công nghiệp (CEETIA) cung cấp
- Đề tài cấp Bộ mã số 2003/02/NVNN/TLĐ của Viện KHKT Bảo hộ Lao động. Thời gian khảo sát ở miền Trung - tháng 7/2004; miền Bắc - tháng 5 và 9/2004. ở miền Trung - tháng 7/2004; miền Bắc - tháng 5 và 9/2004.
ở các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Nam, tình hình xử lý khí thải mặc dù cũng chưa phải là triệt để, nhưng dù sao cũng có những bước phát triển tương đối đều khắp hơn, cả về xử lý bụi lẫn khí độc hại.
Sau đây là tình hình xử lý khí thải của một số ngành công nghiệp chủ yếu.
2.1 Đối với nguồn ô nhiễm do đốt nhiên liệu
Theo kết quả điều tra, ở các khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có khoảng 5% cơ sở có lò đốt nhiên liệu được lắp đặt hệ thống xử lý bụi và khí độc hại, số còn lại hiện nay chỉ mới xây dựng phương án xử lý.
Tại khu công nghiệp của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, một số nhà máy có đầu tư hệ thống xử lý khí độc hại trước khi thải ra môi trường. Công nghệ sử dụng là hấp thụ bằng nước.
2.2 Đối với nguồn ô nhiễm từ các dây chuyền công nghệ
Đây cũng là loại ô nhiễm mang tính chất đặc trưng, phụ thuộc vào từng loại ngành nghề sản xuất cũng như công nghệ mà nhà máy, xí nghiệp lựa chọn.
Các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh có nền công nghiệp phát triển mạnh hơn Bà Rịa - Vũng Tàu. Những cơ sở sản xuất mới xây dựng hiện đại đều có các hệ thống xử lý kèm theo dây chuyền công nghệ. Còn các sơ sở sản xuất đã có từ trước thì do máy móc cũ, lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng nên đã có một số cơ sở lắp đặt hệ thống xử lý khí thải cho các dây chuyền công nghệ.
Xét theo ngành nghề, hiện trạng xử lý ô nhiễm không khí như sau: