6. Cấu trúc của Tiểu luận
3.4. Các giải pháp chính sách chiến lƣợc
3.4.1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông qua các hội nghị, hội thảo để nâng cao nhận thức cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT và ngƣời dân về các mục tiêu, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc để thống nhất hành động.
Đồng thời, cần nâng cao văn hóa khai thác và sử dụng CNTT từ gia đình đến nhà trƣờng, xã hội nhằm hƣớng tới các ứng dụng lành mạnh, thiết thực, hiệu quả, góp phần hình thành xã hội văn minh, bảo đảm an toàn, an ninh cho mọi ngƣời sử dụng CNTT.
3.4.2. Tích cực xã hội hóa đầu tư cho CNTT-TT, đặc biệt là phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng, phát triển và khai thác hạ tầng viễn thông băng rộng, đa dạng hóa các dịch vụ CNTT-TT, đặc biệt là có những cơ chế về vốn, giải pháp công nghệ và mô hình kinh doanh để hấp dẫn các thành phần kinh tế tham gia cung cấp các dịch vụ CNTT-TT tới vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các vùng khó khăn.
Dùng chung các công trình công cộng, điện lực, cấp thoát nƣớc, giao thông để ngầm hóa các mạng cáp thông tin, cáp truyền hình; tăng cƣờng sự hợp tác giữa các doanh nghiệp viễn thông nhằm sử dụng chung một phần mạng lƣới, công trình, thiết bị viễn thông, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả trong việc thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ CNTT-TT.
3.4.3. Đầu tư đột phá có trọng tâm, trọng điểm
Đẩy mạnh việc đầu tƣ của Nhà nƣớc đối với các chƣơng trình, dự án ứng dụng và phát triển CNTT, trong đó chú trọng đến các dự án đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lƣợng cao, xây dựng và mở rộng mạng băng rộng đến các xã, phƣờng, thôn, bản trên cả nƣớc để phát triển Internet băng rộng và hoàn thiện mạng viễn thông dùng riêng phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc đến cấp xã, phƣờng để bảo đảm an toàn an ninh thông tin, phục vụ thúc đẩy ứng dụng CNTT. Khuyến khích đẩy mạnh các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng phát triển công nghiệp CNTT trong doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp.
Mở rộng thị trƣờng quốc tế cùng với việc xây dựng một số tập đoàn mạnh và thƣơng hiệu “CNTT-TT Việt Nam” thông qua các sản phẩm và dịch vụ CNTT với hàm lƣợng sáng tạo ngày càng cao.
3.4.4. Xây dựng và hoàn thiện thể chế
Ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực CNTT-TT để phát huy nội lực, thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tƣ phát triển. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý đầu tƣ phù hợp với đặc thù của lĩnh vực CNTT-TT. Tạo môi trƣờng pháp lý thông thoáng và thuận lợi cho việc đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các tập đoàn, doanh nghiệp chủ đạo về CNTT-TT của Việt Nam; ban hành các chính sách mở cửa thị trƣờng dịch vụ CNTT phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế.
Có chính sách bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của các sản phẩm CNTT để bảo vệ quyền lợi và khuyến khích các doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm mới; hỗ trợ, tiếp thị, sử dụng các sản phẩm của Việt Nam trong các dự án ứng dụng CNTT sử dụng NSNN. Nhà nƣớc thực hiện các chính sách hỗ trợ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ CNTT cho các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa và các đối tƣợng chính sách xã hội khác.
3.4.5. Một số cơ chế đặc thù và chính sách đột phá
a) Chính sách về đầu tư
+ Tăng cƣờng nguồn vốn đầu tƣ để phát triển công nghiệp CNTT, nghiên cứu, phát triển xúc tiến thƣơng mại, xúc tiến đầu tƣ trong lĩnh vực CNTT-TT.
+ Ban hành chính sách ƣu đãi cao nhất về đầu tƣ đối với các dự án phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng tới các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các dự án xây dựng các khu CNTT tập trung.
+ Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển ứng dụng CNTT trong đời sống xã hội, trong CQNN, cung cấp thông tin và DVCTT phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp trên cơ sở hợp tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp.
+ Bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tƣ phù hợp với đặc thù của lĩnh vực CNTT-TT, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nhanh các dự án CNTT-TT do Nhà nƣớc đầu tƣ.
b) Chính sách về tài chính
- Về thuế: xây dựng cơ chế, chính sách ƣu đãi về thuế đối với lĩnh vực CNTT- TT trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo hƣớng áp dụng mức ƣu tiên, ƣu đãi cao nhất của Luật Công nghệ cao về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với các hoạt động CNTT- TT bao gồm cả hoạt động đầu tƣ, xây dựng và sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ CNTT.
