nên các nhà xuất khẩu có thể nắm bắt được sự thay đổi về nhu cầu thị hiếu của khách hàng, các yếu tố môi trường và thị trường nước ngoài từ đó thích ứng, cải thiện và phát triển các hoạt động xuất khẩu của mình
Mặc dù thu được lợi nhuận lớn do không phải chia sẻ lợi ích trong xuất khẩu cho bất kì bên thứ ba nào khác nhưng hình thức này vẫn còn tồn tại một
số nhược điểm nhất định đó là: cần có đầu tư về nguồn lực lớn, tốc độ chu chuyển vốn chậm, rủi ro cao
1.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị được cấp giấy phép xuất khẩu không có điều kiện trực tiếp đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu với bên nhập khẩu, phải thông qua đơn vị khác
có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu tiến hành xuất khẩu hộ
Hình thức xuất khẩu này đã khắc phục được nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp đó là: không cần đầu tư về nguồn lực lớn, rủi ro thấp, tốc
độ quay vòng vốn nhanh
Bên cạnh đó nó cũng có những hạn chế nhất định là: do phải trả phí ủy thác nên hiệu quả không cao bằng xuất khẩu trực tiếp, các nhà xuất khẩu sẽ không thể kiểm soát được hệ thống phân phối, giá cả của sản phẩm ở thị trường nước ngoài và không nắm bắt được sự thay đổi của thị trường nước ngoài và khó có thể thích ứng kịp thời với nhu cầu thị trường
1.1.2.3 Hoạt động xuất khẩu theo hình thức buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trong đó hoạt động xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với hoạt động nhập khẩu, người bán đồng thời cũng là người mua, lượng hàng hoá xuất đi có giá trị tương đương với lượng
Trang 126
hàng hoá nhập về Mục đích xuất khẩu không phải nhằm thu về một khoản ngoại
tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hoá khác có giá trị tương đương.Ưu điểm của hình thức buôn bán đối lưu: tránh được sự kiểm soát của Nhà nước về vấn đề ngoại tệ và sự ảnh hưởng của biến động về tỷ giá, khắc phục được tình trạng thiếu hụt ngoại tệ trong thanh toán với khối lượng hàng hóa quá lớn
1.1.2.4 Hoạt động xuất khẩu theo hình thức gia công quốc tế
Gia công quốc tế là hoạt động kinh doanh thương mại trong đó bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác gọi là bên đặt gia công để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao gọi là phí gia công Như vậy trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất
Gia công quốc tế là hình thức xuất khẩu khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước hiện nay với những ưu điểm nổi bật như
Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ tận dụng được nguồn nguyên liệu phụ giá rẻ và nhân công của nước nhận gia công Đối với bên đặt gia công thì có thể giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động trong nước, được chuyển giao các thiết bị hay công nghệ mới về nước mình nhằm xây dựng và phát triển dự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Nhiều nước đã vận dụng phương thức này mà có được một nền công nghiệp hiện đại điển hình như: Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore…
Hiện nay trên thế giới gia công quốc tế được phân thành các loại hình như sau:
Xét theo sự quản lý nguyên vật liệu
Gia công quốc tế bán nguyên vật liệu – mua sản phẩm: Bên đặt gia công bán đứt nguyên vật liệu cho bên nhận, sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại thành phẩm
Gia công quốc tế giao nguyên liệu nhận sản phẩm: Bên đặt gia công sẽ giao nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công, sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công
Trang 137
Xét theo giá gia công:
Gia công theo giá khoán: Trong đó người ta xác định một mức giá định mức cho mỗi sản phẩm bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức
Gia công theo giá thực tế : Trong đó bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thu lao gia công
Theo Hiệp hội da giày Việt Nam (Lefaso), hiện nay, hầu hết sản phẩm giày dép xuất khẩu chủ lực của ngành đều không mang thương hiệu của Việt Nam nguyên nhân là do hàng gia công cho nước ngoài, có tới hơn 70% sản lượng sản lượng xuất khẩu được thực hiện qua phương thức gia công, chủ yếu
từ các doanh nghiệp có vốn trong nước
1.1.2.5 Hoạt động xuất khẩu theo nghị định thư
Hình thức xuất khẩu này diễn ra khi chính phủ giữa các bên đàm phán
ký kết với nhau những văn bản, hiệp định, nghị định về việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và việc đàm phán ký kết này vừa mang tính kinh tế vừa mang tính chính trị Nhà nước sẽ xây dựng kế hoạch và giao cho một số doanh nghiệp thực hiện dựa trên cơ sở những nội dung đã được ký kết
Ngoài ra còn có một số loại hình xuất khẩu khẩu khác như: tạm nhập - tái xuất hoặc chuyển khẩu hàng hoá…
1.2 Sựcần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng giày dép Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
1.2.1 Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn và tiềm năng đối với mặt hàng giày dép Việt Nam
1.2.1.1 Đất nước
- Tên chính thức: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
- Ngày quốc khánh: 4/7 (1776)
- Thủ đô: Washington D.C
Trang 148
- Ngôn ngữ: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính 82.1%; tiếng Tây Ban Nha 10,7%; các ngôn ngữ châu Âu 3.8%, các ngôn ngữ châu Á và các đảo Thái Bình Dương 2.7%; ngôn ngữ khác 0.7% (số liệu 2007)
- Đơn vị tiền tệ: Đồng đô la Hoa Kỳ (USD)
- Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 12/7/1995
- Vị trí địa lý: Nằm ở Bắc Hoa Kỳ, phía Tây giáp Thái Bình Dương, phía Đông giáp Đại Tây Dương, nằm giữa Canada và Mehico
- Diện tích: 9.826.657 km2 (diện tích đất 9.161.966 km2, mặt nước 664.709 km2) Bờ biển: 9.924km
- Các thành phố lớn: New York, Los Angeles, Chicago, San Francisco, Philadelphia…
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu dân số Hoa Kỳ theo sắc tộc (7/2013)
Nguồn: Hiệp hội giày da Việt Nam - Thông tin thị trường da giày,
túi xách Hoa Kỳ
- Tổng số dân: 316.668.567 (tháng 7 năm 2013) chiếm 4,51% dân số thế giới Tăng trưởng dân số hằng năm khoảng 0,92% (khoảng 30% là nhập cư) Số dân nhập cư vào Hoa Kỳ hằng năm khoảng hơn 1 triệu người và có xu
Khác
Trang 159
hướng gia tăng, phần đông là những người lao động tay chân có thu nhập thấp bởi vậy thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu cả về hàng cao cấp đắt tiền lẫn hàng bình dân giá rẻ
1.2.1.2 Quy mô thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một thị trường vô cùng tiềm năng với số lượng lớn nhu cầu
về các loại hàng hóa (kể cả hàng tiêu dùng)
Bảng 1.1: Cơ cấu tiêu dùng theo độ tuổi tại Hoa Kỳ (1/2013)
0-14 tuổi 20.0% (nam 32,3 / nữ 31 triệu)
15-24 tuổi 13.7% (nam 22,1 / nữ 21,2 triệu) 25-54 tuổi 40.2% (nam 63,8 / nữ 63,6 triệu) 55-64 tuổi 12.3% (nam 18,7 / nữ 20,1 triệu)
65 trở lên 12.3% (nam 19,1 / nữ 24,8 triệu) Nguồn: Hiệp hội giày da Việt Nam - Thông tin thị trường da giày,
túi xách Hoa Kỳ Nhóm mua sắm nhiều nhất 0-54 tuổi chiếm gần 74%
- Nhu cầu ở thị trường Hoa Kỳ là vô cùng đa dạng bởi chủng tộc và văn hóa
đa dạng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng cũng phong phú hơn Thu nhập bình quân đầu người của công dân Hoa Kỳ cao, song lại có sự chênh lệch thu nhập rất lớn
- Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân thấp: Thói quen mua sắm nhiều
- Dịch vụ tài chính phát triển: Thanh toán dễ dàng (thẻ tín dụng, vay NH)
- Cộng đồng người Việt đông: Có thiện cảm với hàng trong nước
Trang 1610
- Thị hiếu:Người tiêu dùng Hoa Kỳ không khó tính như Tây Âu và Nhật Bản, có thể sử dụng nhiều chủng loại giày dép
Nền công nghiệp sản xuất giày dép tại Hoa Kỳ
- Số lượng: Hiện còn khoảng 250 - 300 công ty sản xuất, với khoảng 12.000 công nhân;một vài công ty (New Balance) có sản lượng lớn, còn lại hầu hết là các công ty nhỏ
- Sản phẩm: chỉ làm một số sản phẩm độc đáo, đặc chủng hoặc chất lượng cao mà hàng nhập khẩu không đáp ứng được
- Sản xuất không tập trung: đa số xưởng nhỏ (4 công ty lớn nhất chỉ chiếm <10% tổng doanh thu)
Năm 2011 doanh số bán giày “Made in USA” tăng 0,2% đạt 2 tỷ USD, chiếm 1,4% thị phần Tăng trưởng theo sức mua tiêu dùng và xu hướng thời trang (tăng giá, không tăng số lượng)
Đầu tư đặt hàng gia công nước ngoài
- Phần lớn các công ty Hoa Kỳ đã đầu tư sản xuất tại các nước chi phí thấp (châu Á) và nhập khẩu trở lại Hoa Kỳ hàng giá rẻ đáp ứng tiêu dùng, hoặc trở thành các nhà nhập khẩu/phân phối
- Các công ty lớn nhất (Nike, Skechers USA, Adidas, Timberland ) là chủ sở hữu các nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng, nhưng chủ yếu đặt hàng gia công tại nước ngoài: Nhiều thương hiệu nổi tiếng sản xuất tại Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam
- Tại Hoa Kỳ: tập trung thiết kế mẫu, tiếp thị, tổ chức hệ thống phân phối
- Các công ty lớn đầu tư nhiều vào hệ thống phân phối và tiếp thị.Các công ty nhỏ tập trung thiết kế sản phẩm cao cấp, độc đáo
Chuỗi cung ứng toàn cầu
- Nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm tại Hoa Kỳ
- Sản xuất: đầu tư FDI, hoặc gia công ở nước ngoài (Trung Quốc, Việt Nam )
- Vận chuyển, phân phối, bán lẻ (tại Hoa Kỳ và các thị trường khác)
- Quy mô: 100 công ty lớn nhất sở hữu hơn 200 thương hiệu, nhãn hiệu
Trang 17- Sản xuất của Hoa Kỳ : tiếp tục chuyển sang châu Á (giày da cao cấp)
- Chi phí sản xuất tại Trung Quốc tăng: nhiều công ty Hoa Kỳ, Tây
Âu chuyển dần sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, Indonesia, các nước châu Á khác
- Kinh tế phục hồi chậm:Xu hướng người tiêu dùng tìm mua giày dép giá rẻ hơn; Nhà nhập khẩu ép giá và tìm nguồn hàng rẻ hơn nhằm đáp ứng nhu cầu đa số người tiêu dùng
- Cạnh tranh càng quyết liệt hơn giữa các nước xuất khẩu (Trung quốc,
Ấn Độ)
1.2.1.3 Thị trường giày dép tại Hoa Kỳ
- Sản xuất giảm nhập khẩu tăng: chi phí lao động cao, không cạnh tranh được hàng nhập khẩu, nhiều nhà máy đóng cửa chuyển sang đặt gia công sản phẩm và bán thành phẩm ở nước ngoài (trongđó có Việt Nam), hoặc trở thành các nhà nhập khẩu hàng giá rẻ về cung ứng cho hệ thống khách hàng tại thị trường nội địa
- Tổng số lao động trong toàn ngành giày dép(sản xuất, bán buôn, bán
lẻ, dịch vụ liên quan): 1/2 triệu người
- Xu hướng: đa dạng hóa nguồn hàng nhập khẩu, tránh phụ thuộc hàng nhập khẩu từ phía Trung Quốc
- Thị trường phục hồi nhờ niềm tin tiêu dùng tăng tại các nước sau suy thoái kinh tế (2008-2009) Các hãng giày hàng đầu thế giới trở thành các công
ty đa quốc gia và đều có mặt tại thị trường Hoa Kỳ: NIKE, Skechers USA, and Timberland (Hoa Kỳ), Adidas, Puma (Đức), Asics (Japan), Reebok (UK), Yue Yuen (TQ ), Bata, Deckers, Brown Shoes, Wolverine, Weyco, ECCO,
Trang 18- Tính đến năm 2012: sản lƣợng nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ là 2,28 tỷ đôi (23,3 tỷ USD), đáp ứng 98,6% nhu cầu tiêu dùng
Trang 19Source: U.S Department of Commerce, Office of Textiles and Apparel
Trang 2014
hơn 1/3 trong tổng số gần 8,41 tỷ USD thực hiện trong cả năm 2013 và tăng 17,4% so với con số này trong năm 2012 Giày dép các loại là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Bắc Hoa
Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang một số
thị trường chủ yếu 10 tháng đầu năm 2013
ĐVT: USD
Thị trường T10/2013 T10/2013 so
T9/2013(%) 10T/2013
10T/2013 so với cùng kỳ (%) Tổng cộng 716.707.875 +30,51 6.699.678.343 +15,13
Trang 2115
- Hoa Kỳ tiếp tục duy trì vị trí là 1 trong 3 đối tác nhập khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 2,63 tỷ USD (năm 2013) tăng gần 388 triệu USD tương ứng tăng 17,3% so với năm ngoái
Bảng1.4: Thị phần bán lẻ theo chủng loại giày tại thị trường Hoa Kỳ
giai đoạn 2008-2009
Thị phần bán lẻ
1 Giày nữ thường ngày (Women’s casual shoes) 17%
2 Giày nữ cao cấp (Women’s dress shoes) 13%
3 Giày nữ thể thao (Women’s athletic shoes) 10%
4 Giày nam thường ngày (Men’s casual shoes) 9%
5 Giày nam cao cấp (Men’s dress shoes) 6%
