Các ngành công nghiệp khác

Một phần của tài liệu Thông tin về ô nhiễm môi trường - Phần 2 pps (Trang 36 - 41)

Trong một số ngành công nghiệp khác, các nhà máy cũng đã tiến hành lắp đặt các hệ thống xử lý ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi như các nhà máy sản xuất giày, may mặc, cơ khí, thuốc bảo vệ thực vật... Công nghệ chủ yếu được các nhà máy sử dụng để lọc bụi thường là dùng xyclon, thiết bị lọc túi vải hoặc tháp rửa khí (scrubber).

3. Nhận xét và đánh giá

a. Trong những năm gần đây, tình hình áp dụng công nghệ xử lý khí thải để bảo vệ môi trường không khí ở nước ta đã có những bước tiến rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp đã ý thức được trách không khí ở nước ta đã có những bước tiến rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp đã ý thức được trách nhiệm phải tuân thủ Luật Môi trường, đầu tư lắp đặt thiết bị xử lý khí thải. Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp chịu đầu tư xử lý khí thải là chưa cao. Nhà nước cần có chính sách và biện pháp hữu hiệu để nâng cao tỷ lệ này càng nhanh càng tốt.

b. Toàn bộ các loại công nghệ xử lý khí thải được áp dụng đã nêu trên đây đều do các đơn vị KHCN trong nước nghiên cứu thiết kế và chế tạo lắp đặt. KHCN trong nước nghiên cứu thiết kế và chế tạo lắp đặt.

Ngay cả thiết bị xử lý bụi bằng điện cũng đã được Liên hiệp khoa học sản xuất công nghệ hoá học (UCE) nghiên cứu chế tạo thành công, mang nhãn hiệu LĐB - 93T, đã được Cục Sở hữu trí tuệ Bộ KH và CN cấp bằng độc quyền sáng chế 4195 ngày 25-3-2004 và đã lắp đặt sử dụng ở một số nhà máy xi măng như Nhà máy Xi măng Hệ Dưỡng - Ninh Bình (1998), Xí nghiệp Xi măng Quảng Bình (2001), Công ty Xi măng Hà Tiên (2003) với tiêu hao điện năng thấp và giá thành rẻ hơn nhiều so với thiết bị cùng loại nhập ngoại. Tuy nhiên, loại thiết bị cao cấp này còn cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để tăng độ bền và độ ổn định trong quá trình sử dụng vận hành. c. Những thành công đã đạt được trên đây cũng chứng tỏ đội ngũ cán bộ nghiên cứu và kỹ sư, kỹ thuật viên môi trường cũng như công nghệ chế tạo cơ khí trong nước đã lớn mạnh, đủ sức để thực hiện mọi yêu cầu đề ra về xử lý khí thải.

d. Mặc dù có những tiến bộ đáng kể nêu trên, song ở nước ta chưa hình thành ngành công nghiệp chế tạo thiết bị xử lý một cách chuyên nghiệp và đồng bộ, đủ sức cạnh tranh với thiết bị nghiệp chế tạo thiết bị xử lý một cách chuyên nghiệp và đồng bộ, đủ sức cạnh tranh với thiết bị nhập ngoại. Vì vậy, Nhà nước và các Cơ quan hữu quan cần có chủ trương và biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy vấn đề này.

(Nguồn tin: Theo tài liệu "Hội thảo Việt Nam - Hàn Quốc tiếp cận công nghệ & thiết bị thân thiện môi trường")

10/05/2006

Giảm khí thải? Cứ chôn CO2!

Thứ sáu, 05 Tháng mười 2007, 06:05 GMT+7

Tags: Na Uy, được ứng dụng, tại hội nghị, trong không khí, khí CO2, khí thải, Dự án, Chi phí, một trong, giảm,

đầu, Hai, định, chôn

Phiên bản

Thu lại khí CO2, vùi nó xuống lòng đất, đáy đại dương... là một trong những giải pháp hạn chế khí thải nhà kính trong không khí, đang được ứng dụng bước đầu ở một số nước.

CO2 được chở bằng xe tải và trữ dưới dạng lỏng (ở nhiệt độ -20oC) trong hai container. Sau đó, khí CO2 được làm nóng lên và được bơm vào các vỉa than nằm ở độ sâu 1.050-1.090m dưới mặt đất ở Silesia (Ba Lan), qua một cái giếng. Khi CO2 thẩm thấu vào vỉa than, nó đã đồng thời cho thoát ra khí methane. Khí methane này lại được hút lên và thu dẫn qua giếng thứ hai để đưa vào sử dụng trong công nghiệp.

