1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam (2)

25 540 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 742 KB

Nội dung

Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam (2)

Trang 1

thiếu và ngày càng quan trọng vì nó cho phép phát huy hết mọi nguồn lực trong xã hội, tạo

ra sự cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của xã hội, và

do đó tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững trong bối cảnh nguồn lực là hữu hạn

Ở Việt Nam hệ thống các trường đại học cao đẳng ngoài công lập được hình thành

và phát triển từ những năm 1990 và đã có những đóng góp rất quan trọng cho sự nghiệpphát triển giáo dục của nước nhà Thực hiện chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dụccủa Đảng và Nhà nước, ngành GD-ĐT đã sớm triển khai đa dạng hóa các loại hìnhtrường như bán công, dân lập, tư thục ở các cấp học và trình độ đào tạo (gọi chung là cơ

sở GD-ĐT ngoài công lập) nhằm đáp ứng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo điều kiện và cơ hộihọc tập và học tập suốt đời cho mọi người dân Các cơ sở GD-ĐT ngoài công lập cùngsong song hoạt động với các cơ sở GD-ĐT công lập và có nghĩa vụ, quyền lợi bình đẳngnhư nhau

Bên cạnh các nhân tố nội tại trên, chúng ta có thể thấy một trong những nhân tốbên ngoài có ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đối với hoạt động của HTĐHCĐTT chính là

công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống này

Mặc dù được sự quan tâm của Chính phủ như trên, nhiều nhà quản lý và cácchuyên gia đều nhận thấy công tác quản lý nhà nước đối với HTĐHCĐTT vẫn còn nhiềubất cập khiến cho hoạt động của hệ thống này chưa tương xứng với mong muốn của

Chính phủ, cộng đồng, và của người dân Xuất phát từ thực tiễn này, đề tài “Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học, cao đẳng tư thục ở Việt Nam” đã được hình

thành với mục tiêu: phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tácquản lý nhà nước đối với HTĐHCĐTT ở Việt Nam đại trong bối cảnh nền kinh tế thịtrường Để đạt được mục tiêu này, nội dung nghiên cứu chính của đề tài bao gồm:

- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về hệ thống giáo dục đại học cao đẳng tư trongmột quốc gia

- Nghiên cứu về mô hình quản lý nhà nước đối với các trường đại học cao đẳng tư hiệnnay ở các nước để rút ra các bài học cho hệ thống giáo dục tư ở Việt Nam

- Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với HTĐHCĐTT ở Việt Nam, cácnhân tố mức độ ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của hệ thống này

- Kiến nghị một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối vớiHTĐHCĐTT để hệ thống này có thể hoạt động xứng đáng với kỳ vọng của xã hội: gópphần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế

Với những nội dung nghiên cứu trên, đề tài “Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học, cao đẳng tư thục ở Việt Nam” là một công trình nghiên cứu cấp thiết

cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng

và Nhà nước

Thông qua việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước

và đề xuất được giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước, kết quả nghiên cứu của đề tài cóthể đóng góp một phần các nhà hoạch định chiến lược, các nhà hoạch định chính sáchgiáo dục đại học trong việc xây dựng quy hoạch phát triển HTĐHCĐTT ở nước ta, banhành các chính sách và văn bản pháp lý có liên quan cho sự hoạt động nhịp nhàng của hệthống này, và trên cơ sở đó giám sát hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 2

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hệthống đại học cao đẳng tư thục hiện nay ở Việt Nam, đánh giá tình hình về quản lý nhànước ở lĩnh vực này Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước với hệ thốngđại học cao đẳng tư thục trên cơ sở đó có những giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện côngtác này.

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Dưới góc độ của chuyên ngành kinh tế học, luận ánnghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳngngoài công lập nói chung và tư thục nói riêng về công tác quản lý nhà nước trên toànlãnh thổ Việt Nam

* Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam nhưng đượcđặt trong bối cảnh chung của quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạođáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

4 Phương pháp luận nghiên cứu

* Trong quá trình nghiên cứu, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứunhư phương pháp phân tích thống kê suy diễn, phương pháp tổng hợp quy nạp, phươngpháp đối chiếu so sánh, các phương pháp kiểm định của thống kê học, hỗ trợ xử lý sốliệu thông qua phần mềm EVIEWS 6.0 để tìm ra được các quan hệ tương tác ảnh hưởngcủa các nhân tố đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo đối với khu vực đại học caođẳng ngoài công lập (tư thục)

* Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát các nhà quản lý trong và ngoài ngànhgiáo dục như: Bộ GD&ĐT, các trường đại học cao đẳng công lập, dân lập, tư thục,UBND các tỉnh thành phố, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp có sử dụng lao độngtrong phạm vi cả nước Sau đó sử dụng những công thức trong thống kê mô tả với sự hỗtrợ của phần mềm SPSS để tính toán một số chỉ tiêu nhằm tìm ra những điểm chung củacác nhà quản lý trong công tác quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT

6 Những đóng góp mới của luận án

Luận án đã có những đóng góp nhất định về ý nghĩa khoa học và thực tiễn vềquản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT Để từ đó giúp cho các nhà quản lý giáo

Trang 3

dục, các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo nhằm đưa ra những quyết sáchquản lý tốt hơn trong thời gian tới.

Ý nghĩa khoa học của luận án:

Thứ nhất: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ, bổ sung thêm vào hệ

thống cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục

Thứ hai: Sử dụng các phương pháp thống kê với sự hỗ trợ của phần mền SPSS để

tính toán kết quả khảo sát, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước đối với khu vực giáodục đại học cao đẳng tư thục

Thứ ba: Xây dựng hàm hồi quy bằng phương pháp OLS với sự hỗ trợ của phần

mềm EVIEWS 6.0 để tính toán một chỉ tiêu chủ yếu, kết hợp với kết quả khảo sát làm

cơ sở cho việc đề xuất giải pháp

Ý nghĩa thực tiễn của luận án:

Thứ nhất: Đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của khu vực giáo dục tư thục.

Chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhànước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục

Thứ hai: Xây dựng mô hình quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học

cao đẳng tư thục mang đặc thù của Việt Nam, có tham khảo mô hình của một số quốcgia phát triển trên thế giới

Thứ ba: Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo dục đại

học, cao đẳng tư thục trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa

Có những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống này ở nước ta trong thời gian tới

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ

THỤC 1.1 HỆ THỐNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TƯ THỤC VÀ CÁC NHÂN

TỐ TÁC ĐỘNG

1.1.1 Sự hình thành và phát triển hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục

1.1.1.1 Khái niệm Trường Đại học tư thục

Bất kỳ quốc gia nào cũng cần có nguồn nhân lực được đào tạo để thực hiện các kếhoạch phát triển kinh tế-xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu mọi mặt ngày càng cao củangười dân Hệ thống giáo dục quốc gia được hình thành nhằm đào tạo, huấn luyện vàcung cấp cho xã hội các chuyên gia, nhà quản lý và thợ lành nghề cho các ngành và các

NHÂN LỰC ĐƯỢC ĐÀO TẠO Giáo dục đại học và cao đẳng Giáo dục nghề

Giáo dục trung học cơ sở và phổ thông

Giáo dục tiểu học Giáo dục mầm non NGƯỜI HỌC

Trang 4

lĩnh vực kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên do nguồn lực của các chính phủ là hữu hạn và nhu cầu nhân lực lại rấtlớn nên sự tham gia chính thức của khu vực tư nhân là một tất yếu khách quan, và kếtquả là hệ thống giáo dục quốc gia ngày nay được quản lý bởi Chính phủ nhưng bao gồm

cả khu vực nhà nước và cả khu vực tư nhân

Như vậy, từ các thông tin trên, một cách chung nhất, chúng ta có thể hiểu:

“Trường đại học tư thục là cơ sở đào tạo do các tổ chức hay cá nhân đứng ra thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với nguồn kinh phí được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, hoạt động trong khuôn khổ luật pháp, nhằm đào tạo nhân lực cho nhu cầu của xã hội với mục tiêu lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận”.

1.1.1.2 Các đặc điểm nổi bật của trường tư thục

Khái niệm về trường tư thục thường được sử dụng một cách lỏng lẻo, các nhànghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các nhà giáo dục cũng như người dân đôikhi sử dụng khái niệm này một cách không đồng nhất Tuy nhiên, nhìn chung, chúng ta

có thể phân biệt khái niệm trường tư và trường công theo các tiêu chí sau đây: (1) Quyền

sở hữu (Vốn bằng tiền và bằng hiện vật ban đầu khi thành lập trường); (2) Nguồn kinhphí hỗ trợ từ Nhà nước (Có hay không có sự hỗ trợ về vốn của nhà nước); (3) Vì mụctiêu lợi nhuận hay phi lợi nhuận; và (4) Địa vị pháp lý (theo văn bản pháp lý nào) và tưcách pháp nhân Phần sau đây sẽ làm rõ hơn các tiêu chí này

1.1.1.2 Nguyên nhân hình thành, phát triển HTĐHCĐTT

Có thể nói sự hình thành và phát triển của HTĐHCĐTT tại Việt Nam cũng như hầuthế các quốc gia khác trên thế giới là một thực tế tất yếu nhằm phát huy tối đa mọinguồn lực trong xã hội, giảm bớt gánh nặng về ngân sách nhà nước cho GD-ĐT Nhằmthỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đối với nguồn nhân lực và thỏa mãn nhucầu được đào tạo của người học để tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động

