1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam

19 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 873,64 KB

Nội dung

Các chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam

Trang 1

CÙ KIM LONG

CÁC CHỦ TRƯƠNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM

TIỂU LUẬN THẠC SĨ

Hà Nội - 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

CÙ KIM LONG

CÁC CHỦ TRƯƠNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM

Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Quản lý Hệ thống thông tin

Mã số:

TIỂU LUẬN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Nguyễn Ái Việt

Hà Nội - 2011

Trang 3

MỤC LỤC

BẢNG ĐỊNH NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT 1

MỞ ĐẦU 2

1 Sự cần thiết của đề tài 2

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Cấu trúc của Tiểu luận 3

Chương 1: CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CNTT TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 TRỞ VỀ TRƯỚC 4

1.1 Giai đoạn trước năm 1996 4

1.2 Giai đoạn từ năm 1996-2000 4

1.3 Giai đoạn từ năm 2001-2005 4

1.4 Giai đoạn từ năm 2006-2010 5

1.5 Kết luận Chương 1 5

Chương 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CNTT VIỆT NAM 7

2.1 Hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT 7

2.2 Hoạt động ứng dụng CNTT trong CQNN 7

2.3 Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và người dân 7

2.4 Nguồn nhân lực và công nghiệp CNTT-TT 7

2.5 Đánh giá của thế giới về CNTT-TT Việt Nam trong thời gian qua 8

2.6 Kết luận Chương 2 9

Chương 3: CHỦ TRƯƠNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CNTT GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 10

3.1 Mục tiêu 10

3.1.1 Mục tiêu chung 10

3.1.2 Mục tiêu cụ thể 10

3.2 Quan điểm chỉ đạo 12

3.3 Các nhiệm vụ cần giải quyết 12

3.4 Các giải pháp chính sách chiến lược 12

3.5 Kết luận Chương 3 13

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

BẢNG ĐỊNH NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT

CNTT Công nghệ thông tin

CNTT-TT Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bộ TT&TT Bộ Thông tin và Truyền thông

DVCTT Dịch vụ công trực tuyến

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Trong vài thập kỷ vừa qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản nhằm thúc đẩy phát triển CNTT tại Việt Nam Đặc biệt, từ năm những năm 90 đến nay, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT ngày càng được nhấn mạnh và được cụ thể hóa bằng nhiều văn bản quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của CNTT đối với công cuộc đổi mới đất nước CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo

an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có bất cứ một đề tài nào nghiên cứu các chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học giúp cho các cán bộ lãnh đạo và cộng đồng CNTT tại Việt Nam nắm được các chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT qua các giai đoạn từ trước năm 1996; 1996-2000; 2001-2005 và từ 2006 đến nay Hơn nữa, đề tài cũng nêu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT thông qua mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ và các giải pháp trong giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 Chính vì vậy, đây

là đề tài hết sức cần thiết

2 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT tại Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là:

+ Nêu rõ các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển CNTT qua từng giai đoạn: trước năm 1996, 1996-2000, 2001-2005 và 2006 2010 Các kết quả đạt được về phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam đến năm 2011

+ Nêu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ và các giải pháp chính sách về phát triển CNTT tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020

Trang 6

+ Hệ thống lại các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật GDĐT và Luật CNTT làm căn cứ pháp lý quan trọng trong việc xây dựng các đề án, dự án CNTT

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn giúp các nhà lãnh đạo có được cách nhìn tổng quan về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT tại Việt Nam Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng cung cấp cho các nhà quản lý có những căn cứ để hoạch định chính sách chiến lược và xây dựng các kế hoạch, đề án, dự án phát triển CNTT cho đơn vị mình phù hợp với các chủ trương phát triển CNTT của Đảng và Nhà nước đã đưa ra Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng giúp cho cộng đồng CNTT tại Việt Nam có được những hiểu biết nhất định về tình hình và xu thế phát triển CNTT tại Việt Nam

4 Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của đề tài, phạm vi nội dung chính sẽ tập trung nghiên cứu các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển, ứng dụng CNTT thông qua một số văn bản tiêu biểu của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam

Phạm vi thời gian sẽ tập trung nghiên cứu các chủ chương, chính sách của Đảng

và Nhà nước về phát triển, ứng dụng CNTT thông qua các giai đoạn từ năm 2011 trở

về trước, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận thông qua việc nghiên cứu tài liệu, đánh giá, phân tích, tổng hợp các chủ trương chung Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT tại Việt Nam

6 Cấu trúc của Tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của Tiểu luận được chia làm ba chương như sau:

Chương 1: Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT tại Việt Nam từ năm 2011 trở về trước

Chương 2: Hiện trạng ứng dụng và phát triển của ngành CNTT tại Việt Nam Chương 3: Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020