Đó là một qui trình công nghệ không hề viển vông đang được ứng dụng với tên gọi RECOPOL. Dự án đã bắt đầu triển khai thí điểm từ cuối năm 2003 với sự trợ giúp của nhiều nước như Đức, Pháp, Hà Lan...

Kết quả của dự án đã được đưa ra mổ xẻ tại hội nghị quốc tế về thu và lưu trữ khí CO2 tổ chức tại Paris từ 3 đến 5-10-2007. Đây là hội nghị lần thứ hai nhằm lượng định những kết quả ban đầu của những giải pháp giảm khí thải từng được bàn bạc trong hội nghị hai năm trước.

Chôn - khả thi nhất

Một trong hai giếng "xử lý CO2 để thu lại methane" ở Ba Lan

"Đây là một việc khẩn cấp. Khí thải nhà kính, trong đó phần lớn là khí CO2, đã tăng 3%/năm từ 2000 đến 2006, trong khi tỉ lệ tăng bình quân trong thập niên 1990 mới là 1,1%" - giám đốc chiến lược Cơ quan môi trường Pháp Franøois Moisan khẩn thiết kêu gọi.

Báo cáo tại hội nghị cho biết giải pháp thu giữ khí CO2 trong khói do các nhà máy nhiệt điện và nhà máy ximăng thải ra, vùi nó vào lòng đất, vào trong những mỏ dầu hoặc vỉa than đã hết giá trị khai thác hay dưới đáy đại dương, là một trong những sự lựa chọn có tính khả thi nhất nhằm hạn chế sự ô nhiễm đang làm khí hậu nóng lên.

Đối với những nước đang thải ra rất nhiều CO2 như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Úc, giải pháp này càng nên được đặc biệt chú trọng. Riêng Pháp cho biết sẽ sử dụng rộng rãi công nghệ mới từ nay đến trước năm 2020.

Về chi phí, hội nghị nhận định trước mắt vẫn chưa thể đánh giá được lợi nhuận kinh tế. Công nghệ chiết xuất khí CO2 rất đắt tiền, chiếm khoảng 70% tổng chi phí. Kế đến phải vận chuyển CO2 và đưa nó vào trong những tầng địa chất dưới mặt đất hoặc dưới đáy biển. Các chuyên gia ước tính chi phí xử lý một tấn CO2 hiện khoảng 60 euro. Hợp lý nhất là giảm chi phí xuống còn 20-30 euro/tấn, bằng với mức thuế đối với việc thải CO2 đang được nghị định thư Kyoto qui định.

Ngoài ra, yêu cầu đặt ra là nhốt CO2 vào lòng đất trong khoảng 1.000 năm - thời gian cần thiết để ổn định tỉ lệ CO2 trong khí quyển. Mối quan ngại của các tổ chức môi trường hiện nay là dưới tác động sinh thái, các bọt khí có thể theo những đường nứt của nơi bị giam mà bay ra. Đối với vấn đề này, tại hội nghị, văn phòng các nghiên cứu sinh thái và mỏ của Pháp đã đề nghị soạn ra "Các tiêu chí về an ninh chung".

Giấu dưới biển Bắc

Cho dù còn trong giai đoạn khởi động và thăm dò, những dự án thí điểm thu trữ khí CO2

đang được nhân rộng trên thế giới. Ở Đan Mạch là dự án Castor, ở Pháp là dự án của Tập đoàn Total…

Theo một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, việc chôn giữ CO2

có thể là một trong những cách hay nhất nhằm giảm khí thải nhà kính hiện nay. Nhưng việc phát triển dự án này phải được tiến hành từ từ vì chi phí cao và cũng vì cần có thời gian để ước định tính an toàn và tính pháp lý

Ở biển Bắc, Tập đoàn Na Uy Statoil sẽ bơm CO2 vào một tầng nước ngầm nằm ở độ sâu 1.000m dưới đáy đại dương - nơi được chọn là một vỉa đá ong cổ và Chính phủ Na Uy đã không tiếc tiền rót cho công việc nghiên cứu. Công ty thực thi kế hoạch Gassnova cho rằng nên vận chuyển khí đến tận nơi bằng đường ống dẫn thay vì bằng tàu thủy để giảm chi phí. Lượng khí thải cũng chủ yếu nhận từ hai nhà máy điện ở Kaarsto và Mongstad tại bờ Tây. Đây là hai nhà máy được xây dựng nhằm cung ứng điện cho ngành công nghiệp dầu hỏa và khí đốt đang tăng trưởng nhanh ở Na Uy. Hiện nay chi phí cho dự án này vẫn chưa được tiết lộ.

