1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các chủ trương chung của đảng và nhà nước về phát triển công nghệ thông tin tại việt nam

50 594 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÙ KIM LONG CÁC CHỦ TRƯƠNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM TIỂU LUẬN THẠC SĨ Hà Nội - 2011 ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÙ KIM LONG CÁC CHỦ TRƯƠNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Quản lý Hệ thống thông tin Mã số: TIỂU LUẬN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Ái Việt TS. Lê Quang Minh Hà Nội - 2011 iv MỤC LỤC BẢNG ĐỊNH NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT 1 MỞ ĐẦU 2 1. Sự cần thiết của đề tài 2 2. Mục tiêu của đề tài 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 6. Cấu trúc của Tiểu luận 3 Chƣơng 1: CÁC CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CNTT TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 TRỞ VỀ TRƢỚC 4 1.1. Giai đoạn trƣớc năm 1996 4 1.2. Giai đoạn từ năm 1996-2000 5 1.3. Giai đoạn từ năm 2001-2005 6 1.4. Giai đoạn từ năm 2006-2010 7 1.5. Kết luận Chƣơng 1 9 Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CNTT VIỆT NAM 12 2.1. Hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT 12 2.1.1. Hạ tầng máy tính và kết nối mạng trong CQNN 12 2.1.2. Hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và cộng đồng 13 2.1.3. Hạ tầng viễn thông 14 2.2. Hoạt động ứng dụng CNTT trong CQNN 15 2.2.1. Ứng dụng thƣ điện tử và điều hành công việc qua mạng 15 2.2.2. Triển khai các ứng dụng nội bộ 17 2.2.3. Hoạt động cung cấp thông tin qua Cổng/Trang thông tin điện tử 17 2.2.4. Triển khai DVCTT 18 2.3. Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và ngƣời dân 18 2.3.1. Ứng dụng phần mềm và Internet trong doanh nghiệp 18 2.3.2. Ứng dụng CNTT của ngƣời dân 20 2.4. Nguồn nhân lực và công nghiệp CNTT-TT 20 2.5. Đánh giá của thế giới về CNTT-TT Việt Nam trong thời gian qua 21 2.6. Kết luận Chƣơng 2 22 Chƣơng 3: CHỦ TRƢƠNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN CNTT GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020 23 v 3.1. Mục tiêu 23 3.1.1. Mục tiêu chung 23 3.1.2. Mục tiêu cụ thể 23 3.2. Quan điểm chỉ đạo 25 3.3. Các nhiệm vụ cần giải quyết 26 3.3.1. Phát triển nguồn nhân lực CNTT 26 3.3.2. Phát triển công nghiệp CNTT 26 3.3.3. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hạ tầng CNTT-TT 27 3.3.4. Xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phù hợp để phổ cập đến ngƣời dân 27 3.3.5. Ứng dụng CNTT hiệu quả trong CQNN, doanh nghiệp và ngƣời dân 28 3.3.6. Tăng cƣờng năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT-TT 28 3.4. Các giải pháp chính sách chiến lƣợc 29 3.4.1. Tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức 29 3.4.2. Tích cực xã hội hóa đầu tƣ cho CNTT-TT, đặc biệt là phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng 29 3.4.3. Đầu tƣ đột phá có trọng tâm, trọng điểm 29 3.4.4. Xây dựng và hoàn thiện thể chế 30 3.4.5. Một số cơ chế đặc thù và chính sách đột phá 30 3.4.6. Học tập kinh nghiệm quốc tế 31 3.5. Kết luận Chƣơng 3 32 KẾT LUẬN 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 PHỤ LỤC 1: Danh mục các văn bản đáng chú ý 38 PHỤ LỤC 2: Xếp hạng mức độ cung cấp thông tin trên Website/Portal của các Bộ, cơ quan ngang Bộ 42 PHỤ LỤC 3: Xếp hạng mức độ cung cấp thông tin trên Website/Portal của các địa phƣơng 43 PHỤ LỤC 4: Danh sách các dịch vụ hành chính công mức độ 3 của các Bộ 45 PHỤ LỤC 5: Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng phần mềm phục vụ công tác quản lý, điều hành 46 PHỤ LỤC 6: Số lƣợng ngƣời sử dụng Internet hàng năm 46 1 BẢNG ĐỊNH NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin CNTT-TT Công nghệ thông tin và Truyền thông Bộ TT&TT Bộ Thông tin và Truyền thông CQNN Cơ quan nhà nƣớc NSNN Ngân sách nhà nƣớc DVCTT Dịch vụ công trực tuyến GDĐT Giao dịch điện tử Y2K Year Two Kilo - Sự cố năm 2000 VinaREN Vietnam Research and Education Network - Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam TEIN Trans-Eurasia Information Network - Mạng Thông tin xuyên Á-Âu NOC Network Operation Center - Trung tâm Điều hành Mạng CRM Customer Relationship Management - Quản lý quan hệ khách hàng SCM Supply Chain