Trang 7

Chương 1: CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CNTT TẠI

VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 TRỞ VỀ TRƯỚC

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT tại Việt Nam từ năm 2011 trở về trước có nhiều thay đổi qua các giai đoạn và ngày càng được quan tâm và đầu tư phát triển một cách toàn diện Các chủ trương, chính sách đó có thể chia thành một số giai đoạn chính sau đây

1.1 Giai đoạn trước năm 1996

Văn bản tiêu biểu nhất trong giai đoạn này chính là Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về phát triển CNTT của nước ta trong những năm 90 Nghị quyết số 49/CP đã khái quát tình hình CNTT của nước ta, khẳng định quan điểm, mục tiêu và nội dung phát triển CNTT ở nước ta đến năm 2000 và đề ra biện pháp lớn để thực hiện chủ trương quan trọng này Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

tại Nghị quyết số 49/CP đã nêu rõ “ tích cực xây dựng ngành công nghiệp CNTT

thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước ”

1.2 Giai đoạn từ năm 1996-2000

Để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT trong những năm 90, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 211/TTg ngày 07/04/1995 phê duyệt Chương trình quốc gia về CNTT giai đoạn

1996-1998

Đến tháng 04/2000, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao không chính thức lần thứ

4 tại Singapore, Chính phủ đã ký kết Hiệp định khung E-ASEAN, trong đó, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử

Bên cạnh đó, chủ trương phát triển CNTT, đặc biệt công nghiệp phần mềm luôn được ưu tiên phát triển Để cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp phần mềm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày

05/06/2000 về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005

1.3 Giai đoạn từ năm 2001-2005

Trong giai đoạn này, nhận thức của toàn xã hội về CNTT đã được nâng lên, hạ tầng kỹ thuật và truyền thông đã được trang bị và phát triển theo hướng hiện đại, nguồn nhân lực về CNTT cũng tăng lên Tuy nhiên, CNTT của Việt Nam tại thời điểm này vẫn đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã ra Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 8

Để cụ thể hóa nhiệm vụ này và đồng bộ hóa với Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 Phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005

Cũng trong giai đoạn này, một đạo luật quan trọng đã được Quốc hội khóa XI thông qua đó chính là Luật GDĐT số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005, quy định về GDĐT trong hoạt động CQNN; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác

1.4 Giai đoạn từ năm 2006-2010

Chủ trương, chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam tiếp tục được nhấn mạnh và cụ thể hóa bằng một văn bản quan trọng nhất trong lĩnh vực CNTT đó chính là Luật CNTT của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 67/2006/QH11 ngày 29/06/2006

Để cụ thể hóa và đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT đã nêu trên đi vào cuộc sống, trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ đã ban hành hàng loạt các văn bản hướng dẫn quan trọng, chi tiết xin xem tại Phụ lục 1 kèm theo Tóm lại, giai đoạn 2006-2010 chính là giai đoạn thực hiện tốt nhất việc hoàn thiện cơ bản về môi trường pháp lý trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam

1.5 Kết luận Chương 1

Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về "Phát triển CNTT ở

Việt Nam trong những năm 90" đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử phát

triển CNTT của nước ta

Đến năm 2000, nhận thức của toàn xã hội về vai trò và ý nghĩa quan trọng của CNTT đã được nâng lên một bước nhưng vẫn còn rất hạn chế Nguồn nhân lực về CNTT tại Việt Nam tăng lên đáng kể nhưng chất lượng đào tạo, trình độ chuyên môn chưa thể đáp ứng được yêu cầu thực tế của xã hội Hạ tầng kỹ thuật CNTT-TT phát triển nhanh theo hướng hiện đại hoá nhưng chưa đáp ứng được các yêu cầu về tốc độ, chất lượng và giá cước cho ứng dụng và phát triển CNTT Vì vậy, đánh giá chung về tình hình phát triển CNTT của Việt Nam đến năm 2000 vẫn còn ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm,

có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực Trước tình hình phát triển CNTT ở nước ta như vậy, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đây có thể coi là một trong những văn bản quan trọng nhất đã khẳng định rõ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT tại Việt Nam Chỉ thị số 58-CT/TW ban hành được coi là

Trang 9

bước phát triển mới trong tư duy lý luận và sự lãnh đạo của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW, việc ứng dụng và phát triển CNTT