Hầu như không có quốc gia nào trên thế giới đủ ngân sách để bao cấp hoàn toàncho GDĐH-CĐ, nên việc huy động các nguồn kinh phí ngoài nhà nước cho GDĐH-CĐtrở thành chủ trương phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới, và công cuộc tư nhân hóaGDĐH-CĐ đã phản ánh xu hướng đó Tư nhân hóa có ý nghĩa:

- Giảm bớt gánh nặng cho công quĩ, giải phóng nguồn lực để phát triển số lượnghay nâng cao chất lượng

- Tăng cường hiệu quả trong các trường công lập bằng cách khuyến khích ý thức vềphí tổn và sử dụng tốt hơn các nguồn lực

- Tăng cường trách nhiệm của các cơ sở đào tạo bằng các mối liên kết hệ thống giáodục ĐH-CĐ với các ngành công nghiệp, thương mại, cộng đồng rộng lớn

- Tăng tính công bằng vì những người được hưởng giáo dục phải đóng góp vàonhững chi phí đó

1.1.2 Vị trí và đặc điểm của đại học cao đẳng tư thục trong hệ thống giáo dục đại học-cao đẳng của một quốc gia

1.1.2.1 Vị trí của ĐH-CĐTT trong hệ thống giáo dục cao đẳng-đại học của một quốc gia

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có hệ thống giáo dục tư nhân tồn tại songsong với hệ thống giáo dục công lập Nhưng do sự khác biệt về chế độ chính trị, chínhsách của nhà nước, và mức quan tâm của cộng đồng xã hội nên vị trí của hệ thống giáodục tư thục trong tổng thể hệ thống giáo dục quốc gia sẽ có sự khác nhau nhất định Ởcác quốc gia thuộc Trung Đông và một số quốc gia ở Châu Á, hệ thống đại học tư đã

Trang 5

phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực đào tạo nghề Đối với Nhật và Hàn Quốc, sự pháttriển gần đây của hệ thống giáo dục đại học chủ yếu nằm ở khu vực tư nhân Ba Lancũng là một ví dụ điển hình ở Châu Âu về sự phát triển hệ thống đại học tư

Hình 1.2 Hệ thống giáo dục Đại học – Cao đẳng của Việt Nam

Ở nước ta hiện nay, hệ thống giáo dục đại học cao đẳng cũng bao gồm các trườngcông và trường tư Điểm khác biệt là trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạchhóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, thời gian đầu, nhà nước đã cho phép tồn tạicác loại hình trường công lập và ngoài công lập, tuy nhiên, hiện nay đang tiến dần đến

mô hình chỉ gồm hai hình trường là công lập và tư thục để phù hợp với xu hướng chung

ở các nước

1.1.2.2 Đặc điểm HTĐHCĐTT

Có thể tổng kết một số đặc điểm chính của HTĐHCĐTT như: Giáo dục ĐH-CĐTT với tư cách là phương tiện, là một loại dịch vụ với những lợi ích lan tỏa hay lợi ích tràn

xã hội, là loại hàng hóa công đặc biệt.

Hình 1.3 Ảnh hưởng của những thay đổi trong nhu cầu về các dịch vụ giáo dục

1.1.3 Các nhân tố tác động đến hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục

Nhân tố về môi trường kinh tế xã hội

Nhân tố về môi trường chính trị, pháp luật và chính sách phát triển giáo dục

ĐH-CĐ tư thục

Nhân tố về môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ

1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤC

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với hệ thống trường đại học cao đẳng

Hệ thống giáo dục Đại học – Cao đẳng

TrườngĐH-CĐ Trực thuộc Bộ GDĐT

Trường

ĐH-CĐ, Học viện ngành

Trường

ĐH-CĐ cộng đồng

Cơ sở giáo dục ĐH – CĐ

công lập

Cơ sở giáo dục ĐH – CĐ ngoài công lập

Trường

ĐH-CĐ tư thục

Các trường ĐH-CĐ bán công

Đại học

quốc gia –

Đại học

vùng

Trang 6

1.2.1.1 Khái niệm về quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụngquyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của conngười để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiệnchức năng và nhiệm vụ của Nhà nước

Như vậy, có thể nói: Quản lý nhà nước về GD-ĐT là sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Bộ giáo dục từ trung ương đến cơ sở lên hệ thống GĐQD

và các hoạt động giáo dục của xã hội nhằm nâng cao dân trí - đào tạo lực- bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách cho công dân

Từ những cơ sở lý luận trên có thể hiểu: Quản lý nhà nước đối với hệ thống các trường đại học cao đẳng là nhà nước thực thi quyền hành pháp để điểu chỉnh các hoạt động trong HTGDĐH-CĐ đồng thời thể hiện sự cam kết của nhà nước đối với sự phát triển của giáo dục đào tạo Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo, các bộ ngành và ủy ban nhân dân các địa phương được phân cấp chia sẻ thực hiện cam kết đó, cần phân định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm trong việc quản lý các trường để tạo sự đồng thuận cao