Báo cáo của Gassnova cho biết "việc vận chuyển và cất giữ khí CO2 có thể sẽ được triển khai kể từ cuối năm 2011 hoặc đầu năm 2012, khớp với thời gian bắt đầu nhận khí CO2

từ… Nhà máy điện Kaarsto. Dự kiến cuối năm 2008 sẽ có quyết định đầu tư”. Kế hoạch của Na Uy là làm lạnh để hóa lỏng khí CO2, sau đó bơm chất lỏng này vào hai vỉa đá có tính ngậm nước Johansen và Utsira, hoặc tầng ngậm nước, dưới đáy đại dương qua một cái giếng.

THỦY TÙNG (Theo energycurrent, recopol, Reuters,

Khí thải Ethanol 85 gây tử vong?

Thứ sáu, 20 Tháng tư 2007, 22:25 GMT+7

Tags: số người chết, gây tác hại, chạy bằng xăng, khí thải, Tử vong, thiệt mạng, Con người, thậm chí, Ethanol, 85,

Xe, Mỹ, bởi

Khí thải từ xe chạy bằng 85% ethanol cũng gây tác hại tới con người như xe chạy bằng xăng thường. Và hệ quả là số người thiệt mạng vì khí thải từ E85 tương đương

Đây là những gì được công bố từ những nghiên cứu gần đây bởi phó giáo sư Mark Jacobson thuộc Ban môi trường, trường đại học Stanford, Mỹ. Những phát hiện của ông được xuất bản trong tạp chí Environment Science and Technology (ES&T) của

Mỹ ngày 18/4.

“Sự thực là ethanol giảm một số chất ô nhiễm (Butadiene C4H6, Benzen C6H6, Nitro Oxide NOX, Ethene C2H2...) nhưng lại phóng thích một số chất độc khác (chất hữu cơ không chứa mêtan, mêtan CH4, formaldehyde HCHO, acetaldehyde CH3CHO, Carbon monoxide CO...)”

– Jacobson nói.

Jacobson cho biết các phương tiện sử dụng E85 có thể dẫn đến nguy cơ bệnh hen suyễn cao ở người, đau mắt, ung thư phổi, phải vào viện, hoặc có thể thiệt mạng do những vấn đề

liên quan tới tầng ozon. Ước tính số người thiệt mạng do khí thải E85 sẽ tăng thêm 185 người mỗi năm trên khắp nước Mỹ, 125 người trong số đó là từ Los Angeles. Jacobson nói

ethanol sẽ làm tình trạng tầng ozon trở nên trầm trọng hơn tại khu vực đô thị, đặc biệt là ở Los Angeles và khu vực Đông Bắc, nơi mà khói là một vấn đề nghiêm trọng. Tầng Ozon có

thể sẽ bị thủng tại khu vực Đông Nam bởi hỗn hợp các chất hóa học trong không khí và thảm thực vật bị phá hoại.

Tuy nhiên, tạp chí ES&T cũng ghi chú thêm rằng tổng thống Bush, các nhóm công nghiệp nhiên liệu sinh hóa và thậm chí cả hiệp hội ung thư phổi của Mỹ đã “quảng cáo” rằng ethanol tốt cho

sức khỏe.

Trước tờ Associated Press, Jacobson phát biểu: “Nếu bạn muốn sử dụng ethanol, tốt thôi, nhưng đừng làm điều đó trên sức khỏe của con người, nó không hề tốt hơn xăng, mà còn có vẻ tồi tệ

hơn!”.

Trong khi sức khỏe của cộng đồng không được lợi gì từ E85, Jacobson cũng thừa nhận rằng còn nhiều cái lợi và những cái hại khác cần phải được nghiên cứu, cân nhắc, trong đó

bao gồm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, sự độc lập của Mỹ về dầu ngoại nhập, và ảnh hưởng của ethanol lên sự phát triển của thảm thực vật.

Một phần của tài liệu Thông tin về ô nhiễm môi trường - Phần 2 pps (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w