6 Giày nam thể thao (Men’s athletic shoes) 20%
7 Các loại khác (boot, slippers, sandals,…) 25%
Nguồn: Lefaso
Trung bình (2013) người Hoa Kỳ (nam, nữ, trẻ em) mua >8 đôi/người/năm, chi tiêu 225 USD/người/năm (rất nhỏ so với thu nhập trung bình)
Trang 2216
Bảng 1.5: Hệ thống phân phối – bán hàng giày dép tại Hoa Kỳ năm 2013
- Số lượng khoảng 28.000 của hàng
- Tổng doanh thu: 27 tỷ USD/ năm
- Lợi nhuận tùy hiệu quả mặt hàng kinh doanh và giá cả cạnh tranh
- Kinh doanh tập trung: 50 top công ty chiếm 75% thị trường
- Cửa hàng nhỏ kinh doanh mặt hàng đặc chủng, phục vụ khách
hàng cao cấp, hoặc thị trường địa phương (khu vực, vùng)
- Bách hóa tổng hợp: Macy, Lord
& Taylor,…
- Đại siêu thị tổng hợp: Wal- Mart, Target, Sear,…
- Cửa hàng đồ thể thao: giày, túi thể thao
- Siêu thị quần áo: Marshall, Century 21…(có khu bán giày, túi xách…)
- Bán hàng qua mạng
- Bán hàng qua TIVI, Catalo:
Chuỗi cửa hàng chuyên doanh
Các công ty chuỗi cửa hàng lớn
Shoe, Foot Locker, DSW, Nike,
Adidas có giá rẻ hơn do nhập
khẩu, phân phối và tiếp thị số
lượng lớn
- Chiếm 20% giày dép bán lẻ tại Hoa Kỳ;
- Doanh số hơn 10 tỷ USD (tổng doanh số bán lẻ tại Hoa
Kỳ 54 tỷ/năm)
- Hơn một nửa số cửa hàng là
“cửa hàng gia đình”
- Một chủ có 2-3 cửa hàng, mỗi cửa hàng 5-6 nhân viên
- Lượng hàng bày bán trung bình 250.000 USD/cửa hàng
- Giá bán trung bình 80-90 USD/đôi (giày người lớn, trẻ
Số cửa hàng Payless
Trang 2317
1.2.2 Việt Nam có lợi thế và tiềm năng về xuất khẩu giày dép
Hiện nay, nhiều nhà sản xuất Hoa Kỳ đã chọn để thuê ngoài các quy trình sản xuất chi phí thấp các nước châu Á đặc biệt là Việt Nam để tiết kiệm chi phí lao động và tiếp tục các hoạt động thiết kế và tiếp thị có giá trị cao trong nước.Các nhà xuất khẩu Việt Nam đã sớm nhận thức được lợi thế và tiềm năng về xuất khẩu giày dép Việt Nam ra thị trường quốc tế nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng
Về cơ bản có thể nói ngành Da Giày Việt Nam có điều kiện thuận lợi
để tăng trưởng mạnh và trở thành nước xuất khẩu giày lớn ở Châu á, cũng như trên thế giới Sản phẩm giày dép của Việt Nam có lợi thế về chi phí, giá gia công dày sép thấp so với các thị trường khác bởi:
Ưu thế về lao động: Việt Nam là một đất nước có dân số trẻ với hơn 84 triệu dân, nguồn lực lao động dồi dào cộng với chi phí nhân công rẻ, thị trường lao động Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn nhất khu vực Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, trong năm 2013, nguồn lao động (dân số từ 15 tuổi trẻ lên) đạt 69,256 triệu người (chiếm gần 77% tổng dân số cả nước); trong đó, lực lượng lao động đạt 53,69 triệu người
Dự báo lực lượng lao động sẽ đạt 54,87 triệu người trong năm 2014 Lao động qua đào tạo sẽ tăng nhanh hơn theo xu hướng phát triển và đòi hỏi của nền kinh tế Lao động không có chuyên môn kỹ thuật và lao động làm nghề đơn giản sẽ giảm để đáp ứng quá trình tái cấu trúc kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Theo đánh giá của trang tin tài chính uy tín Motley Fool (Hoa Kỳ): “ Lực lượng nhân công Việt Nam trẻ hơn rất nhiều so với nhân công Trung Quốc vốn phải đối mặt với khủng hoảng về tình trạng lực lượng cao tuổi đang tăng mạnh Mặc dù có thể lạm phát cao sẽ có tác động đến kinh tế Việt Nam, nhưng không dịch chuyển mạnh vào mức lương tại Việt Nam, dẫn đến việc thị trường lao động vẫn rẻ và đem lại lợi thế rất lớn so với tình hình chi phí nhân công đang leo thang tại Trung Quốc và quốc gia này vẫn đóng vai trò nòng cốt trên thị trường Đông Nam Á”
Trang 2418
Theo báo cáo của của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) cho biết giá lao động phổ thông năm 2013 của Indonesia hiện nay xấp xỉ 200 USD/tháng; kỹ sư 390 USD/tháng; lao động phổ thông Philippines thu nhập
210 USD/tháng, kỹ sư 400 USD/tháng; lao động Thái Lan có mức tương ứng
là 220 USD và 590 USD; Malaysia vượt trội với mức 250 USD và 850 USD, như vậyvới thu nhập bình quân 100 USD/tháng đối với lao động phổ thông, khoảng 210 USD/tháng với lao động có bằng cấp (kỹ sư), giá nhân công Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực Thêm vào
đó, người Việt Nam vốn có bản tính hiếu học, thông minh, cần cù lao động và đoàn kết, đây là cơ sở để nắm bắt, tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng cách vận hành các dây chuyền công nghệ, dây chuyền sản xuất mới, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Hoa
Kỳ đề ra
Cơ sở vật chất đã và đang được hiện đại hóa: Cả nước hiện có trên 1.100 doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, với trên 720 nghìn lao động, 68 nghìn tỷ đồng vốn sản xuất kinh doanh, 37 nghìn tỷ đồng tài sản cố định, trên 86 nghìn tỷ doanh thu thuần… của các doanh nghiệp giày dép Đó là chưa kể đến hàng nghìn cơ sở sản xuất giày dép
cá thể, làng nghề với hàng chục nghìn lao động để phục vụ nhu cầu trong nước và tham gia gia công xuất khẩu Đây là nguồn lực dồi dào giúp ngành giày dép có thể đáp ứng được các đơn hàng xuất khẩu lớn với yêu cầu chất lượng cao Dù chưa phát triển đồng bộ, nhưng nhiều sản phẩm nguyên phụ liệu chính đã được các DN ngành da giày chủ động cải thiện năng lực sản xuất và tự cung ứng Trong đó, đế giày chiếm đến 35% cơ cấu nguyên liệu, Việt Nam đã tự sản xuất được đến hơn 90%; mũ giày cũng chủ động được đến hơn 50%…Xét về các lợi thế so sánh của ngành da giày so với các "đối thủ" cạnh tranh khác như: Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia…, Việt Nam chắc chắn có
tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu đầu vào cao hơn
Trang 2519
Quan hệ thương mại Hoa Kỳ-Việt Nam ngày càng phát triển: Hoa Kỳ
bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam tháng 2 năm 1994 Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995 và trao đổi đại sứ đầu tiên tháng 5/1997 Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ coi trọng khu vực châu Á - TBD, tranh thủ nhiều hơn vai trò của Đông Nam á và ASEAN, tăng cường quan hệ với cả ASEAN cũng như quan hệ và hợp tác với từng nước thành viên trong đó có Việt Nam Ngày 13/7/2000, Hiệp định thương mại Việt Nam (BTA) được chính thức ký kết, đánh dấu việc bình thường hóa quan hệ thương mại, kinh tế Việt –Hoa Kỳ Năm 2001, Hoa Kỳ công nhận PNTR (Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn) với Việt Nam Ngày 31/5/2006 hai nước
đã ký “Thỏa thuận chính thức kết thúc đàm phán song phương Việt Nam và Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”
Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển mạnh hơn từ năm
2007 sau khi Việt Nam gia nhập WTO Quan hệ chính trị nước tiếp tục được củng cố và phát triển theo hướng tích cực, xuất khẩu toàn ngành giày dép tăng mạnh do nhu cầu cao, đạt hơn 3,46 tỷ USD, chiếm 33,6% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Trong đó riêng giầy dép đạt 2,64 tỷ USD, chiếm thị phần 8,4%, đứng thứ hai sau Trung Quốc (chiếm 83,7%) Tiềm năng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ còn nhiều do có sức mua lớn, với hơn 2,2 triệu đôi giày trị giá hơn 60 tỷ USD/năm (bình quân tiêu thụ 9 đôi giày/người/năm) Tại thị trường Hoa Kỳ, Từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa
Kỳ có hiệu lực tháng 12/2001, đến năm 2012 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 24,7 tỷ USD,thị trường Hoa Kỳ chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu và 4% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta và Việt Nam đã đứng thứ 2 xuất khẩu giầy dép vào Hoa Kỳ (chỉ sau Trung Quốc) với 191,1 triệu đôi trị giá 2,38 tỷ USDvà chiếm 10.1% thị phần thị trường giày dép Hoa Kỳ Hiện Hoa
Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ hai (sau Trung Quốc) và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Trang 2620
Lợi thế từ hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hoa Kỳ đặc biệt là hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bính Dương(TPP): Việt Nam sẽ sớm hoàn tất việc tham gia vào TPP trong thời gian gần nhất Việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước TPP dẫn đến người tiêu dùng và ngành sản xuất giày dép sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước TPP làm nguyên liệu đầu vào
sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa, nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sinh hoạt
và sản xuất Đặc biệt, Việt Nam tham gia vào TPP, hàng rào kỹ thuật thương mại sẽ giảm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu giày dép của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy quá trình cải cách của mỗi doanh nghiệp trong ngành để cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa Khi TPP được ký kết hiện trạng thương mại giữa Việt Nam có thuận lợi trong tiếp cận thị trường 3 thành viên còn lại: Canada, Mexico, Hoa Kỳ do được giảm/miễn thuế các sản phẩm giày dép xuất khẩu ở tất cả các nước TPP Tuy giày dép là hàng thiết yếu nhưng 1 đôi giày nhập khẩu vào Hoa Kỳ chịu các loại thuế bằng 70% giá bán lẻ (thuế nhập khẩu, thuế doanh nghiệp, VAT, thu nhập,…) Thuế nhập khẩu hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ trung bình 1,4%, nhưng giày dép có mức cao nhất 37.5% đến 48% trong đó “Thuế ẩn” chiếm 30-40% Nếu hiệp định TPP được ký kết, hàng da giày của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0% thay vì mức thuế quá cao như hiện nay Việc có thể tiếp cận các thị trường lớn như Hoa Kỳ với mức thuế suất bằng 0 hoặc thấp như vậy sẽ mang lại một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và một triển vọng hết sức sáng sủa cho ngành giày dép Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu giày dép vào các thị trường lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ (hiện đóng góp 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam) với lợi thế cạnh tranh hơn các nước khác
1.2.3 Vai trò của xuất khẩu giày dép đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của ViệtNam
Từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới (1986), nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành công đáng kể, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO,
Trang 2721
nền kinh tế bước vào giai đoạn khởi sắc và đạt được nhiều thành công đáng
kể Việc Việt Nam gia nhập WTO đã đem lại cho ngành dệt may VIệt Nam những cơ hội rất lớn về đầu tư và trên khía cạnh hội nhập quốc tế về chính sách, pháp luật và đàm phán Tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, sau 7 năm gia nhập WTO, ngành giày dép, dệt may đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép ra thị trường thế giới liên tục tăng qua các năm
Ngành gia dày là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có giá trị xuất khẩu lớn, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động, góp phần phát triển quan hệ với các quốc gia bạn hàng trong đó có Hoa Kỳ
Ngành gia dày góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Để phát huy lợi thế so sánh có hiệu quả, các quốc gia đã thực hiện chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng mà mình có lợi thế Hoạt động xuất khẩu các mặt hàng này kéo theo nhiều hoạt động khác ra đời và phát triển mạnh mẽ: hoạt động tín dụng ngân hàng, hoạt động thanh toán quốc tees, hoạt động vận tải quốc tế, bảo hiểm quốc tế…và các hoạt động đầu tư quốc tế để phát triển cơ sở
hạ tầng, hoạt động chuyển giao công nghệ cũng phát triển theo Vì vậy, nó làm cho
cơ cấu nền kinh tế dịch chuyển theo hướng côn nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế Đây cũng chính là tiền đề cơ bản để có thể tiến hành thành công hiện đại hóa nền kinh tế
Ngành Da giầy Việt Nam với ưu thế là một ngành kinh tế kỹ thuật thu hút được nhiều lao động, góp phần tạo ra công ăn việc làm cho xã hội, tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu Vì vậy, nó có vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu cả quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, hiện nay đang được Chính phủ quan tâm và coi là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển hàng công nghiệp tiêu dùng hướng ra xuất khẩu