Management - Quản lý chuỗi cung ứng ERP Enterprise Resource Planning - Quản trị nguồn lực doanh nghiệp 2 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong vài thập kỷ vừa qua, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản nhằm thúc đẩy phát triển CNTT tại Việt Nam. Đặc biệt, từ năm những năm 90 đến nay, các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT ngày càng đƣợc nhấn mạnh và đƣợc cụ thể hóa bằng nhiều văn bản quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của CNTT đối với công cuộc đổi mới đất nƣớc. CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển CNTT ở nƣớc ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chƣa có bất cứ một đề tài nào nghiên cứu các chủ trƣơng chung của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học giúp cho các cán bộ lãnh đạo và cộng đồng CNTT tại Việt Nam nắm đƣợc các chủ trƣơng chung của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT qua các giai đoạn từ trƣớc năm 1996; 1996-2000; 2001-2005 và từ 2006 đến nay. Hơn nữa, đề tài cũng nêu rõ các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT thông qua mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ và các giải pháp trong giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020. Chính vì vậy, đây là đề tài hết sức cần thiết. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là: + Nêu rõ các chủ trƣơng, chính sách thúc đẩy phát triển CNTT qua từng giai đoạn: trƣớc năm 1996, 1996-2000, 2001-2005 và 2006 2010. Các kết quả đạt đƣợc về phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam đến năm 2011. + Nêu rõ các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc thông qua mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ và các giải pháp chính sách về phát triển CNTT tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020. 3 + Hệ thống lại các văn bản hƣớng dẫn thi hành các Luật GDĐT và Luật CNTT làm căn cứ pháp lý quan trọng trong việc xây dựng các đề án, dự án CNTT. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn giúp các nhà lãnh đạo có đƣợc cách nhìn tổng quan về chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng cung cấp cho các nhà quản lý có những căn cứ để hoạch định chính sách chiến lƣợc và xây dựng các kế hoạch, đề án, dự án phát triển CNTT cho đơn vị mình phù hợp với các chủ trƣơng phát triển CNTT của Đảng và Nhà nƣớc đã đƣa ra. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng giúp cho cộng đồng CNTT tại Việt Nam có đƣợc những hiểu biết nhất định về tình hình và xu thế phát triển CNTT tại Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của đề tài, phạm vi nội dung chính sẽ tập trung nghiên cứu các chủ chƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển, ứng dụng CNTT thông qua một số văn bản tiêu biểu của Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam. Phạm vi thời gian sẽ tập trung nghiên cứu các chủ chƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển, ứng dụng CNTT thông qua các giai đoạn từ năm 2011 trở về trƣớc, giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu lý luận thông qua việc nghiên cứu tài liệu, đánh giá, phân tích, tổng hợp các chủ trƣơng chung Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam. 6. Cấu trúc của Tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của Tiểu luận đƣợc chia làm ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam từ năm 2011 trở về trƣớc. Chƣơng 2: Hiện trạng ứng dụng và phát triển của ngành CNTT tại Việt Nam. Chƣơng 3: Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020. 4 Chƣơng 1: CÁC CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CNTT TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 TRỞ VỀ TRƢỚC Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam từ năm 2011 trở về trƣớc có nhiều thay đổi qua các giai đoạn và ngày càng đƣợc quan tâm và đầu tƣ phát triển một cách toàn diện. Các chủ trƣơng, chính sách đó có thể chia thành một số giai đoạn chính sau đây. 1.1. Giai đoạn trƣớc năm 1996 Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng vận dụng CNTT trong một số lĩnh vực. Với việc thành lập Phòng Toán học tính toán (Phòng Máy tính) theo Quyết định số 101-KHKT/QĐ ngày 24/05/1968 của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nƣớc