1.2.2 Đặc điểm quản lý nhà nước đối với hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục

Do đặc điểm các trường ĐH-CĐTT được huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sáchnhà nước nên công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống các trường này cũng có nhữngđiểm khác biệt so với các trường công lập cả về mục tiêu, sứ mạng, tổ chức, cách thứchuy động các nguồn lực…

Về tổ chức bộ máy các trường tư thục cũng không giống như trường công lập, cáctrường tư bầu Hội đồng quản trị, còn các trường công thì có hội đồng trường và hoạtđộng của hai hội đồng này cũng có những điểm khác nhau Mặt khác do tính tư chủ caonên tổ chức bộ máy của trường tư thường gọn nhẹ nhưng nhiều khi họ lại thiết lập bộmáy tổ chức chưa hợp lý

Cách thức huy động vốn của trường tư thục thường đa dạng hơn, nhưng chủ yếuvẫn là sự đóng góp của người học, các trường tư rất ít được nhận tử sự tài trợ của nhànước, việc huy động vốn từ cổ đông đóng góp thường chỉ góp ban đầu để thành lậptrường Đặc biệt do chưa có cơ chế hoạt động rõ ràng như doanh nghiệp nên các trườngchưa có quyền phát hành cổ phiếu và giao dịch trên thị trường chứng khoán

1.2.3 Nội dung cơ bản quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng

tư thục

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận kết hợp với kết quả khảo sát các nhà quản lý giáo dục

có thể rút ra nội dung quản lý nhà nước bao gồm bốn vấn đề chính, đó là:

Thứ nhất: Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển hệ thống các trường ĐH-CĐ

Trang 7

trong đó có trường tư thục Đây là kế hoạch tổng thể xây dựng mạng lưới các trường

phù hơp với yêu cầu của xã hội, phù hợp với sự phát triển chung của cả hệ thống cáctrường đại học cao đẳng, phù hợp với chiến lược phát triển của ngành và của toàn bộ nềnkinh tế xã hội Kế hoạch tổng thể này được đề xuất, được các cơ quan nhà nước có thẩmquyền ra quyết định phê chuẩn, đó là thể hiện sự nhất trí cao của các cấp lãnh đạo, là sựthống nhất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cho phép thực hiện trong mộtkhoảng thời gian giới hạn nào đó

Thứ hai: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dùng để điều chỉnh toàn bộ hệ

thống đó Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cho các trường ĐH-CĐ TT được

hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặcthừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiệnbằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế Đối với các trường tư thục do

có những tính chất và đặc điểm riêng nên ngoài những văn bản áp dụng chung cho hệthống các trường ĐH-CĐ thì cần xây dựng hệ thống pháp luật riêng cho các trường tưthục

Thứ ba: Hình thành các cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho hệ thống ĐH-CĐ có

thể vận hành theo đúng quy hoạch nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra Do

các trường tư thục mới hình thành và phát triển, vì vậy họ còn rất non trẻ, thiếu kinhnghiệm, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhà nước cần phải có cơ chế chính sách ưu đãi

về đất đai, về thuế, về ưu đãi tín dụng, thậm trí cấp cả NSNN cho đào tạo theo nhiệm vụgiao… nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở tư thục có điều kiện tồn tại và phát triển

Thứ tư: Thực thi công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của hệ thống

giáo dục đại học nói chung và HTĐH-CĐTT nói riêng Nội dung kiểm tra, giám sát bao

gồm kiểm định chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo; cơ sở vật chất, giám sát việctuân thủ các tiêu chuẩn về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và việc thực hiệncác tuyên bố về sứ mạng và cam kết với sinh viên

1.2.4 Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục

Quan điểm và cam kết của nhà nước đối với vai trò của hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục.

Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục.

1.2.5 Các mô hình quản lý nhà nước về giáo dục ĐH-CĐ

- Mô hình kiểm soát nhà nước, nhà nước thành lập, sở hữu, tài trợ, kiểm soát và

quản lý chặt chẽ các trường đại học Dựa trên “sự kiểm soát và việc lập kế hoạch theo lýtrí”

- Mô hình dựa vào thị trường thì vai trò thị trường được nhấn mạnh và xem như cơ

chế phối hợp Người ta quan niệm đào tạo và nghiên cứu có thể trao đổi chứ không đơnthuần là hàng hoá công cộng Khái niệm chỉ huy và kiểm soát ít được nhấn mạnh vàquản lý các trường đại học có sự dịch chuyển, từ can thiệp đến đánh giá

-Mô hình giám sát nhà nước dựa trên “sự tự điều chỉnh” Theo đó, nhà nước ảnh

hưởng hạn chế hơn đối với trường đại học nhưng vẫn giữ vai trò quản lý vĩ mô, giám sát

hệ thống và “điều khiển từ xa” Trường đại học được trao quyền quyết định tương laicủa mình, thiết lập các ưu tiên dựa trên những nguồn lực đa dạng hơn của cả nhà nước

và tư nhân Mô hình giám sát cho thấy nhiều ưu điểm, vừa đảm bảo sự quản lý của nhànước, vừa khuyến khích các trường chủ động trong hoạt động