Ngành gia dày góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân
Trang 2822
Với đặc điểm chi phí thấp, tạo nhiều công ăn việc làm và có lợi thế cạnh tranh, ngành da giày sẽ vẫn là ngành được ưu tiên phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu
Hiện ngành giày da Việt Nam đứng thứ tư trong số tám nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày vẫn đạt mức tăng trưởng đều đặn hàng năm.Trong những năm qua, ngành giày dép Ngành công nghiệp da giày và túi xách Việt Nam là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn, đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn (sau dệt may, dầu thô), chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, góp phần vào tăng trưởng GDP Với hơn 500 doanh nghiệp sản xuất da giày và túi xách đang hoạt động, ngành tạo công ăn việc làm cho hơn 600 nghìn lao động và hơn 500 nghìn lao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ
Ngành gia dày góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế
Việc giao thương buôn bán hay thực hiện quan hệ thương mại giữa các quốc gia góp phần không nhỏ trong việc mở rộng mối quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia trên thế giới Việt Nam với lợi thế giá lao động rẻ, nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động ngày một nâng cao, cần cù, chịu khó thì đây là yếu tố cần thiết để phát triển các ngành, lĩnh vực đòi hỏi nhiều nhân công Dệt may, gia dày, đồ gỗ đều là các mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu ra thị trường bền ngoài Trong khi các quốc gia khác trên thế giới như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản lại có lợi thế về công nghệ cao, vốn lớn, tập trung sản xuất các mặt hàng sử dụng công nghệ hiện đại thì việc trao đổi, buôn bán qua lại các mặt hàng này với nhau giữa các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng là vô cùng cần thiết Chính điêu này là một sợi dây kết nối, móc xíc các nước lại với nhau, làm cho khoảng cách và quan hệ các nước ngày càng gắn bó thân thiết hơn Việt Nam
có cơ hội mở rộng hợp tác với các nước không chỉ trong khu vực và ở các châu lục khác Mối quan hệ này đối với các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản ngày
Trang 2923
càng phát triển, và xét riêng trong ngành giày dép thì quan hệ với Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng được khẳng định khi Hoa Kỳ liên tục là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu giày dép lớn của Việt Nam
1.3 Những quy định đối với mặt hàng giày dép nhập khẩu vào Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một thị trường rất hấp dẫn, nhưng cũng có rất nhiều rủi ro tiềm tàng, nếu các doanh nghiệp xuất khẩu không tìm hiểu kĩ các luật lệ, quy định khi xuất khẩu hàng hóa thì sẽ rất dễ dẫn đến thất bại Trước tiên, các doanh nghiệp nên tận dụng nguồn thông tin từ chính khách hàng của mình, chủ động yêu cầu các nhà nhập khẩu cung cấp các thông tin chi tiết về các yêu cầu mà Hoa Kỳ đặt ra đối với mặt hàng giày dép như yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn kĩ thuật, nhãn mác và hạn ngạch… các loại hàng hóa nào bị cấm hoặc hạn chế nhập khẩu vì lý do anh ninh và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và sự thay đổi, bổ sung liên tục của các bộ luật liên quan cũng cần phải chý ý và cập nhật thường xuyên
Các loại thuế:
- Chính sách thuế, thuế suất và phí: Biểu thuế nhập khẩu (hay còn gọi
là biểu thuế quan) HTS hiện hành của Hoa Kỳ được ban hành trong Luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1989 Hệ thống thuế quan (thuế nhập khẩu) của Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở hệ thống thuế quan hài hòa (gọi tắt là HS) của Hội đồng Hợp tác Hải quan, một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Bruxen - Bỉ Mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể thay đổi và được công bố hàng năm
- Các mức thuế nhập khẩu: Biểu thuế nhập khẩu hàng hóa của Hoa
Kỳ được điều chỉnh và bổ sung hằng nắm, trong đó thể hiện cả mức thuế MFN và GSP
Riêng thuế nhập khẩu cho giày dép tại thị trường Hoa Kỳ thuế suất nhập khẩu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố : kiểu dáng giày dép (cao đến mắt
cá chân hay qua mắt cá chân…), thành phần nguyên liệu chế tạo (mũi bằng
Trang 30Mức thuế phi tối huệ quốc (non-MFN): áp dụng đối với những nước chưa phải thành viên WTO và chưa kí hiệp định thương mại song phương , mức thuế này thường có thuế suất rất cao so với MFN và từ 20-110%, áp dụng với một số nước như: Lào, CuBa, Bắc Triều Tiên…
Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP): là chính sách thuế mà Hoa Kỳ cho các nước khác hưởng có tác dụng giảm hoặc miễn thuế khi nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ Theo luật Hoa Kỳ, Tổng thống bị cấm không được cho các nước cộng sản hưởng GPS trừ khi: các sản phẩm nước đó được hưởng MFN, nước đó là thành viên WTO, nước đó không bị chi phối bởi đảng cộng sản quốc tế Hiện khoảng 3.500 loại sản phẩm của trên 140 nước và vùng lãnh thổ được hưởng GSP của Hoa Kỳ - tức là được nhập khẩu miễn thuế vào Hoa Kỳ Đa số các mặt hàng được hưởng GSP là thuộc nhóm nông hải sản, thực phẩm và đồ uống, nhựa và sản phẩm nhựa, cao su và sản phẩm cao su,
đồ gỗ, đồ da, mây tre lá, đồ đạc trong nhà, đồ chơi, dụng cụ thể thao, một số mặt hàng thuộc nhóm quần áo và giầy dép (trừ mặt hàng chịu điều tiết của hiệp định dệt may); trong đó có không ít mặt hàng có thuế suất MFN ở mức
từ 10% đến 35% Những nước được hưởng GSP là những nước đang phát triển và phần lớn có cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự như Việt Nam, trong đó, nhiều nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam như Thái Lan, Malaysia, Philipin, Indonesia v.v trong những nước đó không có Việt Nam
Để được hưởng GSP thì hàng hóa phải được nhập trực tiếp từ các nước được hưởng, trị giá hàng hóa được tạo ra từ các nước được hưởng lợi ít nhất 35%
Trang 3125
Thuế theo trị giá: Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ được đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu Ví dụ mức thuế tối huệ quốc năm 2004 đối với chè xanh
có hương vị đóng gói không quá 3 kg/gói là 6,4% Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng: Một số hàng hóa, chủ yếu là nông sản và hàng sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng Loại thuế này chiếm khoảng 12%
số dòng thuế trong biểu thuế HTS của Hoa Kỳ Ví dụ, mức thuế MFN năm
2004 đối với cam là 1,9 cent/kg, đối với nho tươi trong khoảng 1,13 – 1,80 USD/m3 hoặc được miễn thuế tùy thời điểm nhập khẩu trong năm
Thuế gộp: Một số hàng hóa phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số lượng Hàng phải chịu thuế gộp thường là hàng nông sản Ví dụ thuế suất MFN đối với nấm mã HTS 0709.51.01 áp dụng cho năm 2004 là 8,8 cent/kg + 20%
Thuế theo hạn ngạch: Một số loại hàng hóa phải chịu thuế hạn ngạch Hàng hóa nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch cho phép được hưởng mức thuế thấp hơn, trong khi đó hàng nhập vượt quá hạn ngạch phải chịu mức thuế cao hơn nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu Mức thuế MFN năm
2002 áp dụng đối với số lượng trong hạn ngạch bình quân là 9%, trong khi đó mức thuế đối với số lượng vượt hạn ngạch trung bình là 53% Thuế hạn ngạch hiện nay đang được áp dụng với thịt bò, các sản phẩm sữa, đường và các sản phẩm đường Thuế theo thời vụ: Mức thuế đối với một số loại nông sản có thể thay đổi theo thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm Ví dụ, mức thuế MFN năm 2004 đối với nho tươi nhập khẩu trong thời gian từ 15 tháng 2 đến hết ngày 31 tháng 3 là 1,13 USD/m3, trong thời gian từ 1tháng 4 đến hết 30 tháng 6 là 1,80 USD/m3, và ngoài những thời gian trên được miễn thuế Thuế leo thang: Một đặc điểm nữa của hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ là áp dụng thuế suất leo thang, nghĩa là hàng càng chế biến sâu thì thuế suất nhập khẩu càng cao Loại thuế này có tác dụng khuyến khích nhập khẩu nguyên
Trang 32Hạn ngạch áp đặt bởi chính phủ Hoa Kỳ nhằm kiểm soát số lượng hàng hóa thâm nhập vào Hoa Kỳ, nhắm vào việc bảo vệ quyền lợi của một số các thành phần sản xuất nào đó, và được phản ánh qua các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ Trước đây những mặt hàng chịu sự kiểm soát cao nhất về hạn ngạch
là các mặt hàng hàng dệt và may mặc Tuy nhiên theo quy định của WTO, từ 1/1/2006 các nước thành viên WTO không được áp đặt hạn ngạch dệt may đối với các nước thành viên WTO khác Riêng đối với Trung Quốc, EU sẽ bỏ hạn ngạch từ 1/1/2008 và Hoa kỳ bỏ hạn ngạch từ 1/1/2009 Con số hạn ngạch được cho phép nhập thông thường là kết quả thương thảo giữa hai quốc gia Thông thường, nếu chưa có sự thoả thuận, Hoa Kỳ có thể đơn phương tuyên
bố một con số hạn ngạch nào đó và tự áp dụng
Có hai loại hạn ngạch: Hạn ngạch tuyệt đối và loại hạn ngạch thuế quan Hạn ngạch tuyệt đối là loại tính trên số lượng cho phép nhập hàng năm Nếu số lượng nhập đã vượt chỉ tiêu thì hàng nhập phải tái xuất ra khỏi Hoa kỳ hoặc đưa vào kho hải quan kho để tái xuất đi nước khác hoặc chờ cho đến khi
có hạn ngạch mới Hạn ngạch thuế quan cho phép một số lượng nào đó hàng hóa nhất định trong một thời gian nào đó với một mức thuế suất giảm.Phần hàng vượt quá chỉ tiêu có thể được nhập nhưng phải chịu với thuế suất cao hơn thuế suất đối với số hàng trong hạn ngạch Các mặt hàng chịu hạn ngạch thuế quan bao gồm: sữa và kem, chổi, Ehtyl Alcohol, Oliver, Satsuma (mandarin), tuna, bông trồng ở vùng cao, bột mỳ, một số mặt hàng thuộc các
Trang 3327
nước NAFTA (Mehico, Canada), một số mặt hàng theo quy định của WTO, một số mặt hàng nông sản theo Hiệp định Hoa Kỳ- Israel
Một số Bộ luật tiêu biểu cần chú ý như:
- Luật chống bán phá giá, chống trợ giá: những năm gần đây các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường xuyên bị các cơ quan sở tại ở thị trường xuất khẩu kiện bán phá giá Theo số liệu của cục cạnh tranh, tính từ năm 1994 đến nay Việt Nam đã bị kiện bán phá giá 52 vụ kiện về rất nhiều mặt hàng: các bas a, tôm, gạo, bột ngọt, … trong đó có đến 7 vụ kiện liên quan đến mặt hàng giày dép Việt Nam Mặc dù vậy, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có sự chú trọng cần thiết để tìm hiểu luật pháp quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và chính phủ Chưa có sự chuẩn bị kĩ cho các tình huống phòng bị với việc chống bán phá giá khi tham gia vào thị trường quốc tế Tại Hoa Kỳ, luật chống bán phá giá được áp dụng rất phổ biến do nó dẫn đến việc áp dụng thuế cao hơn và có lợi hơn cho nền kinh tế Khi hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ hoặc được bán với giá thấp hơn giá trị thông thường sẽ được xếp vào đối tượng bán phá giá Thuế chống bán phá giá được áp dụng khi có đủ sự xác nhận của Bộ thương mại Hoa Kỳ về mặt hàng bán phá giá và sự đe doa hay thiệt hại mà hàng hóa đó gây ra đối với ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ sẽ được Ủy ban thương mại quốc
- Luật thuế quan 1930 về chống cạnh tranh không công bằng và vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ
Các quy định về xuất nhập khẩu
Trang 3428
- Quy định mới về đạo luật cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSIA) đối với mặt hàng giày dép, đạo luật này có hiệu lực từ 1/2/2010 Có khá nhiều yêu cầu với giày da như trong công nghệ thuộc da người ta phải dùng chất chrome để làm mềm da Hiện nay chất này đang bị cấm, hơn nữa hàm lượng chì hoạch những hóa chất dùng cho sản phẩm gốc thực vật như formal dehyde cho da vải Sản phẩm giày dép phải được kiểm tra thật nghiêm ngặt về chất lượng, chất liệu Nếu phát hiện vi phạm, hàng hóa sẽ bị trả về ngay lập tức thậm chí còn bị phạt tiền