ở nước ta đã có những tiến bộ rõ rệt, đóng góp bước đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải cách hành chính, thông qua hàng loạt các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án ứng dụng và phát triển CNTT Đến năm 2010, nhận thức về tầm quan trọng của CNTT được nâng cao trong xã hội Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước

về CNTT đã từng bước được kiện toàn Môi trương pháp lý tương đối hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng và phát triển CNTT Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và truyền thông đã đạt trình độ hiện đại về công nghệ, đáp ứng tốt nhu cầu cơ bản của xã hội Ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng như trong công tác chuyên môn đã từng bước đổi mới Ứng dụng CNTT trong xã hội, người dân và doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT phát triển nhanh cả về quy mô và hình thức đào tạo Công nghiệp CNTT-TT đã thực sự trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của nền kinh tế quốc dân

Mặc dù đã đạt nhiều thành tựu quan trọng song kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được một số mục tiêu và chỉ tiêu cơ bản đề ra trong Chỉ thị 58-CT/TW đó là CNTT vẫn chưa trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta CNTT của Việt Nam vẫn còn tụt hậu khá xa so với các nước

tiên tiến trong khu vực, chưa đạt mục tiêu “CNTT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong

khu vực” Việc ứng dụng CNTT chưa có tác dụng đổi mới hẳn lề lối làm việc, chưa

tạo được thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân Thị trường công nghiệp CNTT còn nhỏ Năng lực quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chưa theo kịp tình hình phát triển Đầu tư cho ứng dụng CNTT còn ít, chia các khoản đầu tư nhỏ Các hệ thống còn bị cô lập, thiếu tính tương hợp, không thành hệ thống thống nhất, trao đổi thông tin còn rất kém, không có chìa khóa nào để chuẩn hóa,

Tóm lại, trong các giai đoạn đã trình bày ở trên, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn luôn xác định CNTT phải trở thành động lực quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 Việc nhìn nhận, tổng kết, đánh giá lại việc thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW

là rất quan trọng để định hướng ngành CNTT-TT tiếp tục phát triển trong giai đoạn tới, góp phần tích cực vào việc thực hiện thành công chiến lược đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020

Trang 10

Chương 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CNTT

VIỆT NAM 2.1 Hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT

- Hạ tầng máy tính và kết nối mạng trong CQNN

- Hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và cộng đồng

- Hạ tầng viễn thông

2.2 Hoạt động ứng dụng CNTT trong CQNN

- Ứng dụng thư điện tử và điều hành công việc qua mạng

- Triển khai các ứng dụng nội bộ

- Hoạt động cung cấp thông tin qua Cổng/Trang thông tin điện tử

- Triển khai DVCTT

2.3 Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và người dân

- Ứng dụng phần mềm và Internet trong doanh nghiệp

- Ứng dụng CNTT của người dân

2.4 Nguồn nhân lực và công nghiệp CNTT-TT

Theo Sách trắng năm 2011 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT và Bộ TT&TT, đến năm 2010 cả nước có:

+ 277 trường đại học và cao đẳng đào tạo về nhóm ngành CNTT (chiếm 73% tổng số trường);

+ 220 cơ sở đào tạo kỹ thuật viên CNTT cấp trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, 62 cơ sở đào tạo kỹ thuật viên điện tử - viễn thông, 82 trường cao đẳng nghệ có đào tạo về CNTT-TT và 100 trung tâm đào tạo phi chính quy về CNTT;

+ 35.000 sinh viên ngành CNTT-TT đã tốt nghiệp trong năm 2010 và 169.000 sinh viên ngành CNTT-TT vẫn đang theo học;

+ Tổng số lao động trong ngành công nghiệp CNTT (không kể Viễn thông) là 250.000 người (trong đó nhân lực cho: công nghiệp phần cứng khoảng trên 127.500 người, công nghiệp phần mềm khoảng trên 70.000 người; công nghiệp nội dung số khoảng 50.900 người)

Doanh thu ngành công nghiệp CNTT cũng đã có những bước tăng trưởng

nhanh và ổn định, tổng doanh thu công nghiệp CNTT tính đến tháng 12/2010 là 7.629 triệu USD, trong đó:

Ngày đăng: 20/04/2014, 19:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ TT&TT (2011), Sách trắng CNTT-TT Việt Nam 2011, Nhà Xuất bản TT&TT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách trắng CNTT-TT Việt Nam 2011
Tác giả: Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ TT&TT
Nhà XB: Nhà Xuất bản TT&TT
Năm: 2011
6. http://www.vinaren.vn/index.php/Gioi-thieu/gioi-thieu-ve-mang-vinaren.html 7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (2005), LuậtGDĐT năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật
Tác giả: http://www.vinaren.vn/index.php/Gioi-thieu/gioi-thieu-ve-mang-vinaren.html 7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI
Năm: 2005
9. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 200
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2001
10. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2010
2. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (2000), Chỉ thị số 58- CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Khác
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90 Khác
5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05/06/2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005 Khác
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (2006), Luật CNTT năm 2006 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐỊNH NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT - Các chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam
BẢNG ĐỊNH NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w