Trang 8

-Ở mô hình Quản lý công mới, quản lý GDĐH dựa trên cơ chế thị trường Việc

quản lý của nhà nước đối với các trường đại học gắn với sự đo lường kết quả thực hiện,các hệ thống quản lý và theo dõi cũng như sự gia tăng các hệ thống kiểm toán trong khiviệc trao quyền quản lý chính thức thì mang tính thầu khoán Thách thức lớn nhất của

mô hình này là nó đòi hỏi năng lực quản lý tốt của cả cấp trường và cấp hệ thống, nhất làkhả năng xác định mục tiêu phù hợp có thể đánh giá được

Qua sự phân tích, sàng lọc cho thấy mô hình giám sát nhà nước kết hợp với mô hìnhdựa vào thị trường sẽ cho mô hình tương đối phù hợp với điều kiện ở nước ta hiện nay

1.3 XU HƯỚNG VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỰC

1.3.1 Xu hướng phát triển khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục trên thế giới

Nghiên cứu cho thấy xu hướng phát triển của hệ thống trường tư thục trên thế giới cónhững nước đi theo xu hướng xây dựng những trường tư là những trường có quy mô và chấtlượng hàng đầu như ở Hoa Kỳ, Anh, Thụy Điển… Nhưng có những nước phát triển trường

tư theo xu hướng đại trà mang tính cộng đồng như ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục ở một số nước

1.3.2.1 Kinh nghiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống trường đại học, cao đẳng tư

Đối với hệ thống đại học, cao đẳng Hoa Kỳ là vai trò quản lý trực tiếp của nhà

nước rất mờ nhạt,nền đại học Hoa Kỳ “không tổ chức thành một hệ thống-not a system

at all” Mỗi trường đại học, công hay tư, đều có quyền tổ chức việc dạy và học trong

trường mình, theo sáng kiến riêng, không có và không bắt buộc phải theo những quychế, thể lệ chung Ở Liên Xô cũ thì trái ngược hoàn toàn với mô hình của Hoa Kỳ.Nguyên tắc tập trung hóa và thống nhất về chính trị chi phối toàn bộ hoạt động và giáodục, hoạt động của tất cả các trường ĐH-CĐ hầu như nhờ nguồn kinh phí của nhà nướccấp Đối với nước Đức xây dựng theo phương châm “đẩy lùi những biên giới của kiếnthức”, còn ở Pháp được hình thành trong cơ chế thị trường

1.3.2.2 Kinh nghiệm về xây dựng khuôn khổ pháp luật cho hệ thống trường đại học cao đẳng tư

Kinh nghiệm của một số nước cho thấy hầu hết các quốc gia đều có hệ thống cáctrường công lập và tư nhân, tuy nhiên mỗi quốc gia lại phát triển theo hai hướng khác nhau,

có nước chú trọng tới trường công nhưng có nước lại chú trong tới loại hình trường tư

Mc Nay (1995) đã dựa trên trên 2 mặt “Xác định chính sách” và “Giám sát thựchiện”, và tùy thuộc mức độ "Chặt chẽ" hay "Lỏng lẻo" đã hình thành 4 mô hình quản lýtrường ĐH-CĐ dạng A, B, C, D như sơ đồ sau

Bảng 1.1 Mô hình quản lý trường

Xác định chính sách Giám sát

Trang 9

lệ/Quy chế, quyền lực lớn nằm trong tay các nhà quản lý hành chính Kiểu C(Corporation) là kiểu quản lý trường ĐH trong Công ty, xem sinh viên là khách hàng.Kiểu D (Entreprenuer) nặng về tính chất "ủy thác" như ở các Doanh nghiệp tư nhân Theo Mc Nay, các trường ĐH ngày nay thường phối hợp tất cả các kiểu quản lýnày và trọng số kiểu nào lớn hơn phụ thuộc vào loại trường ĐH Tuy nhiên, về trungbình, qua khảo sát ở Úc và Anh (1997) sau 10 năm tỷ trọng kiểu A đã giảm từ 35 - 55%xuống còn 15 - 17%, kiểu B có giảm xuống một ít và nằm trong phạm vi 25 - 40%, Kiểu

C tăng từ 8 - 24% lên trên gần 40% và kiểu D tăng từ dưới 10% lên đến 25 - 35% Điều

đó có nghĩa, trường ĐH-CĐ tư thục ngày nay, kể cả ở Việt nam, đã có khá nhiều màusắc của một Công ty cổ phần Khi đó việc xây dựng các chính sách của luật pháp củanhà nước sẽ phải hướng dần theo mô hình quản lý của một công ty

1.3.2.3 Kinh nghiệm về chính sách khuyến khích đối với hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục.

 Kinh nghiệm về học phí

 Vấn đề lợi nhuận hay phi lợi nhuận

1.3.2.4 Kinh nghiệm về kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với hoạt động của hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục

 Kinh nghiệm kiểm định chất lượng giáo dục đại học

 Kinh nghiệm quản lý chương trình đào tạo

 Quản lý các hoạt động về tài chính

 Quản lý về công tác tuyển sinh

 Giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn về các điều kiện đảm bảo chất lượng đàotạo

 Việc thực hiện các tuyên bố về sứ mạng và cam kết với sinh viên

1.3.3 Bài học kinh nghiệm trong việc hoàn thiện vai trò QLNN đối với khu vực giáo dục đại học, cao đẳng tư thục tại Việt Nam.

Thứ nhất: Tại hầu hết các quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới thì

HTĐHCĐTT đều đóng vai trò quan trọng, trụ cột trong việc đắp ứng nhu cầu học tậpcủa cộng đồng Đây là xu hướng phát triển tất yếu mang tính khách quan trong sự pháttriển giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng thời gian tới tại Việt Nam

Thứ hai: Kinh nghiệm thế giới cho thấy các quốc gia phát triển đều quản lý hệ

thống trường đại học, cao đẳng tư thục theo cơ chế mở để thu hút được nhiều nhất nguồnlực trong nước và nước ngoài vào phát triển hệ thống

Thứ ba: Tại các quốc gia phát triển ví dụ như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc thì chính phủ

đã tạo được một môi trường minh bạch, công bằng và qua đó đã giúp hệ thống trườngđại học, cao đẳng tư thục phát triển ổn định, bền vững

Thứ tư: Công tác quản lý nhà nước cũng như tư duy của xã hội đã chuyển từ nhận

thức trường đại học, cao đẳng chỉ chú trọng đến công tác đào tạo, giảng dạy sang giáodục phải gắn với các hoạt động kinh tế, xã hội khác

Thứ năm: Tại hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới thì các trường đại học,

cao đẳng tư thục đều hoạt động theo hướng vì lợi nhuận, bên cạnh đó các trường cũngthường có nguồn tài chính dồi dào từ việc tiền hiến tặng của các tổ chức và cá nhân

Thứ sáu: Theo kinh nghiệm thế giới trong nâng cao vai trò giám sát của quản lý

nhà nước đối với HTĐHCĐTT thì cần phải có các tổ chức đánh giá, thẩm định chấtlượng giáo dục độc lập để thường xuyên cung cấp thông tin, giúp các cơ quan chức năngtrong việc đánh giá đúng về thực trạng giáo dục của hệ thống đại học, cao đẳng nói

Trang 10

chung và khu vực tư thục nói riêng

Thứ bảy: Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường tại nhiều quốc gia phát triển trên

thế giới cho thấy cần phải coi giáo dục là một loại hình dịch vụ, do đó hoạt động phảitheo mục đích lợi nhuận Tôn chỉ hoạt động của giáo dục tư thục trong nền kinh tế thịtrường là sử dụng nguồn lực từ tư nhân và đáp ứng nhu cầu của xã hội Do đó, cần phảichấp nhận và tôn trọng sự khách quan của cạnh tranh sinh tồn và phát triển trong nềnkinh tế thị trường Như vậy, nhà nước cần có khuôn khổ pháp lý không chỉ cho việc cấpphép thành lập, giám sát quá trình hoạt động mà còn phải có các quy định cụ thể choviệc giải thể, phá sản của trường đại học, cao đẳng tư thục

Thứ tám: Kinh nghiệm phát triển HTĐHCĐTT trên thế giới cho thấy hệ thống này

ra đời, tồn tại, phát triển từ các nguồn lực xã hội do đó để phát triển ổn định, bền vữngthì toàn hệ thống phải lấy thị trường, môi trường xã hội để tồn tại Tuy nhiên kinhnghiệm thế giới là nhà nước cần nhận thức rõ việc phát triển đại học, cao đẳng tư thụckhông giống như phát triển doanh nghiệp, để tránh việc thành lập tràn lan, dễ dãi tácđộng tiêu cực đến sự phát triển của toàn hệ thống

Thứ chín: Quản lý nhà nước cần sự linh hoạt theo thực trạng của hệ thống Khi hệ

thống đại học, cao đẳng tư thục vừa mới được hình thành và đang trong giai đoạn pháttriển sơ khai thì nhà nước cần có những ưu tiên nhất định trong việc tuyển sinh (có thểcho mỗi trường một số chỉ tiêu chỉ xét tuyển nhập học qua điểm của phổ thông trunghọc) từ đó giúp các trường tháo gỡ được khó khăn của quá trình tuyển sinh trong thời kỳđầu Nên chăng nhà nước thí điểm hỗ trợ kinh phí đào tạo/sinh viên trong giai đoạn đầukhi mới thành lập trường để giúp tháo gỡ khó khăn cũng như thể hiện sự chung tay,đồng hành của quản lý nhà nước với các khó khăn của HTĐHCĐTT