- Thủ tục hải quan: Khi hàng hóa đến cảng Hoa Kỳ, người nhập khẩu hoặc đại diện ủy quyền của người nhập khẩu phải đăng ký đầy đủ hồ sơ cho Hải quan Hoa Kỳ Hàng hóa nhập cảng chỉ được hải quan cho thông quan sau khi chủ sở hữu lô hàng đã hoàn tất thủ tục luật lệ và đóng thuế nhập khẩu Hải quan có quyền chỉ thị thời hạn giám định lô hàng, cũng như quyết định cho phép thông quan Nếu có thắc mắc, trước khi liên hệ với Hải quan, chủ sở hữu hàng hóa nên liên lạc với những cơ quan liên quan đến những mặt hàng đặc biệt như: thực phẩm, trái cây thuộc USDA, thuốc men, rượu mạnh, súng đạn trực thuộc FDA
- Xuất xứ hàng hóa: Do hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ qui định các mức thuế khác nhau áp dụng với các nhóm nước khác nhau và một số mặt hàng nhập khẩu còn chịu sự quản lý bằng hạn ngạch phân bổ theo nước, nên việc xác định nước xuất xứ của hàng hóa rất quan trọng
- Nguyên tắc chung và cơ bản : Nước xuất xứ của hàng hóa là nước chế tạo, sản xuất hoặc nuôi trồng ra hàng hóa Tuy nhiên, trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất hiện nay, không phải không có sự phức tạp và khó khăn trong việc xác định nước xuất xứ hàng hóa, bởi vì rất nhiều hàng hóa được sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp từ các nguyên phụ liệu, linh kiện, bộ phận được sản xuất từ nhiều nước khác nhau Nguyên tắc chung và cơ bản để xác định nước xuất xứ của hàng hóa là dựa vào sự biến đổi đặc tính và giá trị gia tăng của hàng hóa Theo nguyên tắc này, nước xuất xứ của hàng hóa là nước cuối
Trang 3529
cùng sản xuất ra hàng hóa đó với điều kiện hàng hóa đó đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới Ví dụ, giày da sản xuất ở Việt Nam bằng da nhập khẩu được coi là hàng có xuất xứ Việt Nam Tuy nhiên, trong trường hợp nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa chỉ tiến hành những công việc lắp ráp đơn giản, không tạo ra bản sắc riêng của hàng hóa hoặc trị giá gia tăng được tạo ra quá thấp thì nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó cũng không được coi là nước xuất xứ hàng hóa Ví dụ, để được coi là hàng có xuất xứ từ Thái Lan để được hưởng GSP của Hoa Kỳ thì hàng đó phải có ít nhất 35% giá trị gia tăng được tạo ra tại Thái Lan Do vậy, ngoài nguyên tắc chung và cơ bản nêu trên, còn có những qui định cụ thể về cách xác định nước xuất xứ hàng hóa cho một
số hàng hóa cụ thể Ví dụ đối với hàng dệt may như sau: Những nguyên tắc chung: Nước xuất xứ là nước sản xuất ra toàn bộ hàng hóa (trừ những ngoại lệ
về nguyên liệu tối thiểu đã được qui định trong 19 CFR Mục 102.13) Đối với sợi (bao gồm cả sợi đơn và sợi đa), nước xuất xứ của sợi, chỉ, sợi bện, thừng, chão, cáp, dây tết là nước sản xuất ra những loại hàng này Đối với vải, nước xuất xứ là nước dệt ra vải Các sản phẩm dệt may khác: nước xuất xứ là nước lắp ráp ra thành phẩm
- Những nguyên tắc đặc biệt: Nếu không xác định được xuất xứcủa một sản phẩm dệt hay quần áo bằng một trong những nguyên tắc trên, và do sản phẩm được sản xuất ở hai hay nhiều nước thì nước xuất xứ là: Nước mà quá trình lắp ráp quan trọng nhất hay quá trình sản xuất quan trọng nhất diễn ra Việc xác định hoạt động sản xuất quan trọng nhất sẽ tùy theo từng trường hợp cụ thể Nếu không thể xác định được quy trình nào là quan trọng nhất, thì nước xuất xứ
là nước cuối cùng mà tại đó hoạt động lắp ráp hay sản xuất diễn ra Thứ tự áp dụng các nguyên tắc: Các nguyên tắc trên được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên áp dụng theo quy định trong Quy định của Hải quan Phần 102.21 (9c) như sau:
Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn ở một nước
Sự thay đổi đặc tính của sản phẩm (chuyển từ mã thuế này sang mã thuế khác)
Trang 3630
Nước mà sản phẩm có những phần chính được sản xuất
Sản phẩm hoàn toàn được lắp ráp tại một nước trừ 16 loại trừ cụ thể Nước mà tại đó quy trình sản xuất hay lắp ráp quan trọng nhất đã diễn ra Nước cuối cùng mà quy trình sản xuất hay lắp ráp quan trọng nhất diễn
ra Đối với quần áo, nơi lắp ráp/may vải đã cắt thành quần áo chứ không phải nơi cắt vải là xuất xứ của quần áo
Luật thuế quan Hoa Kỳ 1930 quy định:
Nước xuất xứ phải ghi bằng tiếng anh một cách rõ rangf, dễ đọc, ở chỗ dễ thấy Không cho phép ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài những từ như: United State hay bất kì tên thành phố nào của Hoa Kỳ
Các nhà nhập khẩu vi phạm về đánh dấu xuất xứ hàng hóa sẽ bị Hải quan giữ lại, có thể bị phạt 10% trên giá trị hàng vi phạm trừ khi hàng đó được tái xuất, thiêu hủy dưới sự giám sát của họ Vì vậy để tránh những thiệt hại đáng tiếc cho cả 2 bên các nhà xuất khẩu Việt Nam cần thỏa thuận 1 cách
cụ thể về nhà nhập khẩu về cách đánh dấu xuất xứ
Đối với hàng rào phi thuế quan trong ngành giày dép, tiêu chuẩn SA
8000 là một tấm giấy thông hành cần thiết để nhập khẩu vào thị trường Hoa
Kỳ Các doanh nghiệp cần nghiên cứu và đưa vào thực hiện tiêu chuẩn này càng sớm càng tốt
Ngoài ra, tại thị trường Hoa Kỳ, những quy định mới đối với mặt hàng may mặc, giày dép bắt buộc phải có sự kiểm nghiệm và giấy chứng nhận của bên thứ ba (tổ chức độc lập); các nhà sản xuất phải có phân tích, báo cáo chứng minh nguồn gốc sản phẩm… các quy trình này phải thỏa mãn những tiêu chuẩn có quy định trong luật
1.4 Những cơ hội và thách thức đối với mặt hàng giày dép khi Việt Nam tham gia hiệp định TPP
1.4.1 Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Đàm phán Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một đàm phán thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự
Trang 3731
do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương Hiện
có 12 nước tham gia đàm phán TPP, bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ
và Việt Nam Đàm phán TPP hiện đã kết thúc phán phiên thứ 20 và đang phấn đấu hoàn thành trong năm 2014