- Về nguồn vốn: thực hiện đa dạng hóa các nguồn tài chính đầu tƣ cho hoạt động CNTT-TT, bao gồm:
+ Vốn ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ trực tiếp ƣu tiên cho các dự án, chƣơng trình sau: các dự án phát triển hạ tầng, ứng dụng CNTT trực tiếp phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc; các chƣơng trình, dự án quy hoạch, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xây dựng hạ tầng các khu CNTT tập trung; các dự án đào tạo nguồn nhân lực CNTT theo quy hoạch, kế hoạch; hỗ trợ cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công của Nhà nƣớc trong lĩnh vực CNTT-TT nhằm mục tiêu hỗ trợ ngƣời nghèo, vùng khó khăn. Có loại hạng mục chi riêng về CNTT trong mục lục NSNN theo quy định của Luật CNTT;
+ Vốn ODA: huy động và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển CNTT- TT phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Vốn tín dụng: ƣu tiên sử dụng các nguồn vốn tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc cho các dự án đầu tƣ phát triển hạ tầng, sản phẩm CNTT-TT;
+ Các nguồn vốn doanh nghiệp và xã hội: có cơ chế phù hợp để huy động vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc xã hội hóa đầu tƣ phát triển hạ tầng viễn thông, ứng dụng CNTT, công nghiệp CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT, phát triển sản phẩm mới…; nghiên cứu, áp dụng mô hình hợp tác công - tƣ phù hợp cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng CNTT-TT và cung cấp dịch vụ;
+ Mở rộng phạm vi hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích và sử dụng kinh phí thu đƣợc từ đấu giá tần số để hỗ trợ phát triển hạ tầng, phổ cập sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet băng rộng và hỗ trợ thiết bị nghe nhìn, thiết bị thu truyền hình số cho ngƣời dân ở vùng sâu, vùng xa theo quy định của pháp luật.
c) Chính sách về đất đai, địa điểm
Thực hiện miễn, giảm tiền giao đất, tiền thuê sử dụng đất xây dựng hạ tầng viễn thông, CNTT nhất là tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; ƣu tiên lựa chọn, bố trí đất sạch có vị trí và diện tích thuận lợi phù hợp với yêu cầu xây dựng khu CNTT tin tập trung nhằm thu hút mạnh mẽ đầu tƣ và nguồn nhân lực trình độ cao theo quy định của pháp luật.
3.4.6. Học tập kinh nghiệm quốc tế
Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực CNTT-TT phối hợp trao đổi, đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ và quản lý CNTT-TT. Tham gia các dự án về CNTT-TT của khu vực, liên khu vực và quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học nƣớc ngoài trong lĩnh vực CNTT-TT làm việc cho Việt Nam.
Tranh thủ hợp tác quốc tế để huy động các nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là nguồn vốn ODA, nhằm đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT trong các CQNN và phát triển hạ tầng viễn thông tại các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
Tập trung mở rộng thị trƣờng quốc tế, đa dạng hóa các dịch vụ CNTT-TT để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Thúc đẩy việc sáp nhập hoặc mua các công ty CNTT nƣớc ngoài để tạo đột phá về thƣơng hiệu.
3.5. Kết luận Chƣơng 3
Tóm lại, với chủ trƣơng đƣa nƣớc Việt Nam sớm trở thành nƣớc mạnh về CNTT-TT nhƣ đã nêu ở trên đã thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nƣớc trong việc đƣa ngành CNTT-TT sánh ngang tầm khu vực và thế giới trong 10 năm tới.
Với mục tiêu đến năm 2020, phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế; đặc biệt là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào tăng trƣởng GDP và xuất khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng thông rộng trên phạm vi cả nƣớc; ứng dụng hiệu quả CNTT trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Tốc độ tăng trƣởng doanh thu công nghiệp CNTT-TT hàng năm đạt từ 2-3 lần tốc độ tăng trƣởng GDP trở lên. Đến năm 2020, tỷ trọng CNTT-TT đóng góp vào GDP đạt từ 8-10%.
Với quan điểm chỉ đạo cần phải tăng tốc phát triển CNTT-TT Việt Nam trên cơ sở đảm bảo tính kế thừa kết hợp với những đột phá trong phát triển với mục tiêu cao hơn, tốc độ nhanh hơn; phát triển hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở phát huy nội lực, tận dụng tri thức và các nguồn lực quốc tế; sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN, đồng thời thu hút các doanh nghiệp trong, ngoài nƣớc và toàn xã hội tham gia đầu tƣ và phát triển; áp dụng mức ƣu tiên, ƣu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật dành cho công nghệ cao, công tác nghiên cứu, đào tạo về khoa học và công nghệ cho các khu CNTT tập trung, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các doanh nghiệp, cá nhân cung cấp các sản phẩm, dịch vụ CNTT.
Trên quan điểm chỉ đạo và các mục tiêu nêu trên, Đề án nƣớc mạnh đƣa ra 6 nhóm nhiệm vụ tập trung vào các vấn đề nhƣ phát triển nguồn nhân lực CNTT; phát triển công nghiệp CNTT; tiếp tục phát triển và hoàn thiện hạ tầng viễn thông và CNTT; xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phù hợp để phổ cập thông tin số đến các hộ gia đình; ứng dụng hiệu quả CNTT trong cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, doanh nghiệp và xã hội; tăng cƣờng năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT-TT, làm chủ và từng bƣớc sáng tạo ra công nghệ cho chế tạo sản phẩm mới. Đề án nƣớc mạnh cũng đƣa ra 6 giải pháp, cụ thể là tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức; tích cực xã hội hóa đầu tƣ cho CNTT-TT, đặc biệt là phát triển hạ tầng viễn thông băng thông rộng; đầu tƣ đột phá có trọng tâm, trọng điểm; xây dựng và hoàn
thiện thể chế; xây dựng một số cơ chế đặc thù và chính sách đột phá; đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Thông qua Đề án nƣớc mạnh đã trình bày có thể thấy rằng đây là trí tuệ, sức mạnh, quyết tâm của những ngƣời làm CNTT nƣớc nhà, thế hệ trẻ Việt Nam, hệ thống chính trị Việt Nam và nhân dân, đồng chí, đồng bào cả nƣớc. Triển khai Đề án nƣớc mạnh là nhiệm vụ trọng tâm của nƣớc ta từ nay đến năm 2020. Đề án cũng thể hiện sự khát vọng của thế hệ trẻ Việt Nam muốn thay đổi thứ hạng của chúng ta trên trƣờng quốc tế trong nhiều lĩnh vực, trong đó có CNTT.
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu của Đề tài. Đề tài đã đƣợc hoàn thành đƣợc các mục tiêu đề ra bằng tất cả tinh thần khoa học, nghiên cứu một cách nghiêm túc, bằng nhiều công sức tìm đọc, nghiên cứu tài liệu, đánh giá, phân tích, tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn của tác giả, một lần nữa xin khẳng định tính chất thiết thực của Đề tài.
Tác động của các chủ trương, chính sách đối với phát triển CNTT
Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc có tác động rất lớn đối với ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, việc ban hành Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 đã góp phần xây dựng những nền móng bƣớc đầu vững chắc về cho một kết cấu hạ tầng về thông tin trong xã hội, đồng thời có ảnh hƣởng tích cực xây dựng công nghiệp CNTT trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nƣớc nhƣ hiện nay.
Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã tiếp tục đƣợc khẳng định và nhấn mạnh tại Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 đã ảnh hƣởng sâu rộng trong cộng đồng CNTT tại Việt Nam. Các chủ trƣơng, chính sách đó có tác động đặc biệt to lớn đối với nhận thức của toàn xã hội về vai trò và tầm quan trọng của CNTT trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc, cụ thể là “...ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút
ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước.”.
Có thể nói rằng, các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển công nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghiệp phần mềm đã nêu tại các văn bản nhƣ Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP và Chỉ thị số 58-CT/TW đã ăn sâu vào tiềm thức của cộng đồng CNTT, đặc biệt là những ngƣời làm phần mềm tại Việt Nam. Cũng nhờ sức lan tỏa của Chỉ thị 58-CT/TW, ứng dụng CNTT trong xã hội, ngƣời dân và doanh nghiệp có những chuyển biến rất tích cực.
Lợi ích của CNTT mang lại
Theo các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT ở nƣớc ta thì CNTT đã góp phần mang lại những lợi ích nhƣ: Giải phóng mạnh mẽ sức mạnh vật chất trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc; Thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp; Hỗ trợ có hiệu quả quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; Nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân; Đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Vai trò của CNTT đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Trong văn kiện của Đại hội Đảng khóa XI, Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 cũng đã nêu rõ “... Hiện đại hoá ngành thông tin - truyền thông và hạ tầng CNTT...”; “Chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực khoa học, công nghệ làm nền tảng cho phát triển kinh tế tri thức như: CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ vật
liệu mới, công nghệ môi trường...”; và “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong quản lý
và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước các cấp...”. Báo cáo chính trị cũng đã
khẳng định “Hiện đại hoá bưu chính - viễn thông và hạ tầng CNTT đủ sức bảo đảm
nhu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.” và cần phải
“... xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ, trước hết là CNTT, truyền
thông...”. Tóm lại, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT
đã luôn đƣợc quan tâm và luôn coi trọng vai trò của CNTT là động lực quan trọng góp