1.4 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Thời gian qua đã có một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài như : (i) Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của các chính sách phát triển trường lớp dân lập, tư thục trong giáo dục đại học và dạy nghề Việt Nam” Chủ nhiệm đề

tài TS Phạm Quang Sáng, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (ii) Báo cáo khoa học

tổng kết đề tài “Nghiên cứu và đề xuất cơ chế giám sát của nhà nước đối với các trường đại học dân lập – tư thục ở Việt Nam”, Chủ nhiệm đề tài TS Phạm Quang Sáng, Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục (iii) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Phát triển giáo dục đại học trong cơ chế thị trường” của tác giả Đặng Ứng Vận; (iv) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Phương hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam" do GS.TSKH Trần Hồng Quân phụ trách (v)

Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng ở Việt Nam” tổ chức vào năm 2009.

Với những tài liệu đã nghiên cứu trên cho thấy hiện nay chưa có đề tài nào đi sâu

nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hệ thống các trường tư thục, nên đề tài “Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hệ thống trường đại học, cao đẳng ngoài tư thục tại Việt Nam”

cần phải được nghiên cứu nhằm giúp cho hệ thống này ngày càng nâng cao được hiện quảhoạt động, đồng thời thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI

HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤC TẠI VIỆT NAM 2.1 THỰC TRẠNG KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤC 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục

Trang 11

2.1.1.1 Tình hình quản lý và phát triển giáo dục ĐH-CĐ

Từ khi đất nước thống nhất năm 1975 và trong hơn một thập niên sau đó, hệ thống

GDĐH-CĐ được thống nhất hóa về mô hình và cách điều hành Các trường trên cả nướcđược củng cố và phát triển theo mô hình Liên Xô Các trường tổng hợp được thành lập ởmiền Nam, loại hình viện đại học bị xóa bỏ, các trường tư được quốc hữu hóa

Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới vào năm 1986, hệ thống GDĐH-CĐ dầnđược cấu trúc lại Để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, năm 1990 Bộ GD&ĐTđược thành lập Đây là kết quả từ sự hợp nhất từng bước ba cơ quan: Tổng cục Dạynghề, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp và Bộ Giáo dục

Bảng 2.2 So sánh đặc điểm quản lý nhà nước về GDĐH-CĐ

trước và sau đổi mới

Các nét chính (từ năm 1986 trở về trước)Thời kỳ trước đổi mới Thời kỳ từ sau đổi mới (từ saunăm 1986)

Được chú trọng hơn ở cấp trường, là cơ

sở để Nhà nước kiểm soát và giám sát

Tự chịu trách

nhiệm của trường

đại học

Chủ yếu là trách nhiệm chính trị, với cấp trên, và mang tính nội bộ

Thúc đẩy trách nhiệm giải trình với các bên liên quan

Tự chủ của trường

đại học Nhà nước không trao quyền cho trường đại học Nhà nước tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho trường đại họcĐầu tư và phân bổ

tài trợ công Chủ yếu từ NSNN, phân bổ theo đầu vào Từ NSNN và các nguồn khác; phân bổ theo đầu vào, có cạnh tranh ở một số

nguồn quỹ công

Sự liên hệ với thị

trường lao động GDĐH là dịch vụ công cộng thuần túy, phục vụ vị trí lao

động do Nhà nước định sẵn

GDĐH phục vụ nhiều thành phần kinh

tế, có sự tương tác và có thể trao đổi

2.1.1.2 Hoàn cảnh ra đời của các trường ĐH-CĐ ngoài công lập ở Việt Nam

Từ công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, cải cách cơ cấu tổ chức các cơ quan thuộcChính phủ đã kéo theo sự thay đổi trong quản lý Nhà nước về GD-ĐT Năm 1996 nhànước đã sát nhập bốn cơ quan trực thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý ngành vềgiáo dục - đào tạo gồm: Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Uỷ ban bảo vệ Bà mẹ

và Trẻ em Tổng cục Dạy nghề Bộ Giáo dục Thành Bộ Giáo dục và Đào tạo - một Bộduy nhất quản lý Nhà nước tất cả các cấp bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân

2.1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển các trường ĐH-CĐ ngoài công lập

Quá trình hình thành và phát triển trường đại học, cao đẳng ngoài công lập ở nước

ta có thể chia làm 04 giai đoạn:

 Giai đoạn 1 (1988-1994): Xây dựng mô hình thí điểm về giáo dục đại học ngoàicông lập Việt Nam

 Giai đoạn 2: (1994-1999) Xây dựng và phát triển trường đại học, cao đẳng dânlập Việt Nam theo quy chế tạm thời số 196/TCCB ngày 21/1/1994 của Bộ giáo dục &đào tạo