cho thấy chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về ứng dụng máy tính để giải những bài toán do thực tế sản xuất và chiến đấu đề ra, có khối lƣợng tính toán lớn. Cụ thể là, đến ngày 22/06/1968, chiếc máy tính điện tử đầu tiên (Minsk-22) do Chính phủ Liên Xô tài trợ đã về tới Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 1969-1975, máy tính Minsk-22 đã thực hiện nhiều tính toán khoa học kỹ thuật phục vụ dân sự và quân sự góp phần hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chiến đấu. Sau khi thống nhất đất nƣớc, Hội đồng Chính phủ đã hai lần ra các Nghị quyết (số 173-CP/1975 và số 245-CP/1976) về tăng cƣờng ứng dụng toán học và máy tính điện tử trong quản lý kinh tế, tăng cƣờng quản lý và sử dụng máy tính điện tử trong cả nƣớc. Ngày 10/07/1976, Hội đồng Chính phủ đã ký Quyết định số 108-CP về việc thành lập Cục Máy tính điện tử trực thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nƣớc. Cục Máy tính điện tử này có thể nói là tiền thân của các đơn vị chuyên trách về CNTT hiện nay và cũng là đơn vị đầu tiên chịu trách nhiệm quản lý thống nhất ngành máy tính điện tử trong cả nƣớc lúc bấy giờ. Bƣớc sang thời kỳ đổi mới, các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã đƣợc nhấn mạnh và cụ thể hóa trong nhiều Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, đáng kể là, Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/03/1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: "Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học, ". Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ƣơng (khoá VII) ngày 30/07/1994 xác định: "Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như CNTT phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh: "ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế Hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế" Văn bản 5 tiêu biểu nhất trong giai đoạn này chính là Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về phát triển CNTT của nƣớc ta trong những năm 90. Nghị quyết số 49/CP đã khái quát tình hình CNTT của nƣớc ta, khẳng định quan điểm, mục tiêu và nội dung phát triển CNTT ở nƣớc ta đến năm 2000 và đề ra biện pháp lớn để thực hiện chủ trƣơng quan trọng này. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc tại Nghị quyết số 49/CP đã nêu rõ “ tích cực xây dựng ngành công nghiệp CNTT thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước ”. 1.2. Giai đoạn từ năm 1996-2000 Để cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT trong những năm 90, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 211/TTg ngày 07/04/1995 phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về CNTT giai đoạn 1996- 1998, nhằm mục tiêu xây dựng những nền móng bƣớc đầu vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về thông tin trong xã hội có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thông tin trong quản lý nhà nƣớc và trong các hoạt động kinh tế - xã hội; đồng thời tích cực xây dựng ngành công nghiệp CNTT thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nƣớc, góp phần chuẩn bị cho nƣớc ta có vị trí xứng đáng trong khu vực khi bƣớc vào thế kỷ 21. Đến tháng 04/2000, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao không chính thức lần thứ 4 tại Singapore, Chính phủ đã ký kết Hiệp định khung E-ASEAN, trong đó, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử. Bên cạnh đó, chủ trƣơng phát triển CNTT, đặc biệt công nghiệp phần mềm luôn đƣợc ƣu tiên phát triển. Để cụ thể hóa chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển công nghiệp phần mềm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05/06/2000 về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005, với mục tiêu: “Xây dựng công nghiệp phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại hóa và phát triển bền vững các ngành kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và đảm bảo an ninh quốc gia. Phát huy tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam, đặc biệt là của thế hệ trẻ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho những thập kỷ tới. Phấn đấu đến năm 2005 đạt giá trị sản lượng khoảng 500 triệu USD”. Quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm cũng đƣợc Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP nêu rõ: “Công nghiệp phần mềm là một ngành kinh tế mới, có giá trị gia tăng cao, có nhiều triển vọng. Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển ngành công nghiệp này. Nhà nước khuyến khích và ưu đãi tối đa việc phát triển công nghiệp phần mềm. Bước đầu, chú trọng hình thức xuất khẩu qua gia công và cung cấp dịch vụ cho các công ty nước ngoài. Ðồng thời, mở rộng thị trường trong nước, trước mắt tập trung phát triển phần mềm trong một số lĩnh vực sớm đem 6 lại hiệu quả kinh tế - xã hội, thay thế các sản phẩm phần mềm nhập khẩu. Nhanh chóng tổ chức xuất khẩu lao động phần mềm và phần mềm đóng gói để công nghiệp phần mềm của Việt Nam từng bước đạt được vị thế trên thị trường thế giới. Kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo và sản xuất làm tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm. Ðặc biệt khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực này.”. 1.3. Giai đoạn từ năm 2001-2005 Trong giai đoạn này, nhận thức của toàn xã hội về CNTT đã đƣợc nâng lên, hạ tầng kỹ thuật và truyền thông đã đƣợc trang bị và phát triển theo hƣớng hiện đại, nguồn nhân lực về CNTT cũng tăng lên. Tuy nhiên, CNTT của Việt Nam tại thời điểm này vẫn đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nƣớc trên thế giới và khu vực. Trƣớc tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VIII đã ra Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Với mục tiêu đến năm 2010, CNTT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực với một số mục tiêu cơ bản sau đây: “+ CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng. + Phát triển mạng thông tin quốc gia phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung bình thế giới. + Công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển hàng năm cao nhất so với các khu vực khác; có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng.”[1]. Để thực hiện đƣợc các mục tiêu nêu trên, Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị đã ra chủ trƣơng: “1- Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước. 2- Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đều phải ứng dụng CNTT để phát triển. [1] Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VIII. [...]... đƣợc các tổ chức nghiên cứu và phát triển CNTT-TT mạnh, đặc biệt là các tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ của doanh nghiệp, đủ năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có công nghệ cao Công nghiệp phần mềm và dịch vụ gia công của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, Việt Nam nằm trong số 10 nƣớc dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số Các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số và. .. rất nhiều nỗ lực của các cơ quan chính quyền từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, nỗ lực của các doanh nghiệp, sự ủng hộ của những ngƣời dân và đặc biệt là sự quan tâm sâu sắc, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nƣớc 23 Chƣơng 3: CHỦ TRƢƠNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN CNTT GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020 Các chủ trƣơng, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nƣớc về CNTT trong 10... trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam 1.5 Kết luận Chƣơng 1 Những nghiên cứu về các chủ trƣơng chung của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam ở chƣơng này cho thấy chủ trƣơng về ứng dụng máy tính điện tử có từ rất sớm, ngay từ cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ trƣớc, máy tính điện tử đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ chiến đấu của đất nƣớc Ngay sau... 