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao với phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm hầu hết các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể mang lại những cơ hội rất lớn cho Việt Nam kết nối với các nước thành viên khác trong việc phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại và hiệu quả trong chuỗi cung ứng, hiện đại hóa các lĩnh vực dịch vụ, được giảm thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, cải thiện các biện pháp hạn chế nhập khẩu…
Hiệp định TPP được kỳ vọng là một “FTA của thế kỷ XXI” với phạm
vi điều chỉnh rộng cùng với xu hướng đàm phán tự do mạnh mẽ được cụ thể hóa trên những lĩnh vực sau:
- Thuế quan: Cắt giảm hầu hết các dòng thuế (ít nhất 90%), thực hiện ngay hoặc thực hiện với lộ trình rất ngắn
- Dịch vụ: Tăng mức độ mở cửa các loại dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính
- Đầu tư: Tăng cường các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài và bảo vệ nhà đầu tư
- Quyền sở hữu trí tuệ: Tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ cao hơn so với các mức trong WTO (WTO+)
- Các biện pháp về Xác định các thành viên có thể hoặc không thể áp đặt các hạn chế đối với những hàng hóa nhập khẩu nhất định (SPS), Hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT): siết chặt các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ và rào cản kỹ thuật
Trang 38và New Zealand được thiết lập bởi FTA và quan hệ kinh tế thân thiện toàn diện ASEAN - Australlia và New Zealand- AANZFTA) và với Nhật Bản (trong Khu vực thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản được thiết lập bởi Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản AJCEP), Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA năm 2008), tiếp đó là FTA Việt Nam - Chile (năm 2011); hiện đang đàm phán FTA với Peru Trong các FTA khu vực, Việt Nam cam kết mức độ tự do hóa thương mại cũng như cắt giảm thuế theo lộ trình nên khi TPP được ký kết thì hiện trạng thương mại giữa Việt Nam với các nước này cũng sẽ không thay đổi đáng kể Riêng với Hoa Kỳ - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu) thì Việt Nam lại chưa ký kết FTA với Hoa Kỳ, do vậy cần lưu ý hơn đến các nội dung cam kết về cắt giảm thuế quan, bãi bỏ các điều kiện đối với đầu tư dịch vụ để hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam sẽ được ưu tiên hơn khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, cũng như thị trường các nước đối tác khác
Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tới các nước TPP chủ yếu là sản phẩm dệt may, giày dép, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, hàng thủy sản, dầu thô, cà phê, gạo, hạt điều, cao su, điện thoại các loại và linh kiện, sản phẩm điện tử
và linh kiện… Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, dụng
cụ, phụ tùng, máy tính và thiết bị điện tử, sữa và các sản phẩm từ sữa, dược phẩm, hóa chất, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may da giày…
Trang 39Nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu Australia 2.704 1.44364 2.519,10 2.12328 3.208,73 1.772,18 Brunei
Nguồn Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan
1.4.2Cơ hội
TPP nếu được ký kết sẽ giúp đẩy mạnh sự phát triển của các nền kinh tế, xóa bỏ rào cản về thương mại và đầu tư, tăng xuất khẩu và tạo thêm các cơ hội việc làm
TPP là một Hiệp định Thương mại Tự do Khu vực toàn diện Vì vậy, tham gia vào TPP, Việt Nam có cơ hội thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội Quan hệ hợp tác song phương, đa phương giữa Việt Nam với các thành viên TPP có thể cải thiện nhanh chóng, sâu rộng, tạo thêm nguồn lực để Việt Nam phát triển trong giai đoạn mới
Trang 4034
Quy mô rộng lớn của TPP sẽ mang đến những lợi ích to lớn cho Việt Nam bao gồm cả thương mại, đầu tư, công nghệ, nâng cao trình độ trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, tạo điều kiện cũng như là động lực cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu từ những khoản đầu tư, dịch vụ đến từ Hoa Kỳ và các nước đối tác TPP: Đó là một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, mang lại dịch vụ giá rẻ hơn chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng, những công nghệ và phương thức quản lý mới cho đối tác Việt Nam và một sức ép để cải tổ và để tiến bộ hơn cho các đơn vị dịch vụ nội địa;
Đặc biệt, khi tham gia vào TPP, hàng rào kỹ thuật thương mại sẽ giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy quá trình cải cách bên trong mỗi doanh nghiệp để cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa
Việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước TPP: Người tiêu dùng và ngành sản xuất giày dép sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước này làm nguyên liệu đầu vào sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa, nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sinh hoạt và sản xuất, từ đó có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngành này;những thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng những đòi hỏi chung của TPP: TPP dự kiến sẽ bao trùm cả những cam kết về những vấn đề xuyên suốt như sự hài hòa giữa các quy định pháp luật, tính cạnh tranh, vấn đề hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuỗi cung ứng,
hỗ trợ phát triển… Đây là những lợi ích lâu dài và xuyên suốt các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp trong ngành giày dép
Khi TPP được ký kết hiện trạng thương mại giữa Việt Nam có thuận lợi trong tiếp cận thị trường 3 thành viên còn lại: Canada, Mexico, Hoa Kỳ (cũng chính là 3 thị trường xuất khẩu giày dép tiềm năng với số lượng lớn của Việt Nam) do được giảm/miễn thuế các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt ở tất cả các nước TPP Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, hiện chiếm
tỷ trọng gần 18% giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 Trong nhóm 10 mặt