 Giai đoạn 3: (2000-2005) Xây dựng và phát triển trường đại học, cao đẳng dân

Trang 12

lập Việt Nam theo quy chế chính thức số 86/2000/TTg của Thủ tướng Chính phủ banhành ngày 18/7/2000

 Giai đoạn 4 (2005-2009): Xây dựng và phát triển trường đại học, cao đẳng tưthục theo quy chế 14/2005/TTg của Chính phủ

 Giai đoạn 5 (2010 - đến nay): Xây dựng và phát triển trường đại học, cao đẳng

tư thục theo quy chế 61/2009/TTg của Chính phủ

2.1.2 Thực trạng của hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục

2.1.2.1 Mạng lưới và quy mô phát triển hệ thống ĐH-CĐTT

Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo [15; 16; 17 và phụ lục số 4]

Số lượng các trường đại học, cao đẳng tăng lên không ngừng, quy mô các trườngngày càng mở rộngvà đặc biệt số lượng các trường cao đẳng tăng lên rất nhanh Năm

1981 cả nước chỉ có tổng cộng 95 trường ĐH-CĐ nhưng đến năm 2000 là 253trường và năm 2011 cả nước đã có tới 386 trường ĐH-CĐ Như vậy trong 16 năm từ

1981 đến 2000 số lượng trường tăng 161%, nhưng giai đoạn 2000 đến 2011 chỉ trongvòng 10 năm số lượng trường đã tăng tới 252,2%

Số liệu bảng trên phản ánh tỷ trọng các loại hình trường như sau:

- Đại học, cao đẳng tư thục chiếm 62,30%; đại học, cao đẳng dân lập chiếm34,42% Trường đại học, cao đẳng bán công còn 3,28%; theo chỉ thị của Thủ tướngChính phủ loại hình này chuyển theo hướng sau:

2.1.2.2 Thực trạng các trường trong hệ thống đại học cao đẳng tư thục

a) Về nội dung, chương trình đào tạo

b) Về đội ngũ cán bộ giảng dạy

Bảng 2.7 Giảng viên các trường đại học, cao đẳng

Năm học Tổng số giảng viên

(người)

Trong đó (người) Công lập Ngoài công lập

Ngày đăng: 28/05/2014, 19:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2 Hệ thống giáo dục Đại học – Cao đẳng của Việt Nam - Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam (2)
Hình 1.2 Hệ thống giáo dục Đại học – Cao đẳng của Việt Nam (Trang 5)
Hình 1.3. Ảnh hưởng của những thay đổi trong nhu cầu về các dịch vụ giáo dục - Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam (2)
Hình 1.3. Ảnh hưởng của những thay đổi trong nhu cầu về các dịch vụ giáo dục (Trang 5)
Bảng 2.7 Giảng viên các trường đại học, cao đẳng Năm học Tổng số giảng viên - Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam (2)
Bảng 2.7 Giảng viên các trường đại học, cao đẳng Năm học Tổng số giảng viên (Trang 12)
Bảng 2.9 Thống kê ngành nghề đào tạo từ 1998 đến 2008 [22, tr 40] - Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam (2)
Bảng 2.9 Thống kê ngành nghề đào tạo từ 1998 đến 2008 [22, tr 40] (Trang 13)
Bảng 2.13 Bảng tổng hợp số lượng trường đại học, cao đẳng - Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam (2)
Bảng 2.13 Bảng tổng hợp số lượng trường đại học, cao đẳng (Trang 14)
Bảng 2.14Mạng lưới đại học, cao đẳng ngoài công lập theo vùng, lãnh thổ - Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam (2)
Bảng 2.14 Mạng lưới đại học, cao đẳng ngoài công lập theo vùng, lãnh thổ (Trang 14)
Hình 2.11Số lượng và phân loại sinh viên theo giới tính 2008-2011 - Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam (2)
Hình 2.11 Số lượng và phân loại sinh viên theo giới tính 2008-2011 (Trang 16)
Hình 2.13 Số lượng và phân loại giảng viên theo giới tính 2008-2011 - Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam (2)
Hình 2.13 Số lượng và phân loại giảng viên theo giới tính 2008-2011 (Trang 17)
Bảng 3.1  Một số chỉ tiêu phát triển giáo dục - Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam (2)
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu phát triển giáo dục (Trang 18)
Hình 3.1 Xu hướng vận động của một số chỉ tiêu cần dự báo - Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam (2)
Hình 3.1 Xu hướng vận động của một số chỉ tiêu cần dự báo (Trang 18)
Bảng 3.3 Kết quả dự báo sinh viên đến năm 2020 - Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam (2)
Bảng 3.3 Kết quả dự báo sinh viên đến năm 2020 (Trang 19)
Hình 3.2 Sơ đồ mô hình quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT - Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam (2)
Hình 3.2 Sơ đồ mô hình quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w