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc Đây có thể coi là một trong những văn bản quan trọng nhất đã khẳng định rõ các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam Chỉ thị số 58-CT/TW ban hành đƣợc coi là bƣớc phát triển mới trong tƣ duy lý luận và sự lãnh đạo của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ... vụ tập trung vào các vấn đề nhƣ phát triển nguồn nhân lực CNTT; phát triển công nghiệp CNTT; tiếp tục phát triển và hoàn thiện hạ tầng viễn thông và CNTT; xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phù hợp để phổ cập thông tin số đến các hộ gia đình; ứng dụng hiệu quả CNTT trong cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, doanh nghiệp và xã hội; tăng cƣờng năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT-TT, làm chủ và từng bƣớc... 29/11/2005, quy định về GDĐT trong hoạt động CQNN; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thƣơng mại và các lĩnh vực khác Chính sách phát triển và ứng dụng GDĐT đã đƣợc Nhà nƣớc đặc biệt ƣu tiên, khuyến khích phát triển để hỗ trợ việc triển khai các DVCTT, triển khai thƣơng mại điện tử và tin học hóa hoạt động của CQNN Tại Điều 6 Luật GDĐT đã nêu rõ: “Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ và đào tạo nguồn... các ngành công nghiệp Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông chủ đạo tăng cƣờng đầu tƣ cho phát triển công nghiệp CNTT để tăng tỷ trọng doanh thu công nghiệp CNTT trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp Xây dựng và triển khai các chƣơng trình phát triển công nghiệp CNTT giai đoạn 2011 - 2020, tiếp tục hoàn thiện môi trƣờng pháp lý và các cơ chế chính sách mang tính đột phá cho phát triển công nghiệp... cuộc sống của ngƣời dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu thông tin, tuyên truyền của Đảng và Nhà nƣớc Nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ các thiết bị thông tin số phục vụ khả năng tiếp cận thông tin cho ngƣời cao tuổi và ngƣời khuyết tật 3.3.5 Ứng dụng CNTT hiệu quả trong CQNN, doanh nghiệp và người dân Tiếp tục triển khai các chƣơng trình, kế hoạch ứng dụng CNTT trong CQNN và trong doanh nghiệp theo các Quyết... trên thế giới và trong khu vực Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của CNTT chƣa đầy đủ; thực hiện chƣa triệt để các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; chƣa kết hợp chặt chẽ ứng dụng CNTT với quá trình cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh, cải cách hành chính, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nƣớc; chậm ban hành các chính... dụng và phát triển CNTT Đầu tƣ cho CNTT đã tăng lên nhƣng còn nhỏ giọt, chƣa đủ mức cần thiết Quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực CNTT vẫn còn phân tán và chƣa hiệu quả Các chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển công nghiệp phần mềm cũng đƣợc quan tâm đặc biệt nhƣng mới chỉ là bắt đầu Vì vậy, đánh giá chung về tình hình phát triển CNTT của Việt Nam đến năm 2000 vẫn còn ở tình trạng lạc hậu, phát triển . NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÙ KIM LONG CÁC CHỦ TRƯƠNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên. HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÙ KIM LONG CÁC CHỦ TRƯƠNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM TIỂU LUẬN. Chƣơng 1: Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam từ năm 2011 trở về trƣớc. Chƣơng 2: Hiện trạng ứng dụng và phát triển của ngành CNTT tại Việt Nam. Chƣơng

Ngày đăng: 28/02/2015, 11:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ TT&TT (2011), Sách trắng CNTT-TT Việt Nam 2011, Nhà Xuất bản TT&TT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách trắng CNTT-TT Việt Nam 2011
Tác giả: Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ TT&TT
Nhà XB: Nhà Xuất bản TT&TT
Năm: 2011
6. http://www.vinaren.vn/index.php/Gioi-thieu/gioi-thieu-ve-mang-vinaren.html 7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (2005), LuậtGDĐT năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật
Tác giả: http://www.vinaren.vn/index.php/Gioi-thieu/gioi-thieu-ve-mang-vinaren.html 7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI
Năm: 2005
9. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 200
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2001
10. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2010
2. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII (2000), Chỉ thị số 58- CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Khác
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90 Khác
5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05/06/2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005 Khác
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (2006), Luật CNTT năm 2006 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w